You are on page 1of 11

VẤN ĐỀ 4:

BẢO LÃNH
Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 về vụ việc tranh
chấp hợp đồng tín dụng của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngày 26/09/2006, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - chi nhánh Đồng Nai
(nguyên đơn) ký hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân (bị đơn) với
số tiền 900.000.000 đồng cùng các điều khoản. Tài sản đảm bảo quyền cho vay là quyền
sử dụng đất thế chấp cho doanh nghiệp Đại Lộc Tân của hai vợ chồng ông Miễn và bà
Cà. Sau khi vay tiền, chủ doanh nghiệp Đại Lộc Tân đã trả 270.000.000 đồng, hiện còn
nợ số tiền gốc là 630.000.000 đồng và lãi. Nay Quỹ tín dụng khởi kiện yêu cầu Tòa án
buộc bà Đỗ Thị Tỉnh phải trả số tiền 630.000.000 đồng tiền nợ gốc và tiền lãi tính đến
ngày xét xử là 202.785.000 đồng. Tòa án tuyên chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc phải
tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với nợ gốc, kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến
khi thanh toán hết nợ theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.
Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Bà Vũ Thị Hồng Nhung (nguyên đơn) cho bà Nguyễn Thị Mát vay 500.000.000
đồng, lãi 1,2%/tháng, có lập giấy biên nhận bảo lãnh của ông Nguyễn Văn Ân (Nhơn) và
bà Nguyễn Thị Thắng (bị đơn). Sau đó, bà Mát không trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi nên bà
Nhung khởi kiện bà Mát. Tòa sơ thẩm xác định bà Mát và bà Thắng cùng liên đới chịu
trách nhiệm trả nợ thì bà Thắng kháng cáo. Tòa phúc thẩm cho rằng quan hệ vay tiền và
quan hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có quyền khởi kiện yêu cầu bà Mát
trả tiền hoặc khởi kiện yêu cầu bà Thắng bảo lãnh, trả tiền thay. Theo Hội đồng xét xử
của Tòa án nhân dân tối cao, bà Thắng, ông Ân chỉ có trách nhiệm trả nợ thay nếu bà Mát
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc chỉ thực hiện được một phần. Quyết định:
Hủy Bản án sơ thẩm 376/2009/DS-ST và Bản án phúc thẩm 24/2010/DS-PT.
Câu 4.1. Những đặc trưng của bảo lãnh.
Bảo lãnh được định nghĩa “là việc người thứ ba (sau đây được gọi là bên bảo lãnh)
cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” (theo khoản 1 Điều
335 BLDS 2015). Biện pháp bảo lãnh phải có người thứ ba. Nếu không có người thứ ba
thì sẽ không có bảo lãnh.
Về bản chất, nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ phụ được thực hiện bên cạnh nghĩa vụ
chính. Hay nói cách khác, nó là hợp đồng phụ tồn tại lệ thuộc vào hợp đồng chính hoặc là
các điều kiện để thực hiện hợp đồng chính. Vì thế, nghĩa vụ bảo lãnh không thể xuất hiện
trước nghĩa vụ được bảo lãnh.
Về đối tượng của quan hệ bảo lãnh, đó là cam kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên
bảo lãnh. Cam kết đó được đảm bảo bằng việc người bảo lãnh phải đảm bảo bằng một tài
sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh. Tất nhiên, tài
sản bảo lãnh phải đảm bảo được nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ của bên có quyền và
bên được bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh: Phù hợp với quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,
“bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được
bảo lãnh và nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường
thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tuy nhiên
“trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi
bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân
bảo lãnh chấm dứt tồn tại.” (theo Điều 336 BLDS 2015).
Biện pháp bảo lãnh được coi là hợp đồng phụ, không tồn tại độc lập, luôn được xác
lập cùng một hợp đồng hoặc thỏa thuận khác (hợp đồng chính) với mục đích để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định (hợp đồng chính). Mục đích của
bảo lãnh là đảm bảo thực hiện hợp đồng chính, có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng
khi hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.
Chế định bảo lãnh làm phát sinh hai mối quan hệ:
+ Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh (Điều 337 BLDS 2015).
+ Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (Điều 339 BLDS 2015).
Nghĩa vụ giữa những người cùng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh là nghĩa vụ liên
đới, trừ khi có thỏa thuận khác (Điều 338 BLDS 2015). Khi nhiều người cùng bảo lãnh
một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ
ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Câu 4.2. Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh.
Có 6 điểm mới giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về biện pháp bảo lãnh:
Thứ nhất, về hình thức bảo lãnh, BLDS 2015 không quy định về hình thức bảo lãnh.
Trong khi đó, theo Điều 362 BLDS 2005 có quy định về hình thức bảo lãnh như sau:
“Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi
trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh
phải được công chứng hoặc chứng thực”. Đây là một điểm mới rất tích cực của BLDS
2015. Bởi lẽ không quy định về hình thức bảo lãnh giúp các bên linh hoạt hơn, chủ động
hơn trong việc thiết lập quan hệ bảo lãnh. Các bên có thể tự do lựa chọn hình thức là văn
bản, bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể, trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải được thực
hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Chẳng hạn theo Thông tư 18/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng thì đưa ra
hai hình thức thể hiện cam kết bảo lãnh là thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. Như vậy,
khi các tổ chức tín dụng đứng ra làm người bảo lãnh thì việc bảo lãnh phải được thành
lập bằng văn bản, còn trong trường hợp nếu không phải là tổ chức tín dụng thì việc bảo
lãnh không nhất thiết phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, do không được lập thành văn
bản, nên nếu trường hợp bên bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh thì đây sẽ là một vướng mắc lớn. Rõ ràng, bên nhận bảo lãnh không có chứng cứ hay
tài liệu nào để chứng minh bên bảo lãnh đã đứng ra bảo lãnh. Do đó, quyền yêu cầu bên
bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh sẽ không
thể thực hiện được.
Thứ hai, về phạm vi bảo lãnh, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc
toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, ở BLDS 2015 đã có sự bổ sung thêm
nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả” so với quy định của Điều 363
BLDS 2005 chỉ có “tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác”, sự mở rộng thêm này nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của
bên nhận bảo lãnh. Rõ ràng, khi bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh chậm trả nợ cho bên
nhận bảo lãnh, thì bên nhận bảo lãnh không thể sử dụng số tiền đáng lẽ là của họ để thực
hiện công việc khác, do đó pháp luật bổ sung thêm quy định này với mục đích đảm bảo
lợi ích của bên nhận bảo lãnh. Mặt khác, tại khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 có quy định
thêm về việc các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy
định trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi
bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân
của bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Thứ ba, về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh, Điều 340 BLDS 2015 quy định rằng:
“Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình
trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. So
với quy định bên bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với
mình trong phạm vi bảo lãnh, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại Điều 367
BLDS 2005. Với quy định này, bên bảo lãnh có thể yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ đối với mình ngay cả khi bên bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với bên
nhận bảo lãnh trong phạm vi nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện. Hay nói cách khác,
bên bảo lãnh, họ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh đến đâu (trong phạm vi
bảo lãnh) thì họ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh phải hoàn trả lại cho họ đến đó.
Thứ tư, về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, theo khoản 1 Điều 368 BLDS
2005 quy định: “Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho
bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh”. Theo khoản 1 Điều 341 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên bảo
lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa
vụ cho bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận
bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. Với quy định
mới của BLDS 2015 này, ta có thể thấy rằng, các nhà làm luật đã hướng đến việc coi
nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh là một hay nghĩa vụ mà bên bảo lãnh
đáng ra phải thực hiện và nghĩa vụ đương nhiên của bên được bảo lãnh là một. Nếu bên
nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, cũng đồng thời họ miễn
luôn nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
Thứ năm, về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh, tại Điều 342 BLDS 2015 quy
định: “1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa cụ đó. 2. Trường hợp bên bảo lãnh không
thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh
thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.” Đây là điểm mới của BLDS
2015 so với BLDS 2005. Cụ thể, ở Điều 369 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp
đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu
của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”. Với điểm mới này, cho thấy BLDS
2015 đã quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của bên nhận bảo lãnh khi bên
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh, thông qua việc
cho họ quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thanh toán giá trị nghĩa vụ và buộc bên bảo lãnh
phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi vi phạm.
Thứ sáu, về việc hủy bỏ việc bảo lãnh, tại Điều 370 BLDS 2005 quy định: “Việc
bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác”. Tuy nhiên, ở BLDS 2015 không có điều khoản quy định về việc
hủy bỏ bảo lãnh. Mặc dù ở BLDS 2015 không có quy định, nhưng việc bảo lãnh có thể
được hủy bỏ nếu bên nhận bảo lãnh đồng ý, điều này thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận
giữa các bên, bởi biện pháp này phát sinh từ thỏa thuận của các bên thì việc hủy bỏ cũng
do các bên cùng thống nhất.
* Đối với Quyết định số 02
Câu 4.3. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với
Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh?
Đoạn cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là
quan hệ bảo lãnh:
Trong trường hợp xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người
thứ ba số 01534 ngày 22/9/2006 giữa các bên có hiệu lực thì phải tuyên theo đúng quy
định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng thế chấp; Điều 361 Bộ luật dân
sự là khi Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân không trả nợ hoặc trả không đủ thì
ông Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc trả nợ không đủ
thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Câu 4.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý theo quy định pháp luật. Theo
đó, ông Miễn, bà Cà lấy tài sản để đảm bảo cho khoản vay của Doanh nghiệp tư nhân Đại
Lộc Tân bằng hợp đồng thế chấp sử dụng đất người thứ ba số 01534 ngày 22/6/2006 giữa
Quỹ tín dụng với ông Miễn, bà Cà và bà Tỉnh - chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân.
Hơn nữa, hợp đồng đã được chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo nên khi doanh
nghiệp tư nhân không trả nợ hoặc trả không đủ thì ông Miễn, bà Cà phải trả thay cho
doanh nghiệp để thu hồi nợ, vì vậy đây là một quan hệ bảo lãnh.
Câu 4.6. Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh
và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
Đoạn cho thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã theo hướng người bảo lãnh và người được
bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền:
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2008/DS-ST ngày 30-7-2008, Toà án nhân
dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị
Hồng Nhung, Bà Nguyễn Thị Mát và bà Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới
chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung 700.100.000 đồng
Tòa án cấp phúc thẩm cũng theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên
đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền:
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 242/2008/DS-PT ngày 26-9-2008, Tòa án
nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định hủy Bản án dân sự sơ thẩm [...] nhận xét quan hệ vay
tiền và quan hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có quyền khởi kiện bà Mát
trả tiền hoặc khởi kiện yêu cầu bà Thắng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho bà
Mát.
Câu 4.7. Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
Hướng liên đới trên không được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận. Cụ thể ở phần Xét
thấy của Quyết định 968/2011/DS-GĐT đã ghi nhận:
Như vậy, căn cứ vào các tài liệu nêu trên có cơ sở xác định bà Mát là người vay
tiền của bà Nhung, còn bà Thắng và ông Ân (Nhơn) chỉ là người bảo lãnh cho bà Mát
nên trước trước hết cần xác định bà Mát phải là người thực hiện nghĩa vụ dân sự của
mình đối với bà Nhung; nếu bà Mát không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc
chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thựchiện được bà Thắng và ông Ân
mới phải có trách nhiệm thực hiện thay theo quy định tại Điều 361,363 và điều 365 Bộ
luật dân sự.
Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của
bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom) đã buộc bà
Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà Mát là chưa chính xác. Tòa án
cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hướng dẫn đương sự lựa chọn có thể khởi kiện bà
Mát hoặc bà Thắng là không đúng quy định của pháp luật.
Câu 4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên là
hoàn toàn thuyết phục. Theo Tòa giám đốc thẩm, cần phải xác định rõ khả năng thực hiện
nghĩa vụ dân sự của bà Mát rồi mới xem xét buộc bà Thắng, ông Ân cùng liên đới thực
hiện nghĩa vụ dân sự. Căn cứ Điều 361 BLDS 2005 (Điều 335 BLDS 2015): “Bảo lãnh
là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi
là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên
được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải
thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình.”.
Như vậy, bà Thắng chỉ có trách nhiệm trả nợ thay cho bà Mát nếu bà Mát không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ thực hiện được một phần nghĩa vụ. Tòa án
giám đốc thẩm hủy hai bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của bên bảo lãnh (bà Thắng) và bên nhận bảo lãnh (bà Nhung). Quyết định hủy
bản án của Toà án giám đốc thẩm là có căn cứ do các bên không có thoả thuận khác về
việc bảo lãnh của bà Thắng.
Câu 4.9. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh lãnh

CSPL: khoản 1 Điều 335 BLDS CSPL: khoản 2 Điều 335 BLDS
2015. 2015, khoản 1 Điều 44 Nghị định
21/2021/NĐ-CP.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh căn cứ khoản 1 Điều 335 BLDS năm lãnh căn cứ khoản 2 Điều 335 BLDS năm
2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau 2015: “Các bên có thể thỏa thuận về việc
đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo thay cho bên được bảo lãnh trong trường
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên hợp bên được bảo lãnh không có khả năng
có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”.
lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện Và theo khoản 1 Điều 44 Nghị định
nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không 21/2021/NĐ-CP có quy định: “Bên bảo
thực hiện hoặc thực hiện không đúng lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi
nghĩa vụ”. nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo
Như vậy, “bảo lãnh” xuất hiện khi một trong các căn cứ sau đây:
người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ a) Do bên được bảo lãnh không thực
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ b) Do bên được bảo lãnh không thực
mà bên được bảo lãnh không thực hiện hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Khi thuận;
“bảo lãnh” xuất hiện thì nghĩa vụ bảo lãnh c) Do bên được bảo lãnh thực hiện
đương nhiên phát sinh theo và do đó mà không đầy đủ nghĩa vụ;
xác định được thời điểm phát sinh nghĩa d) Do bên được bảo lãnh thực hiện
vụ bảo lãnh là từ khi cam kết bảo lãnh. không đúng nội dung của nghĩa vụ;
đ) Do bên được bảo lãnh không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại
khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339
của Bộ luật Dân sự;
e) Căn cứ khác theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự,
luật khác liên quan.”.
Như vậy, thời điểm thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh là thời điểm bên nhận bảo
lãnh có quyền yêu cầu bên thứ ba có nghĩa
vụ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực
hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.

Câu 4.10. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh?
Nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Căn cứ
theo Điều 335 BLDS 2015, cam kết bảo lãnh làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và còn quy
định:“Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn
mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các bên có
thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Do đó, khi chưa chứng minh được
nghĩa vụ chính không thực hiện đầy đủ thì người bảo lãnh chưa phải thực hiện trách
nhiệm bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn (khoản 2 Điều 339 BLDS 2015).
Theo đó, thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định theo hai
trường hợp sau:
- Thứ nhất, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh đến thời hạn thực hiện. Xác
định việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời điểm này trong trường hợp
các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh. Như vậy, trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ kể từ thời điểm bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đến hạn.
- Thứ hai, khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Câu 4.11. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh?
Trong phần Xét thấy của Quyết định số 968/2011/DS-GĐT, Tòa án nhận định
rằng:“Như vậy, căn cứ vào các tài liệu nêu trên có cơ sở xác định bà Mát là người vay
tiền của bà Nhung, còn bà Thắng và ông Ân (Nhơn) là người bảo lãnh cho bà Mát nên
bà Mát là người phải thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà Nhung; nếu bà Mát
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần,
thì phần không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện
thay theo quy định tại Điều 361, 363 và Điều 365 Bộ luật dân sự”.
Do đó, theo Quyết định, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khi người thực hiện
nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, tức là bà Mát không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực hiện
được người bảo lãnh là bà Thắng và ông Ân mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ
thay cho bà Mát.
Câu 4.12. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao: Tòa án nhận định chị Thảo là người vay tiền của ông Sang còn ông Lộc,
bà Phục bảo lãnh cho chị Thảo. Do vậy, ông Sang phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ,
nếu chị Thảo không trả được nợ gốc và lãi thì ông Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay.
Quyết định số 968/2011 DS-GĐT ngày 27-12-2011 về Tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh, Tòa án theo hướng cần phải xác định người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của
mình, nếu người đó không có khả năng thanh toán hoặc chỉ được một phần mới tính đến
trách nhiệm của người bảo lãnh.
Bản án phúc thẩm số 1067/2013/KDTM-PT của TAND TP. HCM, HĐXX nhận
định: Tại phiên tòa chữ ký của ông cũng được xác nhận, do đó ông phải có trách nhiệm
với chứng thư bảo lãnh. Mặt khác, tại Điều 2 Chứng thư bảo lãnh có thỏa thuận: “Trong
trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ông JTS
phải có trách nhiệm trả nợ thay”. Do đó, Tòa án phúc thẩm tuyên ông JTS phải có trách
nhiệm trả nợ thay trong trường hợp Công ty ANY không trả được nợ.
Quyết định số 376/2011/DS-GĐT ngày 20/05/2011 của Tòa án nhân dân tối cao,
anh Sơn là chồng chị Phượng, vay tiền và việc vay này được cho là có bảo lãnh của ông
Be, Tòa dân sự cũng theo hướng sử dụng thời điểm bên có nghĩa vụ không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ.
Câu 4.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của pháp
luật. Bởi lẽ, việc lập giấy biên nhận có sự bảo lãnh của ông Ân và bà Thắng đã ngầm hàm
chứa nội dung là sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ, như là một căn cứ cho rằng hai
ông bà sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nhung thay cho bà Mát trong trường hợp bà
Mát không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình, đồng nghĩa với việc sẽ thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Điều 335 BLDS 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau
đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi
bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”, khi đó bà Thắng sẽ
có trách nhiệm hoàn trả tiền cho bà Nhung thay bà Mát trong trường hợp bà Mát không
thực hiện được nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ. Việc Tòa giám đốc
thẩm xét xử như vậy đã thỏa đáng cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh, cụ thể là
sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bảo lãnh.

You might also like