You are on page 1of 10

Incoterms 2020

E,F + địa điểm tại nước xuất khẩu


C,D + địa điểm tại nước nhập khẩu
Vd: FOB Hai Phong có nghĩa Việt Nam là nước xuất khẩu
CIF Hai Phong có nghĩa Việt Nam là nước nhập khẩu
Incoterms là các điều khoản thương mại( ra đời 1936 mới nhất 2020)
Điều chỉnh các vấn đề liên quan tới trách nhiệm của bên mua và bên bán, điểm chuyển giao rủi
ro, chi phí
Incoterms do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành
Named place- địa điểm chỉ định- nơi người bán hết trách nhiệm chi phí đối với lô hàng
Delivery point- địa điểm giao hàng- nơi người bán hết trách nhiệm rủi ro với lô hàng và là nơi
người bán hoàn thành nghĩa vụ bán hàng của mình.
EXW- Ex Works- Giao hàng tại xưởng

1- Delivery point = named place: địa điểm giao hàng chíng là địa điểm chỉ định.
2- Người bán giao hàng cho người mua khi hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của
người mua tại 1 địa điểm chỉ định ( nhà máy hoặc kho) và địa điểm chỉ định có thể là cơ
sở của người bán hoặc không.
3- Để giao hàng, người bán không cần bốc xếp hàng lên phương tiện, cũng không cần làm
thủ thục hải quan xuất khẩu.
4- Rủi ro, chi phí được chuyển giao khi hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người
mua(chưa xếp lên phương tiện)
5- EXW là điều kiện qui định trách nhiệm tối thiểu của người bán
6- EXW được sử dụng với mọi phương thức vận tải
7- Cước tàu được trả ở cảnh nhập khẩu
➢ Bên bán muốn xuất khẩu những không đủ khả năng làm bất cứ việc gì liên quan đến lô
hàng như: vận chuyển, khai hải quan, mua cước vận chuyển quốc tế, mua bảo hiểm,.. do
thiếu kinh nghiệm xuất khẩu thì nên ký hợp đồng theo điều kiện EXW. Lúc này, bên bán chỉ
cần đặt hàng hóa tại kho/xưởng của mình, bên mua sẽ trả tiền hàng (giá trị Invoice) và cho
người đến mang hàng đi.
FCA- Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở

1- Delivery point- named place: địa điểm giao hàng chính là địa điểm chỉ định
2- Người bán giao hàng cho người mua bằng 1 trong 2 cách:
+ Địa điểm chỉ định là kho của người bán, hàng được giao khi chúng được bốc lên
phương tiện vận tải do người mua sắp xếp.
+ Địa điểm chỉ định là nơi khác, hàng được giao khi hoàn thành việc bốc lên phương tiện
vận tải của người bán, tới địa điểm chỉ định sẵn sàng dỡ xuống đặt dưới quyền định
đoạt của người mua.
3- Địa điểm giao hàng chính là nơi chuyển giao chi phí và rủi ro
4- FCA qui định người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu
5- FCA được sử dụng với mọi phương thức vận tải
6- Cước tàu được trả ở cảng nhập khẩu
➢ Bên bán có khả năng vận chuyển nội địa, làm thủ tục hải quan xuất khẩu (tự đóng thuế
xuất khẩu). Bên bán dự tính trước chi phí này, tính vào tiền hàng sẽ bán cho bên mua và kí
theo điều kiện FCA.

FAS – Free Alongside Ship – Giao hàng dọc mạn tàu

1- Delivery point= named place: địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi:
+ Hàng được đặt dọc mạn tàu (chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng)
3- FAS yêu cầu người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu
4- FAS sử dụng với phương thức vận tải biển và thuỷ nội địa
5- Cước tàu trả ở cảng nhập khẩu
FOB – Free On Board – Giao hàng trên tàu

1- Địa điểm giao hàng chính là địa điểm chỉ định


2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên boong
tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng được chỉ định.
3- FOB yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
4- Được sử dụng với phương thức vận tải biển và thuỷ nội địa
5- Cước tàu được trả ở cảng nhập

CPT – Cariage Paid To - Cước phí trả tới


1- Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định( rủi ro và chi phí được phân chia ở hai điểm
khác nhau
2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro khi
+ Hàng được giao cho người chuyên chở hoặc một người khác được chỉ định bởi người
bán (người bán không phải đảm bảo hàng sẽ tới điểm đến trong tình trạng tốt và
nguyên vẹn)
3- CPT yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm trả cước vận chuyển quốc tế
4- Sử dụng với mọi phương thức vận tải
CIP – Carriage & Insurance Paid to- Cước phí và bảo hiểm trả tới

1- Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định ( rủi ro và chi phí được phân chia ở hai điểm
khác nhau)
2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro khi hàng được giao cho người chuyên chở
hoặc một người khác được chỉ định bởi người bán ( người bán không đảm bảo hàng sẽ
tới điểm đến trong tình trạng tốt và nguyên vẹn)
3- CIP yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm trả cước phí vận chuyển và mua bảo hiểm
cho lô hàng hoá ở mức cao nhất (mức A)
4- Sử dụng với mọi phương thức vận tải
5- Bên mua vẫn phải chịu rủi ro về mất mát và hư hỏng lô hàng trong quá trình vận chuyển

CFR – Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí

1- Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định


2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên boong
tàu ( người bán hết trách nhiệm khi hàng được đặt an toàn trên boong tàu)
3- CFR yêu cầu người bán trả cước phí vận chuyển
4- Sử dụng với phương thức vận tải biển và thuỷ nội địa
CIF - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

1- Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định


2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro khi hàng được đặt trên boong tàu ( người
bán hết trách nhiệm khi hàng được đặt an toàn trên boong tàu)
3- CIF yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm trả cước phí vận chuyển quốc tế và mua
bảo hiểm cho hàng hoá ở mức thấp nhất ( loại C hoặc tương đương)
4- Sử dụng với phương thức vận tải biển và thuỷ nội địa

DAP- Delivered At Place- Giao hàng tại điểm đến

1- Địa điểm giao hàng cũng là địa điểm được chỉ định
2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng đặt dưới quyền định
đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng dỡ tại điểm đến.
3- Mọi rủi ro cũng như chi phí. Phát sinh trước thời điểm giao hàng đều do người bán chịu
4- DAP yếu cầu người bán trả cước vận chuyển quốc tế, thông quan xuất khẩu
5- Sử dụng với mọi phương thức vận tải

DPU- Delivered At Place Unloaded- Giao hàng tại địa điểm đã dỡ xuống
1- Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm được chỉ định
2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua ngay khi hàng được dỡ xuống
từ phương tiện vận tải và đặt dứoi quyền định đoạt của người mua tại điểm được chỉ
định.
3- DPU là điều kiện duy nhất yêu cầu người bán dỡ hàng xuống ( tự chịu rủi ro và chi phí)
tại nước nhập khẩu
4- Yêu cầu người bán chịu trách nhiệm trả cước vận chuyển quốc tế
5- Yêu cầu người mua chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu, thông quan cho hàng hoá tại
nước nhập khẩu
6- Sử dụng với mọi phương thức vận tải

DDP- Delivered Duty Paid- Giao hàng đã thông quan NK

1- Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
2- Người bán giao hàng và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng hoá đã thông quan
Nk, đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ
xuống tại điểm chỉ định
3- Sử dụng với mọi phương thức vận tải

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN


Phương thức chuyển tiền
- Chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân
hàng phục vụ của mình chuyển tiền cho người khác (người hưởng lợi) ở một thời gian và
địa điểm nhất định tại quốc gia khác.
- Có hai hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư ( mail transfer M/T,ngân hàng
chuyển tiền trực tiếp gửi lệnh chuyển tiền bằng thư cho ngân hàng đại lý) và chuyển tiền
bằng điện (telegraphic transfer)
- trong giao dịch chuyển tiền, các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian giữa người
chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng được nhận hoa hồng thanh toán và không bị
ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào trong quan hệ của người chuyển tiền và người
nhận tiền.
- Remitter: người chuyển tiền, người nhập khẩu
Beneficiary: người hưởng lợi, người xuất khẩu
Remitting bank: ngân hàng chuyển tiền phục vụ người chuyển tiền
Paying bank: ngân hàng trả tiền cho người hưởng lợi và thường là đại lí của ngân hàng
chuyển tiền

người xuất khẩu thực hiện nghĩa vụ


trong hợp đồng như giao hàng,..
chuyển
cầu Nh
tiền, yêu
chuyển
lệnh
NK lập

NH kiểm
tra và gửi trả
giấy báo nợ tiền
cho NK Phát lệnh thanh toán

- Ưu điểm:
+ Đơn giản và thuận tiện
+ Thời gian chuyển tiền ngắn: người thụ hưởng nhanh chóng nhận được tiền
+ Phí ngân hàng cho hình thức này không cao
- Nhược điểm :
+ không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của hai bên mua và bán. Chu chuyển hàng hóa dịch
vụ có thể tách rời chu chuyển tiền do đó có thể dẫn đến những rủi ro.
- Với TT trước: Bên nhập khẩu trả tiền trước nhưng bên xuất khẩu chậm chễ hoặc không
giao hàng
- Với TT sau: Bên xuất khẩu giao hàng rồi nhưng bên nhập khẩu không trả tiền
Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian nhanh -> nếu phát hiện sai
sót -> khó điều chỉnh. Phương thức này chỉ thường được lựa chọn trong thanh toán quốc tế mà
người mua và người bán có quan hệ buôn bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, hoặc phụ
thuộc nhau và/hoặc giá trị hàng không lớn, thời gian giao hàng nhanh.
Phương thức ghi sổ
Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một
cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định
kì như đã thoả thuận

- Căn cứ ghi sổ dựa vào giá trị hoá đơn thương mại (commercial invoice- hoá đơn thanh
toán giữa ng bán và người mua)
- Sổ của ng bán mới có hiệu lực pháp lý
- Giá trị hoá đơn không bao giờ lớn hơn giá trị hợp đồng, có thể nhỏ hơn vì chia làm nhiều
đợt giao hàng.
- Hai bên kí hợp đồng phải tin cậy lẫn nhau
Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người có các khoản tiền phải thu uỷe thác cho
ngân hàng của mình thu hộ trên cơ sở chứng từ ( chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại)
- Drawee : Người nhập khẩu/ người trả tiền
Principal: người xuất khẩu/ ng hưởng lợi
Remitting Bank : ngân hàng ở nước XK và nhận sự uỷ thác nhờ thu
Presenting Bank: Ngân hàng ở nước NK, thực hiện chuyển giao chứng từ cho ng NK
Văn bản pháp lý điều chỉnh : URC522-1995
- Nhờ thu trơn: là việc người bán có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (hối phiếu,
kỳ phiếu, séc, hoá đơn thu tiền) nhưng không tự thu được nên uỷ thác cho ngân hàng
thu hộ( không kèm chứng từ thương mại)
sau khi nhà XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình thì sẽ gửi hối phiếu và lệnh nhờ
thu tới ngân hàng. Ngân hàng chuyển chứng từ, lệnh nhờ thu, hối phiếu đến nhà NK và
yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ
thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính.
sau khi nhà XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình thì sẽ gửi hối phiếu và bộ chứng
từ thương mại đến ngân hàng nhờ thu. nếu nhà NK chấp nhận thanh toán thì ngân hàng
mới trao bộ chứng từ cho người NK nhận hàng hoá.
+ các hình thức thu kèm chứng từ
D/A( documents against acceptance) nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ: tức là
nhận được chứng từ khi kí giấy chấp nhận thanh toán hối phiếu ( trả chậm)
D/P(documents against Payment) nhờ thu trả tiền trao chứng từ nhận được chứng từ
khi thanh toán đầy đủ tiền hàng

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ


- Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit) là một sự cam kết, thoả thuận giữa
người nhập khẩu và ngân hàng nhập khẩu, Cam kết thanh toán 1 khoản nhất định cho
người xuất khẩu nếu người xuất khẩu tuân thủ điều khoản của thư tín dụng
- Nếu ng mua đã trả trước tiền thì ngân hàng cho vay gì? Vay uy tín
tại sao gọi là tín dụng chứng từ ?vì có thể vay tiền hoặc vay uy tín. Có ngân hàng đứng ra
cam kết cho người bán dựa trên bộ chứng từ
tất cả quyết định dựa trên bộ chứng từ chứ không phải hàng hoá
- Applicant for L/C : người mở L/c ( người nhập khẩu)
Beneficiary: người thụ hưởng ( XK)
Issuing bank : ngân hàng phát hành
Advising bank: ngân hàng thông báo
- Hai bên mua,bán kí kết hợp đồng->. Ng nk đến ngân hàng mở thư tín dụng-> nh phát
hành thư-> chuyển cho nh tb-> nhtb thông báo cho ng xk-> ng xk ktra xem có thực hiện
được những thư tín dụng ko-> xk giao hàng-> xk lập bộ chứng từ và hối phiếu gửi đến
nhtb-> nhtb chuyển bộ chứng từ đến nh phát hành -> nhph kiểm tra chứng từ và yêu
cầu ng nhập khẩu thanh toán, thanh toán xong sẽ trao lại bộ chứng từ để đi nhận hàng-
> nhph chuyển tiền cho nhtb
- Văn bản luật điều chỉnh - UCP 600 - ISBP
- lưu í Các phiên bản úp không phủ định lẫn nhau
- L/c phải dẫn chiếu qui định của ucp mới có hiệu lực có thể thực hiện khác đi qui
định ucp. hoặc bổ xung thêm các qui định mà ucp không đề cập
- ucp có giá trị pháp lý dưới luật quốc gia( khi sự cố xảy ra ấp dụng luật quốc gia
- Thông tin về thư tín dụng( số hiệu, ngày phát hành, hết hạn, nguồn luật điều chỉnh)
-chủ thể và số tiềnThông tin về hợp đồng ngoại thương( giao hàng, hàng hoá, incoterm)
-Trường thông tin quan trọng 1 loạt chứng từ nhà xuất khẩu phải xuất trình để dc thanh
toán( hoá đơn tm, vận đơn đng biển, packing list, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận
trọng lượng) tuỳ vào thoả thuận hai bên
-Các yêu cầu khác, ghi chú( phí, thời hạn, chiết khấu)

You might also like