You are on page 1of 6

Bài tập chương 5

Nội dung bài tập:

Công ty CP LMS đã ký kết hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại SML với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Mục đích sử dụng vốn: mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu quần áo thời trang may mặc;

- Số tiền vay: 50 tỷ đồng;

- Khoản vay được giải ngân ngày 20/02/2020 và kết thúc thời hạn vào ngày 20/02/2022;

- Khách hàng thanh toán tiền gốc và lãi theo 2 kỳ hạn:

+ Lần 1: Thanh toán 25 tỷ tiền gốc và số tiền lãi phát sinh trong kỳ. Ngày thanh toán: 20/02/2021.

+ Lần 2: Thanh toán 25 tỷ tiền gốc còn lại và số tiền lãi trong kỳ hạn + tiền phí. Ngày thanh toán: 20/02/2022.

- Lãi suất cố định 19%/năm;

- Tiền lãi tính trên dư nợ thực tế tương ứng với số ngày duy trì dư nợ thực tế và áp dụng cách tính lãi: tính ngày đầu
bỏ ngày cuối;

- Lãi suất đối với nợ quá hạn là 30%/năm, lãi suất đối với lãi chậm trả là 9.5%/năm; lãi suất đối với phí chậm trả là
20%/năm.

- Các loại phí phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng là 0,8 tỷ đồng. - Thỏa thuận phạt vi phạm là 8% tính trên giá
trị hợp đồng bị vi phạm.
Công ty LMS đã thanh toán đầy đủ các khoản theo kỳ hạn 1 nhưng không thanh toán tiền gốc, lãi, phí của kỳ hạn
thứ 2 đúng theo thỏa thuận. Sau nhiều lần yêu cầu nhưng không có phản hồi, Ngân hàng đã khởi kiện ra tòa án.

[1] Tại tòa, LMS không đồng ý trả nợ vì cho rằng hợp đồng cho vay giữa hai bên không ràng buộc trách
nhiệm đối với LMS. Giám đốc công ty LMS (người ký kết Hợp đồng) mặc dù là người đại diện theo pháp
luật của công ty nhưng vào thời điểm ký kết hợp đồng công ty có 2 người đại diện theo pháp luật. Theo quy
định tại Điều lệ công ty, Giám đốc công ty LMS không có thẩm quyền ký kết hợp đồng vay vốn, thẩm quyền
ký kết hợp đồng vay thuộc về người đại diện theo pháp luật thứ 2: chủ tịch HĐQT của công ty. Do đó, hợp
đồng vay vốn này vô hiệu và không làm phát sinh trách nhiệm đối với công ty LMS. Theo Anh (Chị), công ty
LMS có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hay không? (4đ)

→ Chế định đại diện: Có 2 loại đại diện: Đại diện theo PL và đại diện theo ủy quyền.
Ai là người có thẩm quyền ký kết?
Lưu ý: Người đại diện PL không phải là toàn năng, người đại diện theo PL có 2 vấn đề cần quan tâm:
- Từ LDN 2014 đến nay, thì công ty không chỉ có một người đại diện mà công ty có thể có nhiều hơn. Xác định
thẩm quyền của những người đại diện trong điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định về việc phân thẩm
quyền thì những người đại diện có quyền như nhau.
- LDN quy định có những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn người đại diện không được tự mình quyết định mà chỉ
được tham gia ký kết khi có sự phê duyệt của những định chế quyền lực khác.
+ Điều 153 LDN 2020 quy định HĐQT của công ty CP phải phê duyệt HĐ vay với giá trị bằng bao nhiêu % tsan
của công ty hoặc điều lệ công ty. + Điều 55 LDN 2020
+ Điều 76 LDN
→ Vậy khi ký kết HĐ vay cần quan tâm giá trị của khoản vay này là bao nhiêu so với tổng TS của công ty
→ Trong tình huống này là Điều 55. Điều lệ đã quy định rất rõ ràng là HĐ trên 2 tỷ sẽ phải được thông qua HĐTV,
trong HĐ hoặc hồ sơ vay vốn của KH này NH bắt
buộc phải lưu giữ nghị quyết thông qua của HĐTV. Cho nên trong TH này NH làm sai.
- Tòa tối cao đã lấy tình huống làm tiền lệ: Điều 55 của LDN cũng đã quy định rõ ràng:
+ Hợp đồng tín dụng mà bên vay là công ty TNHH hai thành viên trở lên, do người đại diện theo PL ký hợp đồng
nhưng hồ sơ vay không có biên bản họp thành viên của HĐTV. TH có tranh chấp xảy ra thì bên vay được xác định
là Công ty hay cá nhân đại diện? Công ty sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì?
- Điều 153.2.h Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: HĐQT của CTCP có quyền và nghĩa vụ:
+ Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản
trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ
hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
- Hợp đồng sẽ không vô hiệu mà quan trọng là ai chịu trách nhiệm. + Công văn 212/TANDTC-PC:
(1) Trường hợp hồ sơ vay không có biên bản họp thành viên của Hội đồng thành viên về nội dung thông qua hợp
đồng vay, nhưng có tài liệu, chứng cứ thể hiện: (.) Khoản tiền vay được chuyển vào tài khoản của Công ty;
(.) Được công ty sử dụng;
(.) Được hạch toán trên sổ sách, giấy tờ của công ty.
(2) Thì được coi là công ty đồng ý với hợp đồng tín dụng do người đại diện của Công ty xác lập, thuộc trường hợp
quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 143 của BLDS 2015.
(3) Trường hợp hợp đồng tín dụng do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không thuộc
một trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 143 của BLDS 2015 và có tài liệu, chứng cứ cho
thấy người đại diện theo pháp luật sử dụng số tiền vay được cho mục đích cá nhân thì không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của công ty.
(4) Bên vay được xác định là cá nhân người đại diện đã ký hợp đồng tín dụng.
→ Trong tình huống này cần xác định rõ là công ty có biết hay không.

Theo dữ kiện bài cho, công ty LMS đã thanh toán đầy đủ các khoản theo kỳ hạn 1 cho ngân hàng SML, tức là công
ty chắc chắn đã biết về khoản vay vốn này và không phản đối, đồng thời công ty cũng đã thực hiện một phần nghĩa
vụ trả nợ cho ngân hàng SML (công ty LMS đã thanh toán đầy đủ các khoản theo kỳ hạn 1 cho ngân hàng SML).
Tổng kết, hợp đồng vay vốn này vẫn có hiệu lực và công ty LMS có nghĩa vụ phải trả nợ đầy đủ cho SML.

[2] Ngân hàng SML kiện đòi công ty LMS phải thanh toán đầy đủ các khoản gốc, lãi trong hạn, phí, lãi phạt,
tiền phạt vi phạm tính đến ngày phải ra phán quyết. (Thông tin bổ sung: tính đến thời điểm ra phán quyết,
thời hạn chậm trả lãi, gốc, phí là 90 ngày). Anh (Chị) hãy cho biết công ty LMS có nghĩa vụ thanh toán theo
yêu cầu của ngân hàng hay không? Nếu có thì thanh toán những khoản nào và bao nhiêu? (6đ)

- Gốc: 25 tỷ
- Lãi trong hạn: 19%/năm
- Lãi suất đối với nợ quá hạn: 30%/năm
- Lãi suất đối với lãi chậm trả: 9.5%/năm
- Lãi suất đối với phí chậm trả là 20%/năm
- Từ ngày 20/2/2020 - 20/2/2022 (tính ngày đầu bỏ ngày cuối)
- Các loại phí phát sinh theo thỏa thuận tại HĐ: 0.8 tỷ
- Thỏa thuận phạt vi phạm là 8% tính trên HĐ vi phạm
- Thời gian chậm trả 90 ngày

Giải:
- Công ty LMS phải có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng. Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư
39/2016/TT-NHNN quy định về nguyên tắc vay vốn, trong đó Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo
hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Căn cứ tại khoản 1 Điều 146 Bộ
luật Dân sự quy định bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng có hiệu lực, như vậy Công ty LMS là bên đi vay và phải gánh chịu nghĩa
vụ trả nợ cho Ngân hàng SML. Nghĩa vụ này chỉ mất đi khi Công ty LMS hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ của
mình; hoặc Ngân hàng SML từ bỏ quyền đòi nợ của mình. Chính vì vậy, Công
ty LMS có nghĩa vụ phải thanh toán theo nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay tiền đúng thời hạn.
Thế nhưng, cần phải xem xét các yêu cầu của ngân hàng.
+ Theo điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức
tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời
gian chậm trả. Trong hợp đồng vay vốn này, Công ty LMS và Ngân hàng SML đã thoả thuận lãi suất đối với lãi
chậm trả là bằng 9.5%/năm. Lãi suất thoả thuận này đã phù hợp với quy định của luật.
+ Theo điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định trong trường hợp khoản nợ vay bị
chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất
áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. Theo hợp đồng vay,
thỏa thuận lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn là 19%/năm, nên mức lãi suất đối với với nợ
quá hạn theo quy định của pháp luật là không vượt quá 150% của 19%/năm bằng 28.5%/năm. Việc Công ty LMS
và Ngân hàng SML đã thỏa thuận mức lãi suất đối với nợ quá hạn bằng 30%/năm đã vượt quá mức lãi suất theo
quy định. Chính vì vậy, Ngân hàng SML chỉ được lấy mức lãi suất đối với nợ quá hạn là 28.5%/năm.
+ Bởi vì các bên tham gia giao kết đều là thương nhân nên đây là hợp đồng thương mại. Chính vì vậy, mức phạt vi
phạm được quy định theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại với mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị
vi phạm. Việc Ngân hàng SML quy định mức lãi suất đối với phí chậm trả theo thỏa thuận là 20%/năm là không
phù hợp. Ngân hàng SML chỉ được phép tính lãi suất 8% đối với phí chậm trả.
+ Về điều khoản thỏa thuận phạt vi phạm là 8% tính trên hợp đồng vi phạm là không phù hợp vì theo khoản 1
Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về phạt vi phạm không áp dụng đối với khoản nợ gốc và lãi tiền
vay. Chính vì vậy, phạt vi phạm chỉ được áp dụng trên phần nghĩa vụ bị vi phạm là khoản phí 0.8 tỷ.

- Lãi trong hạn: = (25 * 19% * 364)/365 = 4.737 tỷ


- Lãi đối với lãi chậm trả: điểm b khoản 4 Điều 13 TT 39/2016 => tối đa 10%/năm => 9.5%/năm là phù hợp
( 4.737 tỷ x 90 x 9.5%/năm)/365 = 0.111 tỷ
- Lãi đối với nợ quá hạn: điểm c khoản 4 Điều 13 TT 39/2016 => 150% của lãi trong hạn (19%/năm) = 28.5% =>
30%/năm là vượt quá mức trần => chỉ lấy 28.5% (khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định mức lãi suất vượt quá
mức trần thì phần vượt quá không có hiệu lực)
(25 tỷ x 90 x 28.5%)/365 = 1.757 tỷ
- Lãi đối với phí chậm trả:
Đây là HĐ thương mại (vì HĐ được ký kết giữa 2 thương nhân là công ty CP LMS và NHTM SML) vì thế mức
phạt vi phạm được quy định theo quy định tại Điều 301 LTM với mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm => mức lãi suất đối với phí chậm trả theo thỏa thuận là 20%/năm là không phù hợp.
Về điều khoản thỏa thuận phạt vi phạm là 8% tính trên HĐ vi phạm là không phù hợp vì theo khoản 1 Điều 25 TT
39/2016 quy định về phạt vi phạm không áp dụng đối với khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Chính vì vậy, phạt vi phạm
chỉ được áp dụng trên phần nghĩa vụ bị vi phạm là khoản phí 0.8 tỷ.
=> Lãi đối với phí chậm trả: 8% x 0.8 tỷ = 0.064 tỷ
=> Tổng số tiền phải thanh toán:
Tổng = 25 + 4.737 + 0.111 + 1.757 + 0.8+ 0.064 = 32.469 tỷ

CÁCH LÀM 2:
[1]
- Xét hợp đồng vay vốn giữa Công ty LMS với Ngân hàng SML có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định Ngân hàng thương mại được phép cho vay.
Như vậy, Ngân hàng thương mại SML có đủ điều kiện để cho vay.
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định pháp nhân được thành lập và hoạt động
tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được phép vay vốn tại
tổ chức tín dụng. Như vậy, Công ty cổ phần SML có đủ điều kiện để vay vốn tại Ngân hàng LMS. Mục đích sử
dụng vốn: mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu quần áo thời trang may mặc của Công ty cổ
phần LMS không thuộc những điều kiện không được cho vay quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Chính vì vậy, mục đích vay phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty là phù hợp với quy định của luật.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 90 Luật Các tổ chức tín dụng quy định tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ
hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được
Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng. Trong trường hợp này, Công ty cổ phần LMS và Ngân hàng SML
đáp ứng đầy đủ điều kiện về chủ thể, đồng thời mục đích vay vốn phù hợp với quy định của luật. Như vậy, hợp
đồng vay vốn giữa Công ty cổ phần LMS và Ngân hàng SML phù hợp với quy định của pháp luật.
- Xét việc Công ty LMS có được hai người đại diện theo pháp luật hay không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Luật
Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy
định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, công ty cổ phần LMS có hai người đại diện theo pháp luật là giám đốc và chủ tịch HĐQT;
cả hai chức danh này đều được quy định trong Điều lệ Công ty. Chính vì vậy, việc Công ty LMS có hai người đại
diện theo pháp luật là phù hợp với quy định của luật.
- Xét thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty LMS. Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh
nghiệp quy định: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp
quy định Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, việc công ty LMS quy định thẩm quyền ký kết hợp đồng của người đại diện
theo pháp luật trong Điều lệ công ty là phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với thẩm quyền của Chủ tịch HĐQT. Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp
quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT theo quy định của Điều lệ công ty. Còn đối với thẩm quyền của
Giám đốc. Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và
nghĩa vụ của giám đốc theo quy định của Điều lệ công ty. Như vậy, trong trường hợp này, nếu điều lệ công ty có
quy định về thẩm quyền của chủ tịch HĐQT và giám đốc và các quy định này không trái luật thì sẽ tuân theo các
quy định của Điều lệ. Trong trường hợp này, Điều lệ quy định chỉ có Chủ tịch HĐQT mới có thẩm quyền ký kết
hợp đồng vay của công ty LMS, còn giám đốc công ty thì không có thẩm quyền ký kết. Vì vậy, hợp đồng vay vốn
của Công ty LMS chỉ có hiệu lực trong các trường hợp:
(i) Khi người thực hiện việc ký kết hợp đồng vay là Chủ tịch HĐQT Công ty LMS; và
(ii) Khi Giám đốc Công ty LMS được sự uỷ quyền của Chủ tịch HĐQT. Trong trường hợp này, cần phải có giấy uỷ
quyền của Chủ tịch HĐQT trong hồ sơ hợp đồng vay. Trong trường hợp này, việc Giám đốc Công ty LMS - người
không có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ - thực hiện ký hợp đồng vay đối với Ngân hàng SML là sai quy
trình, thủ tục luật định.
- Vậy, ngân hàng LMS có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hay không? Theo thông tin của đề bài, Giám đốc trong
trường hợp này đã thực hiện vượt quá phạm vi đại diện của mình, tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng vay với
ngân hàng mà không có sự uỷ quyền của Chủ tịch HĐQT. Căn cứ pháp lý tại điểm a khoản 1 Điều 143 Bộ luật
Dân sự quy định: giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ
trường hợp được người được đại diện đồng ý.
Theo quy định tại Điều lệ công ty, Giám đốc Công ty LMS là người đại diện theo pháp luật của Công ty LMS. Như
vậy, trong trường hợp này, cần xác định Công ty LMS có biết và đồng ý về việc ký kết hợp đồng tín dụng do Giám
đốc công ty xác lập hay không thông. Theo đó, việc Công ty LMS đã tiến hành việc thanh toán 25 tỷ tiền
gốc và số tiền lãi phát sinh trong kỳ hạn 1 cho ngân hàng SML, đồng nghĩa với việc công ty đã biết về hợp đồng tín
dụng này nhưng không phản đối; mà còn thực hiện một phần nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng SML. Như vậy, hành
vi này là bằng chứng thể hiện Công ty LMS đã biết về hoạt động ký kết hợp đồng tín dụng này. Căn cứ tại khoản 2
Điều 143 Bộ luật Dân sự quy định trường hợp người đã giao dịch biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn
giao dịch thì vẫn làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực
hiện vượt quá phạm vi đại diện. Như vậy, hợp đồng vay vốn giữa Công ty LMS và Ngân hàng SML không bị vô
hiệu và Công ty LMS phải chịu trách nhiệm về khoản vay trên.
[2]
- Công ty LMS phải có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng. Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư
39/2016/TT-NHNN quy định về nguyên tắc vay vốn, trong đó Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo
hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Căn cứ tại khoản 1 Điều 146 Bộ
luật Dân sự quy định bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng có hiệu lực, như vậy Công ty LMS là bên đi vay và phải gánh chịu nghĩa
vụ trả nợ cho Ngân hàng SML. Nghĩa vụ này chỉ mất đi khi Công ty LMS hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ của
mình; hoặc Ngân hàng SML từ bỏ quyền đòi nợ của mình. Chính vì vậy, Công ty LMS có nghĩa vụ phải thanh toán
theo nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay tiền đúng thời hạn.
Thế nhưng, cần phải xem xét các yêu cầu của ngân hàng.

+ Theo điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức
tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời
gian chậm trả. Trong hợp đồng vay vốn này, Công ty LMS và Ngân hàng SML đã thỏa thuận lãi suất đối với lãi
chậm trả là bằng 9.5%/năm. Lãi suất thỏa thuận này đã phù hợp với quy định của luật.

+ Theo điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định trong trường hợp khoản nợ vay bị
chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất
áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. Theo hợp đồng vay,
thỏa thuận lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn là 19%/năm, nên mức lãi suất đối với với nợ
quá hạn theo quy định của pháp luật là không vượt quá 150% của 19%/năm bằng 28.5%/năm. Việc Công ty LMS
và Ngân hàng SML đã thỏa thuận mức lãi suất đối với nợ quá hạn bằng 30%/năm đã vượt quá mức lãi suất theo
quy định. Chính vì vậy, Ngân hàng SML chỉ được lấy mức lãi suất đối với nợ quá hạn là 28.5%/năm.
+ Bởi vì các bên tham gia giao kết đều là thương nhân nên đây là hợp đồng thương mại. Chính vì vậy, mức phạt vi
phạm được quy định theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại với mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị
vi phạm. Việc Ngân hàng SML quy định mức lãi suất đối với phí chậm trả theo thỏa thuận là 20%/năm là không
phù hợp. Ngân hàng SML chỉ được phép tính lãi suất 8% đối với phí chậm trả.
+ Về điều khoản thỏa thuận phạt vi phạm là 8% tính trên hợp đồng vi phạm là không phù hợp vì theo khoản 1
Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về phạt vi phạm không áp dụng đối với khoản nợ gốc và lãi tiền
vay. Chính vì vậy, phạt vi phạm chỉ được áp dụng trên phần nghĩa vụ bị vi phạm là khoản phí 0.8 tỷ.
- Những khoản mà Công ty LMS cần thanh toán là:
+ Lãi trong hạn: = (25 * 19% * 364)/365 = 4.737 tỷ

+ Lãi đối với lãi chậm trả: (( 4.737 tỷ x 90 x 9.5%/năm)/365 = 0.111 tỷ

+ Lãi đối với nợ quá hạn: (25 tỷ x 90 x 28.5%)/365 = 1.757 tỷ

+ Lãi đối với phí chậm trả: 8% x 0.8 tỷ = 0.064 tỷ


→ Tổng = 25 + 4.737 + 0.111 + 1.757 + 0.8+ 0.064 = 32.469 tỷ

You might also like