You are on page 1of 4

Anh/Chị hãy đặt mình vào vị trí của một thành viên trong phòng pháp chế của

một ngân hàng thương mại


cổ phần (sau đây gọi là “ngân hàng”). Anh/Chị hãy đưa ra những tư vấn, giải pháp cho những vấn đề pháp lý
xảy ra trong hoạt động ngân hàng:
1. Hiện tại, ngân hàng muốn thực hiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng quyền lựa chọn số tài
khoản đẹp theo nhu cầu (tài khoản tiền gửi) và thu tiền khách hàng từ việc lựa chọn này. Theo các
anh/chị, đây có phải là hoạt động ngân hàng không? Ngân hàng có được phép thực hiện hoạt động này
không? Giải thích (2đ)
=> Không phải là hoạt động ngân hàng. Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa
đổi, bổ sung 2017, hoạt động của ngân hàng bao gồm:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
Căn cứ tại Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định cụ thể về hoạt động
ngân hàng của ngân hàng thương mại. Theo đó, dịch vụ cung cấp cho khách hàng quyền lựa chọn số tài khoản
đẹp theo nhu cầu (tài khoản tiền gửi) và thu tiền khách hàng từ việc lựa chọn không phải là hoạt động của ngân
hàng.
2. Do ngân hàng đã tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, phục hồi hoạt động của một ngân hàng
yếu kém khác theo yêu cầu của NHNN nên NHNN đã ban hành quy định cho ngân hàng được hưởng ưu
đãi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ½ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM khác trong thời hạn 3 năm.
Theo các anh/chị, NHNN có thẩm quyền làm điều này không và chính sách này của NHNN sẽ có tác động
gì đến chính sách tài chính tiền tệ quốc gia?
=> Thứ nhất, NHNN có thẩm quyền yêu cầu 1 ngân hàng tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, phục
hồi hoạt động của một ngân hàng yếu kém hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 148c Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017 (LCTCTD) quy
định về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chỉ định TCTD hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được
phê duyệt. Theo đó, NHNN có thẩm quyền yêu cầu 1 ngân hàng tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, phục hồi
hoạt động của một ngân hàng yếu kém.
=> Thứ hai, NHNN có thẩm quyền đã ban hành quy định cho ngân hàng được hưởng ưu đãi giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc bằng ½ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM khác trong thời hạn 3 năm hay không?
Cách trả lời 1:
Theo khoản 7 Điều 148đ Luật CTCTD quy định tổ chức tín dụng hỗ trợ sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ
bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Tức đối với phương án giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ theo
thẩm quyền phê duyệt phương án phục hồi.
Theo khoản 3 Điều 148 Luật CTCTD quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án phục hồi sẽ do
NHNN hoặc Thủ tướng Chính phủ theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
Và theo khoản 2 Điều 146 Luật CTCTD, thẩm quyền phê duyệt phương án phục hồi đối với NHTM sẽ do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cách trả lời 2:
Theo Điều 10 Luật NHNNVN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường
mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
Theo căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự
trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
Theo Điều 7 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tổ chức tín dụng hỗ
trợ quy định tại khoản 40 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) được giảm
50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng đó quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với tất cả
các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 7
Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó NHNN có thẩm quyền ban hành quy định cho ngân hàng được hưởng ưu đãi giảm tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng ½ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM khác trong thời hạn 3 năm.
=> Thứ ba, Chính sách này của NHNN sẽ có tác động gì đến chính sách tài chính tiền tệ quốc gia hay
không?
Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng khả năng tạo tiền và cho vay của ngân hàng. Việc ngân hàng
cho vay nhiều hơn sẽ làm tăng việc đổ tiền vào nền kinh tế => làm tăng khả năng lạm phát. Trong khi đó chính
sách tiền tệ được thực hiện để nhằm đảm bảo tỷ lệ lạm phát và duy trì giá trị đồng tiền.
Tuy nhiên ảnh hưởng không lớn vì số lượng ngân hàng được giảm thường nhỏ nên sẽ không ảnh hưởng
quá lớn. Mặt khác, dù được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng vẫn phải tuân theo mức cho vay tối đa
theo quy định của mỗi ngân hàng.
3. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ của ngân hàng có diễn ra một sự kiện đáng chú ý sau: Giám đốc công ty A
(Ngân hàng nắm giữ 51% vốn điều lệ của công ty A) được bầu làm trưởng ban kiểm soát của ngân hàng.
Theo anh/chị, quyết định này của ĐHĐCĐ là đúng hay sai? Vì sao?
=> Theo điểm a khoản 30 Điều 4 Luật CTCTD: công ty con của TCTD là công ty được tổ chức tín dụng
sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Theo đó, Ngân hàng hiện đang nắm giữ 51% vốn điều lệ của công ty A, đồng
nghĩa với việc quan hệ giữa công ty A và ngân hàng là quan hệ giữa công ty mẹ - con, mà Ngân hàng chính là
công ty mẹ của Công ty A. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật CTCTD: Thành viên ban kiểm soát
không được đồng thời đảm nhiệm chức vụ người điều hành của công ty con của tổ chức tín dụng đó. Cùng với
đó, căn cứ tại khoản 32 Điều 4 Luật CTCTD quy định Giám đốc là một trong những người điều hành tổ chức
tín dụng. Ông B trong trường hợp này chính là giám đốc công ty A, là người đảm nhiệm vị trí điều hành của
công ty con của ngân hàng. Chính vì vậy, ông B không được trở thành thành viên ban kiểm soát của ngân hàng
theo quy định của pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc ông B không thể làm trưởng ban kiểm soát và quyết
định của ĐHĐCĐ là sai.
4. Ngân hàng vừa tiếp nhận một yêu cầu khiếu nại của khách về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, bà
Bành Thị Vui Khoẻ đã yêu cầu hoàn trả số tiền tiết kiệm (gồm gốc lẫn lãi) là 11,3 tỷ đồng tại sổ tiết kiệm
số 111/2018. Ngày 30/03/2019, sổ tiết kiệm 111 đến ngày đáo hạn và khi đó bà Khoẻ đến ngân hàng để rút
tiền thì Ngân hàng thông báo, toàn bộ số tiền tiết kiệm đã được tất toán trước hạn vào ngày 30/02/2019.
Người tất toán là ông Trần Sân Si (phó phòng giao dịch A của ngân hàng) và hiện tại ông này đang xin
nghỉ phép. Được biết, ông này được bà Khoẻ tin tưởng và giao giữ dùm sổ tiết kiệm (vì là khách hàng
VIP và quen thân với ông Si). Đồng thời, Bà Khoẻ cũng đã ký 3 chữ ký vào các tờ giấy trắng (ký khống)
theo yêu cầu của ông Si với mục đích là tham gia dự thưởng chương trình ưu đãi dành VIP. Ông Si đã
tận dụng quyền hạn của mình và cơ sở của Bà khoẻ để dùng sổ tiết kiệm và giấy đề nghị rút tiền có chữ
ký khống của bà Khoẻ để rút tiền và bỏ trốn. Theo các anh/chị, quyền và trách nhiệm của Bà Khoẻ và
ngân hàng trong tình huống này như thế nào?
Vì bản chất của quan hệ tiền gửi là quan hệ vay tài sản, mà ở đây bên cho vay là người gửi tiền - Bà
Khoẻ, còn bên vay là ngân hàng. Thế nên quyền của Bà Khỏe trong trường hợp này là quyền đòi lại nợ - là số
tiền gửi tiết kiệm cả gốc lẫn lãi. Có bằng chứng chứng minh là Ngân hàng chưa thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền
gửi đối với bà Khoẻ vì theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về Thủ tục chi trả tiền gửi
tiết kiệm, ngân hàng trong trường hợp này đã có sự thiếu sót trong quy trình chi trả tiền tiết kiệm trong bước
Nhận diện khách hàng. Bà Khoẻ đã không xuất hiện ở ngân hàng để thực hiện thủ tục, cũng như không có sự
uỷ quyền cho ông Si tức là bà Khoẻ chưa thực hiện quyền đòi nợ của mình với ngân hàng thế nhưng ngân hàng
vẫn thực hiện các thủ tục chi trả tiền gửi. Ở đây ngân hàng đã chi trả tiền gửi cho sai đối tượng nên có thể hiểu
ngân hàng chưa thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền gửi đối với đúng người là bà Khoẻ. Vì vậy, Ngân hàng có trách
nhiệm phải trả lại toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm cho Bà Khỏe theo đúng thủ tục chi trả tiền gửi phát sinh từ hợp
đồng gửi tiền giữa bà Khoẻ và ngân hàng.
=> Bà Khoẻ có quyền đòi Ngân hàng đối với tiền gốc 11,3 tỷ đồng và lãi phát sinh theo hợp đồng tiền
gửi.
Còn đối với số tiền bị ông Si chiếm đoạt, ngân hàng phải tìm ông Sân Si đòi lại số tiền mà ông Si đã lừa
đảo vì theo bản chất quan hệ tiền gửi, khoản tiền gửi này thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, chính vì vậy nạn
nhân của việc ông Si lừa đảo ở đây phải là ngân hàng, nên ngân hàng sẽ là chủ thể có quyền kiện ông Si yêu
cầu trả khoản tiền mà ông Si chiếm đoạt.
=> Ngân hàng có trách nhiệm chi trả tiền gửi và lãi phát sinh theo hợp đồng tiền gửi đối với bà Khoẻ. Và
có quyền kiện ông Si để đòi lại số tiền bị chiếm đoạt.
5. Ngày 20/06/2018, Ngân hàng cho công ty TNHH B vay một khoản vay 1 tỷ đồng trong thời hạn
12 tháng với lãi suất cố định 10%/năm. Ngày đáo hạn khoản vay là ngày 20/06/2019. Gốc và lãi sẽ thanh
toán cùng lúc vào ngày đáo hạn khoản vay. Đến hạn thanh toán lãi và gốc, công ty TNHH B không có
khả năng trả nợ gốc lẫn lãi và ngân hàng không đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Mãi đến ngày hôm
nay, công ty B vẫn chưa tiến hành thanh toán dù đã thông báo đòi nợ rất nhiều lần. Trong ngày hôm
nay, Ngân hàng sẽ phải gửi thông báo đòi nợ, hãy xác định số nợ mà công ty B phải trả tính đến ngày
hôm nay. Biết, ngân hàng áp dụng phương pháp tính lãi theo quy định của pháp luật và theo phương
pháp bỏ ngày đầu tính ngày cuối. Biết ngày hôm nay là ngày 07/09/2019.
- Khoản gốc: 1 tỷ
- Lãi suất cố định: 10%/năm
- Giải ngân ngày 20/6/2018 - Ngày đáo hạn 20/6/2019 (thời hạn 12 tháng) - Tính khoản tiền phải trả đến
ngày hôm nay (lãi theo quy định của pháp luật) (bỏ ngày đầu tính ngày cuối - quy tắc này áp dụng cho lãi trong
hạn)

GIẢI
- Gốc: 1 tỷ
- Lãi trong hạn: (1tỷ x 365 ngày x 10%)/365 = 0,1 tỷ
- Lãi đối với lãi chậm trả (điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016): 10%/năm: (0,1tỷ x 79 ngày x
10%)/365 = 0,002 tỷ
- Lãi đối với nợ quá hạn (điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016): 150% của lãi suất cố định
(10%/năm) => 15%
( 1tỷ x 79 ngày x 15%)/365 = 0,03 tỷ
⇒ 1 + 0,1 + 0,002 + 0,03 = 1,132 tỷ

You might also like