You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Khoa: Quản lý công nghiệp và năng lượng

CHỦ ĐỀ: INCOTERMS NHÓM F

Môn học: Thanh Toán Quốc Tế

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Quỳnh Anh

Lớp: D16LOGISTICS1

Nhóm 11: Nguyễn Thị Phương Anh


Đinh Thị Yến Anh
Nguyễn Thị Hồng Mỹ
Nguyễn Huyền Trang
Vũ Thành Đạt
Trần Đức Giang

1
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2024

MỤC LỤC

A. Incoterms......................................................................................................2

I. Định nghĩa.....................................................................................................2

II. Sự khác nhau giữa Incoterms 2020 và 2010................................................3

B. Incoterms nhóm F.........................................................................................3

I. FCA................................................................................................................3

II. FAS................................................................................................................5

III. FOB.............................................................................................................6

IV. Phân biệt nhóm F trong Incoterms 2020..................................................7

C. Những điều cần lưu ý trong Incoterms nhóm F...........................................8

I. Vận chuyển nội địa.......................................................................................8

II. Thời gian và địa chỉ giao hàng......................................................................8

III. Chỉ định phương tiện vận tải....................................................................8

IV. Phí bốc hàng và cước phí chuyên chở......................................................9

V. “Cơ sở người bán” và “Phương tiện vận tải của người bán” theo FCA....10

VI. Điểm giao hàng theo FAS........................................................................10

VII. Di chuyển rủi ro theo FOB.......................................................................10

VIII. Thông quan quá cảnh và nhập cảnh.......................................................11

2
NỘI DUNG
A. Incoterms
I. Định nghĩa
- Incoterms ( International Commercial Terms) là tập hợp các điều kiện thương
mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng lao động ngoại
thương
- Incoterms là những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trong thực tiễn thương
mại quốc tế để phân chia trách nhiệm về chi phí và rủi ro với hàng hoá giữa
người bán và người mua trong giao nhận hàng hoá
- Incoterms chia thành 11 điều khoản, được chia thành 4 nhóm dựa trên căn cứ
theo trách nhiệm người bán tăng dần, bao gồm:
+ EXW ( EX WORKS)
+ Nhóm F ( FCA, FAS, FOB)
+ Nhóm C ( CFR, CIF, CPT, CIP)
+ Nhóm D ( DAP, DPU, DDP)

II. Sự khác nhau giữa Incoterms 2020 và 2010


1. Loại bỏ các điều kiện EXW, FAS
- Đối với INCOTERMS 2020 các điều kiện EXW và FAS sẽ không được áp dụng
một cách rộng rãi đối với các dịch vụ vận chuyển quốc tế. Thêm vào đó, có 1
số cách sử dụng của các điều kiện EXW và FAS sẽ bị mâu thuẫn với Bộ luật Hải
quan mới của EU.
- Đối với điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) hoàn toàn có thể được thay thế
bằng điều kiện FCA. Lý do là bởi bến tàu cũng là một phần nằm trong cảng
hàng hải.
- Điều kiện FAS trong INCOTERMS 2010 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Điển
hình như trong trường hợp tàu chuyển hàng đến trễ. Hàng hóa sẽ phải chờ ở
bến trong vài ngày hoặc có nhiều trường hợp tàu đến sớm nhưng người bán
vẫn chưa kịp chuẩn bị xong hàng hóa. Những điều này sẽ gây mất rất nhiều
thời gian cho cả 2 phía.

2. Mở rộng điều kiện FCA

3
- Khác với INCOTERMS 2010, trong INCOTERMS 2020 điều kiện FCA sẽ được
chia thành 2 điều kiện nhỏ là điều kiện FCA cho vận tải đường bộ và điều kiện
FCA vận tải đường biển.

3. Sửa đổi điều kiện FOB


- Trong INCOTERMS 2010 điều kiện FOB được quy định là không sử dụng cho
hàng hóa vận chuyển bằng container. Trong trường hợp hàng hóa vận chuyển
bằng container thì sẽ được chuyển sang các điều kiện khác tương ứng là FCA.
- Trong INCOTERMS 2020,điều kiện FOB sẽ được sửa ICC sửa đổi, trở thành
điều kiện có thể áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container

4. Thêm tuỳ chọn “On-Board” vào điều kiện FCA


- Trong INCOTERM 2020 khi vận chuyển hàng hóa theo điều kiện FCA (Free
Carrier), người mua hàng và người bán có thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu
xuất trình vận đơn on-board sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu để thanh
toán với ngân hàng.

B. Incoterms nhóm F
- Nhóm F (chữ cái đầu tiên của từ “Free”) có thể hiểu là người bán được “Giải thoát
trách nhiệm” giao hàng và “Không phải chịu chi phí” sau khi giao hàng cho người
chuyên chở (Carrier) tại nơi quy định, hoặc giao hàng dọc mạn tàu (Alongside Ship)
hoặc trên tàu (On Board) tại cảng bốc hàng quy định.
- Các điều kiện nhóm F đều quy định nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải là nghĩa vụ của
người mua vì người bán chỉ có thể giao hàng khi người mua đã chỉ định người
chuyên chở hoặc con tàu nhận hàng. Nếu người mua có thể ký hợp đồng vận tải với
giá cước ưu đãi hoặc điều kiện thuận lợi thì người mua nên sử dụng các điều kiện
nhóm F để giành quyền thu xếp hợp đồng vận tải
- Nhóm này bao gồm ba điều kiện:
- FCA (“Free Carrier”): Giao hàng cho người chuyên chở
- FAS (“Free Alongside Ship”): Giao hàng dọc mạn tàu
FOB (“Free On Board”): Giao hàng trên tàu

I. FCA
1. Định nghĩa

- FCA (viết tắt bởi cụm từ: Free Carrier, nghĩa là: Giao hàng cho người chuyên chở)
là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi
ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người
mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International
Chamber of Commerce – ICC) công bố.

4
- Theo điều kiện FCA, giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được
giao cho người mua bằng hai cách:

1) Hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do
người mua chỉ định đến lấy hàng

2) Hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người
chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện
vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống

2. Trách nhiệm của người mua và người bán

Trách nhiệm của người mua Trách nhiệm của người bán
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế - Chỉ định kịp thời người vận tải
và lệ phí xuất khẩu - Ký hợp đồng vận tải và trả cước
- Giao hàng tại địa điểm trong thời vận tải
gian quy định cho người vận tải - Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ
công cộng thứ nhất đã được người khi hàng được giao cho người vận
mua chỉ định tải đã được chỉ định
- Cung cấp bằng chứng về việc giao - Chịu chi phí thông quan hàng hoá
hàng cho người vận tải ( vận đơn, tại 2 đầu xuất nhập, chi phí bốc
biên lai nhận hàng) xếp hàng lên phương tiện vận tảu
- Chịu chi phí sản xuất, đóng gói hàng
chính, cước phí vận chuyển quốc
hoá, vận tải đến địa điểm chỉ định …
tế, phí vận chuyển nội địa tại đầu
nhập khẩu và các chi phí khác
phát sinh trong quá trình vận
chuyển hàng

II. FAS
1. Định nghĩa
- FAS là cụm từ được viết tắt từ Free Alongside Ship có nghĩa là giao hàng dọc mạn
tàu.
- Trong Incoterms 2020 thì điều kiện FAS sẽ quy định nghĩa vụ của người bán giao
hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu biển do phía bên người mua đưa ra tại

5
cảng giao hàng được chỉ định sẵn. Những rủi ro liên quan tới hàng hóa được giao
khi hàng hóa được đặt tại dọc mạn tàu và phía bên người mua sẽ phải chịu trách
nhiệm kể từ thời điểm này trở đi.
- Theo điều kiện FAS Incoterm yêu cầu phía bên người bán sẽ phải thông quan
hàng xuất khẩu (nếu có). Còn việc thông quan để nhập khẩu hàng hoặc quá cảnh
sang nước thứ 3 thì bên bán không phải chịu trách nhiệm hay chịu bất kỳ khoản
phí, thuế nhập khẩu nào.

2. Trách nhiệm của người mua và người bán

Trách nhiệm của người mua Trách nhiệm của người bán

- Thực hiện trách nhiệm đúng trong hợp - Giao kết hợp đồng vận tải từ cảng gửi
đồng giao nhận với bên mua. Điều này hàng đưa ra, cũng như chuyển hàng
có nghĩa việc giao hàng hóa cùng với hóa đến địa điểm nhận cụ thể.
đơn thương mại phải thực hiện đúng - Hỗ trợ theo yêu cầu phía bên bán, chịu
trong hợp đồng. rủi ro và chi phí liên quan tới việc lấy
- Giao hàng bằng việc đặt hàng theo dọc chứng từ, tài liệu cần thiết cho việc
mạn tàu đúng địa điểm, thời gian tại thông quan xuất khẩu.
cảng mà phía bên mua chỉ định. - Thông báo trước cho bên bán về những
- Thông báo trước cho bên mua về việc yêu cầu an toàn nào liên quan tới yếu
sẵn sàng giao hàng. tố an toàn trong quá trình vận chuyển
- Cung cấp chứng từ xác nhận liên quan hàng hóa lên tàu, bốc hàng, giao hàng
tới việc giao hàng cho bên mua. trong thời hạn đã đưa ra trong hợp
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin, chứng từ liên đồng.
quan tới việc giao hàng cho bên mua.
Chịu rủi ro và chi phí liên quan đến việc
lấy bất kỳ chứng từ cần thiết cho hoạt
động thông quan xuất khẩu.
- Đóng gói và đánh dấu hàng hóa.

III. FOB
1. Định nghĩa
- FOB (viết tắt từ cụm từ FREE ON BOARD)- giao trên tàu (ghi kèm cảng bốc hàng
quy định) Incoterms 2020 là thuật ngữ trong Luật thương mại quốc tế
(International commercial law) quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí rủi ro tương
ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo
tiêu chuẩn Incoterms do Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of
Commerce – ICC) công bố.

- “Giao trên tàu” (Free On Board) có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua
khi đặt hàng hóa trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định
hoặc mua hàng đã được giao như vậy.

6
- FOB chỉ được sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa khi giao
hành bằng cách đặt hàng hóa ở trên tàu.

2. Trách nhiệm của người mua và người bán

Trách nhiệm của người mua Trách nhiệm của người bán
- Thanh toán tiền hàng như quy định - Cung cấp hàng hóa và hóa đơn
trong hợp đồng mua bán. thương mại phù hợp với hợp đồng
mua bán và bất kì bằng chứng phù
- Nhận hàng khi hàng đã được giao hợp mà có thể được đề cập đến
trong hợp đồng.
- Chịu mọi rủi ro liên quan đến việc - Giao hàng đúng thời hạn
mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ - Chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất
thời điểm hàng được giao mát đối với hàng hóa đến khi hàng
hóa được giao
- Ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp - Cung cấp cho người mua về việc ký
xếp việc vận tải với chi phí do mình kết hợp đồng vận tải nếu người
chịu để vận chuyển hàng hóa từ mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí
khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng do người mua chịu, phải giúp đỡ
vận chuyển được kí kết bởi người người mua để lấy bất kỳ thông tin
mua hay chứng từ cần thiết nào, kể cả
thông tin an ninh mà người mua
- Không có nghĩa vụ với người bán cần đề xuất khẩu hay tổ chức vận
về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. tải hàng hóa đến điểm đích.
- Cung cấp cho người mua về việc ký
- Chấp nhận các bằng chứng, chứng kết hợp đồng bảo hiểm nếu người
từ giao hàng cung cấp mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí,
những thông tin người mua cần để
- Nếu cần, người mua phải hỗ trợ mua bảo hiểm.
người bán khi người bán yêu cầu, - Cung cấp cho người mua những
do người bán chịu rủi ro và chi phí, bằng chứng thông thường về việc
lấy các chứng từ/thông tin liên hàng hóa đã được giao
quan đến việc thông quan xuất - Nếu cần, người bán phải làm và chi
khẩu, kể cả các thông tin an ninh trả mọi chi phí liên quan đến việc
hay giám định hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu
xuất khẩu được quy định bởi nước được quy định ở nước xuất khẩu
xuất khẩu. - Nếu cần, người bán phải hỗ trợ
người mua về thủ tục nhập khẩu
- Nếu cần, người mua phải làm và khi người mua yêu câu, rủi ro và chi
trả các chi phí liên quan đến việc phí do người mua chịu để lấy các
thông quan được quy định tại chứng từ/thông tin cần thiết cho
nước quá cảnh và nước nhập khẩu, việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các
- Người mua phải thông báo cho thông tin an ninh và việc giám định
người bán về tên tàu, địa điểm xếp hàng hóa, được quy định ở nước
hàng và, trong trường hợp cần hàng hóa quá cảnh qua hoặc nước

7
thiết, thời gian giao hàng đã chọn nhập khẩu.
trong khoảng thời gian giao hàng - T
thỏa thuận. - rả các chi phí về việc kiểm tra (như
kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm)
cần thiết để giao hàng theo quy
định
- Thông báo cho người mua bất kỳ
thông tin nào cần thiết để tạo điều
kiện cho người mua có thể nhận
hàng theo hoặc việc tàu chuyên
chở đã không nhận được hàng vào
thời gian quy định.

IV. Phân biệt nhóm F trong Incoterms 2020

Nghĩa vụ của Bốc hàng tại Vận chuyển Bốc hàng lên Tổng thể
người bán cơ cở của nội địa tới tàu tại cảng nghĩa vụ của
người bán điểm tập kết/ bốc người bán
cảng bốc
FCA cơ sở EXW + Bốc
của người X hàng + Xuất
bán khẩu
FCA điểm tập EXW + Vận
kết/ cảng bốc X X chuyển nội
địa + Xuất
khẩu
FAS FCA + Vận
X X chuyển nội
địa
FOB FAS + Bốc
X X X hàng

Trong khi FCA có thể được sử dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào, FAS
và FOB chỉ có thể được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường
biển hoặc đường thủy nội địa. Sự khác biệt giữa FAS và FOB chỉ là nghĩa vụ
bốc hàng lên tàu để chuyên chở. FAS có nghĩa là hàng hóa phải được đặt dọc
mạn tàu và FOB là hàng hóa phải được đặt dọc mạn tàu và FOB là hàng hóa
phải được đặt trên tàu khi giao hàng.

8
C. Những điều cần lưu ý trong Incoterms nhóm F
I. Vận chuyển nội địa

- Theo các điều kiện nhóm F Incoterms 2020, trách nhiệm của người mua là sắp
xếp và thanh toán cho chặng vận chuyển chính. Trong khi đó người bán phải
thu xếp việc vận chuyển nội địa, đưa hàng hóa đến đúng nơi quy định và giao
cho người chuyên chở.

- Các quy tắc nhóm F không đề cập đến bất cứ điều gì về việc vận chuyển nội
địa. Vì không cần quy định cách người bán vận chuyển hàng hóa đến nơi quy
định

II. Thời gian và địa chỉ giao hàng

- Do người mua nhóm F là người chỉ định đơn vị chuyên chở hàng hóa hoặc tàu
đến để nhận hàng nên người mua sẽ có quyền lựa chọn thời gian và địa điểm
giao hàng cụ thể và được quy định trong hợp đồng.
- Người mua sẽ thực hiện quyền lựa chọn đó bằng việc thông báo cho người
bán trước khi giao hàng. Để tránh rủi ro về việc giao hàng quá sớm hoặc quá
muộn, người bán cần quy định lại thời gian và điểm giao hàng một cách rõ
ràng và chính xác

III. Chỉ định phương tiện vận tải

- Người bán theo nhóm F chỉ có thể giao hàng khi người mua đã chỉ định
phương tiện vận tải. Do đó, việc chỉ định phương tiện vận tải được xem như là
một điều kiện cơ bản của hợp đồng nhóm F.
- Nếu người mua không chỉ định phương tiện vận tải, chỉ định một cách chậm
trễ, hoặc phương tiện vận tải được chỉ định không nhận được hàng tại nơi đã
quy định. Người bán sẽ có quyền yêu cầu người mua phải chịu toàn bộ chi phí
phát sinh và rủi ro liên quan trong trường hợp hàng hóa đã được cá biệt hóa
một cách thích hợp.
- Nếu phương tiện vận tải do người mua chỉ định không đến điểm giao hàng,
người mua phải sắp xếp phương tiện vận tải thay thế đồng thời phải chịu chi
phí cho việc này. Viện chỉ định phương tiện thay thế chỉ được diễn trong 1
khoảng thời gian hợp đồng đã quy định hoặc trong một khoảng thời gian ngắn
thích hợp nếu hợp đồng không quy định việc này.
- Nếu người mua không chỉ định được phương tiện vận tải dẫn đến hàng hóa
không xuất khẩu đi được thì người mua phải bồi thường cho người bán dựa
theo mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mà người bán có thể nhận
được tại thị trường nội địa.
- Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán không muốn giao hàng
mặc dù người mua đã nhắc nhiều lần. Lúc này người mua sẽ không bắt buộc
phải thuê phương tiện vận tải.

9
IV. Phí bốc hàng và cước phí chuyên chở

- Khi sử dụng điều kiện FCA cho phương thức vận tải không phải bằng đường
biển Người mua FCA cần quy định rõ trong hợp đồng vận tải điều kiện cước
phí vận tải đã bao gồm hoặc chưa bao gồm phí bốc hàng dựa vào địa điểm
giao hàng.
- Nếu nơi giao hàng FCA là tại cơ sở của người bán, người bán sẽ có nghĩa vụ
bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua đã chỉ định. Vậy nên, trong hợp
đồng vận tải cần phải quy định cước phí chưa bao gồm phí bốc hàng.
- Ngược lại, nếu điểm giao hàng không phải là cơ sở của người bán thì người
bán không có nghĩa vụ bốc lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định. Do
đó, hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí đã bao gồm phí bốc hàng.
- Có thể phân biệt phí bốc hàng được tính hoặc không được tính vào cước phí
theo bảng sau:

Sử dụng điều kiện thương


- Phí bốc hàng Vận chuyển
mại

FCA giao ngoài cơ sở của


Mọi phương thức
người bán

Tính trong cước phí


Tàu chợ FAS

Hợp đồng thuê tàu chuyến FOB + người mua chịu phí
Liner Terms/Liner In bốc hàng

FCA giao tại cơ sở của


Mọi phương thức
người bán

Không tính trong cước phí

Hợp đồng thuê tàu chuyến FOB + người bán chịu phí
FI/FIST/FIO bốc hàng

V. “Cơ sở người bán” và “Phương tiện vận tải của người bán” theo
FCA

- Khái niệm “Cơ sở của người bán” trong FCA cũng giống như trong EXW. Cơ sở
của người bán có thể là bất cứ nơi nào theo sự kiểm soát của người bán.

10
- Trong hợp đồng cần xác định rõ ràng nơi giao hàng có phải là cơ sở của người
bán hay không để phân chia nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải một
cách hợp lý nhất.
- Phương tiện vận tải của người bán (seller’s means of transport) có thể coi là
phương tiện vận tải của người chuyên chở và được người bán ký hợp đồng
chứ không nhất thiết phải là phương tiện thuộc sở hữu của người bán.

VI. Điểm giao hàng theo FAS


- Điều kiện FAS chi thích hợp khi việc giao hàng được thực hiện ngay sát mạn
tàu tại cảng bốc hàng. Lúc này hàng hóa được coi là “dọc mạn tàu” khi được
đặt:
+ Trên cầu cảng hoặc trên bất cứ phương tiện vận tải nào khác tại cầu cảng.
+ Trên sà lan hay trên một con tàu khác có thể áp vào mạn tàu do người mua
chỉ định (mạn kế mạn- board and board).
- Đối với những loại hàng hóa siêu trường- siêu trọng (đôi khi được gọi là “hàng
dự án”), phải đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt khi vận chuyển. Trong trường
hợp người bán không muốn chịu trách nhiệm về rủi ro khi bốc hàng lên tàu,
nên lựa chọn điều kiện FAS thay vì FOB.
- Nếu việc giao hàng diễn ra ở địa điểm không nằm sát mạn tàu, sử dụng điều
kiện FCA sẽ thích hợp hơn. Vì lúc này, người đại diện cho người mua nhận
hàng và chịu trách nhiệm sẽ không hẳn là người chuyên chở đường biển.

VII. Di chuyển rủi ro theo FOB

- Theo truyền thống, điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua
trong điều kiện FOB là lan can tàu tại cảng bốc hàng. Tính từ Incoterms 2010,
cụm từ “passed the ship’s rail” (qua lan can tàu) được thay bằng cụm từ “on
board the vessel, (trên tàu) để thống nhất việc phân chia chi phí và rủi ro.
- Nếu hàng hóa thiệt hại trong quá trình bốc hàng, điều này sẽ được quy vào rủi
ro cho người bán. Lý do là bởi việc đặt hàng hóa lên tàu không dự tính một
quy trình dẫn đến thiệt hại.
- Nếu hàng hóa đã ‘trên tàu’, rủi ro sẽ được chuyển sang người mua. Tuy nhiên,
điểm phân chia rủi ro cụ thể còn phụ thuộc vào tập quán và những hoạt động
thực tế tại cảng bốc hàng.
- Trước hợp đồng mua bán được ký, người mua theo điều kiện FOB cần phải
tìm hiểu kỹ cảng bốc hàng có tập quán riêng nào không. Trong trường hợp có
thì cần phải xem xét vấn đề này trong khi đàm phán hợp đồng mua bán.

VIII. Thông quan quá cảnh và nhập cảnh

- Để nhập khẩu hàng hóa hoặc để quá cảnh một nước thứ ba (trong trường hợp
cần thiết) người mua cần phải có những chứng từ nhất định để hoàn thành
thủ tục nhập khẩu theo quy định của nước nhập khẩu và nước quá cảnh.

11
Những chứng từ đó thường là giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), hóa đơn lãnh
sự (CI), …
- Nếu người mua yêu cầu, người bán sẽ giúp đỡ người mua để có được những
chứng từ cần thiết hoặc thông báo điện tử tương đương đó được ký phát
hoặc chuyển tại nước gửi hàng hoặc nước xuất xứ.
- Theo truyền thống người mua sẽ phải chịu những chi phí về chứng từ. Tuy
nhiên người mua có thể cho rằng những chi phí này là những chi phí trước
khi gửi hàng (pre- shipment charges) và người bán có nghĩa vụ phải cung cấp
các chứng từ đó trong bộ chứng từ thanh toán, nên chi phí sẽ phải do người
bán chịu. Vậy nên trong hợp đồng cần phải quy định rõ về nghĩa vụ này trong
giá FOB của hợp đồng

12

You might also like