You are on page 1of 13

BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: INCOTERMS 2020

Câu 1. Trên cương vị một nhà quản trị, bạn hãy cho biết ý kiến của mình: Liệu Việt Nam

có nên tiếp tục xuất khẩu theo điều khoản FOB, nhập khẩu theo điều khoản CIF là chủ

yếu nữa không? Tại sao?

- Ưu điểm:

+ Khi xuất khẩu theo điều khoản FOB, người bán chỉ chịu trách nhiệm và chi phí giao hàng
hóa lên tàu của người mua tại cảng giao hàng, và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng
hóa qua lan can tàu. Điều này giúp người bán tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, và
thông quan hải quan từ cảng giao hàng tới cảng đến.

+ Khi nhập khẩu theo điều khoản CIF, người bán phải chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển
hàng hóa từ cảng giao hàng tới cảng đến, bao gồm cả cước phí, bảo hiểm, và thông quan hải
quan. Điều này giúp người mua bảo đảm được chất lượng và số lượng hàng hóa, và tránh
được những rủi ro như giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu,
tàu không phù hợp, ...

- Nhược điểm:

+ Khi xuất khẩu theo điều khoản FOB, người bán mất quyền chủ động trong việc chọn
phương tiện vận tải, đàm phán giá cước, và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận
chuyển hàng hóa. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và uy tín của người bán, và tăng cường
sức cạnh tranh của người mua

+ Khi nhập khẩu theo điều khoản CIF, người mua phải chịu mức giá cao hơn cho hàng hóa, vì
người bán thường tính vào giá hàng hóa các chi phí vận chuyển, bảo hiểm, và thông quan hải
quan. Điều này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu và giảm lợi thế cạnh tranh của người mua

Vì vậy, trên cương vị một nhà quản trị, tôi cho rằng Việt Nam không nên tiếp tục xuất khẩu
theo điều khoản FOB, nhập khẩu theo điều khoản CIF là chủ yếu nữa. Thay vào đó, tôi đề
xuất Việt Nam nên chuyển sang xuất khẩu theo điều khoản CIF, nhập khẩu theo điều khoản
FOB, để tăng cường quyền chủ động trong vận tải hàng hóa, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi
nhuận xuất khẩu, và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Câu 2. Công ty FPT Software, Việt Nam dự kiến xuất khẩu phần mềm quản lý khách hàng
ver 4.0 cho một khách hàng ở Mỹ trị giá 25.000 USD. Công ty FPT Software chưa có kinh
nghiệm nhiều về xuất khẩu phần mềm, công ty có khả năng thuê phương tiện vận tải, bảo
hiểm,....FPT muốn giao hàng tại công ty. Công ty FPT Software đang phân vân không biết
nên chọn điều kiện Incoterms 2010 với FOB, FCA, hay hình thức khác sẽ phù hợp với lô
hàng này? Bạn là nhà quản trị, bạn sẽ tư vấn như thế nào cho FPT Software để xuất khẩu
được phần mềm này?
+ Phần mềm là một loại hàng hóa không vật chất, có thể được giao qua các phương tiện điện
tử như email, đĩa CD, USB, hoặc tải về từ một trang web. Do đó, việc vận chuyển phần mềm
không cần phải thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm, hay thông quan hải quan như các loại
hàng hóa vật chất khác.

+ Trong trường hợp này, công ty FPT Software muốn giao hàng tại công ty của họ ở Việt
Nam, nghĩa là họ muốn chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro cho khách hàng khi phần mềm
được giao tại địa điểm chỉ định của họ. Điều này có nghĩa là công ty FPT Software không
phải chịu trách nhiệm và chi phí cho việc giao hàng hóa từ Việt Nam tới Mỹ, mà chỉ cần cung
cấp cho khách hàng những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo như
mục A2

 Theo Incoterms 2010, có một số điều kiện giao hàng có thể phù hợp với trường hợp
này, nhưng tôi đề xuất công ty FPT Software nên chọn điều kiện EXW (Ex Works: Giao tại
xưởng) để xuất khẩu phần mềm này. Vì:

+ Điều kiện EXW thuộc nhóm E, nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền
định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định. Điều này
phù hợp với mong muốn của công ty FPT Software là giao hàng tại công ty của họ ở Việt
Nam.

+ Điều kiện EXW có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa
phương thức. Điều này linh hoạt cho công ty FPT Software trong việc chọn cách giao phần
mềm cho khách hàng, có thể là qua email, đĩa CD, USB, hoặc tải về từ một trang web

+ Điều kiện EXW không yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu hay nhập
khẩu, mà chỉ yêu cầu người bán cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về
việc hàng hóa đã được giao theo như mục A2. Điều này giúp công ty FPT Software tiết kiệm
chi phí và thời gian cho việc xuất khẩu phần mềm, đồng thời tránh được những rắc rối pháp
lý có thể xảy ra khi thông quan hàng hóa.

Vì vậy, tôi khuyên công ty FPT Software nên chọn điều kiện EXW để xuất khẩu phần mềm
quản lý khách hàng ver 4.0 cho khách hàng ở Mỹ.

Câu 3. Trình bày về nghĩa vụ của người bán và người mua theo điều kiện FCA Incoterms
2020. Nêu ý nghĩa của việc người bán giúp người mua lấy chứng từ vận tải hoặc chứng từ
vận tải ghi chú hàng đã bốc theo điều kiện này.

- Nghĩa vụ chính của người bán:


+ Giao hàng theo quy định
+ Cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường
+ Không có nghĩa vụ vận tải
+ Thông quan xuất khẩu
- Nghĩa vụ chính của người mua:
+ Nhận hàng theo cách mà người bán đã giao
+ Chấp nhận bằng chứng giao hàng mà người bán cung cấp theo quy định
+ Ký kết hợp đồng vận tải hoặc thu xếp vận tải
+ Thông quan nhập khẩu
- Ý nghĩa của việc người bán giúp người mua lấy chứng từ vận tải hoặc chứng từ vận
tải ghi chú hàng đã bốc:
+ Xác nhận quyền sở hữu của hàng hóa, đảm bảo việc thanh toán, và hỗ trợ việc thông
quan hải quan cho người mua
+ Chứng từ vận tải cũng là một công cụ để người mua có thể kiểm tra và khiếu nại
nếu có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Câu 4. Hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong nghĩa vụ của người bán CIP và DAP,
Incoterms 2020. Nếu là hợp đồng xuất khẩu nông sản Việt Nam, bạn sẽ chọn phương thức
nào, tại sao?

- Giống:
+ Đều áp dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức.
+ Bên bán sẽ chịu mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục thông quan xuất khẩu,
đồng thời hỗ trợ bên mua lấy chứng từ xuất khẩu cần cho nhập khẩu và quá cảnh. Còn
bên mua sẽ trả các chi phí liên quan đến việc làm thủ tục thông quan nhập khẩu và hỗ
trợ cho bên bán để lấy chứng từ liên quan đến việc thông quan xuất khẩu.
+ Bên bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải, bên mua không có nghĩa vụ vận tải.
+ Bên mua không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm.
+ Điểm phân chia chi phí đều là nơi đến
- Khác:

Tiêu chí CIP DAP


Hợp đồng bảo hiểm Bên bán chịu chi phí ký Bên bán không có nghĩa
kết hợp đồng bảo hiểm vụ
(Mức bảo hiểm tối thiểu
bằng 110% giá trị hợp
đồng hàng hóa)
Cách thức giao nhận hàng Giao cho người chuyên Đặt hàng dưới sự định đoạt
chở đã ký hợp đồng theo của người mua trên
A4 hoặc mua hàng đã phương tiện vận tải đến và
gửi sẵn sàng dỡ hàng tại địa
điểm đã thỏa thuận
Chứng từ vận tải Người bán phải cung cấp Cung cấp các chứng từ
chứng từ vận tải (hợp thường lệ cho việc giao
đồng/ vận đơn) hàng
Điểm phân chia rủi ro Nơi đi Nơi đến

- Nếu là hợp đồng xuất khẩu nông sản Việt Nam, tôi sẽ chọn phương thức CIP, để giảm
thiểu rủi ro và chi phí cho người mua, đồng thời để đảm bảo uy tín và thương hiệu của
nông sản Việt Nam.

Câu 5. Trình bày về sự khác nhau giữa thuật ngữ CIP theo incoterms 2020 và Incoterms
2010; Làm rõ nghĩa vụ vận tải và bảo hiểm của các bên trong thuật ngữ này.

CIP theo Incoterms 2020 có sự thay đổi về mức bảo hiểm so với Incoterms 2010.

+ CIP theo Incoterms 2010 áp dụng bảo hiểm mức C – mức thấp nhất

+ CIP theo Incoterms 2020: Áp dụng bảo hiểm mức A, mức cao nhất, bảo hiểm cho mọi loại
rủi ro

 CIP, Incoterms 2020:


- Nghĩa vụ vận tải (A4/B4)
+ Người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ điểm giao hàng đã thỏa thuận,
nếu có, tại nơi giao hàng đến địa điểm được chỉ định hoặc, được thoả thuận, ở bất kỳ
điểm cụ thể tại địa điểm chỉ định. Hợp đồng vận tải phải được lập theo các điều khoản
thông thường với chi phí của người bán và cung cấp vận chuyển theo tuyến đường
thường lệ theo cách thông thường. Nếu một điểm cụ thể không được thỏa thuận hoặc
không được xác định bởi tập quán, người bán có thể chọn điểm giao hàng và địa điểm
được chỉ định phù hợp nhất với mục đích của mình. Người bán phải tuân thủ mọi yêu
cầu bảo mật liên quan đến vận chuyển để vận chuyển đến nơi quy định.
+ Người mua hàng không có nghĩa vụ với người bán hàng về ký kết hợp đồng vận tải.
- Nghĩa vụ bảo hiểm (A5/B5)
+ Trừ khi có thỏa thuận hoặc tập quán mua bán thông thường có những quy định
khác, người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa ở mức tối đa tuân theo sự bảo đảm được
cung cấp bởi các điều khoản (A) của điều khoản bảo hiểm hàng chuyên chở của hiệp
hội (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều khoản tương tự nào phù hợp với phương tiện vận
chuyển được sử dụng. Bảo hiểm phải được mua kí với người bảo lãnh hoặc một công
ty bảo hiểm có uy tín và cho phép người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích
bảo hiểm đối với hàng hóa, để yêu cầu trực tiếp từ công ty bảo hiểm. Khi được yêu
cầu bởi người mua, người bán phải đề nghị người mua cung cấp một vài thông tin cần
thiết được yêu cầu bởi người bán, mua bảo hiểm bổ sung bằng chi phí của người mua,
nếu có thể, như là bảo hiểm thêm điều kiện bảo hiểm chiến tranh và/ hoặc Điều khoản
bảo hiểm đình công (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều khoản tương tự nào (trừ khi sự đảm
bảo sẵn sàng được bao gồm bảo hiểm hàng hóa được miêu tả ở đoạn trước). Bảo hiểm
sẽ bao gồm tối thiểu giá được cung cấp trong hợp đồng cộng thêm 10% (tức 110%) và
sẽ là đồng tiền của hợp đồng. Bảo hiểm sẽ bao gồm những hàng hóa từ chỗ điểm giao
hàng đặt ra ở mục A2 tới ít nhất nơi đến đã được chỉ định. Người bán phải cung cấp
cho người mua bảo hiểm đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc các bằng chứng
khác về việc mua bảo hiểm. Thêm vào đó, người bán phải cung cấp cho người mua
nếu người mua yêu cầu và chịu những rủi ro và chi phí với những thông tin mà người
mua cần để mua bảo hiểm bổ sung.
+ Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán để ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy
nhiên, người mua phải cung cấp cho người bán, theo yêu cầu, với bất kỳ thông tin cần
thiết nào cho người bán để mua bất kỳ bảo hiểm bổ sung nào do người mua yêu cầu
theo A5.

Câu 6. Hãy nêu một số điểm mới của Incoterms 2020 so với Incoterms 2010.

(1) Thay đổi quy tắc DAT thành DPU

- DAT: Delivered At Terminal: giao hàng tại bến. Bến có thể là bất cứ nơi nào: kho, bãi
container, cảng đường bộ, đường biển, hàng không… NM phải sử dụng PTVT của mình hoặc
thuê ra bến để vận chuyển hàng về kho của mình.

- DPU: Delivered at Place Unloaded: giao hàng tại điểm dỡ hàng. PTVT từ cảng đến
điểm dỡ hàng sẽ do người bán thuê

(2) Thay đổi về mức bảo hiểm của CIP và CIF

- ICT 2010: CIF và CIP đều áp dụng bảo hiểm mức C – mức thấp nhất

- ICT 2020:

+ CIF: vận tải đường biển, hàng hóa ít giá trị hơn, chi phí rủi ro thấp hơn => Vẫn áp dụng
mức C, bảo hiểm miễn trách riêng

+ CIP: vận tải đa phương thức, hàng hóa có giá trị lớn, rủi ro xảy ra trên đường vận tải có thể
gây ra thiệt hại lớn => Áp dụng mức A, mức cao nhất, bảo hiểm cho mọi loại rủi ro

(3) Vấn đề Vận đơn “Hàng đã bốc” (On Board BL) trong quy tắc FCA

(4) Chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề chi phí

(5) Bổ sung vấn đề tự vận tải (Using Own Transport)

(6) Bổ sung các yếu cầu liên quan đến an ninh vận tải trong nghĩa vụ và chi phí vận
chuyển

(7) Sắp xếp lại các nghĩa vụ (A1-A10, B1-B10) theo mức độ quan trọng
(8) Bổ sung cách sắp xếp theo hướng ngang Horizontal để thương nhân dễ dàng hơn
trong việc lựa chọn quy tắc phù hợp

(9) Trình bày rõ ràng, dễ hiểu, bổ sung chú thích cho người dùng

Câu 7. Trình bày điều kiện thương mại quốc tế DPU, Incoterms 2020. Có thể dùng điều kiện
CPT để thay thế tương đương không ? Tại sao?

 Điều kiện DPU, Incoterms 2020:

- Delivered at Place Unloaded: Giao hàng tại điểm dỡ hàng

- NB hoàn thành NV giao hàng sau khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của NM trong
tình trạng đã dỡ tại điểm giao hàng chỉ định ở nước NM

- NV của NB:

o Ký HĐVT, đảm bảo ANVT tới nơi đến

o Giao hàng và chuyển giao rủi ro tại nơi đến

o Cung cấp bất cứ bằng chứng GH nào NM y/c để nhận hàng

o Thông quan XK, quá cảnh

o Dỡ hàng và trả phí dỡ hàng

o Thông báo NM nhận hàng

o Chịu chi phí đến khi hoàn thành NV giao hàng; thuế phí XK, quá cảnh; chi phí cung
cấp bằng chứng GH, ANVT; chi phí hỗ trợ của NM…

- NV của NM:

o Thông báo cho NB về thời gian, địa điểm nhận hàng, y/c về ANVT

o Nhận hàng và nhận chuyển giao rủi ro sau khi NB hoàn thành GH

o Thông quan NK

o Chịu chi phí từ khi NB hoàn thành GH; thuế phí NK; chi phí hỗ trợ của NB

 Không thể dùng điều kiện CPT thay thế cho điều kiện DPU. Vì có sự khác biệt về thời
điểm và địa điểm chuyển giao rủi ro và chi phí giữa hai bên. Điều kiện DPU yêu cầu
người bán dỡ hàng xuống tại nơi đến, trong khi điều kiện CPT thì không. Điều kiện
DPU có thể thay thế bằng điều kiện DAP (Giao hàng tại nơi đến) nếu người bán
không muốn chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống.

Câu 8. So sánh sự khác biệt giữa FAS và FOB theo Incoterms 2020.
Tiêu chí FAS FOB
NB hoàn thành nghĩa vụ NB hoàn thành NV giao NB hoàn thành giao hàng
giao hàng hàng sau khi đặt hàng hóa sau khi đặt hàng hóa trên
dưới sự định đoạt của NM ở con tàu do NM chỉ định tại
dọc mạn con tàu do NM chỉ địa điểm bốc tại cảng bốc
định tại cảng bốc hàng hàng
Địa điểm giao hàng Dọc mạn tàu Trên tàu do người mua chỉ
định tại cảng bốc hàng quy
định
Điểm phân chia rủi ro Hàng đặt dọc mạn tàu (tại Hàng ở trên tàu (tại cảng
cảng bốc hàng) bốc hàng)
Điểm phân chia chi phí Hàng đặt dọc mạn tàu tại Hàng ở trên tàu tại cảng đi
cảng đi (cảng bốc hàng) (cảng bốc hàng)
Câu 9. So sánh nghĩa vụ người bán trong điều kiện thương mại quốc tế FOB và FCA,
Incoterms 2020. Lấy ví dụ minh họa.

 Giống nhau:
+ Người bán không có nghĩa vụ vận tải (A4)
+ Ngươi bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm (A5)
+ Người bán cần cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường (A6)
+ Người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu (A7)
 Khác nhau:

Nghĩa vụ FOB FCA


A2:Giao hàng NB hoàn thành giao hàng sau NB hoàn thành nghĩa vụ giao
khi đặt hàng hóa trên con tàu do hàng khi giao hàng cho
NM chỉ định tại địa điểm bốc tại người chuyên chở đầu tiên
cảng bốc hàng do người mua chỉ định tại địa
điểm giao hàng quy định.
A3: Chuyển rủi Điểm phân chia rủi ro là khi Điểm phân chia rủi ro là nơi
ro hàng ở trên tàu (tại cảng bốc đi (hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng) hàng)
A9: Phân chia Điểm phân chia chi phí: Hàng ở Điểm phân chia chi phí là nơi
chi phí trên tàu tại cảng đi (cảng bốc đi (hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng) hàng)
Ví dụ minh họa Người bán ở Việt Nam bán 100 Người bán ở Đức bán 10
tấn gạo cho người mua ở Trung máy tính cho người mua ở
Quốc với điều kiện FOB Hải Mỹ với điều kiện FCA
Phòng, Incoterms 2020. Người Frankfurt Airport, Incoterms
bán phải đóng gói, đánh dấu, 2020. Người bán phải đóng
kiểm tra, thông quan xuất khẩu gói, đánh dấu, kiểm tra,
và vận chuyển hàng hóa đến thông quan xuất khẩu và vận
cảng Hải Phòng. Người bán phải chuyển hàng hóa đến sân bay
xếp hàng hóa lên tàu do người Frankfurt. Người bán phải
mua thuê và giao hàng khi hàng giao hàng hóa cùng hóa đơn
hóa vượt qua lan can tàu. Người thương mại và các chứng từ
bán phải cung cấp cho người khác cho người chuyên chở
mua hóa đơn thương mại, chứng hàng không do người mua
từ vận tải và các chứng từ khác thuê tại sân bay Frankfurt.
theo hợp đồng. Người bán chịu Người bán chịu mọi rủi ro và
mọi rủi ro và chi phí cho hàng chi phí cho hàng hóa cho đến
hóa cho đến khi hàng hóa được khi hàng hóa được giao cho
đặt trên tàu. Người mua chịu người chuyên chở. Người
mọi rủi ro và chi phí cho hàng mua chịu mọi rủi ro và chi
hóa từ khi hàng hóa được đặt phí cho hàng hóa từ khi hàng
trên tàu trở đi, bao gồm cả thông hóa được giao cho người
quan nhập khẩu, thuế, phí và vận chuyên chở trở đi, bao gồm
chuyển đến địa điểm đến cả thông quan nhập khẩu,
thuế, phí và vận chuyển đến
địa điểm đến
Câu 10. Trình bày địa điểm và thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo các
điều kiện trong Incoterms 2020.

STT Tên điều kiện Địa điểm người bán hoàn Thời điểm người bán hoàn thành
thành nghĩa vụ giao hàng nghĩa vụ giao hàng
1 EXW Tại địa điểm đã chỉ định, tại Người bán phải giao hàng vào
xưởng của người bán ngày thỏa thuận hoặc trong thời
gian đã thỏa thuận
2 FCA Tại địa điểm đã thỏa thuận, 1.vào ngày quy định hoặc
chưa bốc lên phương tiện vận 2.tại một thời điểm cụ thể trong
tải đến nhận hàng khoảng thời gian quy định, đưa ra
bởi người mua theo mục B10(b)
hoặc,
3.nếu không có thời điểm nào
được đưa ra trước đó, hàng hóa
phải được giao vào cuối khoảng
thời gian quy định
3 FAS Dọc mạn tàu mà người mua 1. Đúng vào ngày mà hợp đồng
chỉ định tại điểm bốc, xếp đã quy định
hàng 2. Vào thời điểm trong khoảng
thời gian thỏa thuận được thông
báo bởi người mua quy định theo
B10
3. Nếu không được thông báo
thời gian cụ thể thì có thể giao
hàng vào cuối thời hạn theo thỏa
thuận
4 FOB Trên tàu tại cảng đi do người 1.vào ngày đã thỏa thuận hoặc
mua chỉ định 2.tại thời điểm trong khoảng thời
gian đã thỏa thuậnđược thông báo
bởi người mua theo mục B10
hoặc,
3.nếu không có thời gian như vậy
được thông báo, thì tại thời điểm
kết thúc thời hạn đã thỏa thuận
5 CPT Giao hàng cho người chuyên Giao hàng vào ngày đã thỏa
chở đã ký hợp đồng theo như thuận hoặc trong khoảng thời
mục A4 hoặc theo hình thức gian đã giao ước.
mua hàng đã được giao
6 CIP Giao hàng cho người chuyên Giao hàng vào ngày đã thỏa
chở đã ký hợp đồng theo A4 thuận hoặc trong khoảng thời
hoặc mua hàng đã gửi. gian đã thỏa thuận.
7 CFR Đặt hàng lên tàu hoặc mua Giao hàng đúng với ngày đã thoả
hàng đã giao như vậy thuận hoặc trong khoảng thời
gian thoả thuận
8 CIF Đặt hàng lên tàu hoặc mua Giao hàng vào ngày đã thỏa
sắm hàng hóa được giao thuận hoặc trong khoảng thời
gian đã thỏa thuận
9 DAP Địa điểm đã thỏa thuận, (nếu Giao hàng vào ngày đã thỏa
có), tại điểm đến đã nêu hoặc thuận hoặc trong khoảng thời
bằng cách mua hàng hóa đã gian đã thỏa thuận
giao
10 DPU Địa điểm quy định, nếu có, Ngày hoặc trong thời hạn quy
tại địa điểm hoặc nơi đến quy định.
định
11 DDP Địa điểm đến chỉ định, nếu Ngày đã quy định hoặc trong
có, tại nơi đến được quy định khoảng thời gian đã quy định
hoặc địa điểm chỉ định tại nơi
đến quy định

Câu 11. Trình bày nghĩa vụ cơ bản của người bán trong điều kiện CIF (Incoterms 2020).
Trong quá trình chuyên chở hàng hóa bị giảm chất lượng thương mại do điều kiện bảo quản
hàng hóa của tàu quá kém, tổn thất này ai chịu, vì sao?

- NB hoàn thành NV giao hàng sau khi giao hàng cho NM trên tàu tại cảng bốc hàng,
đồng thời mua bảo hiểm cho hàng hóa và cung cấp bộ chứng từ bảo hiểm cho NM.

- NV của NB:

o Ký HĐ thuê tàu, trả cước phí và thực hiện ANVT tới đích

o Giao hàng và chuyển giao rủi ro tại cảng bốc

o Mua bảo hiểm mức C cho hàng hóa - BH miễn tổn thất riêng - mức thấp nhất hoặc
bảo hiểm tương đương khác.

o Cung cấp trọn bộ CTVT cho NM

o Thông quan XK

o Chịu chi phí đến khi hoàn thành GH, thuế phí XK, phí ANVT, cung cấp CTVT, bảo
hiểm, chi phí hỗ trợ của NM, chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong HĐVT…

- Theo điều kiện CIF, người bán chỉ chịu trách nhiệm về rủi ro cho đến khi hàng hóa được
giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu. Sau đó, rủi ro sẽ chuyển sang người mua. Người bán
chỉ cần mua bảo hiểm với mức bảo hiểm tối thiểu, không bao gồm các rủi ro liên quan đến
điều kiện bảo quản hàng hóa của tàu. Nếu người mua muốn bảo hiểm toàn diện hơn, họ phải
tự mua bảo hiểm riêng hoặc yêu cầu người bán mua bảo hiểm theo Điều khoản A của Viện
Anh và trả thêm chi phí cho người bán. Người bán không có nghĩa vụ kiểm tra tình trạng của
tàu hay điều kiện bảo quản hàng hóa trên tàu. Đó là trách nhiệm của người mua khi nhận
hàng tại cảng nhập khẩu. Vì thế, tổn thất này sẽ do người mua chịu.

Câu 12. Trình bày ý nghĩa của trách nhiệm thông báo giao hàng trong các điều kiện thương
mại quốc tế (Incoterms 2020)? Lấy ví dụ minh họa.

- Trách nhiệm thông báo giao hàng có ý nghĩa quan trọng trong các điều kiện thương
mại quốc tế (Incoterms 2020), vì nó giúp các bên:

• Đảm bảo sự chính xác giữa hàng hóa giao và hàng hóa đặt mua, tránh nhầm lẫn hoặc tranh
chấp

• Điều phối và sắp xếp các hoạt động vận tải, bốc xếp, dỡ hàng, kiểm tra, kiểm định, thông
quan... một cách kịp thời và chính xác
• Phân chia rõ ràng trách nhiệm, chi phí và rủi ro liên quan đến giao nhận hàng hóa giữa các
bên

• Thực hiện các quy định về bảo hiểm, bảo lãnh, thanh toán, bồi thường... theo hợp đồng

- Ví dụ về FOB (Free On Board): Người bán ở Việt Nam bán 100 tấn gạo cho người
mua ở Trung Quốc với điều kiện FOB Hải Phòng, Incoterms 2020. Người bán phải thông báo
cho người mua về tên tàu, ngày khởi hành, số lượng và trọng lượng hàng hóa, cũng như cung
cấp chứng từ vận tải và các chứng từ khác theo hợp đồng. Người mua phải thông báo cho
người bán về tên người nhận hàng, địa chỉ và số điện thoại liên lạc, cũng như nhận và kiểm
tra hàng hóa khi nhận được thông báo từ người bán

Câu 13. Trình bày nghĩa vụ vận tải quy định trong các điều kiện thương mại quốc tế nhóm D
(Incoterms 2020).

- Nghĩa vụ vận tải của các điều kiện thương mại quốc tế nhóm D (Incoterms 2020):
+ Người thực hiện hợp đồng vận tải: Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải
hoặc sắp xếp để chuyên chở hàng hóa tới điểm đến quy định hoặc địa điểm chỉ định
tại nơi đến quy định.
+ Điều kiện hợp đồng vận tải: Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc
không quyết định được theo tập quán thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể
tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình
+ Thực hiện các hoạt động an ninh vận tải: Người bán phải tuân thủ điều kiện an ninh
liên quan đến vận chuyển cần thiết để vận chuyển đến nơi đến.

Câu 14. Trình bày về sự phân chia trách nhiệm và chi phí bốc, dỡ hàng trong các điều kiện
thương mại quốc tế (Incoterms 2010).

• Nhóm E (Giao hàng tại xưởng): EXW (Ex-Works). Trong điều kiện này, người bán chỉ có
trách nhiệm chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu theo như thỏa thuận và giao hàng tại kho người bán
hoặc tại nơi người mua chỉ định theo thỏa thuận ngoài kho người bán. Người bán không phải
làm các việc như thủ tục hải quan, chi phí bốc xếp, giấy phép hàng hóa. Người mua phải chịu
trách nhiệm và chi phí cho tất cả các công đoạn từ khi nhận hàng tại kho người bán cho đến
khi đến nơi đích.

• Nhóm F (Chi phí vận chuyển chưa trả tiền): Gồm FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside
Ship) và FOB (Free on Board). Trong nhóm này, người bán phải thực hiện công việc thông
quan xuất khẩu, hỗ trợ chuẩn bị giấy phép theo yêu cầu của người mua nhưng không phải ký
hợp đồng vận tải quốc tế. Người mua phải ký hợp đồng vận tải quốc tế và chịu chi phí và rủi
ro từ khi hàng được giao cho người chuyên chở (hãng tàu).

• Nhóm C (Cước phí vận chuyển chặng chính): Gồm 4 điều kiện là CFR (Cost and Freight),
CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To) và CIP (Carriage and Insurance
Paid to). Trong nhóm này, người bán làm các công việc đã nêu ở nhóm F nhưng phải làm
thêm công việc ký hợp đồng vận tải quốc tế và trả cước phí vận chuyển hàng hóa tới nơi
người mua chỉ định tại cảng đích. Người bán không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu.
Rủi ro chuyển giao từ người bán qua người mua từ khi hàng được giao cho người chuyên chở
(hãng tàu).

• Nhóm D (Đích tới): Gồm 3 điều kiện là DAP (Delivered at Place), DPU (Delivered at Place
Unloaded) và DDP (Delivered Duty Paid). Trong nhóm này, người bán có nghĩa vụ cung cấp
chứng từ thích hợp để người mua nhận hàng. Người bán cũng có nghĩa vụ ký kết hợp đồng
vận tải, trả cước phí vận tải hoặc thu xếp việc vận tải và thông quan xuất khẩu. Người mua có
nghĩa vụ thông quan nhập khẩu (trừ DDP là người bán thực hiện). Rủi ro chuyển giao từ
người bán sang người mua tại nơi đến (người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng).

Câu 15. Phân tích ý nghĩa "thông thường" trong nghĩa vụ thuê tàu của người bán trong điều
kiện CFR và CIF (Incoterms 2020).

Theo Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu
đến cảng nhập khẩu theo điều kiện CFR và CIF. Người bán chỉ cần thuê tàu theo cách "thông
thường", tức là theo thói quen, tiêu chuẩn, hoặc thị trường của ngành vận tải quốc tế.

Ý nghĩa của cụm từ "thông thường" trong nghĩa vụ thuê tàu của người bán là để giảm bớt áp
lực và rủi ro cho người bán, đồng thời tăng cường sự linh hoạt và tự do cho người mua.
Người bán không phải lo lắng về việc tìm kiếm tàu tốt nhất, rẻ nhất, hay nhanh nhất cho hàng
hóa của mình, mà chỉ cần đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến cảng đích theo hợp đồng
mua bán. Người mua có thể yêu cầu người bán thuê tàu theo ý muốn của mình, hoặc tự thuê
tàu và báo cho người bán biết. Người mua cũng có thể thương lượng với người bán về việc
chia sẻ chi phí và rủi ro của hợp đồng vận tải, nếu cả hai bên đồng ý.

Tóm lại, cụm từ "thông thường" trong nghĩa vụ thuê tàu của người bán trong điều kiện CFR
và CIF là để thể hiện sự cân bằng và hợp lý giữa hai bên trong việc phân chia trách nhiệm và
chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Câu 16. Trình bày về nghĩa vụ cung cấp bằng chứng giao hàng của người bán trong các điều
kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020.

 Nhóm E: không cần bằng chứng giao hàng

 Nhóm F:

 Bất kể bằng chứng nào mà người chuyên chở (do người mua chỉ định) cung cấp
cho người bán.

VD: Vận đơn đường biển, Biên lai thuyền phí, Đơn gửi hàng đường biển…

 Là 1 giấy tờ chứng nhận Sở hữu hợp pháp hàng hóa.


 Nhóm D:
 Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ thích
hợp để người mua có thể nhận được hàng.

 Là 1 giấy tờ chứng nhận Sở hữu hợp pháp hàng hóa.

 Nhóm C (đặc biệt là CIF):

 Người bán phải cung cấp chứng từ vận tải (hợp đồng/vận đơn, vì người bán có
nghĩa vụ vận tải (thuê tàu)

 Chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (A2).

 Chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ vận tải (A4).

 Chứng minh quyền Sở hữu hợp pháp hàng hóa.

You might also like