You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Phá sản và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Phương Thảo


MSSV: 030734180095 Lớp học phần: LAW324_202_D01

THÔNG TIN BÀI THI


Bài thi có: (bằng số): 16 trang
(bằng chữ): Mười sáu trang

YÊU CẦU
Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản.
BÀI LÀM
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, không khó để nhận thấy trên thị trường ngày càng
nhiều các dự án khởi nghiệp kinh doanh mà chúng ta thường hay gọi là các “Start-
up”. Những doanh nghiệp này thường tập trung các bạn trẻ có năng lực, đam mê và
có nền tảng kiến thức vững vàng nhưng thiếu hụt kinh phí để duy trì cũng như phát
triển cho dự án, do đó cần thu hút một lượng lớn vốn đến từ các nhà đầu tư bên ngoài
thông qua hình thức gọi vốn. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trụ vững trong môi
trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế liên tục đào thải và có sức cạnh tranh
cao hiện nay không nhiều. Khi các dự án khởi nghiệp kinh doanh lâm vào tình trạng
mất khả năng thanh toán thì nghĩa vụ với các chủ nợ sẽ phát sinh trong khi tài sản của
doanh nghiệp gần như không đủ và mặc dù đã lường trước rủi ro khi quyết định thực
hiện đầu tư nhưng liệu quyền lợi của các chủ nợ có được đảm bảo? Điều này không
chỉ xảy ra với các doanh nghiệp mới mà trong nhiều trường hợp doanh nghiệp, hợp
tác xã có quy mô lớn, có sự tín nhiệm cao vẫn đột ngột nộp đơn xin phá sản khiến thị

1
trường gặp nhiều biến động mà ở đó chủ nợ vẫn là người hứng chịu nhiều rủi ro hơn
cả.
Để giải quyết vấn đề đó, Luật Phá sản năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày
19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 thay thế cho Luật Phá sản năm 2004
đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về thủ tục phá sản nhằm đảm bảo quyền
lợi cho các chủ nợ cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là liệu những quy định mới đó có đủ để giảm thiểu mức rủi ro
cho các chủ nợ xuống thấp nhất và đảm bảo cho chủ nợ thực hiện đầy đủ các quyền
của mình trong khi tham gia vào thủ tục đặc biệt này. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá
và đưa ra ý kiến đóng góp nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của chủ nợ là cần
thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang rơi vào tình trạng khủng
hoảng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đó cũng chính là lý do tôi chọn chủ đề
“Bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trong thủ tục phá sản”.
B. Phần nội dung
1. Một số vấn đề chung về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản
1.1. Quy định của pháp luật về chủ nợ và các vấn đề liên quan.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì “Chủ nợ là cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh
toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và
chủ nợ có bảo đảm.” Mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ là các doanh nghiệp, hợp
tác xã chỉ phát sinh khi con nợ có đủ các điều kiện để được xem là mất khả năng
thanh toán. Thứ nhất đó là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và thứ hai là việc
thực hiện thanh toán nợ không được thực hiện trong khoảng 03 tháng kể từ ngày hết
hạn thanh toán nợ. Cụ thể hơn là doanh nghiệp, hợp tác xã khi đến hạn trả các khoản
nợ nhưng không thanh toán trong vòng 03 tháng thì kể từ ngày đầu của tháng thứ 04
mà vẫn tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ thì được xem là mất khả năng thanh toán.
Thời điểm trên cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác đối với
con nợ, từ đó khởi động quá trình đòi nợ tập thể con nợ, tiến trình đó là một thủ tục
tố tụng tư pháp đặc biệt – thủ tục tố tụng phá sản với sự tham gia của nhiều chủ thể
mà ở đó vai trò của chủ nợ là đặc biệt quan trọng.

2
1.1.1. Phân loại chủ nợ
Mặc dù một trong những đặc điểm của thủ tục tố tụng đặc biệt này là việc đòi nợ
được giải quyết tập thể, khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì tất
cả các chủ nợ đều được xem là bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, quyền lợi của các chủ
nợ này lại được quy định khác nhau theo Luật Phá sản 2014. Do đó, việc phân loại
chủ nợ theo các tiêu chí khác nhau nhằm xác định rõ quyền lợi mà các chủ nợ được
pháp luật bảo vệ bao gồm những gì.
Căn cứ vào tài sản bảo đảm
- Chủ nợ có bảo đảm (Khoản 5 Điều 4 Luật Phá sản 2014) “là cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh
toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của
người thứ ba.”
- Chủ nợ có bảo đảm một phần (Khoản 6 Điều 4 Luật Phá sản 2014) là cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó
- Chủ nợ không có bảo đảm (Khoản 4 Điều 4 Luật Phá sản 2014) “là cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác
xã hoặc của người thứ ba.”
Có thể dễ dàng nhận thấy trong ba chủ thể nêu trên, chủ nợ có bảo đảm là chủ thể
có mức rủi ro bằng không bởi toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Khi doanh nghiệp
rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì tài sản dùng để đảm bảo khoản nợ
đó thuộc về chủ nợ có bảo đảm toàn bộ mà không cần sử dụng biện pháp nào để
đòi nợ như hai loại chủ nợ còn lại. Do đó, trong Luật Phá sản năm 2014 có ưu
tiên quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng mà
doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho chủ nợ
không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần theo quy định tại khoản 1
Điều 5 Luật Phá sản năm 2014.

3
Căn cứ vào chủ thể cho doanh nghiệp vay
- Chủ nợ là Ngân hàng thương mại
Có thể thấy, kênh huy động vốn hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp, hợp tác
xã khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh là thông qua hợp đồng vay tín dụng
với các ngân hàng thương mại. Với phương thức vay vốn này, doanh nghiệp hay
hợp tác xã có thể huy động được một nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn cũng
như lãi suất vay hợp lý mặc dù phải trải qua khâu kiểm tra hồ sơ năng lực khá gắt
gao. Vì vậy, theo nhận định của chuyên gia thì “Ước tính 80% lượng vốn cung
ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh tín dụng ngân hàng.”1 Tuy nhiên, nợ
xấu lại là một vấn đề nan giải, nhất là trong thời điểm đại dịch bùng phát mạnh
hiện nay tỉ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Do đó, chủ nợ là ngân hàng thương mại
cũng là một chủ thể cần được bảo vệ trong pháp luật phá sản.
- Chủ nợ là nhà nước
Nhà nước luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động và phát
triển thông qua các chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách cho doanh
nghiệp vay vốn,…đồng thời các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước. Nhưng trong môi trường cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, mức độ đào thải khắc nghiệt dẫn đến việc doanh
nghiệp, hợp tác xã yếu kém kiệt quệ, từ đó không đủ khả năng chi trả các khoản
nợ, trong đó có gánh nặng về nợ thuế, tiếp sau đó là khoản nợ tiền điện, tiền nước
phát sinh,…Nhà nước lúc này trở thành chủ nợ của các khoản nợ đặc biệt trên.
- Chủ nợ là người lao động
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn thua lỗ dẫn đến việc ngưng hoạt động thì
người lao động là chủ thể chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sau đó tất cả người lao động
không thể tìm cho mình ngay những công việc mới với mức thu nhập ổn định như
trước đây dẫn đến đời sống, tinh thần, sức khỏe bị giảm sút. Doanh nghiệp, hợp
tác xã không thanh toán lương đúng hạn trong thời gian dài, không thực hiện nghĩa
vụ đóng bảo hiểm xã hội...vừa gây ảnh hưởng đến người lao động, vừa gây ảnh

1
Thu Hà (2020), Thêm lựa chọn quan trọng về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, 31/01/2020.

4
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và các vấn đề an sinh – xã hội. Lúc này
“người lao động được xem là chủ nợ không có bảo đảm đặc biệt.”2
1.2. Chủ nợ là chủ thể đặc biệt cần được pháp luật phá sản bảo vệ
Như đã đề cập trong phần mở đầu, khi các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro đề đưa
vốn vào thị trường kinh doanh, họ luôn mong muốn được sự bảo vệ tối đa từ pháp
luật nhằm đảm bảo cho rủi ro xảy ra luôn ở mức thấp nhất. Khi doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì tài sản của các chủ nợ cũng rơi
vào trạng thái “vô định”, hoặc chủ nợ sẽ được con nợ thanh toán bằng tài sản doanh
nghiệp, hợp tác xã; hoặc chủ nợ sẽ mất trắng nếu không có các biện pháp can thiệp
kịp thời. Lúc này, pháp luật là công cụ hiệu quả để giải quyết mối lo với các chủ nợ,
thể hiện rõ vai trò bảo vệ chủ nợ như quy định cho phép chủ nợ có quyền nộp đơn,
khiếu nại quyết định thi hành án phá sản, tham gia hội nghị chủ nợ (Quy định cụ thể
tại Điều 5, Điều 18 Luật Phá sản 2014). Theo thủ tục thông thường, Tòa án sẽ chỉ giải
quyết cho cá nhân nào có yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nghĩa là ai đòi nợ
thì xem xét giải quyết cho cá nhân người đó, việc giải quyết này độc lập không liên
quan đến các chủ nợ khác, tuy nhiên đối với thủ tục phá sản thì đây lại là một thủ tục
đòi nợ tập thể. Tại đây pháp luật phá sản góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của chủ nợ bởi lẽ nhà làm luật đã phải dự tính đến trường hợp một hoặc nhiều chủ nợ
không biết đến thông tin doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, nếu xét theo thủ tục thông thường thì họ sẽ là người bị thiệt hại. Do đó
pháp luật đảm bảo rằng các chủ nợ đều có cơ hội được thanh toán một khoản tiền
nhất định. Ngoài ra, quyền lợi của chủ nợ được đảm bảo một cách chặt chẽ hơn thông
qua việc tài sản của con nợ sẽ được sử dụng toàn bộ để trả cho chủ nợ; cho phép chủ
nợ kiểm soát tình hình tài chính của con nợ để hạn chế rủi ro thiệt hại,…
“Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ được con nợ chính là bảo vệ
chủ nợ.”3 Không phải tất cả mọi trường hợp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đều cho kết
quả tuyên bố phá sản mà còn các trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản, nhà nước

2
Nguyễn Thị Vân Quỳnh (2018, tr.25), Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.
3
Nguyễn Thị Vân Quỳnh (2018, tr.18), Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.

5
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã này có những biện pháp phục hồi kinh
doanh nhằm đưa doanh nghiệp có cơ may thoát khỏi phá sản, nếu các biện pháp đề
ra được chủ nợ chấp nhận và thực hiện một cách khả quan. Khi chủ nợ cảm thấy
quyền và lợi ích của mình được đảm bảo thực hiện thông qua pháp luật thì phải chăng
họ sẽ dễ dàng chấp nhận các “thương vụ” đầu tư với các yêu cầu “dễ thở” hơn cho
doanh nghiệp. Do vậy, bảo vệ lợi ích của chủ nợ trong thủ tục phá sản là thật sự cần
thiết.
2. Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong thủ tục phá sản.
2.1. Trong quá trình nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đây là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành tố tụng phá sản cho phép chủ nợ
quyền tự bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là
căn cứ để Tòa án quyết định có mở thủ tục phá sản hay không đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản
2014 “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn
mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Như đã đề cập ở
trên, chủ nợ có bảo đảm là chủ thể có lợi lớn nhất kể cả khi doanh nghiệp, hợp tác xã
không lâm vào trạng thái mất khả năng thanh vì toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp,
hợp tác xã được bảo đảm bằng tài sản có giá trị tương đương. Do vậy, Luật phá sản
2014 ưu tiên quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho hai loại chủ nợ là
chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần bởi hai chủ thể này chịu
rủi ro nhiều hơn so với loại chủ nợ còn lại. Nếu quy định chủ nợ bảo đảm toàn bộ có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đây là quy định không cần thiết trong
luật do lợi ích của họ đã đương nhiên được đảm bảo bằng chính tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã đó. Ngoài ra, khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, ngoài các
nội dung chủ yếu cần có quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Phá sản 2014 thì chủ nợ
có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn. “Luật Phá sản
2014 đã loại bỏ những quy định về nghĩa vụ của chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là điểm khác so với Ðiều 7 Luật Phá sản doanh

6
nghiệp 1993 và khoản 3 Ðiều 10 Nghị định 189/CP của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật phá sản doanh nghiệp 1993.”4 Việc chứng minh một doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là điều vô cùng khó khăn bởi việc thu thập
các báo cáo tài chính hay hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã tiêu tốn nhiều công sức và thời gian cho chủ nợ. Thậm chí phải kể
đến trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có ý định trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, từ chối
cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan cho các chủ nợ. Do vậy, điểm mới trên của Luật
Phá sản 2014 đã giúp chủ nợ có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tự bảo vệ
lợi ích của mình thông qua thủ tục đầu tiên là nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tiếp đến theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì “Người lao
động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành
lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn
03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn
đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán.” Thực tế, khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến tình
trạng người lao động nghỉ việc tập thể, nguồn thu nhập để duy trì cuộc sống không
còn được đảm bảo, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tính thần. Do đó, pháp luật
phá sản góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động bằng việc trao quyền cho
cá nhân NLĐ được trực tiếp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không cần hông
qua công đoàn cơ sở hay tổ chức đại diện người lao động tại nơi làm việc. Một bộ
phận người lao động khi rơi vào tình trạng bị doanh nghiệp, hợp tác xã nợ lương
không có hiểu biết nhiều về pháp luật phá sản, chỉ biết trông chờ vào công đoàn, tổ
chức đại diện người lao động tại cơ sở làm việc xử lý. Tuy nhiên việc giải quyết thông
qua trung gian gặp nhiều bất cập như thời gian xử lý kéo dài, việc cung cấp các giấy
tờ xác minh liên quan rườm rà nên một số người lao động chấp nhận thiệt hại cho bản
thân mà không có bất kì biện pháp nào buộc doanh nghiệp phải thanh toán các khoản
nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội,…Do vậy, cần phổ biến pháp luật về vấn đề trên một
cách rộng rãi nhằm khuyến khích người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

4
Nguyễn Thị Vân Quỳnh (2018), Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay
(tr.30), Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.

7
2.2. Trong quá trình mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì “Doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.” Để ra
quyết định có mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì Tòa án trước
tiên phải xác định rõ các điều kiện: doanh nghiệp, hợp tác xã có khoản nợ đến hạn
thanh toán (nếu chưa đến hạn thì chưa coi là mất khả năng thanh toán) và doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong 03 tháng kể từ ngày hết hạn
thanh toán nợ thì được xem là mất khả năng thanh toán.
So sánh với Luật Phá sản 2004 quy định “Phá sản” là hiện tượng doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khi có các điều kiện: Có các khoản nợ đến hạn;
Chủ nợ đã yêu cầu thanh toán nợ; Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không có khả
năng thanh toán. Quy định mới của Luật Phá sản 2014 với cụm từ “không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán nợ” thay thế cho cụm từ “không có khả năng thanh toán” trong
Luật Phá sản 2004 đã thể hiện tính quyết liệt hơn về quy chế quản lý của nhà nước
trong vấn đề này. Theo đó, nhà nước không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ
chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán (nhà nước không
quan tâm đến khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp, hợp tác xã). Ngoài ra,
việc bỏ từ “các” trong cụm từ “các khoản nợ” có nghĩa rằng nhà nước không quan
tâm đến số lượng nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã nhiều hay ít mà chỉ cần có một
khoản nợ cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa con nợ và chủ nợ. Việc bỏ quy
định cho rằng nếu khoản nợ đến hạn nhưng chủ nợ chưa có hành
vi “đòi nợ” thì doanh nghiệp, hợp tác xã chưa lâm vào tình trạng phá sản và chủ nợ
cũng không được nộp đơn lên Tòa án đã góp phần bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi
chủ nợ có quyền nộp đơn yêu càu mở thủ tục phá sản ngay khi hết thời hạn 03 tháng
mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán nợ.
Ngay khi xác định đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ thì Tòa án ra quyết
định mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 32 Luật Phá sản 2014, quyết định này
mở ra thủ tục tư pháp đặc biệt mà quyền và lợi ích của chủ nợ được bảo vệ thông qua
việc gửi giấy đòi nợ cho các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

8
theo quy định tại Điều 66 Luật Phá sản 2014 nhằm đảm bảo tất cả chủ nợ đều có
quyền bình đẳng được đảm bảo lợi ích đó là được thanh toán các khoản nợ của mình.
“Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các Tòa án nhân dân thì, từ khi Luật Phá sản
2014 có hiệu lực thi hành đến ngày 31/3/2020, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết 229
vụ việc đã thụ lý từ những năm trước, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý mới 587 vụ
việc phá sản. Trong đó, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra
quyết định không mở thủ tục phá sản 97 vụ việc, ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản 139 vụ việc, ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 67 vụ việc, áp
dụng thủ tục phục hồi kinh doanh 6 vụ việc). Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật
Phá sản 2004 (từ 2004-2013: Tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, ra 236 Quyết định mở thủ tục phá sản, trong đó ra 83 Quyết định
tuyên bố phá sản).”5 từ số liệu thống kê trên cho thấy các quy định mới đã góp phần
giải quyết một phần tình trạng tồn đọng trong việc thụ lý đơn yêu cầu phá sản và “giải
phóng” cho các doanh nghiệp, hợp tác xã yếu kém phá sản, thanh lọc nền kinh tế thị
trường.
2.3. Trong quá trình tiến hành hội nghị chủ nợ và phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hội nghị chủ nợ được xem là một tiến trình quan trọng trong thủ tục phá sản
nhằm giải quyết các vấn đề giữa con nợ và chủ nợ. Ở đó, các chủ nợ được nêu lên ý
kiến riêng từ đó thống nhất các quan điểm thông qua các nghị quyết và đi đến quyết
định về vấn đề tài sản của mình cũng như có hay không nên cho con nợ một “con
đường sống”.
2.3.1. Quyền tham gia vào hội nghị chủ nợ
Theo quy định tại Điều 77 Luật Phá sản 2014 thì những người sau đây có quyền
tham gia Hội nghị chủ nợ:
“1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản
cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa
vụ như chủ nợ;

5
Thái Vũ – Cảnh Dinh (2020), Hội thảo Tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014.

9
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền;
trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ
như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.”
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 thì “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện
hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham
gia Hội nghị chủ nợ.”
Pháp luật phá sản ưu tiên quyền tự bảo vệ của các chủ nợ thông qua quy định tại
hai điều khoản trên giúp chủ nợ thể hiện tiếng nói của mình thông qua Hội nghị vì
rằng khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì người chịu thiệt hại
hơn cả vẫn là các chủ nợ. Khi chủ nợ trình bày quan điểm của mình thì tất yếu sẽ
thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc xem xét giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã.
2.3.2. Quyền của chủ nợ trong việc tổ chức Hội nghị chủ nợ
Pháp luật đảm bảo cho quyền và lợi ích của các chủ nợ là bình đẳng như sau
nhưng vẫn có sự khác biệt về quyền lợi và vai trò của mỗi loại chủ nợ trong Hội nghị
chủ nợ được thể hiện thông qua quy định tại Điều 79 Luật Phá sản 2014, cụ thể điều
kiện hợp lệ cho hội nghị chủ nợ bao gồm:

“1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm
phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung
quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị
chủ nợ.

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.”

10
Việc bảo vệ quyền lợi hơn đối với chủ nợ không có bảo đảm là hợp lý và cần
thiết vì suy cho cùng các chủ nợ này là người chịu rủi ro cao nhất bởi không có bất
kì tài sản nào được dùng để bảo đảm cho khoản nợ. Đồng thời các chủ nợ có bảo đảm
một phần cũng chịu phần rủi ro đó khi doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán. Do vậy, tại khoản 1 Điều 79 quy định rõ về việc chủ nợ đại
diện cho khoản nợ không bảo đảm được tham gia Hội nghị chủ nợ như là một phần
quan trọng không thể thiếu.

Tuy nhiên, quy định tại khoản 2 Điều 81 “Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được
thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho
từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của
Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.” lại phụ thuộc hơn
vào chủ nợ không có bảo đảm khi ưu tiên việc thông qua nghị quyết với tỉ lệ tán thành
với chủ nợ không có bảo đảm có mặt. Việc này gây mất cân bằng giữa lợi ích của chủ
nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần vì nhìn chung hai chủ nợ này
đều nhận rủi ro như nhau với số nợ không được bảo đảm bằng bất kì tài sản nào nhưng
pháp luật chỉ căn cứ vào chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho toàn bộ tổng số nợ
không có bảo đảm.

2.4. Trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Ðiều 87 Luật Phá sản 2014 thì bất kỳ chủ nợ nào cũng có quyền
gửi ý kiến góp ý cho phương án phục hồi hoạt dộng kinh doanh do doanh nghiệp, hợp
tác xã xây dựng. Quy định này đã tạo điều kiện cho các chủ nợ tham gia một cách
tích cực và chủ động hơn vào quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán… Ngoài ra tại khoản 5 Điều 91 quy định
“Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65%
tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.” Bất kì chủ nợ nào cũng
đều mong muốn con nợ thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho mình cho nên khi quyết
định cho con nợ cơ hội nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh thì các chủ nợ cũng chấp
nhận rủi ro. Nếu phương án phục hồi kinh doanh thành công thì con nợ sẽ thoát khỏi

11
tình trạng phá sản, các chỉ số khởi sắc thì mối quan hệ con nợ - chủ nợ có thể chấm
dứt. Ngược lại, khi phương án thất bại thì các chủ nợ sẽ phải đợt thêm một thời gian
dài trong khi tiếp tục tiến hành các thủ tục tiếp theo. Do đó, các chủ nợ có quyền xem
xét và quyết định việc thông qua phương án phục hồi kinh doanh là điều cần thiết
nhằm thể hiện sự đánh giá khách quan của chủ nợ đối với con nợ, có thể nói quyền
định đoạt nằm trong tay chủ nợ là hợp lý trong hoàn cảnh này.

Ngoài ra, tại Điều 93 Luật Phá sản cũng bảo vệ quyền lợi của chủ nợ bằng cách
trao cho chủ nợ quyền được giám sát hoạt động phục hồi kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã cụ thể như sau:

“1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám
sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực
hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ
nợ.”

Sau khi lâm vào tình trạng phá sản, quan hệ giữa hai bên không còn là quan
hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi mà chuyển thành quan hệ chủ nợ - con nợ, con nợ có
nghĩa vụ thanh toán đối với chủ nợ và chủ nợ có các quyền nhất định nhằm bảo vệ
lợi ích của mình nhằm mục đích cuối cùng là đòi được nợ. Do vậy, việc giám sát của
các chủ nợ là hành động cần thiết vừa để gây sức ép cho con nợ đẩy nhanh và hiệu
quả việc thực hiện các phương án phục hồi kinh doanh, vừa có những đánh giá về các
chỉ số kinh doanh kịp thời cho tình hình của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.

Có thể thấy, trong vòng hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà
thị trường đã có sự thanh lọc mạnh mẽ, loại bỏ các doanh nghiệp không có sự đổi

12
mới, sáng tạo. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những
hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ
hơn. “Bình quân vốn đăng ký trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt
14,1 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, trong kỳ đã có
23.708 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn, với số vốn tăng thêm gần 1,2 triệu tỷ đồng.
Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy hoạt động sản xuất - kinh doanh đang có cơ hội
phục hồi tốt so với năm ngoái, nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp là khá lớn.” bởi rủi
ro luôn song hành cùng cơ hội cho nên với sự hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền
thuê đất với giá trị khoảng 73,1 nghìn tỷ đồng; các khoản tiền được hồi tố, hoàn trả
lại cho các DN lên đến gần 5.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng có giá trị khoảng
36,6 nghìn tỷ đồng,... Các chính sách này của nhà nước cùng với năng lực sẵn có của
các doanh nghiệp, hợp tác xã đã góp phần nào giúp họ vượt qua được những khó
khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động
và đồng thời cũng tạo niềm tin cho các chủ nợ về một sự phát triển bền bỉ, lâu dài,
giúp chủ nợ an tâm trong bối cảnh dịch bệnh.

2.5. Trong quá trình quyết định tuyên bố phá sản được Tòa án thông qua.

Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc
thanh lý tài sản và thanh toán nợ cho các chủ nợ là điều hết sức quan trọng nhằm bảo
vệ quyền lợi của các chủ nợ trong quá trình tham gia vào tố tụng phá sản. Đầu tiên là
quy định tại Điều 53 “chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần được ưu
tiên thanh toán trước bằng tài sản bảo đảm mà chủ nợ không có bảo đảm không được
hưởng nguyên tắc này.” Quy định này bảo vệ tuyệt đối chủ nợ có bảo đảm bằng việc
các khoản nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán trước tiên bằng tài sản của doanh nghiệp
(ngay cả khi doanh nghiệp hợp tác xã không lâm vào tình trạng phá sản) và tại Điều
54 Luật Phá sản 2014 quy định cụ thể hơn về thứ tự:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;

13
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người
lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký
kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ
nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài
sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”
Chủ nợ là chủ thể quan trọng cần được bảo vệ tối đã trong quá trình giải quyết
yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này đã được thể hiện rõ nét thông
qua các quy định của Luật phá sản 2014 đã phân tích phía trên. Pháp luật phá sản bảo
vệ quyền lợi cho các chủ nợ cũng là cách để bảo vệ cho con nợ, giúp con nợ có cơ
hội để phục hồi hoạt động kinh doanh, thoát khỏi tình trạng phá sản.
3. Một số giải pháp nhằm khắc phục bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ
nợ trong thủ tục phá sản
Mặc dù các quy định của Luật Phá sản 2014 đã phần nào khắc phục được một số
bất cập của Luật Phá sản 2004 đã đề cập ở các mục trên nhưng vẫn còn tồn tại một
số vướng mắc cần thiết phải có các phương án điều chỉnh nhằm phát huy tối đa hiệu
quả của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ trong quá trình
tham gia vào thủ tục tố tụng đặc biệt này. Sau đây là một số kiến nghị:
Đầu tiên, một trong những vai trò của pháp luật phá sản là góp phần bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội, do đó phải kể đến trường hợp từng cá nhân người lao động của
doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn riêng lẻ với số lượng rất lớn dẫn đến tình trạng quá
tải cho Tòa án cũng như thiếu trật tự xã hội. Điều này gây khó khăn trong việc thụ lý
và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp hợp tác xã. Do vậy, Luật
Phá sản 2014 cần có quy định cụ thể hướng dẫn người lao động nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản nhằm giải quyết những bất cập trên.
Thứ hai, quy định tại khoản 2 Điều 81 “Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được
thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho
từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của

14
Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.” lại phụ thuộc hơn
vào chủ nợ không có bảo đảm khi ưu tiên việc thông qua nghị quyết với tỉ lệ tán thành
với chủ nợ không có bảo đảm có mặt. Điều kiện để nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
được thông qua đặt chủ nợ và con nợ vào tình huống khó vì nếu có “quá nửa tổng số
chủ nợ không có bảo đảm có mặt” nhưng không “đại diện cho từ 65% tổng số nợ
không có bảo đảm” hoặc ngược lại thì xem như nghị quyết chưa đủ điều kiện để được
chấp nhận. Theo đó, cần có sự sửa đổi nhằm đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ không
bảo đảm với chủ nợ có bảo đảm một phần thông qua các điều kiện cụ thể hơn trong
việc quyết định thông qua nghị quyết Hội nghị chủ nợ.

15
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, pháp luật phá sản Việt Nam đã
có những đổi mới nhằm bảo vệ các chủ nợ thông qua việc trao cho họ các quyền nhất
định giúp chủ nợ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong bối cảnh
kinh tế của toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhà nước cũng
đã có những biện pháp hỗ trợ giúp chủ nợ và con nợ điều hòa lợi ích thông qua các
chính sách hỗ trợ về tài chính, chính sách thuế,…góp phần giảm thiểu áp lực, một
phần giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã yên tâm tiếp tục sản xuất kinh doanh, phần
còn lại giảm thiểu tối đa rủi ro phá sản, bảo vệ lợi ích về tài sản cho các chủ nợ. Do
vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần có những phương án hợp lý trong việc triển
khai dự án đầu tư trong thời buổi khó khăn hiện tại; thực hiện trung thực, công khai
việc hoạt động kinh doanh thông qua việc thường xuyên cập nhật báo cáo tài chính
trên các kênh thông tin nhằm duy trì “sức khỏe tốt”, tránh tình trạng bị đào thải hàng
loạt gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội (2004), Luật số: 21/2004/QH11 Luật Phá sản, ban hành ngày
15/6/2004;
[2] Quốc hội (2014), Luật số: 51/2014/QH13 Luật Phá sản, ban hành ngày
19/6/2014;
[3] Nguyễn Thị Vân Quỳnh (2018), Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ theo pháp luật phá
sản ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
[4] Thu Hà ( 2020), Thêm lựa chọn quan trọng về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,
31/01/2020, từ https://vietnamfinance.vn/them-lua-chon-quan-trong-ve-von-
cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-20180504224234043.htm. [Ngày truy cập:
07/7/2021];
[5] ThS. Trần Anh Tú – Nguyễn Văn Giang, Điều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con
nợ thông qua thủ tục phá sản, từ < https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-
tiet/117/194>; [Ngày truy cập: 07/7/2021]
[6] Thái Vũ – Cảnh Dinh (2020), Hội thảo Tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản
năm 2014, 04/12/2020, từ < https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-
cuu/hoi-thao-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-pha-san-nam-2014>; [Ngày truy
cập: 08/7/2021]
[7] Bộ Công thương Việt Nam (2021), Thấy gì từ 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi
thị trường, 05/7/2021, từ < https://moit.gov.vn/tin-tuc/bo-cong-thuong-voi-
doanh-nghiep/thay-gi-tu-70.209-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong.html>;
[Ngày truy cập: 10/7/2021]
[8] …

17

You might also like