You are on page 1of 24

LÝ THUYẾT

28. Các đặc trưng cơ bản của hợp đồng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng
hóa?
 Đặc trưng
- 1. Hoạt động CƯDV luôn có sự tham gia của con người thông qua việc sử dụng
kỹ năng chuyên môn để thực hiện công việc nhất định
- 2. Cung ứng dịch vụ là hoạt động được thực hiện theo yêu cầu của người khác
(chủ thế khác) nhằm mục đích hưởng thù lao
- 3. Khác với HĐMBHH, kết quả của HĐCƯDV trong nhiều trường hợp không được
vật thể hoá
31. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistcs?
 Miễn trách nhiệm trong logistic
Miễn trách nhiệm tại (Điều 294 LTM 2005) và có 06 trường hợp miễn trách nhiệm
của TN kinh doanh DV logistics
- (1) Tổn thất là do lỗi của KH hoặc của người được KH uỷ quyền
- (2) Tổn thất phát sinh do TNKDDV logistics làm đúng theo những chỉ dẫn
- (3) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa
- (4) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ
chức vận tải
- (5) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về
khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics giao hàng cho người nhận
- (6) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận
được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 09 tháng
kể từ ngày giao hàng
32. Các trường hợp giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ logistics?
 Giới hạn trách nhiệm trong logistics
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ này không thể tác động đến chất lượng của HH
- Đây là loại hình dịch vụ có độ rủi ro cao vì hàng hóa trong quá trình dịch chuyển
có thể được quản lý bởi bên thứ ba và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách
quan.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn
bộ hàng hoá. ( K1 Đ238)
KHÔNG được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm nếu chứng minh được:
• Sự mất mát, hư hỏng, giao trả hàng chậm trễ do lỗi cố ý hành động/ không hành
động của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
• Hành động/ không hành động mạo hiểm và biết trước hậu quả chắc chắn xảy ra
( K 3 Đ238)
34. Khi nào một hoạt động vận chuyển hàng hóa được xem là quá cảnh hàng hóa?
 Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá
nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả:
• Trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận
tải
• Các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh
35. Chứng thư giám định có giá trị pháp lý trong các trường hợp khác nhau như
thế nào?
 Chứng thư giám định
Khoản 3 Điều 260 LTM 2005  Chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với
nội dung được giám định
Giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu (Điều 261 LTM 2005)
36. Trong trường hợp nào kết quả giám định bị coi là giám định sai và hậu quả
pháp lý của giám định sai?
 Kết quả giám định sai khi:
- Kết quả giám định không khách quan, không trung thực
- Sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định
- Thường nhận kết quả giám định lại
 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH SAI
Lỗi vô ý Trả tiền phạt cho khách hàng (Không quá 10 lần thù lao)
Lỗi cố ý Bồi thường thiệt hại phát sinh

NHẬN ĐỊNH
1. Tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ Logistics.
 Sai. Theo Đ234 Thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp
có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. có
những thương nhân không phải doanh nghiệp
2. Khách hàng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trả chi phí hợp lí cho thương nhân
kinh doanh dịch vụ Logistics nếu thương nhân đó đã thực hiện theo đúng chỉ dẫn
của mình.
 Sai. Theo K5 Đ236 thì Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn
của mình nhưng nếu khách hàng và thương nhân có thỏa thuận khác trong hợp
đồng .
3. Chứng thư giám định hàng hóa có giá trị pháp lý đối với các bên trong quan hệ
mua bán hàng hóa.
 Sai. Nếu như các bên chứng minh được chứng minh giám định này sai./ Chứng
thư giám định chỉ có giá trị đối với bên trong quan hệ mua bán hàng hóa nếu có
thỏa thuận là dùng chung 1 giám định, còn nếu k có thỏa thuận thì mỗi bên có thể
tìm giám định riêng và lúc này chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lí đối với
bên yêu cầu giám định. ( Đ261 và Đ262)
4. Bên làm dịch vụ quá cảnh hàng hóa phải chịu mọi trách nhiệm đối với hàng hóa
trong thời gian quá cảnh ở lãnh thổ VN.
 Sai. Chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh
lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác K2c Đ253
5. Mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa của thương nhân cho khách hàng để được
hưởng thù lao đều gọi là hoạt động dịch vụ Logistics.
 Sai. Vận chuyển hàng hóa thôi thì cũng có thể là quá cảnh (Đ241).
6. Tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương
mại.
 Sai. Vì theo điều 256 Luật thương mại chỉ các thương nhân có đủ đk theo quy
định của PL, cụ thể là các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định quy định tại điều
257 Luật thương mại và được cấp GCN đký KD dịch vụ giám định thương mại mới
được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định
7. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics không có quyền làm trái với chỉ dẫn của
khách hàng khi chưa thông báo ngay cho khách hàng.
 Sai. Theo K1b Đ235 trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính
đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể
thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách
hàng.
8. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận khác, khách hàng có nghĩa vụ
phải nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá
cảnh thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật VN.
 Sai. Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng
dịch vụ quá cảnh trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác Đ253.
9. Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ
quá cảnh đều có quyền định đoạt hàng hóa của khách hàng để bù đắp các khoản
nợ mà khách hàng chưa thanh toán cho mình.
 Sai. Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh không có quyền định đoạt HH vì
HH quá cảnh k được tiêu thụ tại VN (K1 Đ248). Còn thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics chỉ có quyền định đoạt hàng hóa sau 45 ngày cầm giữa khi khách hàng
không thanh toán (K2 Đ239).
10. Hợp đồng dịch vụ trong hoạt động thương mại được xem là chưa được giao
kết, nếu các bên chưa thỏa thuận về giá cả.
 Sai. Theo Đ86 thì vẫn có thể kí kết được nếu chưa thỏa thuận giá
11. Nếu cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng.
 Sai. Vì theo điều 266 Luật thương mại thương nhân chỉ phải trả tiền phạt cho
khách hàng nếu như kết quả chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của
mình. Thương nhân chỉ phải BTHH phát sinh cho khác hàng khi chứng thư giám
định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình
12. Chỉ thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải mới được xem là thương nhân
kinh doanh dịch vụ Logistics.
 Sai. Vì theo Đ233 thì Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, mà trong đó
thương nhân có thể chọn thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao
13. Kết quả giám định ghi trong chứng thư giám định luôn ràng buộc bên yêu cầu
giám định.
 Sai. Nếu bên yêu cầu giám định chứng minh được kết quả giám định không
khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định thì chứng
thư giám định sẽ không có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nữa
(Đ261).
14. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics luôn được quyền cầm giữ hàng hóa
trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hóa nếu khách hàng
không trả nợ.
 Sai. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng
hàng hoá nhất định để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông
báo ngay bằng văn bản cho khách hàng (K1 Đ239). Tuy nhiên thương nhân có
quyền cầm giữ ít hơn 45 ngày nếu hàng hóa có dấu hiệu bị hư hỏng (K2 Đ239).
15. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có quyền yêu cầu
giám định viên có 10 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ.
 Đúng. Vì theo K1c Đ259 thì chỉ yêu cầu có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh
vực giám định hàng hoá, dịch vụ, không giới hạn tối đa
16. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân.
 Đúng vì: Luật thương mại không có quy định cấm bên đại diện đại diện cho
nhiều thương nhân. Luật chỉ quy định bên đại diện không được thực hiên các hoạt
động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ 3 trong phạm vi
đại diện. Nghĩa vụ này không có nghĩa là bên đại diện không được phép đại diện
cho hai hoặc nhiều thương nhân cùng một lúc nếu trong hợp đồng không có hạn
chế như vậy. K4 Đ145
17. Trong mọi trường hợp, bên đại diện đều phải tuân theo sự chỉ dẫn của bên
giao đại diện.
 Sai. Vì: KHoản 3 điều 145 Luật thương mại quy định bên đại diện phải tuân thủ
chỉ đẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp
luật. Như vậy, bên đại diện có quyền từ chối tuân theo sự chỉ dẫn của bên giao đại
diện nếu chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với
hợp đồng đại diện.
18. Bên đại diện có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao kết
giữa bên giao đại diện với bên thứ 3 sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt.
 Đúng: nếu những hợp đồng đó được giao kết là kết quả của những giao dịch
do bên đại diện đem lại và việc chấm dứt hợp đồng là do ý chí đơn phương của
bên giao đại diện (khoản 3,4 điều 144 Luật thương mại)
19. Bên đại diện trong mọi trường hợp không được nhân danh chính mình khi
thực hiện các hoạt động thương mại.
 Sai. được tự mình, nhân danh chính mình khi kí hợp đồng đại diện nếu không
nằm trong phạm vi đại diện.( K4 Đ145)
20. Bên môi giới phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên
được môi giới.
 Sai, Vì theo khoản 3 điều 151 Luật thương mại bên môi giới chỉ chịu trách
nhiệm về tư cách pháp lí của các bên được môi giới chứ không chịu trách nhiệm
về khả năng thanh toán giữa họ. (Hơn nữa căn cứ vào bản chất của hoạt động môi
giới, bên môi giới không tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa hay cung ứng dịch vụ thương mại được giao kết giữa các bên mà chỉ
nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới
thiệu các bên được môi giới với nhau. Do đó không chịu bất cứ trách nhiệm nào
trước sự vi phạm hợp đồng của các bên được môi giới với nhau.)
21. Trong mọi trường hợp, bên môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng
với các bên được môi giới.
 Sai. Theo khoản 4 điều 151 Luật thương mại bên môi giới vẫn có thể tham gia
thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới nếu có sự uỷ quyền của bên được
môi giới, trong trường hợp này bên môi giới hành động với tư cách của bên đại
diện.
22. Người môi giới không được ký hợp đồng môi giới với cả người mua và người
bán trong cùng một quan hệ mua bán hàng hóa.
 Sai. Đây là 2 hợp đồng độc lập. Đ145
23. Trong hoạt động ủy thác xuất khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu bên uỷ thác có thể
uỷ thác cho bên nhận uỷ thác cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam
 Sai. Vì Đối với HH xuất nhập khẩu thì không căn cứ vào việc HH đc phép lưu
thông tại VN hay không mà căn cứ vào việc HH đó có phù hợp với danh mục được
phép xuất khẩu nhập khẩu tại VN hay k
24. Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại trong đó, bên đại lý nhân
danh chính mình, bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên thứ ba và chịu mọi
trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba.
 Sai, vì trách nhiệm được phân chia theo hợp đồng hoặc theo quy định của PL
tuỳ theo lỗi của bên gây ra thiệt hại. Theo khoản 5 điều 175 Luật thương mại bên
đại lí chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lí mua bán
hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lí cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi
của mình gây ra.
25. Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển giao cho bên đại lí kể từ thời điểm bên
giao đại lí giao hàng cho bên đại lí.
 Sai. Vì: Theo điều 170 Luật thương mại. Hàng hóa giao cho bên đại lí thuộc sở
hữu của bên giao đại lí, Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí không phải là
người mua hàng hóa của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục
bán cho bên thứ 3. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới
chuyển từ bên giao đại lí cho bên thứ 3.
26. Trong quan hệ đại lí thương mại, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng đại lí.
 Đúng. Vì theo điều 177 Luật thương mại thì các bên có thể đơn phương chấm
dứt hợp đồng đại lí và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm
dứt hợp đồng đại lí trong thời hạn quy định.
27. Thương nhân được phép khuyến mại đối với mọi hàng hóa thuộc quyền kinh
doanh của mình của mình
 Sai, vì theo điều 100 Itm 2005
28. Hoạt động khuyến mại của thương nhân chỉ thuộc sự điều chỉnh của Itm
2005?
 Sai, vì ngoài ltm 2005 thì còn thuộc sự điều chỉnh của luật về phòng chống
rượu bia, còn chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh, luật môi trường.
29. Quảng cáo thương mại là 1 hoạt động thương mại mà khi thực hiện, các
thương nhân VN bắt buộc phải ký kết hợp đồng quảng cáo thương mại
 Sai, vì theo khoản 1 Điều 103 Itm, thương nhân có quyền tự thực hiện hoạt
động quảng cáo
30. Tất cả các hoạt động quảng cáo thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ
không thuộc phạm vi các đối tượng bị cấm kinh doanh đều được coi là hợp pháp.
 Sai, vì theo k4 điều 109 Itm 2005 thì ngoài những hàng hóa bị cấm kinh doanh
ko được quảng cáo thì còn có những hàng hóa bị cấm quảng cáo như hàng hóa
chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường.
31. Bên phát hành quảng cáo phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính hợp
pháp của sản phẩm quảng cáo.
 Sai, bên phát hành chỉ chịu các vấn đề liên quan đến xác thực của quảng cáo,
còn tính hợp pháp thì bên thuê quảng cáo chịu trách nhiệm
32. Thương nhân không được thực hiện hoạt động quảng cáo bằng việc so sánh
trực tiếp
 Sai, theo k6 điều 109 Itm thì thương nhân có quyền so sánh trực tiếp sản phẩm
của chính mình, hoặc so sánh với hàng giả trực tiếp
33. Thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ trên báo
in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình.
 Sai, vì theo luật quảng cáo là thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng
độ cồn dưới 15 độ.

BÀI TẬP
1.Gánh chịu tổn thất
A) DNTN B ký kết hợp đồng bán cho Công ty TNHH M 20 tấn bắp, giao cho công ty
vận tải L tại kho của B. Trên đường vận chuyển xe của L bị lật xuống đèo khi đang
chạy trong thời tiết mưa lớn gây hư hỏng toàn bộ lô hàng. Được biết, trong hợp
đồng giữa B và M không có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro.
 Theo điều 58 của LTM 2005 thì rủi ro thuộc về công ty M
B) Bên A có trụ sở tại VN thỏa thuận bản cho bên B trụ sở ở tại Lào 2000 gia cầm
và bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của B. Khi xe chuyên chở gia cầm
của A đang trên đường chuyển giao cho B, tới cửa khẩu Cha Lo của VN chuẩn bị
làm thủ tục xuất khẩu thì bên A nhận được thông báo của bên B là tại Lào đang
xuất hiện vùng dịch và hàng hóa là gia cầm bị cấm nhập khẩu, vì vậy bên A không
thể giao tới và bên B không thể nhận hàng. Lúc này, bên C có trụ sở tại VN biết tin
bên A có lượng gia cầm đó và có nhu cầu mua lại, A đồng ý và 2 bên tiến hành
giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trên đường giao đến cho C thì số gia cầm đã bị
nhiễm bệnh và chết ½ và chỉ còn lại 1000 con gia cầm so với số lượng đã giao kết
trong hợp đồng.
 Theo điều 60 LTM 2005 thì rủi ro chuyển cho bên C. Họp đồng giữa A và B đã bị
hủy vì không giao được và hàng hóa đang trên đường vận chuyển sau và khi kí kết
hợp đồng với C thì xảy ra rủi ro. Theo đó, 1OOO con gà chết do nhiễm bệnh trong
quá trình chuyển giao hàng hóa cho C, cho nên C sẽ là bên gánh chịu tổn thất cho
1000 con gà đó chứ không phải bên A hay B.
C) Hai bên B (bán) và M (mua) thỏa thuận thời điểm bên bán B giao hàng cho bên
mua và nhận hàng là 8h sáng ngày 26/6/2020, B đã chuẩn bị hàng hóa và sẵn sàng
giao cho M, nhưng tại thời điểm đó, M vẫn chưa tới nhận hàng. Vào 7h40, trời đổ
mưa to , một bộ phận hàng hóa bị ngấm nước và hư hỏng.
 M sẽ là bên gánh chịu tổn thất. Vì theo khoản 1 Điều 61 LTM thì bên mua có
nghĩa vụ phải nhận hàng theo thỏa thuận. Trong hợp đồng đã thỏa thuận thời
điểm giao hàng xác định, nếu bên M đến đúng thời điểm đã cam kết để nhận
hàng thì hàng hóa đã không hư hỏng.
2. GIÁ HÀNG HÓA
Sự việc: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A
(bên bán) và Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, các
bên thỏa thuận Công ty A giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ
Hàn Quốc cho Công ty B vào ngày 15/1/2018 với giá 15.000.000 đồng/tấn, thanh
toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng. Hàng được giao đúng thỏa thuận
vào ngày 15/1/2018. Đến ngày 16/1/2018, qua điện thoại, Công ty B đề nghị Công
ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày 20/1/2018 và công ty B
sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng. Nhưng trong cuộc điện thoại đó hai
bên không đề cập đến giá cả. Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào
ngày 20/1/2018, Công ty A yêu cầu công ty B thanh toán giả 5 tấn thép giao đợt
sau với giá 15.700.000 đồng/tấn với lý do giá thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn
Quốc trung bình trên thị trường vào ngày 20/1/2018 là 15.700.000 đồng/tấn.
Cụ thể: 10 tấn x 15.000.000 đồng = 150.000.000 đồng
+
5 tấn x 15.700.000 đồng = 18.500.000 đồng
= 228.700.000 đồng
Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/1/2016 bằng với giá
thép giao ngày 15/1/2018 là 15.000.000 đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm số
lượng, còn giá cả thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán
nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc giao trước đó. Do vậy, công ty B chỉ phải thanh
toán tổng cộng số tiền là 225.000.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do
biến động giá cả thị trường, mặt khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếu giá thị
trường ngày 20/1/2018 sụt giảm. Trái lại công ty A cho rằng trường hợp hai bên
không thỏa thuận gia cả thì phải áp dụng giả thị trường.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên
giữa công ty A và công ty B.
 Trả lời: Áp dụng điều 52 LTM 2005 Theo đó, 10 tấn thép ban đầu đã có thỏa
thuận về giá cả thanh toán trong hợp đồng nhưng sau khi đã giao 10 tấn thì qua
điện thoại, bên B đã đề nghị mua thêm 5 tấn thép nữa. 5 tấn thép sau đó không
còn nằm trong hợp đồng trước nữa mà là 1 hợp đồng mới không có thỏa thuận về
giá, do đó sẽ được áp dụng điều 52, thì sẽ xác định giá theo giá thị trường là
15.700.000 đồng. (Theo luật dân sự thì nếu muốn thay đổi hợp đồng thì phải sử
dụng hình thức giống với của hợp đồng đã ký kết trước đó.)
3. XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN TIỀN HÀNG
Sự việc: Ngày 1/10/2017 bên bán và bên mua giao kết hợp đồng mua bán máy
phát điện, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao máy xuất xứ Nhật Bản với các quy
cách, chất lượng cũng như chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản theo thoả thuận trong hợp
đồng. Ngày 01/11/2017, bên bản giao máy có xuất xứ Singapore. Tuy nhiên, ngay
từ khi nhận bộ chứng từ trong đó có ghi mã sản xuất Singapore, bên mua vẫn
thành toàn 70 % giá trị hàng cho bên bán sau khi thông báo cho bên bán về xuất
xứ của máy không đúng như trong hợp đồng, đồng thời nhận máy và được
chuyển giao lắp đặt ngày 01/12/2017 với cam kết sẽ nghiệm thu máy lắp ráp,
kiểm tra tử điện ATS. Máy phát điện được các bên xác nhận chất lượng và các
thông số kỹ thuật phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên sau đó bên mua căn cứ vào
việc bên bản giao hàng không phù hợp với hợp đồng (máy phát điện xuất xứ
Singapore), yêu cầu trả lại máy và đòi lại tiền.
Câu hỏi: Căn cứ LTM 2005 , bên mua có quyền trả lại máy và đổi lại tiền hay
không? Bên mua có quyền thanh toán tiền hàng tương ứng với gia trị của hàng
hoa (xuất xứ Singapore) vào thời điểm giao hàng không?
 Trả lời: Bên mua ko có quyền trả lại máy và đòi lại tiền vì bên mua đã biết hàng
hóa bên bán giao là không phù hợp với hợp đồng (xuất xứ Singapore) nhưng vẫn
nhận hàng nên đã từ bỏ quyền trả hàng của mình theo K2 Đ439. Bên mua chỉ có
thể mua hàng giảm giá khi cả 2 bên có thỏa thuận.
4. GIA HẠN HỢP ĐỒNG, CHẬM THANH TOÁN VÀ CHẾ TÀI
1. Sự việc: Ngày 01/12/2020, Công ty A có trụ sở tại Quận 1, TPHCM giao kết hợp
đồng số 08/2020/HĐKT với Công ty B, theo đó các bên thoả thuận A bán 1000 tấn
thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty B với giá là
15.000.000 đồng/tấn.
- Thời hạn giao hàng : trong 20 ngày tính từ ngày 01/12/2020 đến hết ngày
20/12/2020 ;
- Thanh toán trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận hàng;
- B thanh toán cho A bằng phương thức chuyển khoản vào tài khoản của A.
Đến hết ngày 20/12/2020, Công ty A chỉ giao được cho Công ty B 800 tấn thép
cuộn do thị trường khan hiếm. Cùng ngày, Công ty A gửi thư cho Công ty B đề
nghị Công ty B gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng đến ngày 30/12/2O2O và
Công ty B không trả lời thư xin gia hạn này. Vào ngày 25/12/2020 công ty B gửi
công văn (i) tiền bồi thường thiệt hại thực tế trực tiếp là 500 triệu đồng;( ii )
khoản lợi đáng lẽ được hưởng là 100 triệu đồng. Công ty A không đồng ý trả bất
kỳ khoản tiền nào ở trên vì cho rằng công ty B im lặng không trả lời thư xin gia hạn
ngày 20/12/2020 đồng nghĩa với việc công ty B đồng ý gia hạn việc thực hiện hợp
đồng của A đến 30/12/2020. Đồng thời, công ty A cho rằng công ty B vi phạm
nghĩa vụ thanh toán đối với 800 tấn thép cuộn đã nhận, yêu cầu công ty B thanh
toán và trả lãi do chậm thanh toán với mức lãi suất là 18 %/năm đối với khoản
tiền chậm trả.
Câu hỏi: Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy giải quyết tranh
chấp nêu trên. Biết rằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời
điểm mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là 22 %/năm.
Các vấn đề pháp lý:
(1). Công ty A gửi thư cho công ty B đề nghị công ty B gia hạn thời hạn thực hiện
hợp đồng đến ngày 30/12/2020 và công ty B không trả lời thư xin gia hạn này =>
chế tài nào được áp dụng?
 Điều 296 LTM 2005 khoản 1 có quy định về việc các bên có thể thỏa thuận kéo
dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
(2). Công ty B có được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại hay không? CSPL và
lập luận?
 Có. Theo khoản 1 Điều 299 LTM 2005 có quy định rằng trong thời gian áp dụng
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm tức là B có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không có quyền áp dụng các chế tài
khác. Như vậy, trong khoảng thời gian mà A xin gia hạn để thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng thì B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm vì A đã không
giao đủ như trong thỏa thuận. Tuy nhiên, theo điều 301 LTM quy định mức phạt
vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp bị đồng vi phạm, do đó A chỉ bị
phạt 8% giá trị của 200 tấn thép: (15 000 000 đồng * 200 tấn) + 8% = 240 triệu
đồng chứ không phải là 500 triệu. Thứ 2 là cty B không có quyền yêu cầu bồi
thường khoản lợi đáng lẽ được hưởng là 10O triệu vì theo khoản 1 Điều 307 LTM
thì các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
(3). Vấn đề pháp lý về thanh toán đối với 800 tấn thép đã nhận? Lãi suất chậm trả
là bao nhiêu?
 Theo thỏa thuận đã giao trong hợp đồng thì ngày 20/12 cty A giao cho B 800
tấn thép, cty B có nghĩa vụ thanh toán 800 tấn thép trong vòng 5 ngày nghĩa là hết
ngày 25/12. Như vậy, B đã chậm thanh toán cho A. Điều 306 LTM quy định quyền
yêu cầu tiến lại do chậm thanh toán, theo đó thì lãi suất chậm trả theo lãi suất nợ
quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời
gian chậm trả. Do đó, lãi suất 18% là hợp lí (do 2 bên thỏa thuận) vì lãi suất tối đa
là 22% tại thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm.
2. Sự việc: Ngày 01/12/2020, Công ty A có trụ sở tại Quận 1, TPHCM giao kết hợp
đồng số: 08/2020/HĐKT với Công ty B, theo đó các bên thoả thuận A bán 1000 tấn
thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty B với giá là
15.000.000 đồng/tấn.
- Thời hạn giao hàng: trong 20 ngày tính từ ngày 01/12/2020 đến hết ngày
20/12/2020;
- Thanh toán trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận hàng:
- B thanh toán cho A bằng phương thức chuyển khoản vào tài khoản của A
Ngoài ra, Công ty A và B còn thoả thuận Điều khoản phạt vi phạm trong trường
hợp giao hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng. Mức phạt vi phạm
bằng 10% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Đến hết ngày 20/12/2020, Công ty A chỉ giao được cho Công ty B 800 tấn thép
cuộn do thị trường khan hiếm. Cùng ngày, Công ty A gửi thư cho Công ty B đề
nghị Công ty B gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng đến ngày 30/12/2020 và Công
ty B gửi thư lại đồng ý với đề nghị trên. Tuy nhiên, vào ngày 25/12/2020 công ty B
gửi Công văn (i) yêu cầu công ty A trả tiền phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ giao
hàng không đúng thời hạn và số lượng, cụ thể là 10% giá trị 200 tấn thép Công ty
A chưa giao cho B là 300 triệu đồng; (ii) thông báo do nhu cầu cần hàng hoá để
giao cho khách hàng nên B đã mua 200 tấn thép còn thiếu từ công ty C nên A
không cần giao 200 tấn thép còn lại nữa. Công ty A không đồng ý vì cho rằng việc
công ty B cho gia hạn là đồng nghĩa với việc chấp nhận việc chậm giao hàng của
công ty A. Đồng thời, công ty A cho rằng công ty B vi phạm nghĩa vụ thanh toán
đối với 800 tấn thép cuộn đã nhận, yêu cầu công ty B thanh toán và trả lãi do
chậm thanh toán với mức lãi suất là 18%/năm đối với khoản tiền chậm trả.
Câu hỏi: Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy giải quyết tranh
chấp nêu trên. Biết rằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời
điểm mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là 22%/năm.
Các vấn đề pháp lý:
(1) Vấn đề pháp lý về điều khoản phạt vi phạm có được áp dụng ko? Mức phạt
như thế nào?
 Được phép áp dụng điều khoản phạt vi phạm vì có thỏa thuận trong hợp đồng
theo Đ300 (có thể áp dụng phạt vi phạm trong khoản thời gian thực hiện chế tài
buộc thực hiện hợp đồng (gia hạn hợp đồng theo Đ297, 298) theo K1 Đ299). Mức
phạt do 2 bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị
vi phạm (Đ301).
(2) Công ty A gửi thư cho Công ty B đề nghị Công ty B gia hạn thời hạn thực hiện
hợp đồng đến ngày 30/12/2020 và Công ty B gửi thư lại đồng ý với đề nghị trên =>
Chế tài nào được áp dụng?
 Chế tài được áp dụng ở đây là buộc thực hiện hợp đồng (K2 Đ297) và gia hạn
hợp đồng (Đ298)
(3) Đang trong thời gian được gia hạn có được thực hiện các hành vi công ty B gửi
công văn ngày 25/12/2020 hay không? CSPL?
 Công văn B gửi vào ngày 25/12/2020 có 2 nội dung: (i) yêu cầu công ty A trả
tiền phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ giao hàng không đúng thời hạn và số
lượng, cụ thể là 10% giá trị 200 tấn thép Công ty A chưa giao cho B là 300 triệu
đồng là không được vì theo Đ301 thì mức phạt vi phạm không được vượt quá 8%
giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là 200 tấn thép: (15 000 000 đồng * 200
tấn) + 8% = 240 triệu đồng; (ii) thông báo do nhu cầu cần hàng hoá để giao cho
khách hàng nên B đã mua 200 tấn thép còn thiếu từ công ty C nên A không cần
giao 200 tấn thép còn lại nữa nghĩa là B đang áp dụng chế tài hủy bỏ một phần
hợp đồng là không được vì khi đang áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng thì
chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (K1 Đ299).
(4) Vấn đề pháp lý về thanh toán đối với 800 tấn thép đã nhận? Lãi suất chậm trả
là bao nhiêu?
 Vì không có quy định ngừng thanh toán khi giao thiếu hàng trong hợp đồng
nên B đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán (thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ khi
giao hàng, giao bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu). Có thể áp dụng quyền yêu cầu
tiền lãi do chậm thanh toán (Đ306), tính lãi từ ngày 26/12/2020 với lãi suất chậm
trả là 18% do 2 bên thỏa thuận (lãi suất tối đa là 22%)
5.HỢP ĐỒNG MUA BÁN LOGO NHỰA TPR
Sự việc: Ngày 01/03/2007, công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B
theo đó công ty A bán cho công ty B 41.600 logo nhựa TPR gắn trên giày thể thao
với hàm lượng Cadmiums 100mg/kg, mẫu mã do công ty B cung cấp. Ngày
14/05/2007 công ty A giao hàng cho công ty B và sau đó, công ty B đã gắn số logo
này trên giày thể thao để xuất khẩu theo đơn hàng KJ-3360 mà công ty C (quốc
tịch Đức) đã đặt.
Từ tháng 06 đến tháng 08/2007, công ty A đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho
công ty B nhưng công ty B chưa thanh toán tiền đủ cho công ty A, tổng số tiền còn
thiếu là 274.000.000 VND.
Ngày 09/09/2007, công ty B nhận được email từ công ty C với nội dung thông báo
là logo nhựa gắn trên giày thể thao nói trên có hàm lượng Cadmium vượt quá tiêu
chuẩn cho phép (Cacmium > 100mg/kg), được chứng minh bằng các kết quả mà
công ty C đã giám định tại Đức ngày 18/8/2007, 26/8/2007 và 01/09/2007. Ngày
14/09/2007, công ty B gửi công văn thông báo cho công ty A về việc logo TPR
không đạt tiêu chuẩn cho phép và yêu cầu công ty A cung cấp logo TPR của kiểu
giày KJ-3360 tồn kho của cùng lô hàng đã xuất sang Đức để gửi đi kiểm tra một lần
nữa. Ngày 27/09/2007, công ty A và công ty B đã cùng nhau niêm phong mẫu gửi
đi kiểm tra tại STR (Đài Loan), kết quả kiểm tra của STR cho thấy hàm lượng
Cadmium trong logo nhựa TPR >100mg/kg. Dựa trên kết quả này, công ty B đã gửi
thông báo yêu cầu công ty A cùng mình trao đổi khắc phục những phí tổn nhưng
không nhận được trả lời từ phía công ty A. Sau đó, công ty A gửi mẫu này đi kiểm
tra một lần nữa tại Vinacontrol, kết quả là hàm lượng Cadmium trong logo nhựa
TPR <100mg/kg. Vì vậy công ty A yêu cầu công ty B phải tái nhập toàn bộ lô hàng
logo nhựa TPR đã xuất sang Đức, cùng nhau lấy mẫu và gửi đi giám định một lần
nữa có sự chứng kiến của cả hai bên. Nếu lô hàng không phù hợp với hợp đồng sẽ
tiến hành tái chế tại Việt Nam và sau đó xuất sang Đức. Tuy nhiên chi phí tái nhập
là rất lớn đồng thời nhận thấy thái độ không hợp tác của công ty A nên công ty B
đã không đồng ý với yêu cầu của công ty A.
Ngày 01/01/2008, công ty A đã có đơn khởi kiện B ra Tòa án nhân dân thành phố
H yêu cầu thanh toán tiền hàng là 274.000.000 VND và tiền lãi do chậm thanh
toán. Công ty B không đồng ý thanh toán khoản tiền theo như thỏa thuận trong
hợp đồng mà chỉ thanh toán giá trị thực tế của hàng hóa không đạt yêu cầu về
chất lượng. Đồng thời, công ty B yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại do việc
công ty B vi phạm đơn hàng với công ty C vì sử dụng logo do công ty A cung cấp,
bao gồm tiền phạt vi phạm hợp đồng và chi phí cho việc gia công tái chế tại Đức.
Biết rằng chi phí phát sinh cho việc tái chế tại Đức cao gấp nhiều lần so với Việt
Nam và Công ty C đã đồng ý cho Công ty B nhận hàng về Việt Nam để tái chế và
tái xuất nhưng do không đạt được thỏa thuận với công ty A về việc tái chế này
(công ty A vẫn cho rằng mình không có lỗi dựa trên kết quả kiểm tra của
Vinacontrol và công ty A vào thời điểm giao hàng cho công ty B không biết được
Số hàng này sẽ được xuất sang nước Đức và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của
Đức đối với hàng hóa) nên công ty B đã không nhận hàng về.
Câu hỏi: 1. Anh (chị) hãy căn cứ sự việc nêu trên và quy định pháp luật để đề ra
đường lối giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân thành phố H.
2. Giả sử ngày 14/12/2007 công ty B mới gửi thông báo cho công ty A về
việc hàm lượng Cadmium trong logo do công ty A sản xuất vượt quá tiêu chuẩn
cho phép và yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại thì vụ việc trên được giải
quyết như thế nào?
Các vấn đề pháp lý:
(1.1) CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ: Chứng thư giám định nào có giá trị pháp lý giải
quyết tranh chấp giữa A và B? Chứng thư giám định nào có giá trị pháp lý giải
quyết tranh chấp giữa B và C?
 Giám định ngày 27/9/2007 có giá trị pháp lý giải quyết tranh chấp giữa A và B
(điểm c K3 Đ262).
Giám định tại Vinacontrol chỉ có giá trị pháp lý đối với A
Giám định tại Đức ngày 18/8/2007, 26/8/2007 và 01/09/2007 có giá trị pháp
lý với C và chỉ có giá trị pháp lý với bên B bên B chấp nhận kết quả này (Đ261, K2
Đ262).
(1.2) THANH TOÁN TIỀN HÀNG: B có nghĩa vụ thanh toán 274tr còn thiếu hay ko?
Có được áp dụng lãi chậm trả hay ko?
 Theo K3 Đ51 thì B được phép ngừng thanh toán, bằng chứng là chứng thư
giám định ngày 27/6/2007 vì thế bên A không áp dụng tiền lãi do chậm thanh
toán được.
(1.3) BỒI THƯỜNG THIÊT HẠI: B có được yêu cầu A bồi thường thiệt hại hay ko?
Điều kiện áp dụng là gì?
 B có quyền yêu cầu A bồi thường thiệt hại (Đ302) khi chứng minh được các căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Đ303.
(1.4) PHẠT VI PHẠM: B có được yêu cầu A phạt vi phạm hay ko? Mức phạt ntn?
 Theo Đ300 thì không được phạt vi phạm vì không có thỏa thuận trong hợp
đổng.
(1.5) HẠN CHẾ TỔN THẤT: Chi phí tái chế ở Đức cao hơn ở VN => Ai có nghĩa vụ
hạn chế tổn thất?
 B có nghĩa vụ hạn chế tổn thất và A có quyền yêu cầu giảm chi phí bồi thường
một cách hợp lý ( Đ305).
(2) Giả sử ngày 14/12/2007 công ty B mới gửi thông báo cho công ty A về việc
hàm lượng Cadmium trong logo do công ty A sản xuất vượt quá tiêu chuẩn cho
phép và yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại thì vụ việc trên được giải quyết
như thế nào?
 Theo K2 Đ318 thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng, mà từ ngày giao hàng là
14/5/2007 đến 14/12/2007 là đã quá 3 tháng cho nên nếu như ngày 14/12/2007
cty B mới gửi đơn thông báo cho cty A thì sẽ không khiếu nại được nữa vì khi đã
quá thời hạn khiếu nại thì cty A sẽ không chịu trách nhiệm nữa, không còn bị hợp
đồng ràng buộc và B sẽ không kiện A được.
6. HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI
Sự việc: Ngày 15/01/2015 Công ty A (bên A) ký kết với Công ty B (bên B) một hợp
đồng môi giới. Theo đó, Công ty B có nghĩa vụ môi giới Công ty A với Công ty C của
nước C để Công ty A xuất khẩu sản phẩm thiết bị lạnh công nghiệp của mình sang
nước C. Trong hợp đồng môi giới, điều khoản về thu lao và thanh toán có quy
định như sau:
2.1 Mức thù lao: “Bên B được hưởng thù lao bằng 1,2% giá trị hợp đồng mà Bên A
ký kết được với công ty C."
2.2 Phương thức thanh toán: “Bên A thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản
vào tài khoản của bên B bằng tiền đồng Việt nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại
thương Việt nam tại thời điểm thanh toán."
23 Thời hạn thanh toán: “Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền thanh
toán của Công ty C."
Ngày 30/6/2015 A đã ký kết được hợp đồng với C trên cơ sở môi giới của B. Trên
cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa, A đã giao lô hàng trị giá 10 triệu USD cho C tại
cảng TP. Hồ Chí Minh. Theo hợp đồng giữa A và C thì C được trả chậm sau 90 ngày
kể từ ngày được giao hàng để tạo điều kiện cho C xuất khẩu lô hàng đó sang nước
D sau khi hàng cập cảng tại nước C và dùng tiền thu được để thanh toán tiền hàng
cho A. Tuy nhiên, sau đó C không xuất khẩu được lô hàng sang nước D nên không
có tiền để thanh toán cho A.
Ngày 30/9/2015 B đã gửi công văn yêu cầu A thanh toán tiền thù lao môi giới là
120.000 USD, thời hạn thanh toán là 15/10/2015. Trong suốt thời gian đó đến
30/11/2017 A vẫn không thanh toán tiền thù lao mỗi giới cho B, nhưng do trong
thời gian đó B có nhiều thay đổi nhân sự nên không ai quan tâm đến việc này.
Đến ngày 15/12/2017 B mới lại gửi công văn yêu cầu một lần nữa A thanh toán
tiền thù lao môi giới là 120.000 USD, cộng với tiền lãi trên số tiền chậm trả tính từ
16/10/2015 đến 15/12/2017, theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường
vào ngày 15/12/2017 là 15%/năm, bằng 39.000 USD, thanh toán bằng tiền đồng
Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM,
tại thời điểm thanh toán. Thời hạn thanh toán đến 30/12/2017. Tuy nhiên, A cho
rằng C chưa thanh toán tiền hàng nên A chưa phải thanh toán cho B. Mặt khác
đến thời điểm tháng 12/2017 thì thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu thanh toán
thù lao đã hết, nên đằng nào thì A cũng không có nghĩa vụ thanh toán nữa.
Các vấn đề pháp lý:
(1) Công ty B có quyền được hưởng thù lao môi giới từ hợp đồng môi giới với
Công ty A?
 Cty B có quyền hưởng thù lao kể từ ngày 30/6 (K1 Đ153) vì từ thời điểm đó A
và C đã ký hợp đồng với nhau.
(2) Công ty A đã có nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao môi giới hay chưa?
 Cty A chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho B vì C chưa thanh toán tiền cho A
(theo như thỏa thuận hợp đồng thì khi C thanh toán cho A thì A mới thanh toán
cho B)
(3) Công ty B có quyền yêu cầu Công ty A thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán
như trên hay không?
 Cty A chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán  chưa chậm thanh toán  Không
áp dụng tiền lãi do chậm thanh toán (Đ306).
(4) Thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu thanh toán thù lao môi giới đã kết thúc hay
chưa?
 Thời hiệu khởi kiện đối với việc thanh toán thù lao cho B chưa bắt đầu vì chưa
phát sinh nghĩa vụ thanh toán của A theo thỏa thuận trong hợp đồng.
7. GIAO HÀNG
Sự việc: Ngày 15/03/2012, thương nhân A và thương nhân B (đều có trụ sở tại TP.
Hồ Chí Minh) đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó các bên thỏa
thuận A phải giao hàng vào ngày 31/03/2012, B phải thanh toán tiền hàng chậm
nhất vào ngày 07/4/2012 Đến ngày giao hàng, A không thực hiện được việc giao
hàng do không nhận được hàng từ thương nhân C, B đã chuẩn bị kho bãi và các
điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được nhận hàng nên vào ngày
06/4/2012 đã gửi Công văn cho A thông báo ngừng thanh toán tiền hàng. Tiếp đó,
ngày 07/04/2012, B có công văn gửi A yêu cầu giao hàng chậm nhất đến ngày
15/4/2012. Ngày 08/4/2012 A có công văn gửi B hứa sẽ cố gắng giao hàng chậm
nhất vào ngày 29/04/2012. B không trả lời công văn này.
Do nhu cầu về sản xuất, ngày 20/04/2012. B đã mua hàng tương tự từ thương
nhân D. Vào ngày 26/4/2012C giao hàng cho A. Vào ngày 28/4/2012 A thực hiện
giao Số hàng đó cho B nhưng B không nhận. Ngày 01/7/2012 A khởi kiện B yêu
cầu bồi thường thiệt hại bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận với B và giá bán
thực tế mà A đã bán số hàng hóa cho thương nhân E do B không nhận hàng. B
phản tố yêu cầu A bồi thường thiệt hại do phải mua hàng từ thương nhân D với
giá cao hơn giá hợp đồng với A.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy căn cứ quy định của Luật Thương mại 2005 để phân tích
tình trạng pháp lý của sự việc trên.
 Trả lời: Ngày 6/4/2012 B gửi công văn cho A thông báo ngừng thanh toán tiền
hàng là đang thực hiện chế tài tạm ngừng thực hiện đồng. Điều kiện áp dụng chế
tài này tại điều 308 Itm, ở đây A đã vi phạm tại khoản 2 điều 308. 3/4/2012 B
đang thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, gia hạn thực hiện hợp
đồng chậm nhất ngày 15/2/2012 theo điều 298 Itm. Ngày 8/4/2012 A gửi 8 công
văn gia hạn chậm nhất ngày 29/4/2012. Ngày mà được gia hạn thực hiện hợp
đồng chậm nhất là ngày bên B yêu cầu, chính là ngày 15/4/2012.
Tại khoản 2 điều 293 luật Dân sự 2015 thì Sự im lặng của bên được đề
nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có
thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Do đó, B đã ko trả
lời công văn của A gửi ngày 8/4/2012 nghĩa là B ko đồng ý, nên B có quyền không
nhận hàng A giao ngày 28/4/2012. Do đó A không có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
Khoản 3 điều 297 LTM 2005 thì B có quyền mua hàng của người khác
để thay thế theo đúng loại hàng hóa trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả
khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có. Bên B CÓ quyền yêu cầu A
bồi thường thiệt hại vì A đã vi phạm hợp đồng.
8. GÁNH CHỊU TỔN THẤT
Sự việc: Tháng 7/2017 Công ty TNHH C cho Công ty CP T thuê một xe xúc đất để T
thi công san lấp mặt bằng tại một công trường ở Quận 9 TP. Hồ Chí Minh Tháng
8/2017 (trong thời hạn thuê), do bất cẩn của người điều khiển là người lao động
của T, chiếc xe xúc đất bị lật xuống kênh bên mép công trường và hư hỏng nặng .
Được biết, trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về việc chuyển rủi ro.
Câu hỏi: Ai là người gánh chịu tổn thất?
 Trả lời: Theo khoản 1 điều 273 Itm 2005 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác
bên thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu
bên thuê có lỗi gây ra tổn thất đó. Như vậy, trong hợp đồng không có thỏa thuận
khác, và người lao động của bên thuê là T đã bất cẩn mắc lỗi gây hư hỏng hàng
hóa cho thuê cho nên bên công ty CP T là bên gánh chịu tổn thất.
9. CHO THUÊ HÀNG HÓA
Sự việc: Công ty A là chủ sở hữu của một trang trại nuôi gia súc . Trong đợt dịch lở
mồm long móng , mặc dù gia súc trong trang trại này không bị dịch nhưng do
không giải quyết được việc tiêu thụ nên công ty A đã quyết định cho công ty cổ
phần B thuê toàn bộ trang trại nói trên để khai thác vì công ty B có cơ sở chế biến
gia súc và kho chứa hàng đông lạnh có trữ lượng lớn. Qua đợt dịch, công ty A
quyết định không kinh doanh trang trại này nữa mà bán toàn bộ trang trại cho
công ty C. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết , công ty C đến tiếp quản đàn
gia súc . Do hợp đồng thuê trang trại vẫn còn hiệu lực nên công ty B không đồng ý
giao trang trại và đàn gia súc cho công ty C.
Câu hỏi: 1. Việc làm trên của công ty B có đúng theo quy định của Luật thương
mại hiện hành không? Tại sao?
2. Biết rằng kể từ khi trang trại được công ty B thuê cho đến khi trang
trại được bán cho công ty C, đàn heo được nuôi trong trang trại đã phát triển từ
22.000 con lên 25.000 con. Ai sẽ là chủ sở hữu đối với 3.000 con heo mới được
sinh ra nơi trên?
 Trả lời: (1) Việc làm của công ty B là đúng, vì thứ nhất theo điều 283 Itm 2005
thì mọi thay đổi về quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê không ảnh hưởng
đến hiệu lực của hợp đồng cho thuê. Thứ 2 là theo điều 270 tại k2 của Itm 2005
thì bên cho thuê là A có nghĩa vụ bảo đảm cho bên thuê là B quyền chiếm hữu và
sử dụng hàng hóa cho thuê không bị tranh chấp bởi bên. Thứ 3 liên quan trong
thời gian thuê, hợp đồng mua bán với C có hợp pháp, vì đã chuyển quyền sở hữu
cho C, nhưng bên B vẫn còn quyền trong hợp đồng thuê.
Quyền sở hữu = quyền chiếm hữu + quyền sử dụng + quyền định đoạt.
Hợp đồng cho thuê  2 quyền là quyền chiếm hữu và sử dụng, bên cho thuê giữ
quyền định đoạt.
B có quyền chiếm hữu và sử dụng, C có quyền định đoạt. Do đó, khi hợp đồng
chưa hết hạn thì B vẫn có quyền chiếm hữu và sử dụng trang trại và gia súc, cho
nên B có quyền không giao trang trại và gia súc cho C
(2) B sẽ là chủ sở hữu của 3.000 con heo này. Vì theo điều 282 Itm
2005 thì nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận khác, mọi lợi ích phát sinh
từ hàng hóa cho thuê trong thời hạn thuê thuộc về bên thuê.
10. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Sự việc: Ngày 20/12/2017 Công ty TNHH vật liệu xây dựng A (A) ký với công ty
TNHH TM-DV và Xây dựng B (B) hợp đồng kinh tế số 10/2017/HĐKT/AB. Trong đó
các bên thỏa thuận, A bán cho B 400m2 đá trắng mè đen 10x10cm, dày 5-7 cm, trị
giá 150 triệu đồng, giao hàng tại công trình nhà máy P&F tại Khu chế xuất Tân
Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM. B ứng trước 30% tổng giá trị hợp đồng, số tiền còn
lại B sẽ thanh toán theo khối lượng thực tế trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày A
xuất hóa đơn GTGT.
Thực hiện hợp đồng, đến ngày 14/02/2018 A đã giao cho B số đá tổng giá trị 120
triệu đồng B đã thanh toán cho A 89 triệu đồng và nợ lại 31 triệu đồng. Ngày
01/04/2018 hai bên thỏa thuận miệng, theo đó A không phải giao tiếp hàng nữa
và B giao cho A thi công ghép số đá mà A đã bán cho B và được thanh toán cùng
với số tiền đã còn thiếu. Sau đó A đã thỏa thuận để doanh nghiệp tư nhân C (C)
trực tiếp thi công và đã thanh tot cho C số tiền là 20 triệu đồng,
Sau khi thi công xong, ngày 01/6/2018 A đã xuất hóa đơn GTGT trị giá 150 triệu
đồng cho B, bao gồm 89 triệu đồng đã thanh toán, 31 triệu đồng tiền còn thiếu và
30 triệu đồng tiền thi công, yêu cầu B thanh toán các khoản còn thiếu tổng cộng là
61 triệu đồng.
Do B không thanh toán cũng không phản hồi gì, nên ngày 15/9/2018 A đã gửi
công văn yêu cầu B thanh toán số tiền còn lại trong thời hạn 15 ngày. Lúc này B
trả lời chỉ chấp nhận thanh toán 10 triệu đồng tiền đá còn thiếu do đá không đồng
nhất (vi phạm quy định tại Điều 5 của Hợp đồng) và thanh toán 15 triệu đồng tiền
thi công và giá thi công theo thị trường chỉ tối đa 15 triệu đồng.
A không đồng ý và B cũng không thanh toán nên vào ngày 15/10/2018 đã khởi
kiện B tại TAND quận P TP.HCM và yêu cầu tòa án buộc B thanh toán toàn bộ Số
tiền 61 triệu đồng cùng với tiền lãi do chậm thanh toán do tòa án xác định phù
hợp với quy định pháp luật.
Câu hỏi: 1. Các yêu cầu của A về việc thanh toán tiền theo các hợp đồng là có cơ
sở?
2. Có cơ sở để tòa án chấp nhận yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán của
A hay không? Nếu có thì tiền lãi do chậm thanh toán được tính như thế nào?
 Trả lời: (1) A và B ký với nhau 2 hợp đồng là mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ (có giá trị pháp lý).
A chưa giao đủ hàng cho bên B và B thỏa thuận miệng với A là không cần giao
hàng tiếp và thi công số đá đã được giao. Việc không cần giao hàng tiếp là đã sửa
đổi hợp mua bán hàng hóa và theo Đ129 và K3 Đ421 BLDS thì việc sửa đổi này
không có giá trị pháp lý (nếu muốn thay đổi hợp đồng thì phải sử dụng hình thức
giống với của hợp đồng đã ký kết trước đó)  A vi phạm nghĩa vụ giao hàng vì
giao hàng không đủ số lượng (K1 Đ34 và K2 Đ40). Còn việc thi công hàng hóa
(cung ứng dịch vụ) thì có giá trị pháp lý theo K1 Đ24.
Theo K2 Đ318 thì thời hạn khiếu nại là 6 tháng đối với chất lượng sản phẩm, tuy
nhiên, bên B đã không khiếu nại theo thời hạn khiếu nại  B mất quyền viện dẫn
vi phạm của A  B vẫn phải thanh toán đủ số tiền mua còn thiếu (liên quan đến
việc giao thiếu hàng thì B không khiếu nại còn việc giao hàng không đúng chất
lượng thì khiếu nại quá thời hạn).
Đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ thì giá được xác định theo Đ86, không phụ
thuộc vào tiền A trả cho C
(2) Căn cứ để tòa án chấp nhận yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán của
A là thỏa thuận trong hợp đồng của A và B (B sẽ thanh toán theo khối lượng thực
tế trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày A xuất hóa đơn GTGT) và vào ngày 01/6/2018
A đã xuất hóa đơn GTGT mà sau đó 2 tuần B vẫn không thanh toán đủ. Áp dụng
Đ306 thì tiền lãi trên số tiền chậm trả đó sẽ được tính theo lãi suất nợ quá hạn
trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm
trả.

You might also like