You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI

MÔN HỌC:

GIAO NHẬN HÀNG HÓA


VÀ KHAI BÁO HẢI QUAN
(Freight Forwarding Agent and Customs Clearance)
Lecturer: Th.s Đoàn Thị Hoàng Thảo

Email: thaodth@ut.edu.vn

Phone : (+84) 836 418 992


27/03/2024 2
27/03/2024 3
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về
quy trình, nghiệp vụ thực hiện giao nhận hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không;
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng lập các chứng từ
trong giao nhận vận tải, cải thiện khả năng thuyết
trình và phát triển khả năng làm việc nhóm.

27/03/2024 4
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Đại lý giao nhận hàng hóa
Chương 2: Các chứng từ sử dụng trong giao nhận, vận chuyển
hàng hóa XNK
Chương 3: Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển
Chương 4: Giao nhận, vận chuyển hàng hóa XNK bằng
container
Chương 5: Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không
Chương 6: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK
27/03/2024 5
TÀI LIỆU
Tài liệu chính:
Lê Phúc Hòa (2014): Đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa XNK. NXB ĐH GTVTTP.HCM
Sách tham khảo:
1. Phan Mạnh Hiền(2012): Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại
thương. NXB Lao động – Xã Hội
2. Dương Hữu Hạnh: Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải. NXB Thống kê,
2004
3. Bộ luật hàng hải Việt Nam (2015). NXB Chính trị quốc gia
4. Bộ luật hàng không Việt Nam (2014). NXB Chính trị quốc gia
5. Nghị định số 58/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2017 về quản lý hoạt động
hàng hải .
6. Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015 về thủ tục hải quan, ...
7. Thông tư số 38/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/4/2018 về thủ tục hải quan, ...
...........
Các Văn bản, Nghị định sửa đổi, bổ sung sau này

27/03/2024 6
Quy định của môn học
 Sinh viên phải tham dự tối thiểu 80% số tiết của
học phần;
 Làm và nộp các bài tập;
 Tự nghiên cứu các vấn đề được giao ở nhà hoặc
thư viện;
 Thực hiện đầy đủ các phần thuyết trình của nhóm;
 Tham dự thi kết thúc học phần.

27/03/2024 7
CHƯƠNG 1:

ĐẠI LÝ GIAO NHẬN


HÀNG HÓA
27/03/2024 9
NỘI DUNG CHÍNH

1.1 - Khái quát chung về giao nhận và người giao nhận


1.2 - Địa vị pháp lý của người giao nhận
1.3 - Phạm vi hoạt động và các dịch vụ của người giao nhận
1.4 - Giới thiệu về tổ chức giao nhận quốc tế

27/03/2024 10
FREIGHT FORWARDING
FIATA: Là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá,
cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên
kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu
thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Luật thương mại Việt Nam:


“Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo
đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và
các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận theo sự uỷ thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ
giao nhận khác “
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
Khi người giao nhận với tư cách là một đại lý (As Agent):
- Phải chịu trách nhiệm đối với những lỗi lầm do mình gây ra.
- Không chịu trách nhiệm đối với những hành động hay những
lỗi lầm của người thứ 3.

Khi người giao nhận là một chủ thể (As Carrier):


- Phải chịu trách nhiệm về cả hành vi và sơ suất của bên thứ 3
mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng.
CÁC CƠ QUAN THAM GIA GNHH
•Cơ quan quản lý nhà nước: Các bộ chủ quản, các
1.
tổ chức XNK, Hải quan, kiểm nghiệm, giám định…

2. •Các tổ chức vận tải

•Các tổ chức dịch vụ có liên quan: đại lý hãng tàu,


3. các công ty giao nhận, dịch vụ xếp dỡ, kho hàng ga
cảng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng
CƠ SỞ PHÁP LÝ
QUÁ TRÌNH GIAO –NHẬN
Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua
bán hàng hoá ….
Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế, Công ước của LHQ
về vận chuyển bằng đường biển, Visby 1969…

Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận
vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK
Ví dụ: Luật hàng hải VN, Luật thương mại VN, Thể lệ bốc dỡ và giao
nhận tại cảng biển VN…
CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN TẠI VN

•Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống


1>

•Cấp độ 2:Các đại lý giao nhận đóng vai trò là người gom
2> hàng và cấp vận đơn gốc (House Bill of Lading)

•Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa
3> phương thức(Multimodal Transport Organizations-MTO)

•Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ
4> logistics.
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI
GIAO NHẬN
(SCOPE OF FREIGHT SERVICES)

Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).


• Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận chuyển phù hợp.
• Đặt chỗ với người vận chuyển đã chọn.
• Nhận hàng và phát hành các chứng từ liên quan.
• Nghiên cứu các điều khoản của thư tín dụng, các luật lệ của nước XNK và
nước chuyển tải, chuẩn bị các tài liệu, chứng từ cần thiết.
• Bao gói hàng hoá (trừ khi việc này được người gửi hàng làm trước khi
giao hàng cho người đại lý giao nhận).
• Thu xếp kho hàng cho hàng hoá (Nếu cần thiết).

16
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI
GIAO NHẬN
(SCOPE OF FREIGHT SERVICES)

Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).


• Cân đong, đo đếm hàng hóa.
• Nhắc nhở người gửi hàng về sự cần thiết của bảo hiểm hàng
và thu xếp bảo hiểm hàng hoá (nếu người gửi hàng yêu cầu)
• Vận chuyển hàng hoá tới cảng, sắp xếp thủ tục hải quan, tài
liệu, thủ tục liên quan và giao hàng cho người vận chuyển.
• Thanh toán các khoản phí, lệ phí bao gồm cả cước phí.

17
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI
GIAO NHẬN
(SCOPE OF FREIGHT SERVICES)

Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).


• Nhận vận đơn từ người vận chuyển và giao cho người xuất
khẩu.
• Giám sát việc vận chuyển hàng hóa cho tới khi hàng tới
người nhận hàng thông qua các hợp đồng với người vận
chuyển và với các đại lý ở nước ngoài.
• Theo dõi tổn thất hoặc hư hỏng hàng hoá (nếu có).
• Giúp người gửi hàng khiếu nại người vận chuyển về hàng
hoá bị tổn thất hoặc hư hỏng (nếu có).

18
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI
GIAO NHẬN
(SCOPE OF FREIGHT SERVICES)

Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)


• Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa khi người
nhận hàng kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hoá.
• Nhận bộ chứng từ từ nước xuất
• Nhận hàng từ người vận chuyển và, nếu cần thiết, thanh toán cước phí.
• Thu xếp kho chuyển tải (nếu cần).
• Giao hàng hoá đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
• Giúp người nhận hàng khiếu nại người vận chuyển về việc hàng bị tổn thất
hoặc hư hỏng (nếu có).
• Giúp người nhận hàng gửi hàng vào kho và phân phối hàng hoá (nếu cần)

19
FIATA là gì?
FIATA là tên gọi viết tắt từ tiếng Pháp của Liên đoàn các
Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (Fédération
Internationale des Associations de Transitaires et
Assimilés", tên chính thức bằng tiếng Anh là "International
Federation of Freight Forwarders Associations".
FIATA được công nhận là đại diện cho ngành giao nhận
vận tải bởi nhiều tổ chức chính phủ, cơ quan chính phủ, tổ
chức quốc tế tư nhân khác trong lĩnh vực vận tải như ICC),
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Liên minh
Đường sắt Quốc tế (UIC), Liên minh Vận tải Đường bộ
Quốc tế (IRU), WCO, WTO, v.v. Tóm lại FIATA là tổ chức phi
chính phủ lớn nhất trong lĩnh vực vận tải
FIATA là gì?
FIATA đã tạo nên các văn bản và những biểu mẫu chuẩn
để sử dụng thống nhất trong việc vận chuyển hàng hóa
trên toàn thế giới. Bao gồm:
FIATA FCR
FIATA FCT
FWR (FIATA Warehouse Receipt)
FBL
FWB
FIATA SDT
FIATA SIC

27/03/2024 21
FIATA là gì?

FBL
• Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading
• FBL là tài liệu của nhà vận chuyển được FIATA phát triển để
sử dụng cho các đại lý giao nhận đang hoạt động với tư
cách là MTO
• FBL cũng có thể được phát hành dưới dạng vận đơn đường
biển
• FBL có thể thương lượng (có thể chuyển nhượng) với điều
kiện là nó không được đóng dấu “không thể thương lượng”

27/03/2024 22
FIATA là gì?

FBL
Khi phát hành FBL, đại lý giao nhận phải đảm bảo:
• Nhận giao hàng như đã mô tả và có quyền quản lý độc
quyền về hàng hóa
• Kiểm tra tình trạng hàng hóa
• Xác minh tính chính xác của dữ liệu
• Giải quyết vấn đề bảo hiểm vận chuyển
• Khẳng định số lượng bản gốc được phát hành

27/03/2024 23
FIATA là gì?
FCR
• Forwarder Certificate of Receipt
• FCR được FIATA giới thiệu và chỉ được sử dụng trong tổ chức
FIATA. Đó chỉ là biên bản nhận hàng của MTO
• Đây không phải là một tài liệu có thể thương lượng. Chỉ có
bản gốc được phát hành
• Mặt sau của FCR chứa các điều kiện chung về việc phát hành
hoặc khu vực
• Người giao nhận vận tải, MTO được khuyến nghị thanh toán
trách nhiệm pháp lý của mình bằng bảo hiểm theo yêu cầu
của FIATA FCR

27/03/2024 24
FIATA là gì?
FCR
Khi cấp FCR, MTO phải đảm bảo rằng:
• Lô hàng được chỉ định thực sự đã được anh ta hoặc đại lý của
anh ta nhận
• Hàng hóa rõ ràng có trật tự và tình trạng hàng tốt
• Các chi tiết trong FCR rõ ràng phù hợp với bất kỳ hướng dẫn
nào mà người gửi hàng đưa ra
• Các điều kiện được quy định trong tài liệu đặt hàng, đặc biệt
là FBL, không trái với nghĩa vụ mà anh ta đã chấp nhận theo
FCR

27/03/2024 25
FIATA là gì?
FCR

27/03/2024 26

You might also like