You are on page 1of 9

Tổ chức vận tải bằng cắt Móc

I.Cấu tạo phương tiện


Sơ mi rơ móc
+Khái niệm: là phương tiện vận tải được thiết kế để nối với xe ô tô đầu kéo và có một
phần đáng kể của trọng lượng toàn bộ đặt lên xe đầu kéo
+Cấu tạo sơ mi rơ móc:
 Kích thước sơ mi rơ mooc: Thường dài 40 feet, 45 feet, 48 feet, hoặc 60 feet tùy
loại.
 Tải trọng: Thường là 40 tấn (theo thiết kế).
 Khung chassis sơ mi rơ moóc
 Sàn, thùng, bồn xi téc, thùng ben… tùy vào từng loại mooc.
 Ắc kéo (hay còn gọi là Ắc chịu lực)
 Chốt kéo
 Chân chống
 Hệ thống điện
 Đường dây hơi kết nối với xe đầu kéo để đồng bộ điều khiển thắng xe.
 Kingpin
 Trục (cầu): Có thể là 3 trục hoặc 2 trục tùy loại.
 Khóa gù (twist lock): Khóa container phía trên với mooc phía dưới
 Hệ thống treo
 Mâm/ lốp: Thường dùng lốp đôi
 Hệ thống phanh: Phanh hơi, ống hơi, bầu hơi, búp sen sơ mi rơ moóc.


+Các loại sơ mi rơ moóc phổ biến hiện nay:

– Sơ mi rơ moóc chở khách (Bus semi – trailer): là phương tiện có kết cấu và trang bị
dùng để chở người và hành lý mang theo.

– Sơ mi rơ moóc chở hàng (General purpose semi – trailer): là sơmi rơ moóc có kết cấu
và trang bị dùng để chở hàng.

– Sơ mi rơ moóc chuyên dùng (Special semi – trailer): là sơmi rơ moóc có kết cấu và
trang bị được dùng chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Chỉ chuyên chở
người và/hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt. Chẳng hạn như sơ mi rơ moóc chở
gỗ, sơ mi rơ moóc sàn thấp, sơ mi rơ moóc chữa cháy…
Rơ móc
+Khái niệm : là một là một tên gọi khác của xe đầu kéo, đây là một loại phương tiện vận
tải có kết cấu mà ở đó khối lượng toàn bộ phương tiện không dồn vào ô tô kéo. Bánh xe
phụ của sơ mi rơ moóc cũng được coi là một rơ moóc.
+Một số loại rơ moóc phổ biến hiện nay:

– Rơ moóc chở khách (Bus trailer): có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý
mang theo.

– Rơ moóc chở hàng (Rơ mooc tải) – (General purpose trailer): có kết cấu và trang bị
dùng để chở hàng.

– Rơ moóc kiểu caravan (Caravan): được thiết kế để làm nhà ở lưu động
– Rơ moóc chuyên dụng (Special trailer): là rơ-mooc có kết cấu và trang bị chỉ để thực
hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Chỉ để chuyên chở người và / hoặc hàng hóa cần
có sự sắp xếp đặc biệt.

_Phân loại sơ mi rơ móc và rơ móc


*Giống nhau: – Đều là phương tiện vận tải đường bộ không có động cơ, được kéo bởi
một ô tô.

– Được sử dụng để chở hàng hóa hoặc người.

– Là phương tiện vận chuyển từ nơi này đến nơi khác và dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi.

*Khác nhau:
II.Các điều kiện kinh doanh
Căn cứ Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô, doanh nghiệp khi kinh doanh vận tải bằng xe đầu kéo
Container hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện sau:

>>> Điều kiện chung:


– Có giấy phép đăng ký kinh doanh mã ngành vận tải;

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải
hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp
luật;

– Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã: phải có hợp đồng
dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách
nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp
tác xã;

– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-
nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong
quá trình xe tham gia giao thông.

+ Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ
quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.
+ Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

 Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành
trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
 Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành
trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
>>> Điều kiện về người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải:
– Phải có trình độ về chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng,
đại học của các chuyên ngành khác;

– Phải có kinh nghiệm tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác
xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 năm trở lên;

– Phải bảo đảm và phải chứng minh được là có đủ thời gian để trực tiếp điều hành hoạt
động kinh doanh vận tải.

>>> Điều kiện về nơi đỗ xe:


– Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo đúng nội
dung của phương án kinh doanh;

– Diện tích đỗ xe của đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô có thể thuộc quyền sở hữu
của đơn vị kinh doanh hoặc có thể thuê địa điểm đỗ xe;

– Nơi đỗ xe phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

>>> Điều kiện về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe khi xin Giấy phép kinh doanh
vận tải bằng ôtô:
– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với chủ
doanh nghiệp;

– Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của
pháp luật;

– Doanh nghiệp kinh doanh phải đảm bảo: Bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục
vụ trên xe sao cho phù hợp với phương án kinh doanh đã đề ra và thực hiện đúng các quy
định của pháp luật;

– Đối với xe ô tô từ 30 chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.
– Xe ô tô phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật: Điều này
giúp cho việc quản lý, giám sát của nhà nước được tốt hơn đồng thời giúp doanh nghiệp
quản lý giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn

III.Các công tác tổ chức


B1: Điều tra khai thác luồng hàng
 Xem xét khối lượng hàng hóa cần vận chuyển
 Khoảng cách vận chuyển
 Kích thước hàng hóa
 Thời gian vận chuyển
 Thời gian giao nhận hàng hóa
 Người nhận hàng
 Xem xét loại hàng hóa để có thể bảo quản hay vận chuyển phù hợp
B2: Lập kế hoạch vận tải hàng hóa
a. Lập hành trình xe chạy
 Xác định thời gian, địa điểm cụ thể hay các tuyến đường cần vận chuyển
 Chọn ra các tuyến đường phù hợp
a. Lựa chọn phương tiện: Hiệu quả kinh tế phương tiện được đánh giá bằng các chỉ tiêu
như: Năng suất phương tiện, giá thành sản phẩm, tính kinh tế nhiên liệu, lợi nhuận và một
số chỉ tiêu khác.
b. Xác định các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật:
 Chỉ tiêu về trọng tải
 Các chỉ tiêu quãng đường
 Các chỉ tiêu về vận tốc
 Các chỉ tiêu về thời gian
 Nhóm năng suất phương tiện: năng suất giờ và năng suất ngày
 Chỉ tiêu số lượng moóc luân chyển
Điều kiện để đầu xe gồm A đầu kéo, kéo M moóc hoạt động đều đặn liên tục trên
K

hành trình là khoảng cách chạy xe của đầu kéo bằng nhịp xếp dỡ R của trạm xếp
dỡ
I =R =R =R
K X D XD

Khoảng cách chạy xe của đầu kéo:


L + V x t (n + n + n )
V T tl x d xd

V xA T K
Nhịp làm việc của trạm xếp dỡ và số lượng moóc tại các điểm xếp dỡ

c. Tổ chức lao động lái xe: Mục đích là sử dụng lao động lái xe một cách hợp lý, phù hợp
với điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm lý của người lái xe nhằm không ngừng nâng cao sức
lao động, bồi dưỡng cho lái xe có trình độ về văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và
đặc biệt là đảm bảo mức sống vật chất tinh thần của người lái xe nhằm tái sản xuất mở
rộng sức lao động và phát triển toàn diện con người
d. Xây dựng biểu đồ xe chạy về thời gian biểu chạy xe
 Đối với công tác quản lý biểu đồ và thời gian vũ chạy xe liên quan đến rất nhiều tác
nghiệp khác nhau
 Đối với lái và phụ xe đó là nó vừa là mệnh lệnh sản xuất vừa là căn cứ nghiệm thu kết
quả sản xuất vận tải
B3: Chỉ đạo kế hoạch thực hiện vận tải
 Đưa xe ra hoạt động trên cơ sở biểu đồ về thời gian biết đã lập ta xác định được số xe có
và số xe vận doanh cần thiết để hoạt động trên tuyến
 Quản lý xe hoạt động trên đường: Quản lý xe và lái xe và quản lý hàng trên hành trình
B4: Tính toán và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh

IV.Pháp lý
Điều 29 Luật Giao thông đường bộ 2008
Cụ thể:
Điều 29. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này
không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:

 Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực
 Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ
thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng
thanh nối cứng;
 Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.
2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc
phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

 Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;


 Chở người trên xe được kéo;
Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.

You might also like