You are on page 1of 102

ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

INCOTERMS 2020

1
NỘI DUNG

Giới thiệu chung về Incoterms


Thay đổi của Incoterms 2020 so với
Incoterms 2010
Nội dung các điều kiện trong Incoterms
2020

2
Nếu không có Incoterms,
Người bán Hàn Quốc và người mua Việt
Nam cần đàm phán về những vấn đề gì để
đảm bảo hàng hóa được giao đến kho của
người mua Việt Nam?

3
Giới thiệu chung Incoterms

 Incoterms là gì?
 Vai trò của Incoterms
 Phạm vi điều chỉnh của Incoterms
 Lưu ý khi sử dụng Incoterms

4
Giới thiệu chung Incoterms
- Incoterms là bộ các tập quán thương mại quốc tế do
ICC ban hành
- Incoterms quy định việc phân chia trách nhiệm, chi
phí, rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình giao nhận
hàng hoá
- Xuất bản lần đầu 1936, qua 8 lần sửa đổi (1953, 1967,
1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020)
- Incoterms 2020 - Quy tắc của ICC về sử dụng các điều
kiện TMQT và nội địa có hiệu lực từ ngày 1/1/2020

5
Vai trò của Incoterms?
Là 1 bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập
quán TMQT
Là ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải
hàng hoá ngoại thương
Đẩy nhanh đàm phán, xây dựng và thực hiện hợp
đồng
Là cơ sở quan trọng để xác định giá
Là căn cứ pháp lý đối với khiếu nại và giải quyết
tranh chấp

6
Phạm vi điều chỉnh
Phân chia trách nhiệm vận tải, bảo hiểm, thủ tục
hải quan…
Phân chia chi phí
Nơi chuyển giao rủi ro đối với hàng hoá

7
Incoterms không điều chỉnh
◦ Không thay thế hợp đồng
◦ Thông số kỹ thuật của hàng hoá
◦ Phương thức thanh toán
◦ Hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
◦ Mức thuế quan
◦ Bất khả kháng
◦ Quyền sở hữu trí tuệ
◦ Nơi giải quyết tranh chấp hợp đồng
◦ Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa NB và NM
…..

8
 Chỉ áp dụng trong mua bán hàng hóa hữu hình
Lưu ý

 Phải được dẫn chiếu trong hợp đồng


 Ghi rõ là phiên bản năm nào
 Phải ghi rõ địa điểm giao hàng cụ thể
 Chỉ qui định mối quan hệ giữa bên bán và bên mua về các
vấn đề liên quan tới giao nhận hàng hóa
 Nghĩa vụ nào người bán có trách nhiệm thì người mua được
miễn và ngược lại
 Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách
nhiệm và nghĩa vụ nhưng không được làm thay đổi bản chất
các điều kiện & mô tả rõ trong HĐ

9
Thay đổi của Incoterms 2020 vs. 2010

10
Thay đổi của Incoterms 2020 vs. 2010
1. Hướng dẫn lựa chọn quy tắc incoterm
Incoterms® 2020 có phần giới thiệu chuyên sâu để giúp người dùng
chọn quy tắc Incoterms® thích hợp cho giao dịch mua bán của họ.
 mục đích và cách sử dụng các quy tắc
 sự khác biệt giữa Incoterms® 2010 và Incoterms® 2020
 phương pháp hay nhất để kết hợp các quy tắc Incoterms® vào hợp
đồng
 các khái niệm về rủi ro và giao hàng, vai trò của người vận chuyển
 lưu ý khi sử dụng các quy tắc Incoterms® 2020

11
Thay đổi của Incoterms 2020 vs. 2010
2. FCA sửa đổi – vận đơn on board
Free Carrier (FCA) đã được sửa đổi cho Incoterms® 2020 để
phục vụ cho tình huống hàng hóa được bán FCA vận chuyển
bằng đường biển mà người mua hoặc người bán (hoặc ngân
hàng của một trong hai bên) yêu cầu vận đơn đã bốc hàng lên
tàu. FCA trong điều A6 / B6 hiện quy định cho các bên đồng ý
rằng người mua (với chi phí và rủi ro của NM) sẽ hướng dẫn
người vận chuyển phát hành vận đơn đã bốc hàng lên tàu cho
người bán.

12
3. Chi phí và cấu trúc chi phí được làm rõ hơn
Tất cả các chi phí hiện được liệt kê trong phần ‘Phân bổ
chi phí cho mỗi Điều khoản, để tránh nhầm lẫn’.
Các phần A9 trong hướng dẫn điều khoản Incoterms hiện
tập hợp các chi phí lại với mục đích chính là nêu rõ các
chi phí cho mỗi bên.

13
4. Các mức bảo hiểm khác nhau trong CIF và CIP
Incoterms 2020 quy định các cấp độ bảo hiểm
khác nhau trong CIF và CIP
Với CIF điều kiện (C) vẫn là mức bảo hiểm
mặc định, cho phép các bên có tùy chọn mức bảo
hiểm cao hơn
CIP yêu cầu mức độ bảo hiểm cao hơn (A)
hoặc các điều khoản tương đương

14
5. Việc sắp xếp vận chuyển
Incoterms® 2020 thừa nhận rằng trong một số
trường hợp, các giao dịch được thực hiện mà
không có bên thứ ba vận chuyển, chẳng hạn như
người bán (đối với điều khoản nhóm D) hoặc
người mua (FCA) sử dụng phương tiện của chính
mình để lấy hàng.

15
6. Thông tin liên quan đến an ninh
Dựa trên các yêu cầu mở rộng liên quan đến an ninh
được thiết lập bởi Incoterms® 2010, Incoterms®
2020 bao gồm các nghĩa vụ liên quan đến an ninh rõ
ràng và chi tiết hơn trong các mục A4 về vận chuyển
và A7 về thông quan xuất/ nhập khẩu của mỗi quy
tắc Incoterms®.
Vấn đề an ninh trong quá trình vận chuyển thuộc
trách nhiệm và chi phí của bên thực hiện hợp đồng
vận chuyển, an ninh trong thông quan thuộc trách
nhiệm và chi phí của bên thực hiện nghĩa vụ thông
quan.
16
7. Quy tắc DPU thay cho DAT
Giao hàng tại bến (DAT) trước đây đã được đổi
thành Giao tại địa điểm đã dỡ hàng (DPU) - địa
điểm đến có thể là bất kỳ địa điểm nào chứ không
chỉ là “bến” và nhấn mạnh sự khác biệt duy nhất
so với Giao tại địa điểm đã dỡ hàng (DPU) - theo
DAP, người bán không dỡ hàng, theo DPU, người
bán dỡ hàng. Và vì việc giao hàng theo DAP diễn
ra trước khi dỡ hàng, Incoterms® 2020 giới thiệu
DPU sau DAP

17
Nội dung Incoterms 2020
Phân loại Incoterms 2020

Theo phân chia chi phí, rủi ro


Theo phương thức vận tải
1. Các quy tắc dành cho mọi 1. Nhóm E: EXW

PTVT: EXW, FCA, CPT, 2. Nhóm F: FCA, FAS, FOB


CIP, DAP, DPU, DDP 3. Nhóm C: CFR, CIF, CPT,
2. Các quy tắc dành cho VT CIP
đường thuỷ: FAS, FOB,
4. Nhóm D: DAP, DPU,
CFR, CIF
DDP

18
Nội dung Incoterms 2020

Nhóm các điều kiện cho Nhóm các điều kiện cho
mọi phương tiện vận tải vận tải thuỷ

EXW, FCA, CPT, CIP, FAS, FOB, CFR, CIF


DAP, DPU, DDP

19
Theo phân chia chi phí rủi ro

Nhóm F (Chi phí


Nhóm E (điểm khởi
vận chuyển chính
hành):
chưa trả): Free
EXW Ex-works
FCA, FAS, FOB

Nhóm C (Chi phí


Nhóm D (Đích đến):
vận chuyển chính đã
Destination:
trả): Cost/Carriage
DAT, DPU, DDP
CPT, CIP, CFR, CIF
20
A-Những nghĩa vụ của người bán B- Những nghĩa vụ của người mua

A1- Những nghĩa vụ chung B1- Những nghĩa vụ chung


(General obligations) (General obligations)
A2- Giao hàng (Delivery) B2- Nhận hàng (Taking delivery)
A3- Chuyển rủi ro (Transfer of Risk) B3-Chuyển rủi ro (Transfer of risks)
A4- Vận tải (Carriage) B4- Vận tải (Carriage)
A5- Bảo hiểm (Insurance) B5- Bảo hiểm (Insurance)
A6- Chứng từ giao hàng/vận tải B6- Chứng từ giao hàng/vận tải
(Delivery/Transport document) (Delivery/Transport document)
A7- Thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu B7- Thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu
(Export/import clearance) (Export/import clearance)
A8- Kiểm tra/ đóng gói/ bao bì/ ký mã B8- Kiểm tra/ đóng gói/ bao bì/ ký mã
hiệu hiệu
(Checking/packaging/marking) (Checking/packaging/marking
A9- Phân chia chi phí (Allocation of B9- Phân chia chia phí (Allocation of
cost) cost)
A10- Thông báo (Notices) A10- Thông báo (Notices)
Nội dung Incoterms 2020

Chú ý: Giao hàng (delivery): chuyển rủi ro về tổn


thất hay mất mát hàng hoá từ bên bán sang bên mua
(lưu ý không nhầm giữa điểm giao hàng và điểm
nhận hàng)

Giả sử tôi có 1 món hàng muốn


bán và tôi không muốn chịu bất
cứ một trách nhiệm nào ngoài
việc chuẩn bị hàng thì tôi nên lựa
chọn điều kiện thương mại nào?

22
Customs Q
$
Minimum obligation Customs
GOODS INVOICE
Exporter Importer

Carriage !
Delivery/Risks
!
Costs !
EXW
EXW – EX WORKS (Giao tại xưởng)
Cách quy định: EXW (địa điểm giao hàng) Incoterms 2020
EXW 71 Ngu Hanh Son, Da Nang, Vietnam – Incoterms 2020

 Điều kiện EXW tối thiểu hóa nghĩa vụ của người bán và
tối đa hóa nghĩa vụ của người mua: người bán giao hàng
và quyền định đoạt cho người mua tại địa điểm của người
bán
 Bên mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến
hàng hóa từ lúc hàng hóa được giao.
 Bên bán không chịu trách nhiệm bốc hàng & không làm
thủ tục thông quan.
 Thường dùng trong thương mại nội địa.
25
EXW – EX WORKS (Giao tại xưởng)

Nghĩa vụ người bán

Trả chi phí cho


việc kiểm tra
Đóng gói, ký Giao hàng Chịu mọi rủi
để giao hàng,
mã hiệu hợp đúng thời gian, ro đến khi
không có
lệ, kiểm tra địa điểm quy hàng được
nghĩa vụ ký
hàng định giao
hợp đồng vận
tải, bảo hiểm

26
EXW – EX WORKS (Giao tại xưởng)

Nghĩa vụ người mua

Tự thực hiện Chịu rủi ro,


Nhận hàng Chịu mọi chi
và chịu chi phí chi phí để lấy
đúng thời gian, phí liên quan
cho việc vận giấy phép
địa điểm quy kể từ khi hàng
chuyển, bảo XNK,làm hải
định hóa đã được
hiểm, bốc quan xuất khẩu
giao
dỡ,..) hàng hóa

27
Câu hỏi thảo luận
 EXW có phù hợp với mua bán hàng hóa quốc tế hay
không? Vì sao?
 Rủi ro thuộc về người mua hay người bán khi áp dụng
EXW trong các trường hợp sau đây
+ Chính phủ nước người bán ban hành lệnh cấm xuất khẩu
+ Người bán giúp người mua bốc hàng lên xe, nhưng xảy
ra sự cố làm đổ vỡ hư hỏng hàng hóa
EXW loaded at seller’ cost and risk

Nếu người mua muốn người bán giao hàng


cho mình tại cơ sở của người bán, nhưng
không muốn làm thủ tục hải quan xuất
khẩu, thì lựa chọn điều kiện cơ sở giao
hàng nào phù hợp? 28
TỔNG QUAN VỀ NHÓM F
F=Free: “Giải thoát trách nhiệm” sau khi giao
hàng cho người chuyên chở (carrier) tại nơi quy
định / “Không phải trả chi phí vận chuyển
chính”
Nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải thuộc về người
mua, người bán chỉ có thể giao hàng khi người
mua đã chỉ định người chuyên chở hoặc con tàu
nhận hàng
(CFS= Container freight station)
Container yard

29
30
FCA – Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)

 Cách quy định: FCA (địa điểm giao hàng) Incoterms 2020
FCA Hai Phong Port, Vietnam – Incoterms 2020.
 Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao hàng
cho người mua thông qua người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định
tại cơ sở của người bán hoặc địa điểm chỉ định.
+ Nếu là cơ sở của người bán, giao hàng hoàn tất khi hàng được bốc lên
phương tiện vận chuyển của người mua.
+ Nếu là địa điểm khác, giao hàng hoàn tất khi hàng được đặt dưới
quyền định đoạt của người vận tải hoặc một người khác do người mua
chỉ định trên PTVC của người bán và sẵn sàng để dỡ xuống

31
FCA – Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)

 Nghĩa vụ chính của người bán


+ Giao hàng cho người chuyên chở quy định tại địa điểm quy
định nằm trong nước người bán;
+ Bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa
điểm giao hàng là tại cơ sở của mình hoặc giao hàng cho
người vận tải trên phương tiện vận tải chở đến chưa dỡ ra nếu
giao tại một địa điểm khác cơ sở của mình.
+ Thông quan xuất khẩu
+ Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường
(Bill of Lading received for shipment/Bill of lading on board)

32
FCA – Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)
 Nghĩa vụ chính của người mua
+ Chỉ định người vận tải, ký HĐ vận tải và trả cước phí. +
Thông báo cho người bán về thời gian và địa điểm giao hàng
nếu được quyền quyết định, hướng dẫn người VT cấp B/L on
board cho người bán nếu được yêu cầu.
+ Chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa kể từ khi người
bán hoàn thành việc giao hàng cho người chuyên chở do mình
chỉ định.
+ Tự thực hiện và chịu chi phí để làm những công việc cần thiết
(bảo hiểm, bốc dỡ, làm hải quan nhập khẩu…)

33
FCA – Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)
Công ty A bán 2 container trà theo điều khoản FCA sang
Mỹ, cơ sở tại Vĩnh Phúc.
- Nếu giao hàng tại cơ sở Vĩnh Phúc thì trách nhiệm bốc
hàng lên xe là của ai?
 Nếu giao hàng tại kho trung chuyển ở Hà Nội, trách
nhiệm vận chuyển từ Vĩnh Phúc đến Hà Nội thuộc về
ai? Trách nhiệm bốc dỡ hàng tại kho trung chuyển
thuộc về ai?
 Giá hàng FCA tương ứng trong hai trường hợp trên như
thế nào?

Incoterms 2020
34
Câu hỏi thảo luận
Giá hàng theo FCA bao gồm giá hàng xuất
xưởng cộng thêm các chi phí nào?

FCA địa điểm người bán = ExW + Hxk + chi phí bốc hàng lên PTVT…

FCA điểm tập kết = ExW + Hxk + chi phí vận chuyển nội địa

35
Câu hỏi thảo luận
Theo FCA, nếu người mua đã thông báo địa
điểm giao hàng nhưng sau đó lại thay đổi sang
địa điểm khác, thì người bán có cần trả chi phí
di chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng mới
hay không?
Thông thường, nếu giao hàng cho người chuyên
chở ở địa điểm tập kết hàng (chẳng hạn kho
CFS) thì người bán sẽ nhận được chứng từ vận
tải gì? B/L received for shipment
Nếu trong L/C yêu cầu B/L on board (vận đơn
trên tàu) thì người bán cần làm gì?
36
Nếu người bán muốn giành
quyền thuê phương tiện
vận chuyển thì họ nên chọn
điều kiện giao hàng nhóm
nào?

NHÓM C VÀ NHÓM D

37
TỔNG QUAN VỀ NHÓM C
C = “Cost” /”Carriage”: người bán phải chịu chi
phí vận chuyển tới nơi đến
Tuy nhiên, người mua lại chịu rủi ro trong chặng
chuyên chở chính

38
39
CPT – Carriage paid to (Cước phí trả tới)
Cách quy định: CPT (địa điểm đích quy định) Incoterms
2020
CPT Dublin CY, Ireland, Incoterms 2020
Container yard
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao
hàng hóa cho người chuyên chở do chính mình thuê.
Rủi ro và chi phí chuyển giao ở các địa điểm khác nhau.
Rủi ro được chuyển sang người mua tại địa điểm giao hàng
nhưng người bán phải lo hợp đồng vận tải đến điểm đích đã
nêu tên

40
CPT – Carriage paid to (Cước phí trả tới)

Chuẩn bị hàng đúng hợp Thuê PTVT, trả cước, trả


đồng và chịu mọi rủi ro cho phí dỡ hàng tại điểm đích
đến khi hàng được giao nếu chi phí này có trong
cho người VT đầu tiên HĐVT
Nghĩa vụ
người
bán

Thông quan xuất Cung cấp bằng


khẩu chứng giao hàng

41
Linerterms
Charter Party

42
CPT – Carriage paid to (Cước phí trả tới)

Tự thực hiện và chịu chi Nhận hàng, chịu


phí để làm những việc di chuyển rủi ro
cần thiết khác (bảo hiểm,
dỡ hàng…)

Nghĩa vụ
người
mua
Thông báo địa
Thông quan nhập điểm, thời gian
khẩu giao hàng nếu
được quyền quyết
định

43
CPT – Carriage paid to (Cước phí trả tới)
Lựa chọn điều kiện CPT, Incoterms 2020

Địa điểm giao hàng: Kho CFS thuộc cảng


Busan (Busan, Hàn Quốc)
Cảng dỡ hàng: Cát Lái (Hồ Chí Minh, Việt
Nam)
Nhà XK Hàn Quốc Nhà NK Việt Nam

Trong hợp đồng cách quy định nào sau đây là đúng?
A. CPT Busan Port, Korea, Incoterms 2020
B. CPT CFS in Busan Port, Korea, Incoterms 2020
C. CPT Cat Lai Port, Vietnam, Incoterms 2020

44
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Incoterms quy định như thế nào về nghĩa vụ thuê
tàu của người bán?
Đối với nhóm C, người bán thực hiện việc thuê
tàu, nhưng người mua chịu rủi ro vận chuyển
chặng chính. Người mua cần ràng buộc về điều
khoản vận chuyển trong hợp đồng như thế nào để
giảm thiểu rủi ro?

45
Một số lưu ý về nghĩa vụ thuê PTVT theo
Incoterms
 Điều kiện thông thường (usual terms):
Những điều kiện vẫn thường được sử dụng trong hợp
đồng vận tải để chuyên chở trong ngành buôn bán.
 Tuyến đường thường lệ (usual route):
Thường là tuyến đường an toàn và nhanh chóng nhất.
Nếu tuyến đường thường lệ bị cản trở, người bán phải
ký HĐVT với tuyến đường hợp lý nhất.
• Cách thức thông thường: Loại PTVT thường sử
dụng

46
ĐÁP ÁN CÂU HỎI THẢO LUẬN
Các ràng buộc về HĐVT có thể đưa vào trong
hợp đồng:
 Chỉ định hãng vận chuyển và tuyến đường vận
chuyển
 Giới hạn về tuổi tàu, trọng tải tàu
 Hàng có được xếp lên boong tàu hay không
 Cấm chuyển tải
 Yêu cầu chứng từ vận tải hoàn hảo (clean) trong
đó thể hiện hàng hóa có tình trạng bên ngoài và
bao bì tốt
47
CIP – Carriage and Insurance paid to
(Cước phí và bảo hiểm trả tới)
 Cách quy định: CIP (địa điểm đích quy định)
Incoterms 2020
CIP Noibai Airport, Vietnam – Incoterms 2020
 Tổng quan: Điều kiện này hoàn toàn tương tự với
CPT song chỉ khác là người bán có thêm nghĩa vụ
mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Mua bảo hiểm vs. chịu rủi ro?

Giá CIP = FCA +F + I =CPT +I (F: cước v/c chính, I: bảo hiểm)

48
Một số lưu ý về nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán trong Incoterms
2020
 CIF và CIP - người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm vì quyền lợi của người
mua, còn trong các điều khoản khác thì hai bên tự quyết định.
 CIF: Mua bảo hiểm hàng hóa ít nhất là bằng phạm vi bảo hiểm tối thiểu (C)
 CIP: Mua bảo hiểm hàng hóa ít nhất theo điều kiện A hoặc các điều kiện BH
tương đương
 Hợp đồng bảo hiểm phải được kí với người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm,
theo đó cho phép người hưởng quyền lợi bảo hiểm đối với hàng hóa có thể
trực tiếp đòi bồi thường từ người bảo hiểm.
 Khi người mua yêu cầu, với chi phí do người mua chịu, người bán phải mua
thêm phạm vi bảo hiểm hay bảo hiểm chiến tranh, đình công hay bất kì điều
khoản tương tự nào khác.
 Hợp đồng bảo hiểm phải bảo hiểm giá trị hàng hóa theo giá ghi trong hợp
đồng cộng với 10% (tổng cộng 110%) và sử dụng loại tiền ghi trong hợp
đồng.
 Hợp đồng bảo hiểm sẽ bảo hiểm hàng hóa từ điểm giao hàng ghi trong A4 và
A5 cho đến ít nhất là điểm đích được nêu.
 Người bán phải cung cấp cho người mua bằng chứng về phạm vi bảo hiểm.
 Người bán phải cung cấp cho người mua thông tin mà người mua cần để
mua thêm phạm vi bảo hiểm.

49
50
Bài tập tính giá
 F: cước chặng chính(Freight)
 P: tỉ suất lợi nhuận tối thiểu/ dự kiến
 H: phí hải quan và thuế XNK
 R: tỉ lệ phí bảo hiểm
 I: phí bảo hiểm

Công thức tính phí bảo hiểm:

I = CIP(1+P) x R
CIP = CPT + I = FCA + F + I

Công thức chuyển đổi giá

52
Bài tập tính giá 1
 Bên bán báo giá CPT cho hợp đồng xuất khẩu cà phê sang
Singapore bằng đường biển là 750 USD/MT. Bên mua đồng ý
với mức giá này, tuy nhiên yêu cầu bên bán mua bảo hiểm
loại A và báo giá lại theo CIP. Theo tham khảo biểu phí từ
Bảo Việt, tỉ lệ phí bảo hiểm loại này cho hàng cà phê là 0.3%,
lãi dự tính 10%. Hãy tính giá CIP cho hợp đồng này

53
Bài tập tính giá 2
 Bên bán báo giá FCA cho hợp đồng xuất khẩu cà phê sang
Singapore bằng đường biển với giá 650 USD/MT. Tuy nhiên,
người mua không muốn thuê phương tiện vận chuyển và đề
nghị đổi sang điều kiện CIP. Biết cước phí vận chuyển chính
đường biển là 80 USD/MT, tỉ lệ phí bảo hiểm loại A cho hàng
cà phê là 0.3%, lãi dự tính 10%. Hãy tính giá CIP cho hợp
đồng này
 Lưu ý: FCA giao tại địa điểm trung chuyển (đã bao gồm cp
vận chuyển nội địa)

54
Điều kiện Bốc hàng tại Vận chuyển Bốc hàng lên Tổng chi phí
cơ sở của nội địa tời tàu tại cảng của người
người bán điểm tập bốc bán
Bài tập về nhà 1
kết/cảng bốc
FCA tại cơ sở NB NM NM EXW + bốc
của người bán hàng + Hxk
FCA địa điểm NB NB NM EXW + bốc
tập kết/ cảng hàng csnb +
bốc vận chuyển
nội địa + Hxk
FAS NB NB NM EXW + bốc
hàng csnb +
vận chuyển
nội địa đến
cảng giao
hàng+ Hxk
FOB NB NB NB EXW + bốc
hàng csnb +
vận chuyển
nội địa đến
cảng giao
hàng+ Hxk +
bốc hàng tại
cảng bốc
55
Bài tập về nhà 2
Trong trường hợp hai bên thỏa thuận chọn điều
kiện nhóm F, đối với giao hàng bằng container
đường biển, nên sử dụng FOB hay FCA? Tại
sao?
Trong trường hợp hai bên thỏa thuận chọn điều
kiện nhóm C, đối với giao hàng bằng container
đường biển, nên sử dụng CFR hay CPT? Tại
sao?

56
Nhóm Quy tắc Quyền vận tải Nơi giao hàng
(NM-NB ) (Nêu cụ thể, tô vàng nếu nơi giao
Bài tập về nhà 3
hàng ở nước XK, tô xanh nếu
nơi giao hàng ở nước NK)

E EXW NM Cơ sở của người bán


F FCA NM Cơ sở của người bán/điểm tập kết
(sau khi giao cho NCC do ng mua
chỉ định)
FAS NM Dọc mạn tàu
FOB NM Giao hàng lên tàu
C CPT NB Sau khi giao cho NCC đầu tiên do
người bán chỉ định
CIP NB Sau khi giao cho NCC đầu tiên
CFR NB Giao hàng lên tàu
CIF NB Giao hàng lên tàu
D DAP NB Điểm đích
DPU NB Điểm đích
DDP NB Điểm đích

57
DAP – Delivered at Place (Giao tại nơi đến)
Cách quy định: DAP (điểm đến chỉ định) Incoterms
2020
DAP May 10 Company, 92 Duc Giang, Gia Lam,
Hanoi, Vietnam – Incoterms 2020
Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng khi đặt HH dưới sự định đoạt của người mua
trên PTVT chưa dỡ tại nơi đến quy định

59
DAP – Delivered at Place (Giao tại nơi đến)
 Nghĩa vụ người bán:
 Thông quan XK
 Thuê PTVT, trả cước và chi phí dỡ nếu thuộc cước. Rủi
ro do ai chịu?
 Giao hàng tại nơi đến qui định
 Thông báo và cung cấp chứng từ giao hàng.
 Nghĩa vụ người mua:
 Thông báo địa điểm giao hàng nếu được quyền quyết
định,
 Thông quan NK.
 Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro từ thời điểm giao
hàng.
 Chịu rủi ro trong quá trình dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không
thuộc cước. 60
61
DPU – Delivered at place unloaded (Giao tại điểm
đến đã dỡ)
Cách qui định: DPU (điểm đến chỉ định) Incoterms
2020
DPU CFS Chua Ve, Hai Phong, Vietnam, Incoterms
2020
 Tổng quan: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí
đưa hàng tới và dỡ hàng, đặt dưới quyền định đoạt
của người mua tại điểm đến quy định.

62
DPU – Delivered at place unloaded (Giao tại điểm
đến đã dỡ)
 Nghĩa vụ người bán:
 Thông quan xuất khẩu
 Thuê phương tiện vận tải và chịu rủi ro cho tới điểm
đến
 Đặt hàng hóa đã dỡ dưới sự định đoạt của người
mua. Rủi ro và chi phí dỡ hàng?
 Thông báo giao hàng
 Cung cấp chứng từ giao hàng
 Nghĩa vụ người mua:
 Thông báo giao hàng nếu được quyết định
 Nhận hàng, nhận rủi ro và chịu chi phí từ thời điểm
giao hàng.
 Thông quan NK. 63
So sánh DAP và DPU?

64
DDP – Delivered Duty Paid
(Giao hàng tại đích đã nộp thuế)

DDP Da Nang University of Economics, 71 Ngu


Hanh Son, Ngu Hanh Son, Da Nang, Vietnam –
Incoterms 2020
 Tổng quan: Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro
về hàng hóa cho tới khi đặt hàng hóa đã thông quan
nhập khẩu dưới sự định đoạt của người mua trên
PTVT đến, sẵn sàng để dỡ tại địa điểm quy định ở
nước người mua
66
DDP – Delivered Duty Paid
(Giao hàng tại đích đã nộp thuế)
 Nghĩa vụ chính của người bán
• Thông quan xuất khẩu và nhập khẩu
• Thuê PTVT, trả cước, trả phí dỡ nếu thuộc cước
• Chịu mọi rủi ro và chi phí cho đến khi đặt HH dưới sự định
đoạt của người mua trên PTVT chưa dỡ xuống
• Cung cấp chứng từ vận tải để người mua nhận hàng
• Chịu chi phí kiểm tra hàng hóa để giao hoặc theo yêu cầu của
nước XK và NK
 Nghĩa vụ của người mua:
• Nhận hàng từ thời điểm giao hàng
• Chịu trách nhiệm dỡ hàng và trả chi phí dỡ hàng nếu chưa nằm
trong giá cước
• Cung cấp các thông tin cần thiết để người bán làm thủ tục NK
với rủi ro và chi phí của người bán
67
THẢO LUẬN

Trong hợp đồng DAP, người bán thuê tàu chợ


(cước phí đã bao gồm phí dỡ hàng) liner terms/
vậy phí dỡ hàng người bán hay người mua chịu?
Người bán
Hai bên thỏa thuận chọn điều khoản nhóm D để
mua bán hàng hóa, người bán dự định thuê tàu
chuyến (C/P chartered party) với điều khoản FO
(miễn phí dỡ hàng), vậy hai bên nên lựa chọn điều
kiện cơ sở giao hàng nào?

68
THẢO LUẬN
Trong điều kiện DAP giao đến kho người mua,
vì một lý do nào đó người mua không thể thông
quan nhập khẩu được, dẫn đến hàng hóa bị lưu
tại kho bãi, ai sẽ chịu rủi ro về hàng hóa bị mất
mát hư hỏng khi bị giữ lại?

69
Nội dung Incoterms 2020

Nhóm các điều kiện cho


phương tiện vận tải thuỷ

70
FAS – Free Alongside Ship (giao dọc mạn tàu)
 Cách quy định: FAS (cảng bốc hàng quy định) Incoterms 2020
FAS Tien Sa Port, Vietnam – Incoterms 2020
 Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng
dọc mạn con tàu (ví dụ như trên bến cảng hay xà lan) do người mua
chỉ định tại cảng bốc hàng
 Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển khi hàng hóa ở
dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó
 Phải chỉ định điểm bốc hàng tại cảng đi đã định
 Người bán phải hoặc giao hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng đã ở sẵn
trong tình trạng đó để giao.
 Nếu hàng container, thông thường bên bán phải giao cho người vận tải
tại kho cảng, không giao dọc mạn tàu => dùng FCA

FAS = EXW + Hxk + phí v/c giao hàng tại cảng 72


THẢO LUẬN
Các loại hàng hóa nào phù hợp với việc giao dọc
mạn tàu?
Tại sao FAS không phù hợp với hàng đóng
trong container?

73
FAS – Free Alongside Ship (giao dọc mạn tàu)

 Nghĩa vụ chính của người bán


 Thông quan xuất khẩu
 Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng
chỉ định (nếu có) hoặc mua hàng đã được giao như vậy.
 Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường
 Nghĩa vụ chính của người mua
 Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
 Tiếp nhận hàng hóa, chịu di chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng
 Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ
định đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh nếu không hoàn thành nghĩa vụ
này
 Thông quan nhập khẩu
74
75
FOB – Free on board (giao hàng trên tàu)
Cách quy định: FOB (cảng bốc quy định) Incoterms 2020
FOB Rotterdam, Netherland, Incoterms 2020
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng
trên tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng hoặc mua hàng
trong tình trạng như vậy.
Điều kiện này không phù hợp khi hàng được giao cho người vận
tải trước khi được xếp lên boong tàu. Ví dụ hàng trong container
thường được giao tại ga. Trong những tình huống đó, nên sử dụng
điều kiện FCA.

FOB = FAS + Chi phí bốc hàng lên tàu

76
FOB – Free on board (giao hàng trên tàu)
 Nghĩa vụ chính của người bán
 Thông quan xuất khẩu
 Giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại
địa điểm xếp hàng chỉ định (nếu có) hoặc mua hàng
đã được giao như vậy.
 Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường
Nghĩa vụ chính của người mua
Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
Tiếp nhận HH, chịu rủi ro từ thời điểm giao hàng
Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm
giao hàng và con tàu chỉ định đồng thời chịu mọi rủi
ro phát sinh nếu không hoàn thành nghĩa vụ này
Thông quan nhập khẩu
77
CFR – Cost and Freight (Tiền hàng và cước)

Các quy định: CFR (cảng đến quy định) Incoterms 2020
CFR Hai Phong Port, Vietnam – Incoterms 2020
 Người bán giao hàng trên boong tàu con tàu do chính mình thuê
hoặc mua hàng đã ở trong tình trạng đó. Rủi ro mất mát hoặc hư
hỏng hàng hóa được chuyển cho người mua khi hàng đã ở trên
boong tàu.
 Người bán lo hợp đồng và trang trải các chi phí và cước phí vận
chuyển hàng đến cảng đích đã định
 Điều kiện này có thể là không phù hợp nếu hàng được giao cho
người vận tải trước khi được xếp trên boong tàu. Ví dụ hàng
trong container thường được giao tại ga, và trong trường hợp này
nên sử dụng điều kiện CPT.

CFR = FOB + F
78
CFR – Cost and Freight (Tiền hàng và cước)
 Nghĩa vụ chính của người bán:
 Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
 Thông quan xuất khẩu hàng hóa
 Hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt trên boong
tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy
 Cung cấp chứng từ vận tải
 Trả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước.
 Nghĩa vụ chính của người mua
 Nhận hàng, chịu rủi ro từ thời điểm giao hàng
 Trả các chi phí chưa được tính vào tiền cước.
 Chịu các chi phí phát sinh nếu không thông báo theo mục B7
 Thông quan NK cho hàng hóa
 Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra hàng, ngoại
trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền
ở nước XK.
79
CIF - Cost, Insurance and Freight
(tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Cách quy định: CIF (cảng đến xác định) Incoterms 2020
CIF Hai Phong, Vietnam – Incoterms 2020.
 Tổng quan: Bản chất giống CFR, khác biệt duy nhất là người bán
CIF có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và cung cấp
chứng từ bảo hiểm cho người mua.
 NB mua bảo hiểm tối thiểu, rủi ro được chuyển cho người mua tại
cảng đi khi người bán giao hàng cho người vận tải.
 Có thể không phù hợp nếu hàng được giao cho người vận tải trước
khi được xếp trên boong tàu. Ví dụ hàng trong container thường
được giao tại ga => sử dụng điều kiện CIP.

CIF = FOB + F + I = CFR + I

81
CIF - Cost, Insurance and Freight (tiền
hàng, phí bảo hiểm và cước phí)
 Nghĩa vụ của người bán?

 Nghĩa vụ của người mua?

 Vấn đề mua bảo hiểm?


Theo quy định của hợp đồng
Nếu hợp đồng không quy định?

82
THẢO LUẬN
Trong hợp đồng mua bán theo điều kiện CFR
Incoterms 2020, cảng bốc hàng là cảng
Hamburg (Đức), cảng dỡ hàng là cảng Cát Lái
(Việt Nam), thì cách quy định Incoterms trong
hợp đồng như thế nào?
Tại sao Incoterms quy định người bán có nghĩa
vụ mua bảo hiểm ở mức tối thiểu (điều kiện loại
C)?

83
CÁCH GHI NHỚ INCOTERMS

84
1/ Điều kiện thích hợp nhất trong trường hợp người mua
thuê tàu và chịu rủi ro trong vận chuyển đó là

a/ CFR hoặc FAS


b/ FAS hoặc FOB
c/ CFR hoặc CIF
d/ CIF hoặc FOB
2/ Điều kiện để người bán thuê phương tiện
vận tải và chịu rủi ro vận chuyển đó là

a/ DAP hoặc CPT


b/ DDP hoặc DPU
c/ DAT hoặc CIP
d/ Cả a, b và c
3/ Thuế xuất khẩu thường được tính trên
cơ sở đơn giá

a/ CIF
b/ FOB
c/ FCA
d/ cả a,b,c đều sai
4/ Trong hợp đồng, nếu cước phí tăng sẽ bất
lợi cho người mua khi sử dụng điều kiện

a/ CIP hoặc CIF


b/ CPT hoặc CFR
c/ DPU hoặc DAP
d/ cả a,b,c đều sai
5/ Cách quy định đúng nhất khi DN Việt
Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc là:

a/ EXW Busan Port, Korea, Incoterms 2010


b/ DAP Busan Port, Korea, Incoterms 2010
c/ FCA Busan Port, Korea, Incoterms 2010
d/ FOB Busan Port, Korea, Incoterms 2010
6/ Các điều kiện giao hàng mà nghĩa vụ của
người mua tương đối giống nhau là:

a/ DPU, CIP, DDP


b/ DDP, CIP, CIF
c/ DAP, CIF, CIP
d/ DPU, CIF, DDP
7/ Cùng một mặt hàng, nếu cước phí vận tải từ cảng Busan (HQ) đến cảng ĐN là 50USD/MT và tỷ lệ phí bảo hiểm 1% thì
mức giá có lợi nhất cho nhà NK là:

a/ 560 USD/MT CIF


b/ 551 USD/MT CFR
c/ 520 USD/MT FOB
d/ cả a,b,c đều như nhau
8/ Một mặt hàng nhập khẩu có giá là 500USD/MT
cảng Đà Nẵng. Nhà NK được quyền chọn 1 trong 4
điều kiện giao hàng: CIP, CIF, DPU, DAP (tất cả đều
cảng ĐN). Trường hợp này, điều kiện giao hàng tốt
nhất cho nhà NK đó là:

A. CIF
B. DAP
C. DPU
D. CIP
Tổng hợp các công thức chuyển đổi giá giữa các
ĐKCSGH
 F: cước chặng chính P: tỉ suất lợi nhuận tối thiểu/ dự kiến
 H: phí hải quan và thuế XNK R: tỉ lệ phí bảo hiểm
 I: phí bảo hiểm

FCA = EXW + chi phí bốc hàng lên PTVT + Hxk

CPT = FCA + F
 

DDP = DAP + Hnk + …

93
Tổng hợp các công thức chuyển đổi giá giữa các
ĐKCSGH
CIF = FOB + F + I = CFR + I
I = R * (1+P) * CIF
 CIF = FOB +F + R * (1+P) * CIF
 CIF [1-R *(1+P)] = FOB + F = CFR
 CIF = (FOB +F)/[1-R *(1+P)] = CFR/ [1-R *(1+P)]
P = 10%
FAS = EXW + Hxk + chi phí mang hàng đặt dọc mạn tàu

FOB = FAS + chi phí bốc hàng lên tàu ở cảng xuất
CFR = FOB + F

94
ÔN TẬP INCOTERMS
Bài tập so sánh giá
Doanh nghiệp hoa quả sấy Việt Nam chào các giá khác nhau khi xuất khẩu
hàng sang Mỹ như sau:
EXW Đà Lạt: 800USD/ton
FOB Cảng Cát Lái : 860USD/ton 
CIF Cảng New York: 970USD/ton 
Doanh nghiệp Mỹ đang cân nhắc lựa chọn giá tương ứng với các điều kiện
cơ sở giao hàng trên. Họ có thể thuê công ty giao nhận để thực hiện các công
việc vận chuyển từ Việt Nam, với mức phí như sau:
 Phí xuất khẩu bằng 0%
 Lệ phí hải quan 5USD/ton
 Chi phí bốc hàng từ cơ sở + vận chuyển đến cảng + bốc hàng lên tàu là
55USD/ton
 Chi phí vận chuyển từ cảng Cát Lái đến cảng NewYork là 100USD/ton.
Phí bảo hiểm 0.2%.
Theo em, doanh nghiệp Mỹ chọn giá nào?

95
CÁCH LỰA CHỌN QUY TẮC PHÙ
HỢP
Các yếu tố • Qui định, hướng dẫn của cơ
quan thẩm quyền
bên ngoài • Phương thức vận tải
doanh • Tình hình thị trường
nghiệp • Rủi ro trong hành trình

Các yếu tố • Khả năng của doanh nghiệp


• Phương thức giao dịch
bên trong • Điều kiện trong hợp đồng
doanh mua bán
nghiệp
96
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Qui định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
Một số cơ quan có thẩm quyền có thể quy định hoặc có chính
sách khuyến khích thuê phương tiện vận tải/mua bảo hiểm tại
các doanh nghiệp trực thuộc
 DN phải xuất hàng theo điều kiện nhóm: C, D
 DN phải nhập hàng theo điều kiện nhóm: E, F
Ví dụ: Algeria quy định hàng nhập khẩu phải được chuyên chở
và bảo hiểm bởi các công ty thuộc nước này

97
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Phương thức vận tải
+ Cần sử dụng ĐKCSGH theo phương thức vận tải
+ Khi hàng hóa được chuyên chở bằng container, địa điểm giao
hàng có thể là trạm CFS đv hàng lẻ (LCL) hoặc bãi container
(CY) đối với hàng nguyên container (FCL)

Đường biển/ thủy nội địa Container và vận tải không


phải đường biển/thủy nội địa

FAS/FOB FCA

CFR CPT

CIF CIP

98
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Thị trường hàng hóa
Đơn chào bán theo điều kiện C, D có thể có lợi thế
cạnh tranh cao hơn
Đơn chào mua theo điều kiện E, F có thể có lợi thế
cạnh tranh cao hơn
• Thị trường vận tải
Tùy thuộc vào việc dự đoán giá cước phí
tang/giảm để quyết định có giành quyền thuê
phương tiện vận tải/bảo hiểm

99
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Rủi ro trong hành trình:
Đối với những khu vực hàng hóa được vận chuyển
có tình hình chính trị phức tạp, bạo động…
Bán hàng theo nhóm E, F, C
Mua hàng theo nhóm D

100
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
Khả năng của doanh nghiệp
+ Thuê phương tiện, bốc dỡ, mua bảo hiểm
+ Thông quan xuất nhập khẩu, quá cảnh
Địa điểm giao hàng
+ cơ sở người bán
+ cầu cảng/sà lan
+ trên tàu
+ nơi đến

101
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
Điều kiện thanh toán
Nếu các bên chọn L/C để thanh toán và bộ chứng
từ đòi hỏi phải có vận đơn đường biển đã bốc
hàng lên tàu và đơn bảo hiểm
Nên chọn ĐKCSGH nào: nhóm C

102

You might also like