You are on page 1of 10

NHÓM 7

I. Nhận định đúng/sai và giải thích:


1. Mọi doanh nghiệp bị tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đều bị tuyên bố phá
sản.
Nhận định trên là sai. Vì theo điều 47 khoản 1 của Luật phá sản 2014 thì sau khi có
quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh
doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản.
2. Khoản nợ của các chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của doanh nghiệp mắc
nợ được ưu tiên thanh toán trước trong thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Nhận định trên là sai. Vì theo Điều 73 Luật Phá sản 2914 quy định: Kể từ ngày Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nghiêm cấm ngân
hàng mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản có tài khoản thực hiện việc thanh
toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp có sự
đồng ý bằng văn bản của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự.
3. Trong vụ việc phá sản, khoản nợ thuế của nhà nước được ưu tiên thanh toán trước.
Nhận định trên là sai. Vì theo: Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản quy định thứ tự phân
chia tài sản được thực hiện như sau:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài
sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”
⇒ Như vậy, thứ tự trả nợ khi phá sản được ưu tiên trước hết là chi phí phá sản, sau đó
tới những khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người
lao động, tiếp đó mới đến khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và cuối cùng
mới là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
4. Tất cả chủ nợ có khoản nợ đến hạn đều có quyền yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp mắc nợ mình
Nhận định trên là sai, vì: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 người
có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản:
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
5. Quyền lợi của người lao động trong việc phá sản doanh nghiệp ngang bằng với các
chủ nợ không có bảo đảm.
Nhận định trên là sai, vì: Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Bộ luật lao động năm
2019, trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo
thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản được liệt kê cụ thể tại khoản 1
Điều 54 Luật Phá sản như sau:
1. Chi phí phá sản;
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp;
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài
sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
6. Sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị tạm ngưng.
Nhận định trên là sai. Vì theo quy định tại Khoản 1, Điều 47 Luật Phá sản năm 2014:
Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở
thủ tục phá sản:
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục
hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
7. Căn cứ cho việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là sau 3 tháng doanh
nghiệp, hợp tác xã vẫn không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ
nợ có yêu cầu.
Nhận định trên là đúng, vì: Căn cứ Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định như sau:
"Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh
toán”.
II. Tình huống:
Tình huống 1
Tháng 10 năm 2016, công ty TNHH Minh Quân bị chủ nợ nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải
quyết phá sản với tình trạng nợ như sau:
 Nợ tiền điện: 50 triệu đồng
 Nợ tiền nước: 10 triệu đồng
 Tiền lương của 300 công nhân, mỗi công nhân bình quân 3 triệu đồng
 Lệ phí cho việc giải quyết phá sản: 1.540.000.000 đồng
 Nợ Ngân hàng ACB 2 tỉ đồng có thể chấp tài sản trị giá 5 tỉ đồng
 Nợ chủ nợ B 5 tỉ đồng có thế chấp 3 tỉ đồng
 Nợ chủ nợ C 400 triệu không thế chấp.
 Nợ chủ nợ D 2 tỉ đồng, không thế chấp.
Biết rằng tổng tài sản còn lại sau khi Tòa án niêm phong và định giả là: 10 tỉ đồng
Yêu cầu:
a. Hãy xác định điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ trong vụ phá sản trên.
b. Giả sử Hội nghị chủ nợ thành. Quyết định phá sản công ty TNHH Minh Quân được
thông qua khi nào?
Bài làm:
a. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ trong vụ phá sản trên được xác định như sau:
Theo điều 79, điều 80 Luật phá sản 2014 thì Hội nghị chủ nợ được tiến hành một cách
hợp lệ nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ
nợ không tham gia nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức
Hội nghị, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của
Luật phá sản thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị.
b. Giả sử Hội nghị chủ nợ thành. Quyết định phá sản công ty TNHH Minh Quân được
thông qua khi nào?
Theo khoản 1, khoản 2 điều 107 Luật phá sản 2014 Quyết định tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ khi:
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề
nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật này thì Tòa án
nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
2. Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi
hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân
ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;
b) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh.
Tình huống 2
Công ty TNHH XYZ thành lập vào tháng 9 năm 2007, có vốn điều lệ 20 tỉ đồng với X
góp vốn 10 tỉ đồng, Y góp vốn 5 tỉ đồng và Z góp vốn 5 tỉ đồng, đăng ký kinh doanh tại
Quận Tân Bình, TP.HCM. Tháng 5 năm 2015, công ty bị chủ nợ nộp đơn ra Tỏa yêu cầu
giải quyết phá sản với tình trạng nợ như sau:
 Nợ tiền điện: 100 triệu đồngg
 Nợ tiền nước: 20 triệu đồng
 Tiền lương của 500 người lao động, mỗi người bình quân 5 triệu đồng
 Chi phí cho việc giải quyết phá sản: 1.540.000.000 đồng
 Nợ Ngân hàng ACB 5 tỉ đồng có thể chấp tải sản trị giá 10 tỉ đồng
 Nợ Ngân hàng SCB tín chấp 500 triệu đồng
 Nợ chủ nợ B 5 tỉ đồng có thể chấp 3,5 tỉ đồng
 Nợ chủ nợ C 400 triệu không thể chấp.
 Nợ chủ nợ D 2 tỉ đồng, tín chấp.
Biết rằng tổng các tài sản khác của công ty ghi trên báo cáo tài chính gần nhất trị giá 9
tỉ đồng, trong đó có một số bất động sản tọa lạc tại các chi nhánh Bình Dương và Đồng
Nai.
Vào tháng 11 năm 2015, Công ty XYZ tổ chức Hội nghị chủ nợ lần 1 thành công với
quyết định cho phép Công ty XYZ gia hạn hoạt động kinh doanh 3 năm. Trong thời gian
phục hồi hoạt động kinh doanh, XYZ có vay tín chấp của Ngân hàng Sacombank 500
triệu và của chủ nợ E 500 triệu.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ được tổ chức vào tháng 11 năm
2015 trong vụ phá sản trên.
b. Giả sử XYZ phục hồi hoạt động kinh doanh không thành công, tài sản còn lại số
liệu vẫn như trên. Hãy phân chia tài sản trong vụ phá sản trên.
Bài làm:
Tình huống 3
Công ty TNHH XYZ thành lập vào tháng 9 năm 2000, có vốn điều lệ 20 tỉ đồng với X
góp vốn 10 tỉ đồng, Y góp vốn 5 tỉ đồng và Z góp vốn 5 tỉ đồng. Tháng 10 năm 2016,
công ty bị chủ nợ nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết phá sản với tình trạng nợ như sau:
 Nợ tiền điện: 50 triệu đồng
 Nợ tiền nước: 10 triệu đồng
 Tiền lương của 300 công nhân, mỗi công nhân bình quân 3 triệu đồng
 Chi phí cho việc giải quyết phá sản: 1.540.000.000 đồng
 Nợ Ngân hàng ACB 2 tỉ đồng có thể chấp tài sản trị giá 5 tỉ đồng Nợ chủ
nợ B 5 tỉ đồng có thể chấp 3 tỉ đồng
 Nợ chủ nợ C 400 triệu không thế chấp.
 Nợ chủ nợ D 2 tỉ đồng, không thể chấp.
Biết rằng tổng tài sản còn lại sau khi Tòa án niêm phong và định giá là: 10 tỉ đồng
Yêu cầu:
a. Hãy xác định điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ trong vụ phá sản trên.
b. Giả sử Hội nghị chủ nợ không thành. Hãy phân chia tài sản trong vụ phá sản trên
sau khi doanh nghiệp có Quyết định thanh lý tài sản.
Bài làm:
a. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ trong vụ phá sản trên được xác định:
Căn cứ Điều 79 Luật phá sản 2014 thì Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ như sau:
- Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
  Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm
phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung như:
Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 86 của Luật phá sản, đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh
doanh đối với doanh nghiệp; Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì được coi như
chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản tham gia Hội nghị chủ nợ.
b. Phân chia tài sản trong vụ phá sản trên sau khi doanh nghiệp có quyết định thanh lý
tài sản như sau:
Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định về Thứ tự phân chia tài sản như sau:
1 . Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp
được phân chia theo thứ tự sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản
bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy
định nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về thành viên của công ty.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại mục1 nêu trên thì từng
đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số
nợ.
Căn cứ quy định trên, trong trường hợp này, thứ tự phân chia tài sản sau khi doanh
nghiệp có quyết định thanh lý tài sản là:
1. Lệ phí cho việc giải quyết phá sản: 1.540.000.000 đồng 
2. Lương của 300 công nhân, mỗi công nhân bình quân 3 triệu đồng. 
3. Nợ tiền điện 50 triệu, nợ tiền nước 10 triệu, nợ chủ nợ C: 400 triệu (không thế
chấp), nợ chủ nợ D 2 tỷ đồng (không thế chấp); Nợ chủ nợ B 5 tỷ đồng có thế chấp 3 tỷ
đồng.
4. Số tiền còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ trên là  sẽ thuộc về các thành viên
X, Y và Z.
Tình huống 4
Ngày 15/6/2013, công ty cổ phần Linh Chi có trụ sở chính tại Dĩ An, Bình Dương lâm
vào tình trạng phá sản. Đến thời điểm 1/10/2013, công ty cổ phần Linh Chi còn các
khoản nợ như sau:
 Nợ ngân hàng ABC 3 tỉ đồng (không có tài sản thế chấp);
  Nợ ngân hàng Sacombank 2 tỉ đồng (có tài sản thế chấp trị giá 1,5 tỉ đồng);
 Nợ X không có bảo đảm 500 triệu đồng;
 Nợ Y có bảo đảm một phần với tổng số nợ 3 tỉ đồng, được phân định rõ: nợ
có bảo đảm 2 tỉ đồng, nợ không có bảo đảm 1 tỉ đồng;
 Nợ Z có bảo đảm toàn bộ với số nợ 400 triệu đồng.
Hãy cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:
a. Những chủ nợ nào có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản đối với công ty cổ
phần Linh Chi?
b. Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản đối với Công ty cổ phần Linh Chi?
Bài làm:
a. Những chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản đối với công ty cổ phần
Linh Chi?
 Ngân hàng ACB
 Ngân hàng Sacombank
 Nợ X
 Nợ Y với phần nợ không có đảm bảo 1 tỉ đồng
Theo Điều 8 Luật phá sản 2014:
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
b. Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản đối với Công ty cổ phần Linh Chi.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Theo Điều 8 Luật phá sản 2014:
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa
án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký
hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại
diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân
cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
Tình huống 5:
Công ty cổ phần Lam Hồng, có trụ sở tại Quận 7, TP.HCM thế chấp quyền sử dụng
một lô đất trị giá 10 tỉ để vay ngân hàng SCB 7 tỉ, thời hạn thanh toán là 3 năm tính từ
ngày 01/05/2013. Đến hạn trả nợ mà Công ty Lam Hồng không tiến hành trả nợ và ngày
15/06/2016, ngân hàng SCB đã gửi công văn yêu cầu trả nợ.
Hỏi:
a. Có thể xem doanh nghiệp này đã mất khả năng thanh toán nợ hay chưa?
b. Ngân hàng SCB có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản doanh nghiệp
này được hay không? Giải thích
c. Giả sử trong trường hợp Ngân hàng SCB có thể yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản
Công ty Lam Hồng thì ngân hàng SCB phải nộp đơn ở đâu để có thể giải quyết vụ phá
sản này?
Bài làm:
a. Doanh nghiệp này chưa mất khả năng thanh toán nợ vì: Theo quy định tại khoản 1
Điều 4 Luật Phá sản thì "Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng
kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Ta thấy công ty Lam Hồng chỉ mới quá hạn 1 tháng kể từ
ngày hạn mức vậy nên công ty này chưa mất khả năng thanh toán nợ
b. Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014: “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ
có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán”. Vì ngân hàng SCB là chủ nợ có đảm bảo của công ty nên không có quyền
nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản.
c. Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Bộ Luật Phá Sản 2014: “Tòa án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó”. Vậy ngân hàng SCB có thể nộp đơn ở Tòa án nhân
dân tại quận 7 TP.HCM để có thể giải quyết vụ phá sản này. 

You might also like