You are on page 1of 6

Mục 4.5.

7 DỊCH VỤ LOGISTICS
1/ Khái niệm
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa
theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ
lô-gi-stíc.
(Điều 233. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
2/ Điều kiện kinh doanh
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics theo quy định của pháp luật.
 Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. (Lúc dẫn dắt có thể nói mọi
người tham khảo thêm về “NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
163/2017/NĐ-CP”)
(Điều 234. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
3/ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh
 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và
nghĩa vụ sau đây:
 Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng;
 Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ
dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
 Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải
thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
 Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ
các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
(Điều 235. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
4/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
 Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
 Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
 Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics;
 Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa
thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
 Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
 Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
(Điều 236. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
5/ Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
 Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh
trong các trường hợp sau đây:
 Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;
 Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn
của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;
 Tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa;
 Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và
tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
 đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong
thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho
người nhận;
 Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về
việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng
lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không
do lỗi của mình.
(Điều 237. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
6/ Giới hạn trách nhiệm
 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
 Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng
hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc
không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động
một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
(Điều 238. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
7/ Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hóa nhất
định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của
khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
 Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa hoặc chứng từ
liên quan đến hàng hóa, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp
luật; trong trường hợp hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của
khách hàng.
 Trước khi định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo
ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó.
 Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu.
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định
đoạt hàng hóa để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên
quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền
vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc chứng từ đã được
định đoạt.
(Điều 239. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
8/ Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hóa theo quy định tại Điều 239 của Luật này, thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
 Bảo quản, giữ gìn hàng hóa;
 Không được sử dụng hàng hóa nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý;
 Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa quy định tại Điều 239 của
Luật này không còn;
 Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hóa bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng
hóa cầm giữ.
(Điều 240. Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)

Mục 4.5.8 Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh
hàng hóa
I. Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
1/ Khái niệm.
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ
Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc
các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
(Điều 241. Quá cảnh hàng hóa, Văn bản hợp nhất số 17/2019/VBHN VPQH (Luật Thương mại 2005)
2/ Cho phép quá cảnh hàng hóa.
o Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất
thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
o Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng
hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
o Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quá cảnh lãnh thổ
Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất
cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.
o Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này.
(Điều 44. Luật quản lí Ngoại thương, 05/2017/QH14)
3/ Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa.
 Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
 Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá
cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa
qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp
luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
 Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về
hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ
thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
 Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Điều 45 Luật Quản lí ngoại thương)
4/ Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
 Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
 Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường trên lãnh thổ
Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
 Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá
cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.
(Điều 46 Luật Quản Lí Ngoại thương)
5/ Thời gian quá cảnh
 1.Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan
tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam
hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá
cảnh.
 2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải
chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho,
khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết
để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận;
trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
 3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa
và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
(Điều 47 Luật Quản Lí Ngoại Thương)
6/ Những hành vi bị cấm trong quá cảnh
 Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.
 Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.
(Điều 248 Luật Thương Mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH)
Theo mình tìm hiểu được theo luật thương mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH đã có sửa đổi từ điều
242-247 đã bị bải bỏ bởi vì theo điều 112 hiệu lực thi hành của luật quản lí ngoại thương từ ngày 1/1/2018
Bãi bỏ khoản 3 Ðiều 28, khoản 3 Ðiều 29, khoản 3 Ðiều 30, các điều 31, 33, 242, 243, 244, 245, 246 và 247
của Luật Thương mại số 36/2005/QH11.

II. Dịch vụ quá cảnh


1/ Khái niệm
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho
hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.
(Điều 249 Luật Thương Mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH)
2/ Điều kiện kinh doanh
Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh
doanh dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 234 của Luật này.
(Điều 250 Luật Thương Mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH)
3/ Hợp đồng
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
(Điều 251 Luật Thương Mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH)
4/ Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh
 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
 Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã
thỏa thuận;
 Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh
trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
 Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất,
hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
 Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
 Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
 Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu,
vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
 Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
(Điều 252 Luật Thương Mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH)
5/ Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh
 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
 Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời
gian đã thỏa thuận;
 Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;
 Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu,
vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
 Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.
 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
 Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
 Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
 Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
 Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá
cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
 đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy
định của pháp luật Việt Nam;
 Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những
vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.
(Điều 253 Luật Thương Mại văn bảng hợp nhất số 17/VBHN-VPQH)

You might also like