You are on page 1of 5

1.

Tài sản đăng kí giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng kí giao dịch
bảo đảm

Nhận định sai.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 295 BLDS 2015, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của
bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản (quyền sở hữu thuộc về bên có nghĩa vụ) và
bảo lưu quyền sở hữu (quyền sở hữu thuộc về bên bán). Như vậy, quyền sở hữu tài sản
thuộc về bên bảo đảm và tài sản bảo đảm không nhất thiết phải thuộc sở hữu của người
đăng ký giao dịch bảo đảm. Cá nhân, tổ chức không phải bên vay, có thể dùng tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hoặc toàn
bộ nợ cho bên đi vay.không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đăng ký giao dịch bảo đảm
hay không.

Đồng thời, pháp luật tuy không quy định rõ ràng về việc tài sản đăng ký bảo đảm có thể
thuộc sở hữu của người thứ ba, nhưng theo khoản 7 Điều 307 BLDS quy định: “Trường
hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo
quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được
thanh toán”. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định
102/2017/NĐ-CP quy định về người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm gồm: “bên bảo
đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển
nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm,
bên nhận bảo đảm); quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường
hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản
nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp
của các chủ thể này.” Như vậy, tài sản khi đăng ký giao dịch bảo đảm không cần phải là
tài sản của người đăng ký mà có có thể thấy là pháp luật không cấm tài sản sản đăng ký
giao dịch bảo đảm thuộc sở hữu của người thứ ba.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm sau khi thanh toán chi phí bảo
quản, thu giữ và xử lý tài sản nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ
chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có
nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán. Như vậy, tài
sản để đăng ký giao dịch bảo đảm không cần phải thuộc sở hữu của người đăng ký giao
dịch bảo đảm mà có thể thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm bằng tài sản đó.

2. Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng kí

Nhận định sai.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 298 BLDS 2015, việc đăng ký chỉ là điều kiện để giao dịch
bảo đảm có hiệu lực nếu thuộc trường hợp luật có quy định. Bên cạnh đó, theo Điều 4
Nghị định 102/2017/NĐ-CP có quy định về việc đăng ký giao dịch đảm bảo, bao gồm
trường hợp biện pháp đảm bảo phải đăng ký và trường hợp được đăng kí khi có yêu cầu.

Theo đó, những giao dịch đảm bảo mà pháp luật quy định phải đăng ký thì tính hiệu lực
của giao dịch đảm bảo đó chỉ được ghi nhận khi giao dịch đảm bảo được đăng kí theo
luật định. Ngoài những trường hợp bắt buộc phải đăng ký, những trường hợp còn lại
mang tính tự nguyện của các bên sẽ có hiệu lực vào thời điểm hai bên có thỏa thuận, nếu
không có thỏa thuận thì hiệu lực phát sinh từ thời điểm giao kết hợp đồng căn cứ theo
khoản 2 Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hiệu lực của hợp đồng đảm bảo:

1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật
Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm
được công chứng, chứng thực.

2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm
do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời
điểm hợp đồng được giao kết.

Do đó, hiệu lực của hợp đồng bảo đảm không phụ thuộc vào việc giao dịch đó có được
đăng ký hay không.

3. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.

Nhận định sai.

Nếu hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực thì theo quy định tại khoản 1 Điều
22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm được công
chứng, chứng thực. Bên cạnh đó, hợp đồng bảo đảm còn có hiệu lực từ thời điểm do các
bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng
được giao kết. Như vậy, giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết không áp
dụng cho các hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực.

4. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới
có hiệu lực pháp luật.

Nhận định sai.

Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân về
việc chuyển giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong một thời gian nhất định dựa
trên nguyên tắc hoàn trả.

Theo đó, thỏa thuận cho vay được xem là hợp đồng tín dụng. Thỏa thuận cho vay phải
được lập thành văn bản và không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực mới có hiệu
lực. Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì chỉ đặt ra việc hợp
đồng cho vay phải được lập thành văn bản, không yêu cầu phải có công chứng, chứng
thực. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có yêu cầu thì hợp đồng tín dụng vẫn có thể
được công chứng theo thủ tục quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2014.

Tình huống 1

Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân X. Ông A sở hữu 12% vốn cổ phần của công ty Y.
Ông này đồng thời là thành viên Ban kiểm soát công ty tài chính Z (có vốn tự có là 500 tỷ
đồng).

a) Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z 5 tỷ đồng trên cơ sở tài sản
bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất và nhà gắn liền với đất trị giá 7 tỷ. Công ty tài
chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao?

b) Công ty tài chính Y muốn vay của công ty tài chính Z 30 tỷ đồng trong thời hạn 1
năm, biết lãi suất hiện tại là 10%/năm. Tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng và dây
chuyền sản xuất của công ty được định giá là 35 tỷ đồng. Hỏi công ty tài chính Z có chấp
nhận cho vay không? Vì sao?

Công ty X có chấp nhận khoản vay trên vì các lý do sau:

Thứ nhất, giả sử công ty Y đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn tại Điều 7 Thông tư
39/2016/TT-NHNN. Theo đó công ty Y là pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân
sự, có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, có phương án sử dụng vốn
khả thi và có khả năng tài chính để trả nợ.

Thứ hai, giả sử nhu cầu vay vốn công ty Y không thuộc các trường hợp không được cho
vay theo Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Thứ ba, xét thấy khoản vay của công ty Y là khoản vay ngắn hạn theo khoản 1 Điều 10
Thông tư 39/2016/TT-NHNN, do đó công ty Y và công ty Z có quyền thỏa thuận về lãi
suất cho vay ngắn hạn nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định – tức không vượt quá 10%/năm (theo quy
định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN).

Cuối cùng, tài sản bảo đảm của công ty Y là phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể
theo khoản 3 Điều 295 BLDS 2015 thì giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm.

Công ty tài chính Z không chấp nhận cho vay.

Vì hoạt động cho vay được xem là một trong những hình thức cấp tín dụng. Ông A sở
hữu 12% vốn cổ phần của công ty Y. Ông này đồng thời là thành viên Ban kiểm soát
công ty tài chính Z (có vốn tự có là 500 tỷ đồng) do đó theo điểm a khoản 1 Điều 126,
điểm d khoản 1 Điều 127 Luật CTCTD công ty Y thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng.
Đồng thời theo khoản 2, điều 127 Luật CTCTD thì công ty Z chỉ được cho công ty Y vay
tối đa 5% vốn tự có của mình tức là 25 tỷ. Mà công ty Y muốn vay 30 tỷ nghĩa là đã vượt
quá . Do đó, công ty Z không chấp nhận cho vay.

c) Giả sử công ty Y được chấp nhận cho vay theo trường hợp trên. Do công ty Y vi phạm
nghĩa vụ trả nợ, công ty tài chính Z ra thông báo và quyết định xử lý tài sản bảo đảm nói
trên để thu hồi nợ. Số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm là 30 tỷ đồng. Do
đó, công ty Y đã nhờ ông A đã dùng phần vốn góp trị giá 5 tỷ đồng của mình tại công ty
tài chính Z để thay thế nghĩa vụ trả nợ trên của công ty. Hỏi công ty tài chính Z có chấp
nhận phương án trả nợ này không? Vì sao?

Công ty tài chính Z sẽ không chấp nhận phương án trả nợ này. Bởi, về nguyên tắc một
TCTD không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của thành viên Ban
kiểm soát của chính TCTD đó (khoản 3 Điều 126 LCTCTD). Trường hợp này, sau khi xử
lý tài sản bảo đảm nhưng vẫn chưa thu hồi hết nợ, lãi suất mà Công ty tài chính Z đã cho
Công ty Y vay, thì những khoản nợ còn thiếu này sẽ trở thành nghĩa vụ không có bảo
đảm của Công ty Y. Công ty Y có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ cho Công ty tài chính Z. Việc
“nhờ” ông A dùng phần vốn góp trị giá 5 tỷ của mình tại Công ty tài chính Z để thay thế
nghĩa vụ trả nợ còn thiếu của Công ty Y là hoàn toàn không hợp lý, không phù hợp quy
định của pháp luật. Bởi lẽ, Công ty tài chính Z sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi lại
khoản nợ còn thiếu. Mà tài sản bảo đảm này lại chính là phần vốn góp của TCTD, TCTD
xử lý phần vốn góp là tài sản bảo đảm này chính là đang tự xử lý tài sản của chính
TCTD. Như thế, vốn tự có tức giá trị thực của vốn điều lệ của Công ty tài chính Z sẽ bị
ảnh hưởng rất lớn, bị giảm đi so với hiện tại. Như vậy, để thu hồi nợ đã cho vay mà phải
tự xử lý tài sản của chính mình, đây là một phương án mà Công ty tài chính Z sẽ không
chấp nhận.

You might also like