You are on page 1of 4

CÂU HỎI THỰC HÀNH MÔN KHAI THÁC THƯƠNG VỤ

HÀNG HẢI
1 Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện EXW? Nếu trong quá trình xếp dỡ
hàng hóa lên phương tiện vận tải tại kho người bán, hàng hóa bị rơi → hư hỏng, ai
chịu trách nhiệm?
- Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện EXW :
Đối với người bán, lợi thế của EXW là rõ ràng, rằng họ chỉ bao gồm phạm vi
trách nhiệm và chi phí tối thiểu. Đối với người mua, thỏa thuận EXW cũng
có thể mang lại lợi ích. Vì chi phí vận chuyển và trách nhiệm đứng về phía
người mua, họ có thể kiểm soát toàn bộ quá trình vận chuyển để đảm bảo
sản phẩm an toàn. Phương thức vận chuyển thuận lợi cho việc vận chuyển
địa phương tiếp theo. Ngoài ra, người mua cũng có thể dự đoán chi phí tốt
hơn và tránh người bán tính phí vận chuyển cao hơn.

- Nếu trong quá trình xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện vận tải tại kho người
bán, hàng hóa bị rơi → hư hỏng, người chịu trách nhiệm chính là người
mua vì giao hàng tại xưởng ( EXW ) nghĩa là người bán giao hàng chưa
thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán . Người bán
không bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua thuê. Mọi rủi ro liên
quan tới hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi
giao hàng như vậy . Người mua phải chịu chi phí + rủi ro bốc hàng lên
phương tiện vận tải đến nhận hàng tại xưởng của người bán. Tóm lại theo
quy định của EXW , nếu có rủi ro , hàng hóa hư hỏng trong quá trình xếp dỡ
hàng , thì người mua phải gánh chịu mọi rủi ro và chi phí , trong khi thực tế
người bán là người thực hiện việc này tại kho của họ và bằng công nhân của
chính họ.
2 Một hợp đồng mua bán theo FCA, giao hàng chứa trong container, khi
người bán làm thủ tục hải quan phát hiện thấy bao bì bị rách, không đủ số
lượng, ai sẽ phải chịu rủi ro đó?. Khi ký FCA, nếu người bán giao hàng cho
người vận tải và nhận được “biên nhận đã bốc hàng” ,không phải là chứng
từ vận tải, như vậy có được không? Chi phí bốc dỡ hàng hóa lên phương
tiện vận tải theo FCA sẽ do ai chịu?
- Hợp đồng mua bán theo FCA, giao hàng chứa trong container, khi người
bán làm thủ tục hải quan phát hiện thấy bao bì bị rách, không đủ số lượng ,
người chịu rủi ro đó chính là người bán vì theo điều kiện FCA người bán
phải trả các chi phí cho việc: Sản xuất, kiểm tra chất lượng, dán nhãn, đóng
gói hàng hóa phù hợp. Khi hàng được vận chuyển bằng đường biển nếu là
hàng giao được chứa trong container thì các container sẽ phải được vận
chuyển và bốc xếp đến khu vực Terminal của cảng đi. Khi hàng được đưa
vào bến cảng và đã thông quan thành công thì trách nhiệm của bên bán
mới chấm dứt.
- Khi ký FCA, nếu người bán giao hàng cho người vận tải và nhận được “biên
nhận đã bốc hàng” ,không phải là chứng từ vận tải, như vậy là không được.
Vận đơn đường biển hay còn được hiểu là chứng từ vận tải do người
chuyên chở cấp cho người bán hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được
tiếp nhận để vận chuyển.Chứng từ có tác dụng như bằng chứng về giao
dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở. Cho nên chỉ có biên
nhận đã bốc hàng thì vẫn chưa đủ

- Chi phí bốc dỡ hàng hóa lên phương tiện vận tải theo FCA sẽ do bên mua
chi trả chi phí bốc dỡ hàng và phương tiện vận tải tại địa phương để vận
chuyển hàng hóa tới nơi giao hàng cuối cùng.

Câu 3:Khi người bán giao hàng dọc mạn tàu, vậy chủ tàu có cần cấp chứng
từ cho người bán không? Nếu không thì người bán sẽ lấy gì để chứng minh
đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng? Khi tàu đến trễ hơn hạn quy định hay
ngưng nhận hàng sớm hơn quy định thì ai chịu rủi ro?
- Khi người bán giao hàng dọc mạn tàu, chủ tàu không cần cấp chứng từ cho
người bán . Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người
mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo
mục A2 (Người bán phải giao hàng bằng cách, hoặc đặt hàng hóa dọc mạn
con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng (nếu có) do người
mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được giao
như vậy. Trong cả 2 trường hợp, người bán phải giao hàng vào ngày hoặc
trong thời hạn đã thỏa thuận theo cách thức thông thường tại cảng )
Câu 4:
Một tàu xuất khẩu 10.000T gạo, trong quá trình bốc hàng lên tàu, mưa
xuống và
một cửa hầm chưa đóng kịp, làm 200T gạo bị ướt. Ai sẽ chịu trách nhiệm
nếu ký FOB?
Hàng hoá được đóng trong container và giao cho người chuyên chở trước
khi xếp hàng
thì nên sử dụng điều khoản nào trong 3 điều khoản FCA, FAS và FOB
Câu 5:
Khi nào mua bán hàng hóa quốc tế nên lựa chọn điều kiện nhóm C của
Incoterms?
Khi mua bán theo điều kiện CFR Incoterms 2000, hàng bị chìm trên đường
vận chuyển thì
ai là người chịu rủi ro về hàng hóa?
Câu 6:
Một lô hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, trên đường vận chuyển do tránh
bão
phải đi đường vòng mất nhiều ngày nên hàng hóa bị giảm chất lượng. Hỏi
người mua có
thể từ chối nhận hàng hay không?
Câu 7:
Nếu người bán sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau thì rủi ro sẽ
được
chuyển giao tại đâu? Chi phí dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải sẽ do
ai chịu trách
nhiệm?
Câu 8:
Khi mua bán hàng hóa đóng trong container giao nhận theo điều kiện nhóm
C
Incoterms 2020, tàu chở hàng đã cập cảng rất lâu rồi mà người mua vẫn
chưa nhận được
bộ chứng từ do người bán chuyển cho để lấy hàng, hàng phải chịu lưu
container tại cảng,
vậy ai phải chịu chi phí lưu container đó?
Nếu một hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP, nhưng trong hợp
đồng
không nêu rõ mức bảo hiểm nào thì nhà xuất khẩu mua bảo hiểm như thế
nào?
Khi sử dụng điều kiện nhóm C, người mua có thể tham gia chỉ định tuyến
đường
vận tải hoặc tên một hãng vận tải theo ý mình không?
Khi hàng hoá được xuất khẩu theo điều kiện CFR hoặc CIF, đầu tiên hàng
được vận
chuyển bằng tàu biển từ Hải Phòng đến Hong Kong, tại Hong Kong hàng hoá
được chuyển
tải sang một con tàu khác để vận chuyển đến Thượng Hải. Việc giao hàng
xảy ra và rủi ro
về hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua tại Hải phòng
hay tại Hong
Kong?
Theo em khi xuất khẩu theo nhóm C thay cho nhóm F có lợi ích gì? Theo
thông lệ
việc mua bán thương mại thường diễn ra theo quan điểm “Mua FOB, bán
CIF”? Giải thích?
Câu 9:
Place ở trong các điều khoản có thể là những địa điểm nào?
Trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến do ai chịu?
Câu 10:
Khi nào nên ký kết hợp đồng mua bán theo nhóm D? Tại sao?
Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nhóm D và nhóm C. Sau khi nhận hàng
theo điều
kiện nhóm D, người mua mới phát hiện ra hàng hóa bị hư hại do quá trình
vận chuyển,
hỏi ai chịu rủi ro đó

You might also like