You are on page 1of 8

2.2.

Thiết kế phương thức giao nhận

2.2.1. Tìm hiểu về Incoterms 2020

Incoterms là một bộ quy tắc được công nhận trên toàn cầu có chức năng hướng dẫn
bên bán và bên mua trong việc soạn thảo và thực hiệp hợp đồng vận chuyển hàng
hóa. Theo đó, các điều kiện giao hàng trong Incoterms 2020 sẽ phân chia rõ trách
nhiệm, nghĩa vụ, rủi ro, chi phí liên quan tới việc giao chuyển hàng hóa giữa người
mua và người bán. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc
giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một
số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình. Nội dung chính của các điều khoản này
phải kể tới 2 điểm quan trọng:

 Trách nhiệm của bên mua, bên bán


 Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang
người mua

Với phiên bản Incoterms 2020 sẽ bao gồm 11 điều kiện giao hàng, trong đó có 7
điều kiện giao hàng (EXW, FCA, CPT, CIP, DPU, DAP, DDP) thuộc vận tải đa
phương thức và 4 điều kiện ( FAS, FOB, CFR, CIF) thuộc vận tải đường biển và
thủy nội địa. So với phiên bản 2010 thì Incoterms cũng có một vài thay đổi nhất
định. Trong đó có điều kiện CIF Incoeterms 2020 quy định người bán phải mua
bảo hiểm cho hàng hóa và loại bảo hiểm mặc định phải mua bắt buộc là loại thấp
nhất (C). Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động
thương mại mang tính quốc tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy
tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống nhất trong thương thảo và kí kết
hợp đồng, giúp đẩy nhanh quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng, bên cạnh đó còn
giúp các bên giảm thiểu những rủi ro, hiểu lầm không đáng có. Tuy nhiên, việc
nắm rõ và hiểu bản chất Incoterms là điều rất cần thiết để không ảnh hưởng đến
quá trình đàm phán và thực hiện trong giao dịch thương mại quốc tế.

a. Tổng quan về CIF (Cost, Insurance and Freight), Incoterms 2020

CIF (Cost, Insurance and Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí có nghĩa hàng
hóa được giao lên tàu do chính người bán thuê tàu và sắp xếp sao cho hàng yên vị
trên tàu tại cảng giao hàng được chỉ định thuộc nước người bán. Người bán chịu
chi phí từ kho của mình cho tới khi đến cảng nhập khẩu.

Với CIF Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến
đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa
thuận trong hợp đồng hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải
nói trên. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang
người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu.

Tuy nhiên người bán sẽ phải chịu chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ
phải thuê tàu chuyên chở hàng. Ngoài ra ở CIF Incoterms 2020 thì người bán sẽ có
trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.

CIF Incoterms 2020 được sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Với CIF
Incoterms 2020 có 2 địa điểm quan trọng cần lưu ý là cảng đi và cảng đích. Cảng
đi là nơi rủi ro về hư hỏng và mất mát đối với hàng hóa được chuyển từ người bán
sang người mua tuy nhiên người bán lại phải chịu các chi phí vận tải đến cảng
đích. Tức là chuyển giao rủi ro và chi phí ở 2 địa điểm khác nhau chứ không xảy ra
đồng thời.

Ngoài ra ta biết rằng khi quy định thì hai bên sẽ ghi CIF + địa điểm tại cảng đích,
tuy nhiên vì chuyển giao rủi ro lại xảy ra ở cảng đi nên 2 bên cần cân nhắc việc
đưa một cách chi tiết địa điểm bốc hàng lên tàu vào hợp đồng để xác định rõ điểm
chuyển giao rủi ro.

Người bán sẽ phải mua bảo hiểm để bảo vệ cho quyền lợi của người mua nếu trong
quá trình hàng đi từ cảng đi tới cảng đích gặp phải vấn đề về mất mát hay hư
hỏng.Với CIF Incoterms 2020, mức bảo hiểm tối thiểu mà người bán phải mua vẫn
giữ nguyên so với bản 2010 là bảo hiểm mức C là mức thấp nhất.

b. Chi tiết CIF Incoterms 2020

+Về phân chia chi phí :

Người bán chịu:


Các chi phí liên quan đến việc đưa hàng tới cảng và bốc hàng liên phương tiện
chuyên chở.

Các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Chi phí thuê phương tiện vận tải chở hàng đến cảng đích

Chi phí chuyển các chứng từ vận tải đến cảng đích

Chi phí vận tải qua các nước quá cảnh theo hợp đồng vận tải

Chi phí kiểm soát chất lượng, cân nặng, số lượng hàng hóa trước khi đưa hàng lên
tàu

Chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa

Người mua chịu:

Trả tiền hàng cho người bán

Các chi phí liên quan đến thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho

Chi phí Local charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên
vận tải

Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho
người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.

Các chi phí phát sinh về thủ tục hải quan nếu có tại các nước quá cảnh

Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục
này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu

+ Nghĩa vụ của các bên :

Nghĩa vụ của người bán:


Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải.

Thuê tàu vận chuyển hàng hóa.

Kiểm soát chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa trước khi giao lên tàu.

Đóng gói đúng cách để bảo đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận
chuyển.

Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng như là các bản điện tử đến cảng đích cho người
mua.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức thấp nhất.

Nghĩa vụ của người mua:

Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm 2 bên quy định.

Chịu mọi rủi ro với hàng hóa khi tàu đã cập cảng đích.

Làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

Thông báo cho người bán chính xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời
gian nhận hàng.

+ Về việc chuyển giao hàng hóa:

Với CIF Incoterms 2020, việc chuyển giao rủi ro hàng hóa được coi là hoàn thành
khi người bán đưa được hàng lên trên tàu vận tải được chỉ định hoặc mua hàng có
điều kiện tương tự.

+ Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện CIF Incoterms 2020:

Người bán sẽ phải mua bảo hiểm để bảo vệ cho quyền lợi của người mua nếu trong
quá trình hàng đi từ cảng đi tới cảng đích gặp phải vấn đề về mất mát hay hư
hỏng.Với CIF Incoterms 2020, mức bảo hiểm tối thiểu mà người bán phải mua vẫn
giữ nguyên so với bản 2010 là bảo hiểm mức C là mức thấp nhất.
2.2.2. Lựa chọn hãng tàu

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta cần lựa chọn hãng vận chuyển có độ uy tín
và chất lượng dựa theo các yếu tố về giá cước, dịch vụ, thời gian vận chuyển, tác
động môi trường, thương hiệu...

Chọn một hãng vận chuyển hàng hóa, đặc biệt vận chuyển quốc tế là một quyết
định đầy thách thức và mang tính quyết định. Ngoài các yếu tố rõ ràng như dịch vụ
tại các đầu cảng và giá cước, còn có nhiều yếu tố khác mà chúng ta phải cân nhắc
khi lựa chọn hãng tàu.

Một số tiêu chí lựa chọn hãng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng container :

a. Dịch vụ tại cảng

Các hãng vận tải container thường triển khai dịch vụ trọn gói từ cửa tới cửa (door-
door), kết nối các cảng đi và cảng đến, đi kèm các dịch vụ hỗ trợ khác.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhiều công ty giao nhận vận chuyển sẽ
chào các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành đối
với hàng hóa nhập khẩu, cùng với dịch vụ vận chuyển quốc tế để thuận tiện cho
chủ hàng.

Tại hai đầu cảng, các công ty vận chuyển đường biển bằng container cũng kết hợp
dịch vụ vận vận tải đường đường bộ, bao gồm các phường tiện đầu kéo, xe chuyên
dụng, trang thiết bị, xếp, dỡ container, giao nhận tận kho... Sự kết hợp các dịch vụ
tại cảng đảm bảo sự nối dài và tạo thành chuỗi dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đa
phương thức, cũng như logistics.
Hãng vận tải được đưa vào diện xem xét phải có đủ năng lực đảm bảo phục vụ các
nhu cầu vận chuyển của khách hàng.

b. Giá cước

Giá cước là một yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn nhà vận tải và thường
là một trong những thông tin mà nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng được. Ngoài
phí dịch vụ, các chủ hàng sẽ kiểm tra chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi đối tác
tiềm năng.

Chủ hàng không nên đánh đổi giữa tiết kiệm giá cước và sự gia tăng của chi phí
khác phát sinh nhưu hàng tồn kho dư thừa, dự phòng, rủi ro hết hàng...

c. Vận chuyển trực tiếp hay chuyển tải

Các hãng vận tải có thể cung cấp hai sản phẩm riêng biệt cho các chủ hàng có nhu
cầu xuất khẩu đến các cảng quốc tế, giúp người gửi hàng có thể lựa chọn phù hợp
với yêu cầu của mình hơn. Đó là vận chuyển trực tiếp (tới cảng đích chỉ với một
con tàu) hoặc chuyển tải (lưu động vận chuyển hàng hoá bằng một hoặc nhiều con
tàu khác nhau).

Mỗi hình thức vận chuyển có ưu và nhược điểm riêng, các chủ hàng phải cẩn thận
đánh giá chi tiết từng loại vì khoảng cách liên quan, giá cước, thời gian vận chuyển
đường biển và độ tin cậy của lịch trình sẽ khác nhau đối với mỗi tuyến đường. Sự
lựa chọn tuyến đường của công ty sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất và giá
trị của hàng hóa, mức độ khẩn cấp của việc vận chuyển, kết nối trở đi, điều kiện
thời tiết, môi trường địa chính trị...

d. Dịch vụ khách hàng

Các chủ hàng nên chọn hãng vận chuyển nào có dịch vụ khách hàng tốt, và chủ
động trong việc xử lý các vấn đề của khách hàng. Bởi, trong quá trình vận chuyển,
các chủ hàng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào hãng vận chuyển để cập nhật
thường xuyên và báo cáo tình trạng hàng ngày.
Nếu hãng vận chuyển có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt, chủ hàng có thể được
đảm bảo cập nhật kịp thời, khả năng hiển thị và bảo mật hàng hóa, sự hỗ trợ chủ
động để đảm bảo việc giao hàng và hợp tác kịp thời từ hãng vận chuyển.

e. Thời gian vận chuyển

Đối với một số hàng đông lạnh có giá trị cao và khó bảo quản, hàng hóa thời vụ
như quần áo thời trang, quần áo theo mùa...chủ hàng hàng muốn lô hàng đến nơi
nhận càng nhanh càng tốt, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.

Thời gian vận chuyển ngoài việc phụ thuộc vào các dịch vụ tại cảng, còn dựa vào
sự lựa chọn tuyến vận chuyển và lịch trình của mỗi hãng tàu là như thế nào.

Các nhà cung cấp dịch vụ chậm hơn thường phải đưa ra mức giá thấp hơn để thu
hút người gửi hàng đặt chỗ với họ, trong khi những nhà cung cấp dịch vụ nhanh
hơn thì sẽ tính chi phí cao hơn. Do đó, chủ hàng cần đánh giá xem lợi ích chi phí
với thời gian vận chuyển để ra quyết định lựa chọn phù hợp và tốt nhất.

f. Sự ổn định và bền vững

Một hãng vận tải ổn định trên thị trường sẽ đảm bảo năng suất dịch vụ cho nhu cầu
vận chuyển của khách hàng. Về lâu dài, chủ hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi
thỏa thuận với một đối tác có vị thế ổn định trên thị trường và mức tăng trưởng bền
vững.

Mục đích là phát triển mối quan hệ cộng sinh và cùng có lợi, trong đó cả hai bên
đều nỗ lực tối ưu hóa các lợi thế chiến lược dài hạn hơn là những lợi ích ngắn hạn.
Vì lý do này, các công ty lớn thường thích hợp tác với các hãng vận tải nổi tiếng
hơn và thường tham gia vào các mối quan hệ hợp đồng nhiều năm và nhiều tuyến
đường thương mại.

g. Mối quan tâm về môi trường

Có một sự thật mà chúng ta cần phải thừa nhận rằng vận tải đường biển có những
tác động đầy tiêu cực đến môi trường sống của con người, mà cụ thể chính là môi
trường biển đang ngày càng ô nhiễm. Chính vì vậy, việc tập trung lớn vào tác động
môi trường của vận tải biển và những nỗ lực phối hợp nhằm giảm phát thải khí nhà
kính mà ngành vận tải biển gây ra, đang ngày càng gia tăng tỷ trọng trong các tiêu
chí lựa chọn mà các chủ hàng sử dụng để đánh giá và xếp hạng các hãng vận tải.
Giữa hai công ty danh tiếng, khách hàng ngày nay thường có xu hướng chọn công
ty thân thiện với môi trường hơn.

Theo những tiêu chí như trên công ty sẽ lựa chọn hãng tàu ONE để vận chuyển cho
lô hàng này vì các lí do sau:

Tổng quan về ONE: ONE là viết tắt của cụm từ tiếng anh ‘‘Ocean Network
Express’’, ONE được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2017 bởi sự hợp nhất của
‘K’ Line, MOL và NYK. Đó được xem là sự hợp nhất đáng chú ý tại thời điểm ấy
bởi vì NYK (Nippon Yusen Kaisha), MOL (Mitsui OSK Lines), K Line (Kawasaki
Kisen Kaisha) là ba hãng tàu lớn nhất của Nhật Bản.
ONE thuộc top hãng tàu lớn nhất thế giới, ONE có trụ sở chính được đặt tại
Singapore và Tokyo. Ngoài ra còn có các trụ sở khu vực được đặt ở London,
Richmond, Hồng Kong và Sao Paulo cùng các Văn phòng đại diện tại hơn 90 quốc
gia. ONE được biết đến nhiều nhất với phạm vi phủ sóng trên toàn cầu, cung cấp
dịch vụ phủ sóng rộng khắp với đội bay lớn thứ 6 trên thế giới. Các tuyến ONE
đang khai thác có thể kể đến :

 Châu Á – Bắc Mỹ
 Châu Á – Châu Âu
 Nội Âu
 Châu Âu – Châu Mỹ
 Đông Á
 Tây Á
 Châu Đại Dương
 Mỹ La Tinh
 Châu Phi

Quy mô đội tàu của ONE là 1.611.060 TEU, lớn thứ 6 trên thế giới (tính đến tháng
9 năm 2021). Các hoạt động sẽ được thực hiện thông qua đội tàu gồm 220 tàu,
trong đó có 46 tàu siêu lớn, chẳng hạn như tàu container 20.000 TEU lớn nhất thế
giới, trong mạng lưới dịch vụ bao phủ hơn 106 quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, ONE còn có các văn phòng đại diện được đặt tại Hải Phòng, Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng.

You might also like