You are on page 1of 5

Bài tập 5: Tổng kết chương 2 Incoterms 2020

Câu 1: FPT nên lựa chọn phương thức FCA để xuất khẩu vì: FPT chưa có nhiều
kinh nghiệm trong việc xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài nhưng lại có khả
năng thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm nên khi chọn FCA, FPT có thể đặt
hàng hóa ngay tại công ty mình và tất cả trách nhiệm, rủi ro, chi phí sẽ thuộc về
người mua là khách hàng tại Mỹ.
Câu 2: Ý nghĩa của việc người bán giúp người mua lấy chứng từ vận tải hoặc
chứng từ vận tải ghi chú hàng đã bốc theo điều kiện FCA, Incoterms 2020 là:
người bán có trách nhiệm phải lấy chứng từ vận tải cho người mua hoặc chuyển
chứng từ vận tải mà người bán nhận được từ người chuyên chở do người mua
chỉ định. Việc này để xác nhận lại nghĩa vụ của người bán đã hoàn thành việc
giao hàng và cũng là cơ sở đề người mua nhận hàng.
Câu 3: Sự khác nhau giữa thuật ngữ CIP Incoterms 2020 và Incoterms 2010
Incoterms 2010 Incoterms 2020
Nếu không có thỏa thuận hay thống Nếu hai bên không thoả thuận lại
nhất gì thêm khi ký kết hợp đồng, thì hoặc tập quán mua bán thông thường
người bán chỉ cần mua bảo hiểm với có những quy định khác, thì người
điều kiện bảo hiểm ICC – C, tức bảo bán mặc định phải mua bảo hiểm cho
hiểm với phạm vi nhỏ nhất hoặc các hàng hoá ở mức bảo hiểm loại A hoặc
bảo hiểm tương đương khác bảo hiểm khác tương đương
Câu 4: Một số điểm mới của Incoterms 2020 với Incoterms 2010.
- Vận đơn có ghi chú “on-board” (đã xếp lên tàu) và điều kiện FCA (Giao hàng
cho người chuyên chở)
Mục A6/B6 điều kiện FCA Incoterms 2020 quy định một lựa chọn bổ sung:
người mua và người bán có thể thỏa thuận rằng người mua sẽ chỉ dẫn người
chuyên chở phát hành một vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán sau khi
xếp hàng lên tàu.
- Chi phí, nơi thể hiện chi phí
Trong Incoterms 2020, chi phí (Costs) xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều
kiện, chứ không phải tại mục A6/B6 như trong Incoterms 2010. Ngoài ra, chi
phí cũng được quy định tập trung tại một điều khoản chứ không rải rác ở nhiều
điều khoản như trước. Trong Incoterms 2010, chi phí được đề cập tại nhiều điều
khoản và xuất hiện ở các phần khác nhau của các điều kiện Incoterms. Ngoài ra,
chi phí cụ thể gì cũng được thể hiện ở mục liên quan, ví dụ chi phí lấy chứng từ
theo điều kiện FOB ở mục A6/B6 (Delivery/transport document.
- Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP
Trong Incoterms 2010, mục A3 của hai điều kiện CIF và CIP quy định một
nghĩa vụ của người bán “mua bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình,
theo mức thấp nhất là điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo
hiểm Lloyd’s (LMA) hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện
bảo hiểm tương tự khác”. Trong Incoterms 2020, quy định mức bảo hiểm tối
thiểu khác nhau cho hai điều kiện CIF và CIP. Đối với điều kiện CIF, giữ
nguyên điều kiện bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C (thường áp dụng cho việc
mua bán bằng đường biển đối với hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn),
tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận bảo hiểm ở mức cao hơn. Đối với điều
kiện CIP, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A, tất
nhiên các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.
- Sắp xếp để người bán hay người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương
tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAF, DPU và DDP
Trong Incoterms 2010, có sự ngầm hiểu rằng khi hàng hóa phải vận chuyển từ
người bán sang người mua (dù nghĩa vụ thuộc bên nào) thì việc vận chuyển
hàng hóa đó phải do người thứ ba thực hiện. Nhưng có những trường hợp vận
chuyển có thể không cần người vận chuyển thứ ba tham gia nên Incoterms 2020
đã cho phép một cách rõ ràng, không những ký kết hợp đồng vận tải mà còn sắp
xếp việc vận chuyển cần thiết.
- Thay đổi 3 chữ đầu của DAT thành DPU
Theo điều kiện DAT, người bán giao hàng khi hàng được dỡ từ phương tiện vận
tải tại “terminal”, trong khi đó theo DAP, người bán giao hàng khi hàng hóa
được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải để dỡ hàng.
Trong Incoterms 2010 đã định nghĩa từ “terminal” rất rộng, bao gồm “bất kỳ nơi
nào, dù có mái che hay không, như: cầu tàu, kho, bãi container (CY), bến tàu, ga
đường sắt, ga hàng không …”. Trong Incoterm 2020 có hai thay đổi đối với điều
kiện DAT và DAP: 1) đảo trật tự hai điều kiện, điều kiện DAP (việc giao hàng
diễn ra trước khi dỡ), sẽ xuất hiện trước DAT; 2) tên của điều kiện DAT nay đổi
thành DPU (Delivered at Place Unloaded), nhấn mạnh thực tế là nơi đến có thể
là bất kỳ nơi nào, không chỉ là “terminal”. Tuy vây, nếu nơi đến không phải là
“terminal” thì người bán phải đảm bảo chắc chắn rằng nơi mà người bán định
giao hàng là nơi có thể dỡ hàng được.
- Đưa yêu cầu liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phí
Trong Incoterms 2010, yêu cầu liên quan đến an ninh được đưa vào rất nhẹ
nhàng, mờ nhạt, ở mục A2/B2 và A10/B10 của mỗi điều kiện. Trong thời gian
qua, những vấn đề về an ninh trong vận tải và hàng hải ngày càng phổ biến và
hiện thực nên Incoterms 2020 đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo đảm an ninh,
an toàn về vận tải tại mục A4 và A7 của mỗi điều kiện. Chi phí phát sinh do đảm
bảo yêu cầu an ninh, an toàn cũng đã được quy định rõ ở mục A9/B9.
- “Ghi chú Hướng dẫn” trong Incoterms 2010 nay đã đổi thành “Ghi chú Giải
thích cho người” dùng trong Incoterms 2020.
- Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong mỗi
điều kiện
Incoterms 2020 vẫn giữ nguyên tên mục A1, A2 … B1, B2 để chỉ nghĩa vụ của
người bán và người mua trong từng điều kiện nhưng trật tự đã được thay đổi,
theo hướng những nghĩa vụ quan trọng đưa lên trước. Cụ thể như sau:
A1/B1: Nghĩa vụ chung
A2/B2: Giao hàng/Nhận hàng (ở Incoterms 2010 là Giấy phép, kiểm tra an
ninh…)
A3/B3: Chuyển rủi ro (ở Incoterms 2010 là Hợp đồng vận tải và bảo hiểm)
A4/B4: Vận tải (ở Incoterms 2010 là Giao hàng)
A5/B5: Bảo hiểm (ở Incoterms 2010 là Chuyển rủi ro)
A6/B6: Giao hàng/chứng từ vận tải (ở Incoterms 2010 là Phân chia chi phí)
A7/B7: Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu (ở Incoterms 2010 là Thông báo)
A8/B8: Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu (ở Incoterms 2010 là Chứng từ giao hàng)
A9/B9: Phân chia chi phí (ở Incoterms 2010 là Kiểm tra, đóng gói …)
A10/B10: Thông báo (ở Incoterms 2010 là Hỗ trợ thông tin …).
Câu 5: Người bán và người mua chọn quy tắc CIF Incoterms 2020. Trong quá
trình chuyên chở hàng hóa bị giảm chất lượng thương mại do điều kiện bảo quản
hàng hóa của tàu quá kém, tổn thất này người bán chịu vì theo mục A4: Nghĩa
vụ vận tải do người bán chịu trách nhiệm và hợp đồng vận tải phải được ký kết
theo những điều kiện thông thường. “Tàu quá kém” là việc ký kết hợp đồng vận
tải không trong các điều kiện bình thường.
Câu 6: Ý nghĩa của trách nhiệm thông báo giao hàng trong các điều kiện thương
mại quốc tế (Incoterms 2020): Tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao dịch hàng
hoá, bảo đảm quyền lợi cho các bên, giảm thiểu các tranh chấp cố thể xảy ra.
Ví dụ: Trong quá trình giao hàng hoá, người mua muốn thay đổi điểm nhận
hàng hoá tại nơi đến, thì người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về
việc đó.
Bài tập 6: Chương 1
Câu 1: Để thiết lập một quan hệ mua bán, tiến hành ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, người bán và người mua trong giao dịch thương mại quốc tế
thường trải qua 6 bước thông thường (trực tiếp) là
Bước 1: Hỏi hàng (Inquiry)
− Phương diện pháp lý: Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phái người mua.
− Phương diện thương mại: Người mua yêu cầu người bán cung cấp nhưng
thông tin liên quan đến điều kiện giao dịch (cách hỏi hàng thụ động) hoặc người
mua đưa ra những yêu cầu, mong muốn để hỏi người bán có đồng ý không (cách
hỏi hàng chủ động)
− Đặc điểm: Không ràng buộc nghĩa vụ khi hai bên không đồng ý giao dịch
− Cách viết thư:
+ Chào hỏi
+ Cơ sở viết thư (càng chính thống càng thể hiện ý chí mua hàng)
+ Nội dung chính
+ Kết thư (Cảm ơn, gửi lời chúc, …)
Bước 2: Chào hàng (Offer)
− Phương diện pháp lý: Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phái người bán
− Phương diện thương mại: Là việc người bán cung cấp thông tin giao dịch của
hàng và gửi tới người mua
− Phân loại:
+ Chủ động: Chủ động tìm đối tác mua tiềm năng
+ Bị động: Phúc đáp lại các thư hỏi hàng
Hoặc dựa vào tính chất ràng buộc nghĩa vụ cung cấp hàng của người chào hàng:
+ Chào hàng tự do (free): Đề nghị giao dịch của người bán, kgoonf có giá trị
pháp lý cung ứng hàng của người bán
+ Chào hàng cố định: Là chào bán 1 lô hàng xác định theo những điều kiện giao
dịch đã định sẵn cho 1 hoặc một số người mua xác định.
Bước 3: Đặt hàng (Order)
− Là đề nghị giao kết hợp đồng của người mua (giống hỏi hàng chủ động). Nếu
người bán chấp nhận thì bên mua sẽ mua
Bước 4: Hoàn giá (Counter Offer/Order)
− Sau khi giao dịch, thường người nhận giao dịch sẽ trải qua bước mặc cả. Hoàn
giá là việc mặc cả về các điều kiện giao dịch. Cả 2 bên đều có thể là người hoàn
giá.
− Đặc điểm:
+ Làm mất hiệu lực của lời đề nghị cố định liền kề phía trước
+ Được coi là lời đề nghị giao dịch mới
+ Trên thực tế không có thư thương mại nào tên là hoàn giá mà thực tế nó nằm
dưới hình thức thư chấp nhận sửa đổ lời đề nghị ban đầu
Bước 5: Chấp nhận (Acceptance)
− Luật VN: Là việc các bên chấp nhận toàn bộ các điều kiện giao dịch được nêu
ra trong đề nghị của đối tác.
− Công ước viên 1980: Chấp nhận toàn bộ và chấp nhận có sửa đổi.
+ Chấp nhận có sửa đổi: Có thay đổi nhưng không làm biến đổi cơ bản nội dung
của lời đề nghị → vẫn có giá trị kết hợp với lời đề nghị
+ Chấp nhận làm thay đổi cơ bản → Hoàn giá.
Bước 6: Xác nhận (Confirmation) − Là việc hình thành nên 1 văn bản hợp đồng.
Hợp đồng nên có xác nhận đủ 2 bên.
Câu 2:
Câu 3:
Quê hương tôi là Nghệ An với đặc sản là Cam xã Đoài.
- Những cách để có thể tìm kiếm được khách hàng để gửi 3 thư chào hàng là:
+ Chủ động tìm đối tác mua hàng tiềm năng
+ Gửi thư này để đáp lại các thư chào hàng
- Để đẩy mạnh hơn việc xuất khẩu Cam xã Đoài cần phải:
+ Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng và gửi thư chào hàng
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm
+

You might also like