You are on page 1of 13

CÂU HỎI PHẢN BIỆN NHÓM 5

NHÓM 1

Câu 1 :Trong vận tải bằng xe ô tô có mấy loại hình thức kinh doanh?

Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe
ô tô như sau:

(1) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với
lịch trình, hành trình nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng
đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất
định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu
của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực
hiện theo hợp đồng vận tải;

- Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

(2) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

- Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

(3) Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm hình thức kinh doanh vận tải
hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Câu 2 :Trường hợp nào phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh
vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

+ Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao
gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

+ Người đại diện theo pháp luật;

+ Các hình thức kinh doanh;

+ Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Câu 3 :Ông Lê Thành là chủ doanh nghiệp tư nhân vận tải tại thành phố S. Do sơ
suất trong quá trình vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng, nhân viên công ty ông
đã làm hỏng một số hàng hóa, ông muốn biết pháp luật quy định về giới hạn
trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng
hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt như thế nào?

Pháp luật quy định về giới hạn trách nhiệm của người kinh kinh doanh vận tải
hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt như sau : việc
bồi thường hàng hóa đó phải được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa
thuận của người kinh doanh vận tải hàng hóa và người thuê vận tải hàng hóa. Trong
trường hợp không thực hiện theo thỏa thuận hoặc hợp đồng vận chuyển thì việc bồi
thường hàng hóa trên thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài

(Căn cứ điều 10 nghị định 10/2020 NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô).

NHÓM 2
Câu 1: Ông Nguyễn Tấn X và ông Trần Đăng Y là Giám đốc các doanh nghiệp
chuyên kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 24 chỗ và vận tải hàng hóa
bằng xe công-ten-nơ, xe đầu kéo. Qua tìm hiểu ông X và ông Y được biết trong
năm 2021 các loại xe này phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe
nên hai ông muốn hỏi việc thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải
cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Đối với nhóm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01
năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô như sau:

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có
sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ
hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham
gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao
thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian
lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-
lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-
lô-mét.

Đối với nhóm kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định:

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng
công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái
xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ
quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công
khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-
lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-
lô-mét.

Trên cơ sở đó, theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT ngày 04


tháng 02 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ quy định:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo
quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và
đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc
H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển
kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của
camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p.
Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả
vào ban đêm);

b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của
Cục đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải
tối thiểu là 640x480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải
được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền
hoạt động trở lại;

c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị
kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian
lưu trữ theo quy định.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô
thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm
việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm
yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo
dõi, các thông tin niêm yết gồm:

a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;

b) Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu;

c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc,
trích xuất dữ liệu.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng
các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá
trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của
camera lắp trên xe ô tô.

Như vậy, Ông X và ông Y khi thực hiện việc lắp camera trên xe ô tô kinh doanh
vận tải cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như đã nêu trên.

Câu 2: Cửa hàng A thuê bên B 2 chiếc xe bán tải vận chuyển 1 tấn vở học sinh
đến cho trường học C. Trên đường di chuyển từ cửa hàng A đến trường học C thì
mắc phải 1 cơn mưa lớn. Vì xe bán tải không có bạt phủ để che nắng mưa như xe
tải nên số vở đã bị thấm nước và không thể sử dụng được. Hỏi trong trường hợp
này thì bên A hay bên B sẽ chịu trách nhiệm với số tập bị thấm nước này?

Đầu tiên, căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người kinh
doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có các nghĩa vụ:

Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận
hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra
trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực
hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực
hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.
Theo đó, kể từ thời điểm bên thuê vận chuyển giao hàng hóa cho bên vận
chuyển thì bên vận chuyển đã phải thực hiện trách nhiệm kiểm tra hàng hoá và có
quyền nhận hàng hóa theo đúng quy định hoặc có quyền từ chối nhận vận chuyển nếu
hàng hoá hư hỏng là do lỗi của bên thuê vận chuyển, hàng hoá không đúng theo thỏa
thuận. Khi hàng hoá được bên nhận vận chuyển nhận thì trong quá trình vận chuyển
đến khi giao hàng đến tận tay người nhận thì bên vận chuyển có trách nhiệm bảo quản
hàng hoá, không để mất hàng hoá hoặc làm hư hỏng hàng hóa. Nếu trong quá trình vận
chuyển mà bên vận chuyển làm mất hàng hoá hoặc làm hư hỏng hàng hóa thì sẽ phải
chịu trách nhiệm bồi thường đối với trị giá của hàng hoá bị mất, bị hư hỏng.
Trong trường hợp này, căn cứ theo các điều khoản trên thời điểm bên B tức bên
được thuê vận chuyển hàng hoá là 1 tấn vở đã nhận vận chuyển thì bên B phải có trách
nhiệm bảo đảm hàng hóa sẽ được giao còn nguyên vẹn như lúc đã nhận hàng từ bên
A đến đúng với địa điểm đã thoả thuận với bên A. Trong quá trình vận chuyển bên B
đã làm hư hỏng hàng hoá vậy nên bên B phải chịu trách nhiệm với bên A về vấn đề
này.

Câu 3: Trường hợp có mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển
nhưng bên vận chuyển chứng minh được bên thuê vận chuyển đã cố tình khai
gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa thì bên vận chuyển được quyền yêu cầu
miễn trách nhiệm bồi thường tổn thất hàng hóa. Vậy bên vận chuyển được chứng
minh trong thời gian bao lâu từ khi có mất mát, hư hỏng hàng hóa?
Thực chất, ngay tại thời điểm hiện nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào
có quy định về thời gian bên vận chuyển được chứng minh kể từ khi có mất mát, hư
hỏng hàng hóa. Tuy nhiên, theo thông lệ chung thì bên vận chuyển có nghĩa vụ bảo
quản hàng hoá của bên thuê vận chuyển phát sinh từ thời điểm bên vận chuyển tiếp
nhận hàng hoá do bên thuê vận chuyển giao và kết thúc khi giao hàng hoá cho người
nhận tại địa điểm trả hàng. Trong trường hợp này lỗi không hoàn toàn thuộc về bên
thuê vận chuyển nên bên vận chuyển trong trường hợp này sẽ được giảm một phần
trách nhiệm của mình do hành vi khai gian chủng loại và giá trị hàng hoá của bên thuê
vận chuyển. Tóm lại, trong quá trình vận chuyển hàng hoá bị mất hoặc hư hỏng thì bên
vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển theo hợp đồng vận
chuyển hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Ngược lại, nếu trong hợp đồng hoặc giữa
các bên không có thoả thuận khác thì bên vận chuyển sẽ thực hiện việc bồi thường
theo phán quyết của Toà án hoặc Trọng tài (Đ10 NĐ10/2020/NĐ-CP)

NHÓM 3

1. Các nguyên tắc điều chỉnh đối với hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển
hàng hóa bằng xe ô tô?

Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật:

Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh. Các
quyền tự do kinh doanh là nguyên tắc cơ bản của pháp luật kinh doanh nói chung và
pháp luật về kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ô tô nói riêng nhằm góp
phần giải phóng năng lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là hoạt động kinh tế dịch vụ, do đó giống như các lĩnh
vực kinh doanh khác, quyền tự do kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải được
bảo đảm. Việc đảm bảo các quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh tạo nền tảng cho
sự phát triển và tăng trưởng của hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa
bằng xe ô tô.

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo lợi ích của các bên trong hoạt động vận tải. Quan
hệ vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô được hình thành dựa trên hợp đồng giữa người
gửi hàng và người kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô. Bản chất của hợp
đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng. Vì vậy, bảo
đảm lợi ích của các bên trong hoạt động vận tải là nguyên tắc có vai trò quan trọng của
pháp luật về kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô.
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế. Ngành dịch vụ vận tải
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, do tất cả các loại hình kinh doanh
đều phụ thuộc vào dịch vụ vận tải để tiếp cận nguyên liệu và phân phối hàng hóa. Một
trong những xu hướng chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay là toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế. Xu hướng đó thể hiện ngày càng rõ nét qua sự gia tăng trong đổi
quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các yếu tố sản xuất khác. Sự phát triển của
thương mại kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của ngành
dịch vụ vận tải.

2. Trách nhiệm của bên kinh doanh vận tải hàng hóa?

Căn cứ Điều 34 Nghị Định 10/2020/NĐ-CP Điều 73 LGTĐB, trách nhiệm của
đơn vị kinh doanh vận tải trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Thứ nhất, bên vận chuyển có trách nhiệm nhận hàng hóa và giao hàng hoá đến
tận địa điểm đã thoả thuận, đúng thời gian đã thoả thuận và giao tận tay người có
quyền nhận hàng hoá:

Thứ hai, bên vận chuyển có trách nhiệm sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định
về xếp hàng hoá Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư
số 35/2023/TT-BGTVT và những văn bản pháp luật khác có liên quan;

Thứ ba, bên vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận
chuyển trong trường hợp bên vận chuyển làm mất hàng hóa, làm hư hỏng hàng hóa.

Kể từ thời điểm bên thuê vận chuyển giao hàng hóa cho bên vận chuyển thì bên
vận chuyển đã phải thực hiện trách nhiệm kiểm tra hàng hoá và có quyền nhận hàng
hóa theo đúng quy định hoặc có quyền từ chối nhận vận chuyển nếu hàng hoá hư hỏng
là do lỗi của bên thuê vận chuyển, hàng hoá không đúng theo thỏa thuận. Theo đó, từ
khi hàng hoá được bên nhận vận chuyển nhận thì trong quá trình vận chuyển đến khi
giao hàng đến tận tay người nhận thì bên vận chuyển có trách nhiệm bảo quản hàng
hoá, không để mất hàng hoá hoặc làm hư hỏng hàng hóa. Nếu trong quá trình vận
chuyển mà bên vận chuyển làm mất hàng hoá hoặc làm hư hỏng hàng hóa thì sẽ phải
chịu trách nhiệm bồi thường đối với trị giá của hàng hoá bị mất, bị hư hỏng.

3. Trách nhiệm bồi thường hàng hoá nếu bị mất thuộc về người bán hay bên kinh
doanh vận tải?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về giới
hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng
hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt. Như vậy, việc bồi thường khi hàng hóa hư hỏng, mất
mát, thiếu hụt sẽ căn cứ vào hợp đồng hoặc thỏa thuận hai bên. Trường hợp không giải
quyết được thì yêu cầu tòa án hoặc trọng tài quyết định.

Trường hợp Bên vận chuyển làm mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình
vận chuyển. Khi phát hiện có sự mất mát, hư hỏng hàng hóa, bên vận chuyển phải căn
cứ vào Giấy vận chuyển để xác định giá trị hàng hóa mà bên thuê vận chuyển đã khai
báo trước đó và bồi thường dựa trên cơ sở giá trị đó. Đối với hàng hóa bị mất mát thì
bồi thường dựa trên giá trị hàng hóa đó. Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì mức bồi
thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng .

NHÓM 4

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng ô tô có được xem
là kinh doanh dịch vụ Logistic hay không và có cần phải đáp ứng các điều kiện về
đầu tư và kinh doanh dịch vụ Logistic không?

=> Có. Dựa theo quy định của khoản 12, Điều 3 Nghị định 163/2017 thì dịch vụ
Logistic bao gồm dịch vụ vận tải đường bộ, mà dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
mà một trong những loại hình của kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ. Do đó, có thể
xem dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là một loại hình kinh doanh dịch vụ
Logistic.

2. Cty A giao 1000 bộ ấm trà cho Ông B qua đơn vị vận chuyển là cty X, khi
người gửi hàng bên cty A giao hàng cho bên vận chuyển nhưng không ghi lưu ý
hàng dễ vỡ và k dặn dò gì thêm với bên vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển,
các kiện hàng trong xe không được sắp xếp hợp lý làm các thùng hàng va đập vào
nhau. Đến khi ông B nhận và mở ra kiểm tra thì 500 bộ ấm trà bên trong đã bể.
Hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm về thùng hàng bị bể của ông B?

=> Căn cứ theo khoản 3, Điều 236 LTM, khách hàng có nghĩa vụ phải thông tin đầy
đủ, chi tiết, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistic (trong trường hợp này là công ty X). Do đó, về việc không ghi lưu ý về hàng
dễ vỡ và cũng không dặn bên vận chuyển để họ có sự sắp xếp hàng hóa phù hợp nên
đây là lỗi bên phía ông B. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 237 LTM năm 2005, bên
phía công ty A không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Do đó, thiệt hại do
các thùng hàng bị bể sẽ phải được chịu trách nhiệm bởi ông B.
3. Công ty C thuê Công ty Vận tải D vận chuyển 5 tấn xăng A92 từ kho đến địa
điểm của Công ty C theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên D vận chuyển số
xăng trên đến đúng địa điểm, thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng thì bên C
thông báo không có đủ bồn chứa nên yêu cầu bên D chờ có đủ bồn thì bàn giao
xăng dầu sau.

- Giả sử D không đồng ý và yêu cầu C nhận ngay số xăng dầu trên, trường
hợp này giải quyết thế nào?

=> Bên cty C phải đưa ra được những chứng minh hợp lý rằng đây là một yêu cầu hợp
lý. Nếu đây là yêu cầu hợp lý thì Cty D phải có nghĩa vụ tuân thủ những yêu cầu hợp
lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ theo
quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Thương mại năm 2005. Còn nếu bên C không
chứng minh được thì D không phát sinh trách nhiệm đối với những thiệt hại liên quan
đến số hàng hóa mà C chưa nhận.

- Giả sử D đồng ý và yêu cầu C phải thanh toán các chi phí phát sinh trong
quá trình chờ nhập hàng, trường hợp này giải quyết thế nào?

=> Nếu cả hai không có phát sinh thỏa thuận gì về vấn đề này thì C phải thanh toán
cho D các chi phí phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 83 luật thương mại năm
2005.

NHÓM 6
1. Nếu trong quá trình khai thác phương tiện phục vụ mục đích cung ứng dịch vụ
vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô gặp phải tai nạn giao thông thì sau đó có cần
phải có giấy tờ chứng minh gì để tiếp tục sử dụng phương tiện đó cung ứng dịch
vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô không?
=> Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc trả lại
phương tiện giao thông bị tạm giữ, cụ thể:
– Việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của
người có quyền ra quyết định tạm giữ;

– Người quản lý, bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ thực hiện việc trả lại
hoặc chuyển phương tiện khi đã có quyết định trả lại phương tiện theo trình tự như
sau:

+ Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện hoặc quyết định chuyển phương tiện; kiểm
tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận;
Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở
hữu phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi
trong quyết định tạm giữ phương tiện. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy
quyền cho người khác đến nhận tại phương tiện bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy
quyền.

+ Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ
để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của
phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang
vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

+ Trường hợp chuyển phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm
giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành
02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.

Vậy, khi đi nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, cần phải mang theo các giấy tờ
như biên bản tạm giữ, Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân. Bên cạnh đó
cũng cần Quyết định trả lại phương tiện để người tạm giữ phương tiện có thể kiểm tra
và thực hiện việc trao trả phương tiện bị tạm giữ.

2. Nếu không xảy ra tai nạn giao thông, không xảy ra vi phạm thì cơ quan có
thẩm quyền có quyền đương nhiên yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp
thông tin để truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu của camera hành trình của
=> Có. NGHỊ ĐỊNH 10/2020/NĐ-CP
Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-
ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe
trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan
Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai,
minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-
lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-
lô-mét.
VÀ ĐIỀU 34 Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Đơn vị kinh doanh vận tải hành
khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh
doanh vận tải hàng hoá bằng công- ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các
yêu cầu sau:
a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị
định này;
b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20
lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải
và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao
thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải
được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước,
trong và sau khi truyền;
c) Thực hiện duy trì hoạt động của camera để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục,
không làm gián đoạn theo quy định;
d) Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao
thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt,
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương),
ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở
Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các
trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu của hành khách
theo quy định pháp luật.
=> Camera giám sát phải được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông
và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch được xem là một
trong các điều kiện để đơn vị kinh doanh vận tải có thể hoạt động. Đồng thời không
chỉ trường hợp xảy ra tai nạn giao thông hoặc vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền mới
được truy cập vào cơ sở dữ liệu của thiết bị giám sát của đơn vị kinh doanh vận
chuyển mà có thể yêu cầu truy cập vào để phục vụ công tác kiểm tra, quản lý của cơ
quan nhà nước và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Anh A vừa mua một xe hiệu Hyundai Solati 12 chỗ vào ngày 10/10/2022.
Để nâng tầm chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách
cho doanh nghiệp mình, anh A dự kiến vào đầu tháng 11/2022 sẽ cải tạo chiếc xe
này thành 4 chỗ và thêm một số trang thiết bị hiện đại và tiện nghi để phục vụ
khách hàng. Hỏi việc làm của anh A có trái với quy định hay ko? Vì sao?

=> Việc làm của anh A trái với quy định hiện hành. Theo nghị định 47/2022/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô quy định rõ .
Điều 3: Bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
"3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô
dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe
ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe taxi.".
Hành vi cải tạo xe 12 chỗ thành xe 4 chỗ của anh A vi phạm pháp luật về kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô. Anh A không thể thay đổi chiếc xe từ 12 chỗ thành 4 chỗ để kinh
doanh dịch vụ vận chuyển hành khách được.
NHÓM 7.
1. Công ty A thuê công ty B vận chuyển 30 tấn sầu riêng từ Tiền Giang ra cửa
khẩu Tân Thanh để xuất sang Trung Quốc, tuy nhiên đã gần 20 ngày vẫn chưa
xuất hàng được, lần đầu xuất hiện tình trạng ùn ứ xe chở nông sản nên không
biết khi nào mới xuất được hàng sang Trung Quốc, tài xế phải chờ và họ tốn
thêm 1 triệu đồng trên một ngày cho chi phí bến bãi, dầu, sinh hoạt. Trong hợp
đồng không có quy định về trường hợp này, hỏi công ty A có phải chịu chi phí
phát sinh này không?
=> Chi phí phát sinh sẽ do bên vận chuyển phải chịu vì đây rủi ro mà bên vận chuyển
phải chịu. Ngoài ra, các bên vẫn có thể thỏa thuận về việc chia sẻ trách nhiệm chịu các
chi phí phát sinh để thể hiện tinh thần hợp tác và thiện chí giữa đôi bên.
2. Hộ chăn nuôi A có giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa
bằng xe ô tô với công ty vận tải B, hàng hóa được vận chuyển là 25 con lợn (đều
đang trong tình trạng khỏe mạnh), trong đó có 10 con đang mang thai. Trong quá
trình vận chuyển do gặp địa hình xấu mà 5 trong số 10 con lợn mang thai bị sảy
thai dẫn đến khi bàn giao cho bên thứ ba hộ chăn nuôi phải hạ giá lợn để tiếp tục
thực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Hỏi số lợn con mà 10 con lợn nái mang thai có
được xem là hàng hóa hay không? Nếu hộ chăn nuôi và công ty vận chuyển
không có thỏa thuận về vấn đề này thì thiệt hại trên được xác định như thế nào?
=> Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 73 VBHN số 15/2019 luật GTĐB thì bên vận
chuyển có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển cung cấp thông tin cần thiết về hàng
hóa vận chuyển, tức đây là nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển. Theo đó, trong TH bên
thuê vận chuyển Không cung cấp đầy đủ thông tin về số lợn trên, để trong chừng mực
nào đó bên vận chuyển có thể lựa chọn tuyến đường có địa hình phù hợp thì bên vận
chuyển sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà bên thuê phải chịu, căn cứ
theo điểm c khoản 2 điều 72 VBHN số 15/2019. Ngược lại, nếu thông tin được cung
cấp thì bên vận chuyển phải chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý về sự tồn tại thật sự của thiệt
hại này. Nếu bên thuê vận chuyển chứng minh được thiệt hại này là thiệt hại thực tế
phát sinh từ hành vi vi phạm của bên vận chuyển căn cứ theo Điều 303 LTM 2005, bởi
giả sử bên thuê vận chuyển ký hđ với bên thứ 3 và hđ này là hợp đồng mua bán heo
thịt, điều này chứng tỏ bào thai heo con bị chết không phải là đối tượng của hợp đồng,
theo nghĩa hẹp nó sẽ không được coi là hàng hóa trong trường hợp này. Còn đối với
trường hợp hợp đồng này là hđ mua bán heo thịt lẫn heo giống, hoặc chỉ mỗi heo
giống, lúc này bào thai heo con được xem là đối tượng của hợp đồng, là hàng hóa.
3. Nhận định đúng/sai, giải thích
Người lái xe phải được đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tổ chức tập huấn
nghiệp vụ vận tải.
=> Đúng, Điểm c Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 quy
định: "Đơn vị kinh doanh vận tải phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn
giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe..."

You might also like