You are on page 1of 5

V/ Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá của thương nhân kinh doanh

dịch vụ Logistics.
1/ Khái quát chung:
-Bắt nguồn từ hệ thống luật và được thiết lập dựa trên công lý và lẽ công
bằng trải qua quá trình phát triển quyền cầm giữ nhận được sự cổ vũ của
các toà án thuộc hệ thống thông luật hình thành các quan điểm khác nhau
và có những khác biệt nhất định đối với quyền cầm giữ và định đoạt hàng
hoá của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- Các quốc gia thuộc hệ thống thông luật quyền cầm giữ và định đoạt hàng
hoá gồm:
+ Nhà vận tải công cộng “common carrier” là những nhà cung cấp dịch vụ
của mình đến công chúng, không được quyền từ chối vận chuyển đối với
hàng hoá và hành khách dựa vào việc phân biệt đối xử.
Vd: Hãng hàng không, đường sắt, tuyến xe buýt, công ty taxi…
+ Nhà vận tải theo hợp đồng “contract carrier” là những nhà cung cấp chỉ
vận chuyển hàng hoá cho một số lượng khách hàng rất giới hạn và thông
qua việc giao kết các hợp đồng vận chuyển và không có nghĩa vụ cung cấp
dịch vụ chung cho bất kỳ ai yêu cầu và thường giới hạn theo bản chất của
dịch vụ mà họ cung cấp.
-Các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa quyền cầm giữ và
định đoạt hang hoá được xem là một dạng thức “đặc quyền” hay quyền
đương nhiên của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, không có nghĩa
vụ phải chứng minh sự tồn tại hợp pháp của điều khoản liên quan. Thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics luôn có quyền được áp dụng điều khoản
này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi các điều kiện được
thoả mãn.
-Pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay cũng tiếp cận vấn đề tương tự
như cách thức của các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa.
2/ Quyền cầm giữ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics.
-Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng
hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để
đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng
văn bản cho khách hàng (Căn cứ Khoản 1 Điều 239 Luật Thương Mại
2005).
-Thứ nhất, về cơ sở phát sinh quyền:
+Quyền cầm giữ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được phát
sinh trên cơ sở xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng.
Việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán đã hình thành nên các khoản nợ của
khách hàng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Hành vi này
thông thường được thể hiện dưới dạng không hành động. Theo đó, khách
hàng không thực hiện việc chi trả các khoản nợ mặc dù đã đến hạn thanh
toán. Cũng cần lưu ý rằng các khoản nợ này không bị giới hạn trong khoản
thù lao dịch vụ tương ứng với hoạt động cung ứng dịch vụ mà còn có thể là
những chi phi hợp lý khác phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ theo
đúng thoả thuận của các bên trong hợp đồng.
-Thứ hai, về đối tượng cầm giữ:
+Khi cơ sở phát sinh quyền được đảm bảo, thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics có quyền được cầm giữ hàng hoá và các chứng từ liên quan của
chính hàng hoá đó.
+Dựa theo quy định tại Điều 239 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics có quyền được lựa chọn cẩm giữ hàng hoá,
chứng từ liên quan đến hàng hoá hoặc cả hai đối tượng này để đảm bảo
nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
-Thứ ba, mục đích của việc thực thi quyền cầm giữ:
+Việc thực thi quyền cầm giữ của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được phát sinh trên cơ sở hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của
khách hàng, việc thực thi quyền này cũng được giới hạn trong phạm vi đảm
bảo mục đích đòi được các khoản nợ chính đáng từ khách hàng. Thương
nhân kinh doanh không được lợi dụng quyền này để thực hiện các mục
đích khác và phải chấm dứt việc cầm giữ hàng hoá khi khách hàng đã
thanh toán các khoản nợ tương ứng.
-Thứ tư, về giới hạn của đối tượng cầm giữ:
+Không đặt ra giới hạn về số lượng hàng hoá và chứng từ liên quan đến
hàng hoá mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quyền cảm
giữ nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, đối chiếu
với mục đích của việc thực thi quyền cầm giữ, thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics nên chăng chỉ cẩm giữ số lượng hàng hoá và chứng từ liên
quan đến hàng hoá trong phạm vi số tiền mà khách hàng còn nợ.
-Thứ năm, các nghĩa vụ liên quan:
+Xét về bản chất, hàng hoá và các chứng từ liên quan đến hàng hoá thuộc
quyền sở hữu của khách hàng khi thực hiện quyền cầm giữ đối với hàng
hoá và những chứng từ liên quan, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho khách hàng biết.
+Trong quá trình cầm giữ hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics còn các nghĩa vụ liên quan khác nhằm đảm bảo việc thực hiện
quyền cầm giữ của thương nhân không xâm phạm đến quyền của chủ sở
hữu hàng hoá. Những nghĩa vụ này bao gồm: (i) Bảo quản, giữ gìn hàng
hoá: (ii) Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị
cầm giữ đồng ý; (iii) Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cấm giữ hàng hoá
không còn; (iv) Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu
làm mất mát hoặc hư hông hàng hoá cầm giữ.
3/ Quyền định đoạt hàng hoá của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics.
-Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics, từ đó thúc đẩy dòng lưu chuyển hàng hoá phục vụ nền kinh tế,
pháp luật các quốc gia nói chung và pháp luật thương mại Việt Nam nói
riêng đều quy định quyền được định đoạt hàng hoá tiếp liền quyền cầm giữ
hàng hoá.
-Về mặt nguyên tắc, sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo
cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng
không trả tiền nợ thị thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền
định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics sẽ có quyền được định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ
khoản nợ đến hạn nào của khách hàng mà không cần chờ đến thời hạn nói
trên (Căn cứ Khoản 2 Điều 239 Luật Thương Mại 2005).
-Luật Thương mại năm 2005 không giới hạn về hình thức định đoạt hàng
hoá của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Tuy nhiên, trong các
lĩnh vực logistics cụ thể, pháp luật liên quan có thể quy định chi tiết về
hình thức và cách thức định đoạt hàng hoá bị cấm giữ.
Ví dụ: Căn cứ theo khoản 4 Điều 167 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm
2015, quyền định đoạt được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá.
-Việc định đoạt hàng hoá dẫn đến hệ quả pháp lý quan trọng liên quan đến
quyền sở hữu của khách hàng đối với hàng hoá, do đó, trước khi thực hiện
quyền định đoạt, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo
ngay cho khách hàng biết. Đồng thời, trong quá trình định đoạt hàng hoá,
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ có nghĩa vụ trả lại hàng hoá
khi các điều kiện để định đoạt hàng hoá không còn (Căn cứ Khoản 3 Điều
239 Luật Thương Mại 2005).
-Khi kết thúc việc định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh
toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan. Một
trong những chi phí điển hình chính là chi phí để giữ gìn, bảo quản hàng
hoá và chứng từ.Mọi chi phí phát sinh từ việc cầm giữ, định đoạt hàng hoá
này sẽ thuộc phạm vi chi trả của khách hàng bởi những nguyên nhân dẫn
đến những chi phí này đều xuất phát từ việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán
của chính khác hàng (Căn cứ Khoản 4 Điều 239 Luật Thương Mại 2005).
-Trong trường hợp số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các
khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời
điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách
nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt (Căn cứ Khoản 5
Điều 239 Luật Thương Mại 2005).

You might also like