You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Phân biệt công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với
công ti cổ phần?
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là loại hình công ty gồm không
quá 50 thành viên góp vốn thành lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty bằng tài sản của mình
+ Công ty cổ phần: là loại hình công ty đối vốn, vốn của công ti được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ
đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ
phần mà họ sở hữu
 Giống nhau
- Đều là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh
nghiệp
- Đều có tư cách pháp nhân nên được nhân danh mình tham gia các QHPL
một cách độc lập
- Được góp vốn thành lập bởi nhiều cá nhân, tổ chức;
- Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của các thành viên
 Khác nhau
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Thành viên: không quá 50 thành viên
- Tư cách pháp nhân
- Không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên ra bên ngoài bị hạn
chế
- Cấu trúc vốn: tùy thuộc vào việc góp vốn của các thành viên và không giống
nhau
+ Công ty cổ phần
- Thành viên: Tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa
- Tính tự do trong chuyển nhượng phần vốn góp
- Có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy
động vốn
- Vốn điều lệ của CTCP : được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Mỗi cổ đông có thể có 01 hoặc nhiều cổ phần
Câu 2 : Hãy nêu các căn cứ để áp dụng chế độ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại?
 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại :
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng
2. Có thiệt hại thực tế
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng: là hành vi không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng (Thực hiện các nghĩa vụ được
thỏa thuận trong hợp đồng và nghĩa vụ theo quy định PL)
+ Có thiệt hại thực tế: xác định mức thiệt hại để làm căn cứ tính giá trị mức bồi
thường mà bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm. Thiệt hại gồm
những thiệt hại có thể được tính thành tiền
- Thiệt hại trực tiếp: thiệt hại thực tế đã xảy ra, có thể xác định chính xác. VD:
hang hóa mất, hỏng, chi phí ngăn chặn thiệt hại…
- Thiệt hại gián tiếp: thiệt hại dựa trên suy đoán khoa học (tài liệu, chứng từ)
mới xác định được. VD: thu nhập thực tế bị giảm sút, các khoản lợi lẽ ra được
hưởng…
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất,
mức độ tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không bị vi phạm hợp
đồng. Bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi không thực hiện
được nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
+ Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra:
hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, tức là mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại xảy ra
Câu 3: Tranh chấp thương mại là gì? Hãy đánh giá ưu điểm, nhược điểm
của từng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại?
 Khái niệm tranh chấp thương mại: Tranh chấp thương mại là những mâu
thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá
trình thực hiện hoạt động thương mại
 Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:
+ Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ
tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba
nào
- Ưu điểm: Nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn thời gian và tiền bạc. Không bị ràng
buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp
- Hạn chế: Phụ thuộc vào thiện chí, thái độ của các bên. Kết quả phụ thuộc vào
sự tự nguyện của bên có nghĩa vụ thi hành
+ Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia cảu bên thứ
ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm
các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh
- Ưu điểm: Đơn giản; thuận tiện; nhanh chóng; linh hoạt; ít tốn kém. Có trung
gian đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp và đáp ứng
niềm tin của các bên
- Hạn chế: Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên, nếu một trong các bên không
hợp tác thì khó có được kết quả mong đợi. Chi phí sẽ tốn hơn so với thương
lượng, nếu hòa giải bất thành thì chi phí này sẽ thêm gánh nặng cho các bên
+ Trọng tài thương mại: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp trong
hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự,
thủ tục tổ tụng do Pháp luật quy định
- Ưu điểm: Trọng tài chỉ xét xử một lần, phán quyết của trọng tài có giá trị
chung thẩm và có hiệu lực thi hành đối với các bên tranh chấp. Thủ tục tố
tụng trọng tài đơn giản, mềm dẻo, linh hoạt và không công khai
- Hạn chế: Tốn kém phí trọng tài nếu tranh chấp càng kéo dài thời gian. Không
phải lúc nào việc thi hành quyết định của trọng tài cũng thuận lợi như thi hành
bản án, quyết định của tòa án.
+ Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh
quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt
chẽ. Mọi quyết định, bản án của tòa án phải được thi hành
- Ưu điểm: Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao. Các bên có
quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay. Án phí
Tòa án thực tế ở Việt Nam thấp hơn lệ phí trọng tài.
- Hạn chế: Thủ tục giải quyết tranh chấp rất dài. Công khai xét xử không phù
hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp. Thời
gian kéo dài khá lâu.
Câu 4: Nêu khái niệm và đặc điểm pháp lí của hộ kinh doanh cá thể?
 Khái niệm:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký
thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh của hộ
 Đặc điểm
+ Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền
cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh
- Trường hợp cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ
gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong
phạm vi cả nước và được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp
với tư cách cá nhân
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời
là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của CT hợp danh trừ
trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
+ Hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh
doanh
- Hộ gia đình chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với cả phần tài sản thuộc sở hữu
của mình không dùng trong kinh doanh
- Nếu hộ gia đình có nhiều thành viên, các thành viên đều phải bỏ thêm tài sản
của riêng mình ra để chi trả những rủi ro của cả hộ và chỉ chấm dứt khi số nợ
của cả hộ được trả hết. Nếu một thành viên không có khả năng góp thêm thì
các thành viên khác có nghĩa vụ phải lấy tài sản của mình để tiếp tục trả nợ
Câu 5: Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ti trách nhiệm hữu hạn
một thành viên?
+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp
+ Công ty TNHH một thành viên: là loại hình doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ
 Phân biệt DNTN với công ty TNHH một thành viên:
+ DNTN:
- Chủ sở hữu là cá nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành
viên công ty hợp danh
- Không có tư cách pháp nhân
- Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp, tức
là bằng toàn bộ tài sản
- DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn
góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
+ Công ty TNHH một thành viên:
- Chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ các quy định của PL
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Trách nhiệm hữu hạn)
- Có tư cách pháp nhân
- Có thể phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phiếu
Câu 6: Hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại là gì? Nội dung cơ
bản của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại?
 Khái niệm
Hợp đồng mua bán tài sản (TS) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán
có nghĩa vụ giao TS cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩa vụ nhận TS
và trả tiền cho bên bán
 Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa:
1. Đối tượng của hợp đồng
2. Số lượng, chất lượng
3. Giá cả, phương thức thanh toán
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức giao nhận hàng
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7. Phạt do vi phạm hợp đồng (không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi
phạm)
8. Các nội dung khác
Câu 7: Phân biệt phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán và
bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
 Phân biệt phá sản và giải thể
(1) Lý do giải thể rộng hơn nhiều so với lý do phá sản
Giải thể là doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động của mình hoặc bị bắt buộc
khi: Mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc đã hoàn thành xong mục tiêu đó; bị
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn phá sản chỉ có thể do một
nguyên nhân gây ra là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi có yêu cầu
(2) Phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lí và cơ
quan có thẩm quyền thực hiện
Giải thể là thủ tục hành chính, người chủ doanh nghiệp tự quyết định hoặc
do cơ quan có thẩm quyền lập quyết định, còn phá sản là thủ tục tư pháp, do
một cơ quan duy nhất là Tòa án có quyền tiến hành theo những quy định chặt
chẽ của Luật phá sản
(3) Thủ tục giải thể và thủ tục phá sản khách nhau về mặt hậu quả
Giải thể luôn dẫn tới chấm dứt hoạt động và xóa tên doanh nghiệp, còn
phá sản có thể là doanh nghiệp bị tuyên phá sản theo quyết định của Tòa án
hoặc phục hồi kinh doanh nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
Câu 8: Nêu các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại?
 Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm
a. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
b. Xảy ra sự kiện bất khả kháng
c. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
d. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm
giao kết hợp đồng
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm
Lưu ý: Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
- Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về
trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra
- Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc
thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại
- Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn
trách nhiệm của mình
Câu 9: Nêu khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?
 Khái niệm
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp
 Đặc điểm của DNTN
+ DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
DNTN chỉ do một cá nhân làm chủ sở hữu, không có sự góp vốn chung
như các công ty nhiều chủ sở hữu. Điều này giúp phân biệt DNTN với các loại
hình doanh nghiệp khác:
- Về quan hệ sở hữu vốn trong DN: vốn của DNTN thuộc sở hữu của một cá
nhân, không có sự phân biệt giữa phần vốn và tài sản kinh doanh với tài sản
còn lại của chủ DN
- Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí: DNTN chỉ có một chủ đầu tư duy
nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và
hoạt động của doanh nghiệp. Chủ DNTN có thể tự quản lý DN hoặc thuê
người quản lý, khi đó, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
và bên thứ ba về hoạt động của DN
- Về phân phối lợi nhuận: Toàn bộ lợi nhuận thu được đều thuộc về chủ DN
sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và bên thứ ba
+ DNTN không có tư cách pháp nhân: Do không có sự độc lập về tài sản, tài
sản thương sự và tài sản dân sự không tách biệt nhau
+ Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh
Do không có tính độc lập về tài sản nên chủ DNTN phải chịu chế độ trách
nhiệm vô hạn, tức là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong
trường hợp phần vốn đầu tư không đủ chi trả. Vì vậy, luật DN 2020 quy định:
“Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được
đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”
+ DNTN không được quyền góp vốn thành phần hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty CP
Câu 10: Điều kiện kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch?
 Điều kiện kinh doanh lữ hành
+ Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
- Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên
chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên
ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa
+ Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
- Là DN được thành lập theo quy định của PL về DN
- Kí quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên
chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên
ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế
 Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy,
bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của PL
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ
khách du lịch
 Hồ sơ đăng ký kinh doanh
+ Công ty cổ phần (CTCP)
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Danh sách cổ đông sáng tập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
4. Bản sao các giấy tờ sau:
a. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà
đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật
b. Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện
theo ủy quyên của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư ngước ngoài
là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp
lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật Đầu tư
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH)
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
b. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy
quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài
thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương
đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật Đầu tư
 Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Người thành lập DN hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp theo quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
- DN có thể nộp hồ sơ theo 2 hình thức:
+ Nộp trực tiếp tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tỉnh, thành
phố nơi DN đặt trụ sở chính. Người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ
tục ĐKDN nộp hồ sơ ĐKDN và thanh toán lệ phí ĐKDN tại Phòng ĐKKD.
Khi nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD trao giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận ĐKDN
+ Nộp hồ sơ online tại điện chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn thông qua tài
khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng
Câu 12: Khái niệm, đặc điểm của HTX?
 Khái niệm HTX
HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong
quản lý HTX
HTX hoạt động như một loại hình DN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy
và các nguồn vốn khác theo quy định của PL
 Đặc điểm
(1) HTX trước hết là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá
nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức
(2) HTX được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm
(3) HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao và nhân văn sâu
sắc. Tính xã hội và nhân văn thể hiện:
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là tự nguyện, bình đẳng, cùng có
lợi, quản lý dân chủ
- Mục tiêu hoạt động không chỉ là lợi nhuận mà còn nhằm cải thiện, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần, trình độ cho các thành viên
- Tư cách xã viên không phụ thuộc vào số lượng vốn góp. Dù góp vốn nhiều
hay ít, các xã viên cũng chỉ có 01 phiếu biểu quyết giống nhau
(4) HTX là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. HTX có đầy đủ bốn dấu
hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân, gồm:
- HTX được thành lập hợp pháp
- HTX có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- HTX có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm băng tài sản đó
- HTX được nhân danh mình khi tham gia các QHPL
(5) Về phân phối, HTX thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp
và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX
(6) HTX được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà
nước

You might also like