You are on page 1of 5

Câu 2.

1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo
đảm.

Điều 323 BLDS 2005 về Đăng ký giao dịch bảo đảm:


“1. Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ
luật này.
2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về
đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu
lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định.
3. Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao
dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.”.
(Khánh Vy)
Điều 298 BLDS 2015 về Đăng ký biện pháp bảo đảm:
“1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật
có quy định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về
đăng ký biện pháp bảo đảm.”.
- Điểm mới đầu tiên: BLDS 2005 quy định về “đăng ký giao dịch bảo đảm”, còn đối
với BLDS 2015 quy định về “đăng ký biện pháp bảo đảm”. (T.Vy)
- Điểm mới tiếp theo: Khoản 2 Điều 323 BLDS 2005 quy định về việc đăng ký là
điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy
định. Ở Khoản 2 Điều 298 BLDS 2015 thì quy định về việc đăng ký điều kiện để
giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định. Ta có thể thấy so
với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã thay cụm từ “pháp luật” thành “luật”. Mặt khác,
phạm vi điều chỉnh của Luật cũng hẹp hơn nhiều so với pháp luật. Từ đó, sẽ hạn chế
được các chủ thể có thẩm quyền để quy định về giao dịch bảo đảm và các điều kiện để
giao dịch bảo đảm có hiệu lực. (Khánh Vy)
Ngoài ra, so với Khoản 3 Điều 323 BLDS 2005 chỉ quy định giao dịch đảm bảo đó
có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ khi đăng ký giao dịch bảo đảm thì ở
BLDS 2015 đã có sự khắc phục và bổ sung cụ thể tại Khoản 2 Điều 298 BLDS 2015
quy định trường hợp hiệu lực đối kháng với người thứ 3 phát sinh từ thời điểm bên
nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
Nguồn tham khảo: BLDS 2005 (Tường Vy)

Câu 2.2: Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường
hợp phải đăng ký không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải
đăng ký. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đối tượng
đăng ký phải đăng ký giao dịch bảo đảm:
“Đối tượng đăng ký:
1. Những trường hợp sau đây phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm:
a) Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải
đăng ký quyền sở hữu;
b) Việc cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc quy định tại điểm a, khoản 1
Điều này nhưng các bên thỏa thuận bên cầm cố, bên thế chấp hoặc người thứ ba
giữ tài sản;
c) Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
d) Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm.”

Trong nội dung hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC có thể hiện ông Q, bà V tự
nguyện dùng tài sản thuộc sở hữu của mình là nhà đất tại 60V, phường T, quận H, Hà
Nội để đảm bảo cho các khoản vay của Công ty V tại Ngân hàng. Như vậy ta có thể
thấy bản chất của hợp đồng trên là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất. (Khánh Vy)

Câu 2.3: Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật.
Vì:
“Xem xét việc thế chấp này HĐXX thấy: Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba ngày 07/9/2009. Sau khi các bên ký kết
hợp đồng thì công chứng viên thực hiện việc công chứng theo trình tự: lập lời chứng
của công chứng viên ghi nhận rõ các bên tham gia ký kết hợp đồng thế chấp gồm:
Bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên vay ghi nhận rõ việc bên thế chấp và bên vay
ký tên và Hợp đồng trước mặt công chứng viên tại địa chỉ số 60V, phường T, quận H,
Hà Nội. Sau đó công chứng viên đóng dấu và trả hồ sơ cho phía Ngân hàng. Công
chứng viên, ông Khúc Mạnh C khẳng định khi ký kết hợp đồng, ông Q và bà V đã xuất
trình đầy đủ chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu và Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất. Bên ngân hàng đã có Giấy đề nghị Công chứng và Biên
bản định giá tài sản, hợp đồng thế chấp đều ghi ngày 07/9/2009 được ký và đóng dấu
bởi người có thẩm quyền của Ngân hàng. Ngoài ra Biên bản định giá có đầy đủ chữ
ký của bên thế chấp là vợ chồng ông Q và bà V; bên khách hàng vay là Công ty V do
ông Nguyễn Tử D làm đại diện ký tên và đóng dấu Văn phòng công chức đã thực hiện
đúng pháp luật công chứng, nội dung văn bản công chứng không trái với quy định
của pháp luật, không vi phạm Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 nên không thể tự vô
hiệu”
(Tường Vy)
Câu 2.4: Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009
có vô hiệu không? Vì sao?
Tại thời điểm làm thủ tục đăng ký thế chấp ngày 30/9/2009 thì Thông tư số 05/TTLB-
BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 đang có hiệu lực, tại Điều 4 về người yêu cầu đăng ký
có quy định “người yêu cầu đăng ký là một bên trong các bên hoặc các bên ký hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh” cho đến ngày 01/3/2010 thì mới có Thông tư số
06/2010/TTLT-BTP-BTNMT và tại Điều 1 mà Thông tư số 06 mới có quy định là khi
đăng ký thế chấp mới (lần đầu) thì các bên phải ký còn đăng ký thay đổi, bổ sung thì
chỉ cần một bên. Như vậy, tại thời điểm ngày 30/9/2009 chỉ cần một bên là bên thế
chấp hoặc bên nhận thế chấp, bảo lãnh ký là được. Vậy nên khi bên nhận thế chấp là
Ngân hàng có ký đóng dấu vào đơn này nên Đơn đăng ký vẫn đúng quy định và phát
sinh hiệu lực.
Vậy theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 không vô
hiệu. (Trinh)

Câu 2.5: Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?
- Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên không thuyết phục.
- Tại khoản 2 Điều 323 BLDS 2005 có quy định như sau: “Việc đăng ký là điều kiện
để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định”. Như
vậy, đối với các biện pháp bảo đảm không được pháp luật quy định bắt buộc phải
đăng ký, thì khi không đăng ký bảo đảm sẽ không làm hợp đồng thế chấp bị vô hiệu.
- Xét hợp đồng thế chấp trong trường hợp trên, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất. Mà quyền sử dụng đất thuộc một trong các biện pháp bảo
đảm bắt buộc phải đăng ký (Nghị định 163/2006/NĐ-CP). Mặc dù tài sản thế chấp
trên đã được đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng đã có hiệu lực, nhưng Tòa án nhận
định việc đăng ký chỉ làm phát sinh quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp là không đúng
với quy định của pháp luật. Nếu tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất không đăng ký
thì theo quy định của pháp luật, hợp đồng thế chấp sẽ bị vô hiệu một phần. Vì BLDS
2005 chưa quy định xử lý tài sản thế chấp để giải quyết nghĩa vụ thanh toán khi tài sản
xử lý là nhà đất lại gắn liền với quyền sử dụng đất. (Trí)

Câu 2.6: Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 có hiệu lực đối kháng với
người thứ ba không? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 không có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba.
Hiện nay khái niệm về hiệu lực đối kháng với người thứ ba chưa được quy định trong
BLDS. Hiện tại khoản 1 Điều 297 BLDS 2015 quy định như sau: “Biện pháp bảo
đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm
hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.” Như vậy, có thể
hiểu đơn giản hiệu lực đối kháng với người thứ ba là khi xác lập giao dịch bảo đảm,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong
giao dịch mà trong một số trường hợp còn phát sinh với bên thứ ba đang chiếm giữ
hoặc có quyền đối với tài sản bảo đảm, buộc bên thứ ba phải tôn trọng và chấp nhận
đối với quyền của bên nhận bảo đảm.
Điều 23 của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau về hiệu lực
đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba:
Điều 23. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật
Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng
ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo
đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với
người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời
điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.
Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm
trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác
quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.
Như vậy, có thể thấy Hợp đồng thế chấp trong Quyết định số 21 không thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 23 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng như không thỏa
mãn khoản 1 Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015. Bởi Hợp đồng thế chấp trong quyết
định trên không thuộc trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của
BLDS, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký
theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm. Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP
thì thế chấp tài sản là xe ô tô không thuộc trường hợp biện pháp bảo đảm bắt buộc
phải đăng ký. Ngoài ra, trong quyết định cũng không có chi tiết nào nhắc đến việc
Ngân hàng yêu cầu hay hai bên có thỏa thuận về việc đăng ký cho biện pháp bảo đảm
này nên nhóm thảo luận cho rằng Hợp đồng thế chấp này đã không được đăng ký theo
thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cuầ của bên nhận bảo đảm. Vì Hợp đồng thế
chấp cũng không thuộc trường hợp “bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm”.
Trong quá trình thế chấp tài sản, chừng nào chưa xử lý tài sản thế chấp thì tài sản do
bên thứ ba giữ theo ủy quyền của bên thế chấp hay theo quy định của hợp đồng, giao
dịch giữa bên thứ ba và bên thế chấp (căn cứ theo khoản 2 Điều 317 BLDS 2015).
Như vậy, trong trường hợp của Quyết định số 21 thì thực chất bên “nắm giữ” tài sản
bảo đảm là chiếc xe ô tô vẫn là bên thế chấp, tức là bên ông Thọ và bà Loan chứ
không phải Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
(Trinh)

Câu 2.7: Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo BLDS năm 2015),
Ngân hàng có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp đồng thế chấp) trả
lại tài sản thế chấp (xe ô tô) không? Vì sao?
Theo quy định về đòi tài sản (Điều 166 và tiếp theo Bộ luật Dân sự năm
2015), Ngân hàng không có quyền yêu cầu ông Tân (người thứ ba so với hợp
đồng thế chấp trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô).
Trước tiên cần xác định tài sản thế chấp khi đem đi thế chấp thì vẫn thuộc
sở hữu của bên thế chấp (tức ông Thọ và bà Loan), Điều 166 quy định chủ sở
hữu của tài sản mới có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật mà ngân hàng không phải chủ sở hữu của xe ô tô, do đó ngân hàng
không thể áp dụng quy định về đòi tài sản (Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015)
để đòi lại tài sản từ ông Tân.
Ngân hàng chỉ có quyền yêu cầu ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô)
cho ngân hàng dựa theo các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và
bên nhận thế chấp. Cụ thể tại khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự năm 2015 về
nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản: “8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng
cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều
321 của Bộ luật này”. Theo đó ông Tân đã vi phạm nghĩa vụ này và các giao
dịch chuyển nhượng được xác lập liên quan đến xe ô tô là trái pháp luật và ông
Tân phải trả lại tài sản thế chấp cho ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả
nợ của ông Thọ và bà Loan. (Trí)

Câu 2.8: Việc Tòa án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) cho Ngân hàng
có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Toà án buộc ông Tân trả lại tài sản thế chấp (xe ô tô) cho Ngân hàng là thuyết
phục.
-Vì:

 Căn cứ theo khoản 5 Điều 323 BLDS 2015 thì bên nhận thế chấp có quyền yêu
cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho
mình để xử lý khi bên thế chấp đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Chiếc ô tô là tài sản thế chấp giữa ông Thọ, bà Loan với ngân hàng
nên khi ông Thọ, bà Loan tự ý chuyển nhượng xe ô tô nói trên cho bà Giao rồi
bà Giao tiếp tục chuyển nhượng cho ông Tân là vi phạm khoản 8 Điều 320
BLDS 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản. Vì vậy, ông Tân có trách
nhiệm trả lại tài sản thế chấp đó cho Ngân hàng.
 Khi ông Tân trả lại tài sản thế chấp cho Ngân hàng thì Toà án cấp sơ thẩm cần
có hướng giải quyết về số tiền mà ông Tân đã trả cho Vpbank thay cho ông
Thọ, bà Loan: “Sau khi mua xe, ông Tân đã trả được 3 kỳ cho VPbank”;
“Nhưng trong thực tế, ông Tân đã trả cho VP bank, thay cho ông Thọ- bà Loan
một khoản tiền.
(Trinh)

You might also like