You are on page 1of 19

Phần 1

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chào các giá khác nhau xuất hàng sang Mỹ như
sau:
EXW Đà Lạt: 300 USD/ton
FOB Sài Gòn: 395 USD/ton
CIF New York: 500 USD/ton

Biết :

- Phí xuất khẩu bằng 0%

- Lệ phí hải quan xuất khẩu là 5 USD/ton

- Chi phí bốc hàng từ cơ sở + phí vận chuyển đến cảng + phí bốc hàng lên tàu
là 55 USD/ton

- Chi phí vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến New York Mỹ là 100 USD/ton.
Biết R=0.2%. Hỏi doanh nghiệp Mỹ chọn giá nào?

- i=0% với giá FOB, i=10% với giá CIF.

+EXW Đà Lạt: 300USD/ton

CIF(1)= 300+5+55+100+(1+10%)*0,2%*CIF

-->CIF(1)= 461USD/ton

+FOB Sài Gòn: 395 USD/ton

CIF(2)= 395+100+(1+10%)*0.2%*CIF

-->CIF(2)= 496USD/ton

+CIF New York: 500USD/ton

So sánh 3 giá CIF, ta thấy CIF(1) nhỏ nhất nên doanh nghiệp Mỹ sẽ chọn giá EXW
Đà Lạt.
Phần 2

Câu 1: So sánh incoterms 2000 với incoterms 1990.

Giống nhau: đều có 13 điều kiện - 4 nhóm

Khác nhau

 Incoterms 1990:
 FCA: giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định.
 FAS: người bán phải làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng
 DEQ: người bán phải giao hàng đã thông quan nhập khẩu và phải chịu
rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan
 Incoterms 2000:
 FCA: trong trường hợp địa điểm giao hàng được quy định trong hợp
đồng là xưởng của người bán thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng
được bốc lên phương tiện tiếp nhận do người mua đưa tới, và trong
các trường hợp khác thì việc giao hàng hoàn thành sau khi hàng được
đặt dưới quyền định đoạt của người mua và chưa dỡ khỏi phương tiện
của người bán.
 FAS: người bán phải: giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ
định, cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã
được đặt thực sự dọc mạn tàu. Còn người mua phải: kịp thời chỉ định
tàu chuyên chở, ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước Lấy giấy
phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất, chịu mọi rủi ro và tổn thất về
hàng kể từ khi hàng đã thực sự được giao dọc mạn tàu
 DEQ: bên thường trú tại nước hữu quan đảm nhận việc thông quan và
nộp thuế hải quan cũng như các loại chi phí khác.
Câu 2. Trình bày mục đích và phạm vi sử dụng của Incoterm

+ Mục đích của incoterms là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những
điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự
phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán
đến người mua.

+ Phạm vi áp dụng của Incoterm chỉ giới hạn trong những vấn đề liên quan tới
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với việc giao
nhận hàng hóa được bán ( với nghĩa “ hàng hóa hữu hình”, chứ không bao gồm “
hàng hóa vô hình”)

Câu 3: Việt Nam đã, đang và sẽ áp dụng những Incoterms nào?Tại sao?

FOB (Free On Board): Đây là một trong những Incoterms phổ biến nhất. Theo điều
khoản này, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu
đã được chỉ định, đồng thời chịu trách nhiệm xuất khẩu hàng hóa và thủ tục liên
quan. Người mua chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất
khẩu đến điểm đến cuối cùng

CIF (Cost, Insurance, and Freight): Theo điều khoản này, người bán là bên chịu
trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa và phải ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa từ
nơi giao hàng tới cảng đến đã được chỉ định.

EXW (Ex Works): Đây là một trong những Incoterms phổ biến khác. Theo điều
khoản này, người bán chỉ phải đặt hàng hóa sẵn sàng tại cơ sở của mình. Người
mua chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa từ cơ sở của người bán đến
điểm đến cuối cùng và chịu trách nhiệm cho các thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu.
Lý do mà Việt Nam sử dụng những Incoterms này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm quyền lợi và khả năng của các bên tham gia giao dịch, loại hàng hóa và quy
định pháp luật trong nước. Việc lựa chọn Incoterms phù hợp sẽ giúp đảm bảo rõ
ràng về trách nhiệm và phân chia chi phí, từ đó tăng tính minh bạch và tránh tranh
chấp trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế.

Câu 4

Incoterms có nhiều điều kiện giao hàng, trong đó doanh nghiệp Việt thường lựa
chọn xuất FOB, nhập CIF.
Điều kiện FOB: đây là điều kiện giao hàng do người bán phải giao hàng cho
người chuyên chở (do người mua chỉ định), và người mua đứng ra thuê, trả phí
cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm. Do vậy, người mua sẽ phải gánh chịu
hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Đứng ở góc độ người mua hàng, nếu
muốn mua được hàng với giá phải chăng họ sẽ chọn mua theo FOB dù cho trách
nhiệm trong việc vận chuyển quốc tế có nặng nề hơn. Bởi điều kiện FOB trách
nhiệm của nhà nhập khẩu nhiều hơn, phải xử lý hàng hóa từ cảng xuất đến cảng
nhập nên nhà nhập khẩu nước ngoài thường muốn nhập khẩu theo điều kiện FOB.
Bởi họ có kinh nghiệm hơn trong làm hàng xuất khẩu cũng như khả năng giải
quyết rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Ngược lại, ở điều kiện CIF thì người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập
khẩu, còn mọi vấn đề về bảo hiểm rủi ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán.
Theo đó, người mua sẽ tránh được tối đa những rủi ro trong quá trình vận chuyển
hàng hóa, và vì vậy Doanh nghiệp Việt sẽ thích nhập CIF hơn. Trách nhiệm đi đôi
với mức giá, với việc lựa chọn điều kiện CIF, nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ phải
nhập mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và
bảo hiểm hàng hóa.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi
nhập khẩu hàng hóa bởi khả năng vận chuyển hàng hóa , làm Logistics của họ vẫn
còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các
doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm.
Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm
hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí
bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…vì vậy, các công ty
xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách nước
ngoài.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn
khi đàm phán lựa chọn điều kiện Incoterms. Bởi năng lực Logistics & khả năng
cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam ngày càng phát triển.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn khi thực hiện giao dịch mua bán
quốc tế và biết cách tính toán các chi phí phát sinh, lường trước các rủi ro có thể
xảy ra và ứng phó linh hoạt với từng tình huống xấu nhất có thể khi xuất nhập
khẩu hàng hóa.

Câu 5

Trên cương vị là một nhà quản trị, em nghĩ Việt Nam không nên tiếp tục xuất khẩu
theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF mà thay vào đó là nhập FOB
xuất CIF, Vì quyền chủ động phương tiện thuộc về nhà kinh doanh xuất khẩu Việt
Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhận ưu đãi mà hãng tàu dành cho, có thể
chọn lựa được những hãng tàu rẻ hơn giá đã tính cho nhà nhập khẩu bên kia; hơn
nữa, khi thuê những hãng tàu của Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận
được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả
cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng; kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vì
thế cũng tăng, giảm được ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành vận
tải biển Việt Nam phát triển.
Nói cách khác, khi giao hàng giá CIF, đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ
thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp
thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số
tiền cao hơn. Doanh nghiệp sẽ rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ
thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ
thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại
cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.
Khi nhập khẩu giá FOB, các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn, ngoài
ra, nếu nhập giá CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau khoảng 3 ngày họ đã
điện đòi tiền, nhưng nhập FOB thì khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu
mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị dồn vốn, hoặc không phải trả
lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, do đó giảm được giá thành hàng nhập
khẩu.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp Việt chủ động được mọi vấn đề về vận tải quốc tế, bảo
hiểm và trau dồi thêm kinh nghiệm về vận chuyển hàng hóa thì nên nhập FOB và
xuất CIF

Câu 6: So sánh 2 điều kiện FOB và CIF. Theo anh ( chị ) xuất khẩu theo điều
kiện FOB có an toàn hơn xuất khẩu theo điều kiện CIF không? Tại sao?

 Điều kiện FOB “Free On Board”: Giao lên tàu


 Người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu, hàng được xếp xong
lên boong tàu, với tình trạng tốt, cố định, an toàn, đúng vị trí -> Người
bán chuyển giao rủi ro.
 Người bán làm thông quan xuất khẩu
 Người mua ký hợp đồng vận tải, tự mua phí bảo hiểm, thông quan
nhập khẩu
 phạm vi: cho vận tải đường biển
 Điều kiện CIF “ Cost, Insurance and Freight” : Tiền hàng, bảo hiểm và cước
 Người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu, là điểm chuyển giao
rủi ro.
 Người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
 Người bán ký hợp đồng vận tải ( thuê tàu chở hàng tới nước nhập
khẩu ), trả tiền phí thuê tàu.
 Người bán mua bảo hiểm
 phạm vi: cho vận tải đường biển
 Theo nhóm em: xuất khẩu theo điều kiện FOB an toàn hơn xuất khẩu theo
điều kiện CIF. Vì một số lý do dưới đây:
 Chuyển giao rủi ro:
 FOB: Người bán chỉ chịu trách nhiệm đến khi hàng hóa được đặt lên tàu tại
cảng xuất khẩu. Tức là, sau khi hàng hóa vượt qua mép tàu, người mua chịu
trách nhiệm về mọi rủi ro, bao gồm cả trong quá trình vận chuyển đến cảng
nhập khẩu.
 CIF: Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu.
 Bảo hiểm:
 FOB: Người mua phải tự mua bảo hiểm cho hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến
cảng nhập khẩu.
 CIF: Người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá
trình vận chuyển đến cảng nhập khẩu.
 Thủ tục hải quan:
 FOB: Người mua tự thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu.
 CIF: Người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu
Câu 7. So sánh 2 điều kiện FOB và CIF. Theo anh ( chị ) nhập khẩu theo điều
kiện FOB có nguy hiểm hơn nhập khẩu theo điều kiện CIF không? Tại sao?

 Điều kiện FOB “Free On Board”: Giao lên tàu


 Người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu, hàng được xếp xong
lên boong tàu, với tình trạng tốt, cố định, an toàn, đúng vị trí -> Người
bán chuyển giao rủi ro.
 Người bán làm thông quan xuất khẩu
 Người mua ký hợp đồng vận tải, tự mua phí bảo hiểm, thông quan
nhập khẩu
 phạm vi: cho vận tải đường biển
 Điều kiện CIF “ Cost, Insurance and Freight” : Tiền hàng, bảo hiểm và cước
 Người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu, là điểm chuyển giao
rủi ro.
 Người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
 Người bán ký hợp đồng vận tải ( thuê tàu chở hàng tới nước nhập
khẩu), trả tiền phí thuê tàu.
 Người bán mua bảo hiểm
 phạm vi: cho vận tải đường biển
 Theo nhóm em: nhập khẩu theo điều kiện FOB nguy hiểm hơn nhập khẩu
theo điều kiện CIF. Vì một số lý do dưới đây:
 Chuyển giao rủi ro:
 FOB: Người bán chuyển giao rủi ro khi hàng hóa được đặt lên tàu tại cảng
xuất khẩu. Tức là, sau khi hàng hóa vượt qua mép tàu, người mua chịu trách
nhiệm về mọi rủi ro, bao gồm cả trong quá trình vận chuyển đến cảng nhập
khẩu.
 CIF: Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu.
Người mua chỉ phải lo lắng về rủi ro sau khi hàng hóa đã vượt qua mép tàu
tại cảng nhập khẩu.
 Bảo hiểm:
 FOB: Người mua phải tự mua bảo hiểm cho hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến
cảng nhập khẩu. Nếu không có bảo hiểm, họ có thể phải chịu mất mát nếu có
sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển.
 CIF: Người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá
trình vận chuyển đến cảng nhập khẩu. Do đó, người mua không cần lo lắng
về việc tự mua bảo hiểm và có sự bảo vệ tốt hơn.
 Thủ tục hải quan:
 FOB: Người mua phải tự thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu. Điều này đòi
hỏi họ phải có kiến thức và kinh nghiệm về quy trình và các yếu tố liên quan
đến hải quan.
 CIF: Người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, giảm bớt gánh nặng
cho người mua và đảm bảo rằng các thủ tục hải quan được thực hiện đúng
cách.

Câu 8. Hãy so sánh các cặp điều kiện trong Incoterms 2000: FOB và FCA,
CFR và CPT, CIF và CIP. Hãy cho biết vì sao “Khi hai bên không có ý định
giao hàng qua lan can tàu”, thì nên sử dụng điều kiện FCA thay cho FOB,
CPT thay cho CFR, CIP thay cho CIF?

*FOB và FCA
FCA FOB

Địa điểm -Tại cơ sở NB: NB xếp hàng lên Nb giao hàng lên tàu tại
giao hàng ptvc do người chuyên chở đem cảng XK, hàng được xếp
đến(NM thuê) xong lên tàu với tình trạng
-Không tại cơ sở NB: Người bán tốt, cố định, an toàn, đúng
xếp hàng từ kho lên phương tiện vị trí.
của người bán sau đó chở tới nơi
giao hàng quy định. Sau đó NM tự
dỡ hàng xuống.

Điểm Khi hàng giao cho người chuyên Hàng qua hẵn lan can tàu
chuyển chở đầu tiên tại cảng bốc.
giao rủi ro

Điểm Tại cơ sở của người bán hoặc ngoài Hàng qua hẵn lan can tàu
chuyển cơ sở của người bán theo quy định. tại cảng bốc.
giao chi
phí

Hợp đồng NM kí kết HĐVT, không yêu cầu NM kí kết HĐVT, không
vận tải và mua BH yêu cầu mua bảo hiểm
bảo hiểm

Thủ tục hải NB thông quan XK, NM thông NB thông quan XK, NM
quan quan NK thông quan NK

Phạm vi áp Mọi phương thức Chỉ được sử dụng cho


dụng phương thức vận tải biển
và thủy nội địa.

*CFR và CPT

CFR CPT

Địa điểm giao Giao hàng lên tàu tại cảng NB giao hàng cho NCC đầu tiên ở
hàng XK nước XK

Điểm chuyển Qua hẳn lan can tàu tại cảng Là nơi hàng giao xong cho người
giao rủi ro bốc. chuyên chở đầu tiên do người bán
chỉ định.

Điểm chuyển Trên tàu tại cảng đến quy Tại nơi đến quy định.
giao chi phí định.

Hợp đồng vận NB kí kết HĐVT, không yêu NB kí kết HĐVT, không yêu cầu
tải và bảo hiểm cầu mua BH mua BH

Thủ tục hải NB thông quan XK, NM NB thông quan XK, NM thông
quan thông quan NK quan NK

Phạm vi áp chỉ được sử dụng cho Mọi phương thức


dụng phương thức vận tải biển và
thủy nội địa.

*CIF và CIP

CIF CIP
Địa điểm giao Giao hàng lên tàu tại cảng NB giao hàng cho NCC đầu tiên
hàng XK ở nước XK

Điểm chuyển Qua hẳn lan can tàu tại cảng Nơi hàng giao xong cho người
giao rủi ro bốc. chuyên chở đầu tiên do người
bán chỉ định.

Điểm chuyển Trên tàu tại cảng đến quy Tại nơi đến quy định
giao chi phí định

Hợp đồng vận NB kí kết HĐVT và HĐBH NB kí kết HĐVT và HĐBH


tải và bảo hiểm

Thủ tục hải NB thông quan XK, NM NB thông quan XK, NM thông
quan thông quan NK quan NK

Phạm vi áp Chỉ được sử dụng cho Mọi phương thức.


dụng phương thức vận tải biển và
thủy nội địa.

*“Khi hai bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu”, thì nên sử dụng điều
kiện FCA thay cho FOB, CPT thay cho CFR, CIP thay cho CIF?

-Sử dụng FCA thay cho FOB:


+FOB (Free On Board) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm và chi phí cho việc
đưa hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu.
+FCA (Free Carrier) cho phép các bên thỏa thuận một địa điểm khác ngoài cảng
xuất khẩu để chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển. Điều này phù hợp khi
không có ý định giao hàng qua lan can tàu.
→Sử dụng FCA cho phép linh hoạt hơn trong việc chuyển giao hàng hóa tại một
địa điểm khác, như cảng nội địa hoặc nhà máy sản xuất, dễ dàng hơn so với việc
giữ nguyên FOB và chỉ thay đổi điểm chuyển giao hàng hóa.

-Sử dụng CPT thay cho CFR:


+CFR (Cost and Freight) đặc định rằng người bán chịu trách nhiệm và chi phí
cho việc vận chuyển hàng hóa đến cảng đến đã chỉ định.
+CPT (Carriage Paid To) mở rộng phạm vi của CFR bằng cách cho phép các bên
thỏa thuận một địa điểm khác ngoài cảng đến để chuyển giao hàng hóa cho người
vận chuyển.
→Sử dụng CPT thay cho CFR giúp tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc chuyển
giao hàng hóa tại một địa điểm khác như nhà máy sản xuất hoặc kho lưu trữ, phù
hợp với tình huống khi không có ý định giao hàng trực tiếp tại cảng đến.
-Sử dụng CIP thay cho CIF:
+CIF (Cost, Insurance, and Freight) yêu cầu người bán chịu trách nhiệm và chi
trả chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
+CIP (Carriage and Insurance Paid To) mở rộng phạm vi của CIF bằng cách cho
phép các bên thỏa thuận một địa điểm khác ngoài cảng đến để chuyển giao hàng
hóa cho người vận chuyển và chi trả chi phí bảo hiểm.
→Sử dụng CIP thay cho CIF cho phép nâng cao sự linh hoạt trong việc chuyển
giao hàng hóa tại một địa điểm khác và đồng thời đảm bảo rằng hàng hóa được bảo
hiểm trong quá trình vận chuyển.

Câu 9
Xuất khẩu: TPHCM
Nhập khẩu: Indonesia
TH1
Người bán: giao hàng tại cảng bốc hàng quy định
Người mua: +chịu trách nhiệm về thủ tục xuất nhập khẩu và mọi việc khác đều do
người mua tự lo
Chọn FAS vì người bán có trách nhiệm đưa hàng hóa tới cảng bốc hàng quy định.
Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được
chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua
chịu.
TH2
Người bán: giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng, chịu chi phí san hàng và thủ tục
nhập khẩu
Người mua: lo thuê tàu và mua bảo hiểm
Chọn FOB vì người bán chịu chi phí làm thủ tục thông quan xuất khẩu tại cảng
xuất khẩu và chịu chi phí, rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng
bốc hàng. Sau khi hàng hóa được giao lên tàu người mua chịu trách nhiệm kể từ
thời điểm này trở đi.
TH3
Người bán: lo thuê tàu và mua bảo hiểm để đưa hàng tới cảng đến.
Người mua: lo việc còn lại
Chọn CIF vì là người bán có trách nhiệm chịu chi phí mua bảo hiểm và vận chuyển
hàng hóa đến cảng biển nơi quy định. Rủi ro chuyển giao từ người bán sang người
mua sau khi hàng hóa vượt qua mép tàu tại cảng xuất khẩu.
TH4
Người bán: lo thuê tàu để vận chuyển hàng hóa tới cảng đến
Người mua: lo bảo hiểm
Chọn CFR vì người bán có trách nhiệm chịu chi phí và vận chuyển hàng hóa đến
cảng biển đích được chỉ định. Người mua chịu trách nhiệm chịu rủi ro và chi phí từ
khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển.
Câu 10

Xuất khẩu: Tp HCM

Nhập khẩu: Mỹ

TH1:

- Người bán: + giao hàng tại kho: EXW

- Người mua: + Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa:EXW

+ làm thủ tục xuất khẩu: EXW,FCA,FAS,FOB,CFR,CIF

Đáp án: EXW

TH2:

- Người bán: + Thuê tàu: CFR, CIF, CPT,CIP,DAP, DPU, DPT ( Lọc lần 1)

+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa: CIF, CIP( lọc lần 2 )

- Người mua: làm mọi việc còn lại người mua làm thủ tục xuất nhập khẩu lọc
lần 3 loại người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất nhập khẩu, chỉ còn lại CIP đáp
ứng yêu cầu

Đáp án : CIP

TH3:

- Người bán: + Thuê PTVT: CFR, CIF, CPT,CIP,DAP, DPU, DPT ( Lọc lần
1)
- Người mua: + Tự mua bảo hiểm cho hàng hóa: Lọc lần 2 loại bỏ những điệu
kiện người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm, còn lại điều kiện CFR, CPT đáp
ứng yêu cầu

Đáp án: CFR

TH4:

- Người bán: + Giao hàng tại cảng bốc hàng: FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP
( lọc lần 1)

+ làm thủ tục xuất khẩu: tất cả điều kiện trên đều đáp ứng (lọc lần 2)

- Người mua: + làm mọi việc còn lại (thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo
hiểm). Lọc lần 3, chúng ta loại những điều kiện mà người bán có nghĩa vụ thuê
PTVT, mua bảo hiểm ở trên, còn lại những điều kiện đáp ứng yêu cầu: FAS, và
FOB. Với điều kiện FOB: giao hàng trên tàu ở cảng XK, còn FAS là giao hàng
dọc mạng tàu, hàng vẫn còn nằm tại cảng mà chưa xếp lên tàu, nên sẽ chọn điều
kiện FAS.

Đáp án: FAS

Câu 11

-Trường hợp 1:

+ Người bán: - giao hàng tại cảng bốc hàng: lọc lần 1 có các điều kiện đáp ứng yêu
cầu là: FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP.

- làm thủ tục xuất khẩu: lọc lần 2: tất cả các điều kiện trên đều đáp
ứng
+ Người mua: - làm mọi việc còn lại- điều này có nghĩa là người bán chỉ có nghĩa
vụ giao hàng tại cảng bốc hàng là hết nghĩa vụ, người mua tự thuê PTVT, mua bảo
hiểm... Từ đây, lọc lần 3, còn lại những điều kiện đáp ứng yêu cầu: FAS và FOB.
Với điều kiện FOB: giao hàng trên tàu ở cảng XK, còn FAS là giao hàng dọc mạng
tàu, hàng vẫn còn nằm tại cảng mà chưa xếp lên tàu, nên ta sẽ chọn điều kiện FAS
Đáp án là FAS.
-Trường hợp 2:
+Người bán: chịu trách nhiệm trách nhiệm dỡ hàng: lọc lần 1 có các điều kiện đáp
ứng yêu cầu là DPU và DDP
+Người mua: làm thủ tục nhập khẩu: lọc lần 2 ta chọn điều kiện DPU
Đáp án là DPU
-Trường hợp 3:
+Người bán: người bán thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa, lọc lần 1 có các
điều kiện là CIF và CIP
Đáp án: CIF, CIP
-Trường hợp 4:
+Người bán: thuê PTVT, lọc lần 1 ta có các điều kiện đáp ứng là CFR, CPT, CIF,
CIP, DAP, DPU và DDP
+Người mua: mua bảo hiểm cho hàng hóa, lọc lần 2 ta có các điều kiện đáp ứng là
CFR, CPT, DAP, DPU và DDP
Đáp án: CFR, CPT, DAP, DPU và DDP
Câu 12
-Trường hợp 1:
+Người bán: người bán cung cấp hàng an toàn tại cảng đến: DAP, DPU và DDP.
+Người mua: dỡ hàng và làm thủ tục nhập khẩu: lọc lần 2 ta có điều kiện đáp ứng
là DAP
Đáp án: DAP
-Trường hợp 2:
+Người bán: thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa, lọc lần 1 ta có các điều kiện
đáp ứng là CIF và CIP.
Đáp án: CIF, CIP
-Trường hợp 3:
+Người bán: giao hàng lên tàu tại cảng đi, chịu chi phí san xếp hàng và làm thủ tục
xuất khẩu
+Người mua: làm các việc còn lại
→ta có điều kiện đáp ứng là FOB
Đáp án: FOB
-Trường hợp 4:
+Người bán: thuê tàu, lọc lần 1 ta có các điều kiện đáp ứng là CFR, CPT, CIF,
CIP, DAP, DPU và DDP
+Người mua: tự mua bảo hiểm cho hàng hóa, lọc lần 2 ta có các điều kiện đáp ứng
là CFR, CPT, DAP, DPU và DDP
Đáp án: CFR, CPT, DAP, DPU và DDP
Câu 13

1. Có
2. Có
3. Có
4. Có
5. Có
6. Có

=> Chọn CIF


Câu 14
1. Có
2. không
3. không
4. không
5. Có
6. Có
=> Chọn: FOB

You might also like