You are on page 1of 5

1.

Nêu và phân tích các trường hợp thương nhân logistics không được áp dụng chế định
giới hạn trách nhiệm.
Thương nhân KD dịch vụ logistics sẽ không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm
BTTH nếu người có quyền & nghĩa vụ liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng
hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động
hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc
không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc
chắn xảy ra
 Thương nhân KD dịch vụ logistics chỉ được hưởng quyền giới hạn tráchnhiệm trong
trường hợp tổn thất xảy ra đối với hàng hóa do lỗi vô ý của mình
2. Hãy so sánh dịch vụ logistics và dịch vụ quá cảnh, điểm nào giống và khác nhau.
Trong cuốn ghi bài.
3. Nếu các đặc điểm của hoạt động giám định thương mại.
+ DV GĐTM là một hoạt động thương mại
+ DV GĐTM là ngành nghề kinh doanh có điều kiện -> Điều 257 LTM quy định điều
kiện kinh doanh dịch vụ GĐTM:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này và giám định
viên được công nhận là giám định viên của thương nhân KD DV GĐTM (khoản 2 Điều 6
NĐ20/2006/NĐ-CP)
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy
định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến
trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó
+ DV GĐTM bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, nhằm xác định tình trạng thực tế của
hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng
4. Nếu bên cung ứng dịch vụ logistics cần giữ một lượng hàng hóa có giá trị gấp
nhiều lần giá trị mà bên khách hàng nợ thì bên cung ứng dịch vụ có vi phạm hợp
đồng hay không ? Giải thích ?
Có.
Nếu việc cầm giữ hàng hóa có giá trị vượt quá nhiều lần số thù lao mà khách hàng đang
nợ họ khiến khách hàng vi phạm HĐ với bên thứ ba thì:
Khoản 1 Điều 239 LTM” Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ
một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để
đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho
khách hàng.”
Theo nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giao kết HĐ -> không đáp ứng được nguyên
tắc thiện chí nếu cầm giữ hàng hóa có giá trị vượt quá nhiều lần số thù lao mà khách hàng
đang nợ
=> thương nhân không phải bồi thường nếu như thương nhân thực hiện quyền cầm giữ
phù hợp với quy định của Điều 239, bởi khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán thù lao
cho thương nhân (K6 Đ236 LTM 2005) để từ đó thực hiện được nghĩa vụ giao hàng trong
hợp đồng với bên thứ ba.
5. Nếu các trường hợp làm cho chứng thư giám định không có hiệu lực pháp luật.
- Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại: quy định tại Điều 3 Nghị định
20/2006/NĐ-CP hướng dẫn LTM 2005 về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
1. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo
yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần
giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
2. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan,
khoa học và chính xác.
3. Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám
định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của
giám định viên.
=> Vi phạm nguyên tắc này thì chứng thư giám định không có giá trị pháp lý với tất cả
các bên
Chương 4:
1. Giả sử một trong các bên vi phạm hợp đồng thì bên môi giới có phải chịu trách
nhiệm hay không.
Theo quy định ở Điều 151 LTM 2005 về Nghĩa vụ của bên môi giới như sau:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn
trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi
giới
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách
nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp
có uỷ quyền của bên được môi giới
 Họ chỉ chị trách nhiệm về tư cách pháp lý chứ không chịu trách nhiệm thanh toán.
2. So sánh hoạt động môi giới và hoạt động đại diện cho thương nhân theo quy định
Luật Thương mại 2005
Các tiêu chí trong cuốn bài ghi
3. Các đặc điểm của hợp đồng đại lý (hoạt động đại lý).
- Là hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thương mại
- 2 bên chủ thể đều là thương nhân (bên giao đại lý và bên đại lý đều là thương nhân)
- Bên đại lý là bên cung ứng dịch vụ cho bên đại lý để hưởng thù lao
- Thời hạn của đại lý thường lâu dài
- Bên đại lý nhân danh chính mình để mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao
đại lý
4. Giả sử hàng hóa đã được bên giao hàng chuyển cho đại lý và bị mất mát hư hỏng
do nguyên nhân khách quan (mưa bão) thì bên nào phải chịu rủi ro đó.
Đối với đại lý, bên giao đại lý giao hàng cho bên đại lý nhưng không chuyển giao quyền
sở hữu hàng hóa đó cho bên đại lý vì bên đại lý chưa thanh toán tiền hàng, nếu đã thanh
toán tiền hàng thì đó sẽ trở thành HĐ mua bán hàng hóa. -> nếu rủi ro xảy ra đối với hàng
hóa thì bên giao đại lý phải chịu rủi ro đó -> các bên thường có thỏa thuận chuyển giao
rủi ro trong HĐ đại lý
5. Nếu bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải bồi thường cho bên
đại lý theo Điều 177 Luật Thương mại 2005. Việc bồi thường này khác gì việc bồi
thường chung theo Luật Thương mại 2005.
Khi bên đại lý đơn phương chấm dứt HĐ đại lý thì không đặt ra vấn đề là phải bồi thường
cho bên giao đại lý, còn khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt HĐ đại lý thì bên đại
lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường.
 Bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế: bên đại lý thường là các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở
KD nhỏ (như hộ KD), còn bên giao đại lý là các công ty lớn
Chương 6:
1. Giải thích vì sao pháp luật lại giới hạn giá trị khuyến mãi. Có trường hợp ngoại lệ
nào hay không, nếu có thì là trường hợp nào.
Vì giới hạn để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng thương
nhân có tiềm lực tài chính mạnh dùng hình thức khuyến mại này để loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh ít tiềm lực tài chính ra khỏi thị trường, tránh các hành vi như bán phá giá.
Tránh tình trạng lách luật, tặng kèm mà giá trị hàng hóa được bán và giá trị hàng tặng
kèm đều phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh nhưng thực tế đó lại là biện pháp
cạnh tranh không lành mạnh (bán hàng còn nửa giá vì mua 1 thì được tặng 1). Luật Cạnh
tranh chỉ điều chỉnh trực tiếp hàng hóa được bán phá giá, còn các hình thức khuyến mại
như giảm giá, tặng kèm hàng hóa, dịch vụ, bốc thăm trúng thưởng sẽ được LTM quy định
về thời gian được thực hiện hình thức khuyến mại, hoặc đối với hàng hóa dùng để khuyến
mại tính được ra giá trị thì bị giới hạn mức giá trị đó
- Ngoại lệ: trường hợp thương nhân giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bởi các
lý do như hết thời vụ, hàng lỗi mốt, giải quyết hàng tồn kho để đưa hàng hóa mới ra thị
trường hay lý do giải thể…không được xem là khuyến mại bằng hình thức giảm giá, nên
không chịu các giới hạn về giá trị giảm giá và thời gian giảm giá. => CSPL: khoản 3
Điều 7 NĐ81/2018:
2. Hình thức khuyến mãi mua 1 tặng 1 là thuộc hình thức khuyến mãi nào trong số
9 hinh thức được quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005. Để thực hiện hoạt
động này, thì thương nhân phải thực hiện thủ tục thông báo hay thủ tục đăng ký ?
Hình thức khuyến mại mua 1 tặng 1 là hình thức khuyến mại được quy định tại khoản 2
Điều 92 LTM 2005 “Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền”.
Để thực hiện hoạt động này, thì thương nhân phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy
định tại khoản 1 Điều 17 NĐ81/2018
3. Có nên quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là người nổi tiếng tham gia
vào sản phẩm quảng cáo hay không ?
4. Theo pháp luật thì 1 sản phẩm quảng cáo có nội dung so sánh vi phạm thì hội tụ
đủ các yếu tố nào ?
Khoản 6 Điều 109 LTM 2005: Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực
tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
Khoản 10 Điều 8 Luật Quảng cáo: Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh
trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình
với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ
chức, cá nhân khác.
=> 2 điều luật này chỉ cấm so sánh hơn, so sánh bằng chứ chưa điều chỉnh được so sánh
nhất
=> So sánh phải là so sánh với hàng “cùng loại”-> LTM chưa có quy định thế nào là
“cùng loại” -> khoản 1 Điều 113 BLDS năm 2015 “Vật cùng loại là những vật có cùng
hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.” -
> “cùng loại” là có mục đích sử dụng cơ bản giống nhau, có nhiều đặc tính giống nhau,
được xác định bằng đơn vị đo lường giống nhau
VD: bột giặt - nước giặt -> có tính cạnh tranh, có cùng mục đích sử dụng nhưng không
phải “cùng loại” vì không được xác định bằng đơn vị đo lường giống nhau (bột giặt -
gam, nước giặt - lít)
“So sánh trực tiếp” là khi người xem có thể nhận diện được sản phẩm bị so sánh thông
qua các đặc trưng về bao bì, nhãn hiệu, tên thương mại
VD: “quảng cáo so sánh trực tiếp” - vụ kiện giữa Công ty Cổ phần cao su Sài Gòn –
Kimdan và 2 công ty TNHH SX
=> 3 điều kiện để bị cấm theo khoản 6 Điều 109 LTM và khoản 10 Điều 8 Luật Quảng
cáo:
- So sánh trực tiếp
- So sánh với hàng cùng loại
- So sánh với hàng của thương nhân khác/ tổ chức, cá nhân khác
5. So sánh hoạt động trưng bày giới thiệu hàng hóa và hoạt động triển lãm thương
mại.

You might also like