You are on page 1of 23

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ

I. PHẦN LÝ THUYẾT

1. Trình bày khái niệm phá sản? Phân biệt phá sản với giải thể?
Khái niệm phá sản:
Phá sản là hiện tượng DN, HTX mất khả năng thanh toán không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn
thanh toán
Phân biệt phá sản với giải thể
Xét về mặt hiện tượng thì phá sản và giải thể một cơ sở sản xuất kinh
doanh tưởng như là giống nhau, vì phá sản hay giải thể đều dẫn đến việc
chấm dứt sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh và việc phân chia tài
sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công.
Nhưng về bản chất đây là hai chế định khác nhau.
Nội dung Giải thể Phá sản
Lý do \\\nhiều lý do như người kinh Chỉ một lý do duy nhất là mất
doanh không muốn kinh khả năng thanh toán nợ trong
doanh hoặc hết thời hạn vòng 3 tháng
kinh doanh, hoặc hoàn
thành mục tiêu đã định,
hoặc không thể tiếp tục
kinh doanh vì làm ăn thua
lỗ,…

Tính chất giải thể do chính chủ cơ sở phá sản do cơ quan duy nhất
của cơ sản xuất kinh doanh có quyền quyết định tuyên bố
quan thực (doanh nghiệp, hợp tác xã) phá sản là Tòa án - cơ quan tài
hiện hành hoặc cơ quan quản lý Nhà phán Nhà nước.
vi giải thể nước thực hiện (quyết
và phá định).
sản
Tính chất Thủ tục hành chính Thủ tục tư pháp có tố tụng cao
thủ tục
Cách thức Trực tiếp thanh toán tài Được thực hiện thông qua một
thanh sản, giải quyết mối quan hệ cơ quan trung guan là công ty
toán tài nợ nần với chủ nợ thanh toán tài sản hoặc quản
sản tài viên
Hậu quả Bao giờ cũng dẫn đến việc Không phải bao giờ cũng dẫn
của thủ chấm dứt hoạt động, xóa sổ đến kết cục như vậy
tục doanh nghiệp, hợp tác xã
về mặt thực tế
Thái độ Nếu DN, HTX phá sản thì Không bị hạn chế
của nhà Giám đốc, chủ tịch Hội
nước đồng quản trị, thành viên
Hội đồng quản trị bị hạn
chế quyền tự do kinh doanh
thể hiện ở chỗ bị cấm giữ
chức vụ đó từ một đến ba
năm ở bất kỳ doanh nghiệp
nào

2. Trình bày khái niệm tranh chấp trong kinh doanh (tranh chấp thương mại)?
Phân tích ưu điểm, hạn chế của phương thức thương lượng trong giải
quyết tranh chấp?
Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh
Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh là những mâu thuẫn phát sinh
giữa các chủ thể kinh doanh do việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm, hạn chế của phương thức thương lượng trong giải quyết tranh
chấp
Là hình thức các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa thuận một
biện pháp giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác động hay giúp
đỡ của người thứ ba.
Nếu các bên đạt được thỏa thuận, thỏa thuận này được xem như một hợp
đồng, là sự thống nhất ý chí của các bên, các bên có nghĩa vụ phải thực
hiện thỏa thuận đó.

- Ưu điểm
+Sự thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém.
+Bảo vệ uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh của các bên
- Hạn chế
+Kết quả của thương lượng phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ, thiện chí,
hợp tác của các bên tranh chấp.
+Kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang
tính bắt buộc, mà phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên.
+Nhiều trường hợp vì thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình giải quyết vụ
tranh chấp mà một bên đã tìm mọi cách trì hoãn quá trình thương lượng nhằm
kéo dài vụ tranh chấp, nhất là khi thời hiệu khởi kiện không còn nhiều.
Ưu điểm, hạn chế của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò trung gian của
bên thứ ba, hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp trong việc tìm kiếm
giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong kinh doanh.
- Ưu điểm
+Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém,
+Có sự tham gia của người thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp,
người thứ ba là trung gian hòa giải, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, am
hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp.
+ Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ ba nên mức độ
tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết đã đạt trong quá trình hòa giải.
- Hạn chế
+Kết quả hòa giải vẫn phụ thuộc vào thiện chí của các bên và sự tự nguyện
thi hành của mỗi bên.
+Do có sự tham gia của người thứ ba trong quá trình hòa giải nên uy tín cũng
như bí mật kinh doanh của các bên bị ảnh hưởng.

+Chi phí tốn kém hơn thương lượng vì phải trả khoản dịch vụ cho người thứ
ba.
Ưu điểm, hạn chế của phương thức trọng tài thương mại trong giải quyết
tranh chấp
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là phương thức giải
quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên
thứ ba độc lập nhằm chấm dứt sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay
xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các bên bằng việc đưa ra phán
quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
- Ưu điểm
+Các bên được đảm bảo quyền tự do định đoạt như lựa chọn trọng tài viên,
địa điểm, phương thức giải quyết tranh chấp.
+Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thủ tục đơn giản, ngắn
gọn, có thể đảm bảo được bí mật kinh doanh.
- Hạn chế
+Vì đẩy cao tính hợp tác và tự hòa giải nên kết quả của cuộc giải quyết phụ
thuộc vào thía độ, thiện chí của các bên tranh chấp
+Đa phần dn chưa quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức
này
+Tính cưỡng chế
+Trọng tài khó lấy được thông tin nếu 1 bên không hợp tác
+Phán quyết của trọng tài có thể bị xem xét lại
Ưu điểm, hạn chế của phương thức tòa án trong giải quyết tranh chấp
hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán
Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các
bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.
- Ưu điểm
+Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của
Tòa án được đảm bảo thi hành bởi cơ quan thi hành án
+Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp
luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử
+Chi phí thấp
- Hạn chế
+Các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng
+Xét công khai có thể ảnh hưởng đến uy tín và bí mạt kinh doanh của các bên
+Thời gian xét xử bị kéo dài

3. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kịnh doanh?
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 385 BLDS2015
Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh
+Thứ nhất, Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng.
+ Thứ hai, Đại diện các bên giao kết phải đúng thẩm quyền
+ Thư ba, Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm
của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Thứ tư, Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
Ngoài ra, Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của
pháp luật trong các trường hợp nhất định.

4. Trình bày khái niệm và phân tích các đặc điểm của Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên?

Khái niệm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở viên
Điều 46 trang 78 luật doanh nghiệp
Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
5. Trình bày khái niệm tranh chấp thương mại? Phân tích các ưu, nhược điểm của
các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại?

6. Trình bày khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân? Phân tích ưu điểm,
hạn chế của doanh nghiệp tư nhân so với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên?
Khái niệm của công ty tư nhân điều 188 luật doanh nghiệp
Đặc điểm
- Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh;
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ;
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành
chứng khoán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Uu điểm, hạn chế của doanh nghiệp tư nhân so với công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên? Xem tại luật doanh nghiệp tự chém
7. Trình bày khái niệm phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại? Phân biệt phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại?
Khái niệm
Điều 299 luật thương mại
Phân biệt
Điểm khác biệt giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là mục đích và tính
chất của chúng. Phạt vi phạm nhằm vào hành vi vi phạm pháp luật và nhằm
ngăn chặn việc vi phạm này lần sau. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại là để đền
bù cho các tổn thất và thiệt hại đã gây ra cho người, tổ chức hoặc doanh nghiệp
khác.

8. So sánh tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và huỷ bỏ
hợp đồng?

II. PHẦN ĐÚNG SAI


1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam do vi phạm
pháp luật thì việc thực hiện điều hành doanh nghiệp thông qua
người được ủy quyền.
Đúng khoản 1 điều 193 luật doanh nghiệp

2. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
Đúng khoản 1 điều 74 luật doanh nghiệp

3. Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra
thiệt hại cho khách hàng là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, lạm dụng vị trí độc quyền.
Đúng.
Hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá
bán lại tối thiểu có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng được coi là hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.
Những hành vi này có thể khiến cho các đối thủ cạnh tranh khó có thể tồn tại
và phát triển, tạo nên sự bất công trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến
quyền lợi của khách hàng và gây thiệt hại cho sự cạnh tranh trên thị trường.
Do đó, các hành vi này là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật.

4. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà
không có quyết định gia hạn là công ty bị phá sản. – Sai – là
Giải thể chứ kp PS

5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán. – Sai (K3 Đ5 LPS 2014, đây
là nghĩa vụ nạp đơn chứ kp là quyền

6. Trong mọi trường hợp, khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
thương mại, bên vi phạm sẽ phải nộp phạt 8% giá trị hợp đồng.
Sai điều 301 luật thương mại

7. Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân có thể trở thành thành viên hợp
danh của công ty hợp danh và thành viên góp vốn của công ty TNHH
2 thành viên trở lên.
Sai khoản 3 điều 188 luật doanh nghiệp

8. Giới hạn nồng độ rượu được phép quảng cáo không quá 15 độ.
Đúng khoản 4 điều 109 luật thương mại
9. Cổ đông công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác.

Đúng điều 1 khoản 111

10. Thời hạn tối đa để điều tra một vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là
60 ngày.

Đúng khoản 3 điều 81 luật cạnh tranh

11. Sáp nhập là việc 2 hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền và nghĩa vụ để cùng nhau thành lập doanh nghiệp mới và chấm
dứt hoàn toàn sự tồn tại của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
Đúng khoản 1 điều 201 luật dn

12. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài có thể thuộc đối tượng áp dụng
của Luật Cạnh tranh năm 2018.

Đúng

13. Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ sở
hữu của doanh nghiệp tư nhân khác, không được là thành viên hợp
danh của công ty hợp danh.

Sai khoản 3 điều 188 luật dn

14. Giới hạn nồng độ rượu được phép quảng cáo không quá 30 độ.

Sai khoản 4 điều 109 luật thương mại

15. Phán quyết của hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh
chấp thương mại có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Đúng khoản 5 điều 4

16. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được
phát hành cổ phần.
Sai điều 46 khoản 46 luật doanh nghiệp

17. Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, cơ quan tiến hành tố tụng
cạnh tranh là tòa án.

Sai điều 1 khoản 58 luật cạnh tranh


18. Mọi thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa các
doanh nghiệp đều bị cấm thực hiện.
Sai khoản 10 điều 11 luật cạnh tranh

19. Doanh nghiệp được coi là giữ vị trí thống lĩnh thị trường khi doanh
nghiệp đó có tổng thị phần chiếm 25% trở lên trên thị trường liên
quan.

Sai khoản 1 điều 24 luật cạnh tranh

20. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân
của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
Đúng khoản 1 điều 192 luật cạnh tranh

21. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ,
nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh
Đúng khoản 2 điều 11 luật cạnh tranh
22. Doanh nghiệp tư nhân có thể là cổ đông công ty cổ phần, thành viên
công ty trách nhiệm hữu hạn.
Sai khoản 4 điều 188 luật doanh nghiệp

23. Việc giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng hình thức trọng tài
bắt buộc phải có điều kiện là các bên có thỏa thuận trọng tài trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp
Đúng khoản 1 điều 5 luật trọng tài thương mại

24. Theo Luật phá sản 2014, chi phí phá sản được ưu tiên phân chia
tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đầu tiên –
Đúng CPPS đc ưu tiên trả trc các khoản nợ khác của DN bị phá
sản (điều 54 LPS)
25. Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có quyền
xét xử cao nhất là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Sai

26. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có quyền quyết định
việc cho các doanh nghiệp được hưởng miễn trừ đối với thoả thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm.

Đúng khoản 1 điều 20, điểm b khoản 2 điều 46 luật cạnh tranh

27. Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại đối với mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Sai khoản 4 điều 59 luật cạnh tranh

28. Phạt vi phạm là biện pháp trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng
khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Sai
29. Công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập.

Đúng khoản 1 điều 120 luật doanh nghiệp

30. Có thể áp dụng hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần.
Đúng

31. Trong mọi trường hợp, khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
kinh thương mại, bên vi phạm sẽ phải nộp phạt 8% giá trị hợp đồng.

Sai

32. Chủ nợ có bảo đảm không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. – Đúng theo Đ5 LPS 2014, chỉ
có 1 số chủ nợ k có bd, chủ nợ có bd 1 phần, DN mắc nợ mới có
yêu cầu mở thủ tục PS, chủ nợ có bảo đảm k có quyền nạp đơn
ycau mở thủ tục PS

2. PHẦN TÌNH HUỐNG:

Câu 1: A là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên M. Tại thời điểm
đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty TNHH M là 12 tỷ đồng do A
cam kết góp vốn bằng những tài sản gồm: tiền mặt 7 tỷ đồng, quyền sử dụng
đất trị giá 5 tỷ đồng và các tài sản khác với tổng trị giá là 4 tỷ đồng. Hết thời
hạn góp vốn kể từ ngày công ty TNHH M được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp đến nay đã 20 ngày mà A vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ
góp vốn như đã cam kết. Biết rằng thực tế A đã góp được tiền mặt 4 tỷ đồng,
quyền sử dụng đất và các tài sản khác trị giá 4 tỷ đồng.
1. Trong tình huống trên để đảm bảo về mặt pháp lý A phải làm gì? (1,5
điểm)
Theo quy định tại Điều 36 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu
công ty phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo cam kết trong Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp chủ sở hữu không hoàn thành
được nghĩa vụ góp vốn đúng thời hạn, phải thông báo cho cơ quan đăng ký
kinh doanh và giải quyết theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định của pháp
luật.

Do đó, để đảm bảo về mặt pháp lý, A phải thông báo cho cơ quan đăng ký
kinh doanh về việc không thể hoàn thành nghĩa vụ góp vốn đúng thời hạn và
tiếp tục thực hiện giải quyết vấn đề theo thỏa thuận của các bên hoặc quy
định của pháp luật. Nếu không thực hiện như vậy, A có thể bị xem là vi phạm
pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này.

2. Trách nhiệm của A đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh đến thời
điểm trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ? Giải thích? (1,5 điểm)
Theo quy định tại Điều 37 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ sở hữu
công ty phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh đến
thời điểm trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Điều này có
nghĩa là A sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ thanh
toán và các nghĩa vụ khác của công ty TNHH M trước thời điểm thực hiện
thay đổi vốn điều lệ.

Cụ thể trong trường hợp này, nếu công ty TNHH M có các khoản nợ hay các
nghĩa vụ thanh toán khác phát sinh trước thời điểm A cam kết góp vốn và
trước khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, A sẽ
phải chịu trách nhiệm về những khoản này. Trách nhiệm của A chỉ giới
hạn trong phạm vi số vốn mà A đã cam kết góp vào công ty TNHH M.

Ngoài ra, trong trường hợp công ty TNHH M không đủ khả năng thanh toán
các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính khác phát sinh trước thời điểm
thay đổi vốn điều lệ, A sẽ phải chịu trách nhiệm bảo đảm thanh toán các
khoản này đến mức số vốn mà A đã cam kết góp vào công ty TNHH M.

Câu 2: Tháng 7/2020, Công ty TNHH Thành Nam có trụ sở tại huyện
H tỉnh K được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa, vốn điều lệ
là 4 tỷ đồng. Công ty do 3 thành viên sáng lập bao gồm:
- Anh Nguyễn Văn A: là thành viên của Công ty TNHH Hải Hà có trụ sở
tại huyện M tỉnh K, cam kết góp 500 triệu tiền mặt;
- Anh Phạm Đức B là chủ Doanh nghiệp tư nhân Phước Long, có trụ sở
tại huyện H tỉnh K chuyên đại lý mua bán đồ gia dụng, cam kết góp 3 tỷ đồng
là giá trị căn nhà mặt phố do anh đứng tên, các thành viên nhất trí dùng làm
trụ sở công ty;
- C là nhân viên hợp đồng của Sở Công thương tỉnh Y, cam kết góp vốn
bằng 500 triệu là quyền đòi nợ đối với DNTN X có trụ sở tại huyện M tỉnh K.
Ngoài ra, trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí
thông qua thì B giữ chức Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành
viên.
Tháng 9/2020, do có một số dự án đầu tư được triển khai gần trụ sở
công ty, dẫn tới giá trị nhà đất của trụ sở tăng từ 3 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng.
Nhận thấy điều đó nên tháng 11/2020, B đã triệu tập cuộc họp Hội đồng thành
viên và đề nghị tăng vốn điều lệ của công ty lên 6 tỷ đồng và B được coi là đã
góp 5 tỷ đồng, nếu không B sẽ rút lại căn nhà và góp vốn bằng 3 tỷ đồng tiền
mặt.
1. Nhận xét về tư cách pháp lý của các thành viên và tài sản cam kết góp
vốn vào công ty Thành Nam? (1 điểm)
Theo mô tả trong câu hỏi, ta có thể nhận xét về tư cách pháp lý của các thành viên
và tài sản cam kết góp vốn vào công ty Thành Nam như sau:

Anh Nguyễn Văn A: Là thành viên của Công ty TNHH Hải Hà, cam kết góp 500
triệu tiền mặt. Anh Nguyễn Văn A là người pháp nhân, doanh nghiệp có tư cách
pháp lý và có thể góp vốn vào công ty Thành Nam.
Anh Phạm Đức B: Là chủ Doanh nghiệp tư nhân Phước Long, cam kết góp 3 tỷ
đồng là giá trị căn nhà mặt phố do anh đứng tên, các thành viên nhất trí dùng làm
trụ sở công ty. Anh Phạm Đức B là người pháp nhân và có quyền sở hữu tài sản là
căn nhà, do đó có thể cam kết góp vốn vào công ty Thành Nam.
C: Là nhân viên hợp đồng của Sở Công thương tỉnh Y, cam kết góp vốn bằng 500
triệu là quyền đòi nợ đối với DNTN X có trụ sở tại huyện M tỉnh K. C là người tự
nhiên và cam kết góp vốn bằng quyền đòi nợ, tuy nhiên để góp vốn vào công ty, C
cần có sự đồng ý của DNTN X với số tiền và hình thức cam kết góp vốn.
Về tài sản cam kết góp vốn, đối với căn nhà mặt phố của anh Phạm Đức B, cần phải
xác định rõ quyền sở hữu của anh đối với căn nhà này (chẳng hạn như có bị cầm cố
hay thế chấp không). Đối với quyền đòi nợ của C, cần phải xác định rõ tính hợp lệ
của nợ này và sự đồng ý của DNTN X để chuyển nhượng quyền đòi nợ cho công ty.

Về vốn điều lệ của công ty, theo mô tả thì vốn điều lệ ban đầu của công ty là 4 tỷ
đồng. Việc tăng vốn điều lệ lên 6 tỷ đồng phải tuân thủ các quy định pháp luật về
đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu cần thiết như thực hiện các thủ tục
đăng ký thay đổi vốn điều lệ và công bố thông tin.

2. Nhận xét về việc triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên và yêu cầu của
B? (2 điểm)
Việc triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên và yêu cầu tăng vốn điều lệ của công
ty Thành Nam lên 6 tỷ đồng của B là hợp lệ và đúng quy định trong Luật Doanh
nghiệp. B là Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, và theo Điều
180 Luật Doanh nghiệp, Giám đốc có quyền triệu tập Hội đồng thành viên họp khi
cần thiết để giải quyết các vấn đề quan trọng của công ty. Đồng thời, theo Điều
197 Luật Doanh nghiệp, việc thay đổi vốn điều lệ của công ty phải được quyết định
bởi Hội đồng thành viên, nếu vốn điều lệ được cam kết bằng tài sản thì phải có báo
cáo đánh giá tài sản được thực hiện bởi đơn vị đánh giá độc lập và được Hội đồng
thành viên thông qua. Do đó, việc B yêu cầu tăng vốn điều lệ và đề nghị cam kết
vốn bằng căn nhà của mình là đúng quy định và phù hợp với quy trình pháp lý.

Câu 3: Tháng 8/2015, 10 hộ gia đình tại xã X, huyện Y, tỉnh K bàn bạc
và muốn thành lập một hợp tác xã lấy tên là: Hợp tác xã nông nghiệp Sông
Đà, chuyên kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp như trồng trọt
chăn nuôi hữu cơ, cung cấp vật tư sản xuất nông nghiệp và tư vấn về sản xuất
nông nghiệp, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Số vốn góp tối thiểu của mỗi thành
viên quy định trong điều lệ là 300 triệu đồng. Tháng 8/2021, HTX Sông Đà
đã kết nạp thêm 2 thành viên sau khi nhận được đơn tự nguyện gia nhập và
tán thành điều lệ HTX Đông Đà và cam kết góp vốn của 2 cá nhân, cụ thể như
sau:
- Anh Cao Thái Hà là giảng viên của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
cam kết góp 500 triệu tiền mặt và hứa sẽ góp đủ trong 08 tháng do toàn bộ
tiền mặt của anh là 3 tỷ đồng hiện gửi tại ngân hàng nhưng chưa đến thời
điểm đáo hạn;
- Bà Phạm Bích Loan là Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã Thanh
Xuân có trụ sở tại huyện H tỉnh K, cam kết góp 2 tỷ đồng là giá trị quyền sở
hữu căn nhà chung cư do hai vợ chồng bà đứng tên có địa chỉ ở Hà Nội hiện
đang cho thuê và chồng bà sẽ sang tên cho bà vào tháng 01/2022 sau khi
thanh lý hợp đồng thuê.
Cuối năm 2021, vì lý do thời tiết nên HTX có gặp chút khó khăn trong
chăn nuôi, dẫn tới cả năm không những không có lợi nhuận mà còn chịu
khoản nợ 1,5 tỷ đồng. HTX liên tục yêu cầu anh Hà và bà Loan sớm góp đủ
vốn theo cam kết. Tháng 02/2022, nhận thấy anh Hà mới góp được 200 triệu
và bà Loan chưa góp vốn theo cam kết nên Hội đồng quản trị của HTX Sông
Đà đã quyết định chỉ cấp giấy chứng nhận vốn góp cho anh Hà và chấm dứt
tư cách thành viên của bà Loan.
Câu hỏi:
1. Nhận xét về việc kết nạp 02 thành viên mới của HTX Sông Đà? (1,5
điểm)
Việc kết nạp 02 thành viên mới của HTX Sông Đà là một động thái tích cực,
giúp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của HTX và tăng vốn điều lệ của
HTX. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cam kết góp vốn của thành viên là điều rất
quan trọng, vì vậy HTX cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều góp vốn
đầy đủ và đúng hạn để tránh những khó khăn về tài chính trong quá trình
hoạt động kinh doanh.

Đối với anh Cao Thái Hà, việc cam kết góp vốn bằng cả tiền mặt và toàn bộ
tiền gửi tại ngân hàng là một điểm cộng, tuy nhiên cần lưu ý rằng việc cam
kết góp đủ trong 08 tháng là một rủi ro về tài chính. Đối với bà Phạm Bích
Loan, việc cam kết góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu căn nhà chung cư là
một cách góp vốn khác và không phải là điều bình thường trong hoạt động
của một HTX. Tuy nhiên, việc bà Loan chưa góp vốn theo cam kết khiến cho
HTX Sông Đà gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, việc kết nạp 02 thành viên mới của HTX Sông Đà là một động thái
tích cực, tuy nhiên việc đảm bảo tất cả thành viên góp vốn đầy đủ và đúng
hạn là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ và ổn định.

2. Nhận xét về quyết định của Hội đồng quản trị HTX Sông Đà có hợp
pháp hay không? Vì sao?
Quyết định của Hội đồng quản trị HTX Sông Đà có hợp pháp vì theo Điều 23
Luật Hợp tác xã năm 2012, thành viên hợp tác xã phải thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ vốn góp quy định tại Điều lệ hợp tác xã và cam kết với Hội đồng
quản trị hoặc Ban kiểm soát về việc góp vốn và thực hiện các nghĩa vụ khác
theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Trong trường hợp thành viên không
thực hiện cam kết về vốn góp, Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát có thể
quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách thành viên của người đó. Vì vậy,
Hội đồng quản trị của HTX Sông Đà có quyền quyết định chấm dứt tư cách
thành viên của bà Phạm Bích Loan nếu bà không thực hiện cam kết về vốn
góp theo quy định tại Điều lệ của HTX.

Câu 4: Công ty TNHH 1 thành viên Nam Anh do ông Tạ Văn Nam là
chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ tháng 5/2018,
vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội. Sau một thời gian hoạt động, công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và thua lỗ kéo dài. Tính đến ngày 01/7/2022 công ty nợ 3
tháng lương của 50 người lao động trong toàn công ty với số tiền là 400 triệu
đồng. Công ty có khoản nợ 2 tỷ với em trai ông Nam là ông Tạ Văn Hữu định
cư ở Mỹ và 20 chủ nợ là các doanh nghiệp, cá nhân có trụ sở, cư trú tại Quận
Hà Đông, Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình Hà Nội và Thành phố Hải Phòng. Các
chủ nợ đòi Công ty Nam Anh nhiều lần nhưng không trả.
Câu hỏi:
1.Chủ thể nào có quyền nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản đối với công ty
Nam Anh?
Theo quy định, kp tất cả
- 50 ng ldong vs số tiền nợ là 400tr nạp đơn yêu cầu thủ tuc ps phải thông
qua đại diện công đoàn
- Ô Tạ Văn Hữu vs số tiền nợ 2ty
- 20 chủ nợ là các Dn...
2.Xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty
Nam Anh? (K1 đ8 lps 2014)
Theo quy định, kp tất cả các tòa án đều có thẩm quền gq ps đối vs cty, theo
k1 d8 lps 2014, tòa án có thẩm quyền gq là:
- TAND TP HN có thẩm quyền đc gq vì căn cứ vào điều ... khoản...
(lquan tới nhiều chủ nợ cư trú tại HN, lquan tới ng nước ngoài)

Câu 5: CTCP đầu tư và kinh doanh bất động sản du lịch Thanh Thuỷ (có địa
chỉ tại phố M, huyện N, tỉnh P) được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
vào tháng 7/2015, vốn điều lệ là 120 tỷ đồng. Sau 6 năm hoạt động, công ty thua lỗ
do kí kết nhiều hợp đồng xây dựng và đầu tư không phù hợp. Tháng 8/20 21, các
chủ nợ của công ty liên tục đòi nợ, thậm chí nộp đơn khởi kiện tới Toà án nhân dân
yêu cầu công ty thanh toán các khoản nợ đã quá hạn. Tháng 10/20 21, Giám đốc
công ty Thanh Thuỷ (người đại diện theo pháp luật của công ty) là ông Nguyễn Văn
Thuỷ quá thất vọng nên ốm liệt giường, bỏ mặc hoạt động của công ty. Ngày
15/11/2021, ông Phạm Đức Nam là Phó giám đốc công ty đã nộp hồ sơ giải thể đến
Phòng đăng kí kinh doanh.

1. Nhận xét về việc giải thể công ty Thanh Thuỷ? (1,5 điểm)
-Căn cứ vào K2 đ207 LDN 2020, CT muốn giải thể phải thanh toán hết
các khoản nợ và nghĩa vụ TS khác -> việc gthe của ct Thanh Thủy là k
đúng với pháp luật hiện hành
- Nếu đc nạp đơn, ô phó gd kp là ng đại diện theo PL, KP là ô GD nên k
có thảm quyền đc nạp đơn
2. Giả sử trong tình huống nêu trên, công ty Thanh Thuỷ không
nộp hồ sơ giải thể, tuy nhiên công ty thoả mãn các dấu hiệu mất khả năng
thanh toán. Xác định những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với công ty Thanh Thuỷ trong tình huống nêu trên? (1,5 điểm)
- Những chủ nợ của ct có quyền ycau mở thủ tục PS Theo đ5 LPS 2014, có
những chủ nợ có thể nạp đơn:...(trừ những chủ nợ đã nộp đơn khởi kiện tại
tòa án)

Câu 6: Tháng 8/2018, HTX Thái Bình – chuyên nuôi trồng và phân phối thủy,
hải sản tươi sống (có trụ sở tại huyện H tỉnh K, sau đây gọi là bên A) kí hợp đồng
số 30/HĐMB với CTCP An Nhiên (có trụ sở tại huyện P tỉnh K, sau đây gọi là bên
B) chuyên sản xuất, cung ứng và xuất khẩu các sản phẩm hải sản đông lạnh chất
lượng cao. Hợp đồng do giám đốc hai bên kí kết, mỗi bên giữ 1 bản và có một số
điều khoản như sau:

1. Từ ngày kí kết hợp đồng đến hết năm 2018, bên A sẽ cung cấp 20 tấn tôm
sú tươi sống chất lượng cao, loại 8-9 con/kg cho bên B. Giá tôm ấn định là 250.000
đồng/kg, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

2. Bên A có trách nhiệm vận chuyển tôm tới xưởng sản xuất của bên B (cùng
địa chỉ với trụ sở bên B) và đảm bảo chất lượng của tôm cho đến khi bên B nhận
được hàng. Chi phí vận chuyển do bên A chịu.

3. Việc giao hàng diễn ra thành 4 đợt, mỗi đợt 05 tấn tôm vào các ngày 30/9,
30/10 và 30/11 và 25/12/2018. Nếu bên A muốn chia nhỏ hoặc cộng dồn các đợt
giao hàng phải báo trước cho bên B 10 ngày trước ngày giao hàng gần nhất theo
thỏa thuận ban đầu để bên B chuẩn bị.

4. Sau mỗi đợt giao hàng, bên B sẽ thanh toán tiền hàng theo số lượng tôm
được giao trong thời hạn chậm nhất 03 ngày, kể từ ngày hai bên kí biên bản giao
tôm của đợt đó.

5. Nếu các bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu phạt 10% giá trị hợp đồng ,
đồng thời bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
6. Khi xảy ra tranh chấp, các bên sẽ tiến hành thương lượng. Nếu không thể
thương lượng sẽ giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Câu hỏi:

1. Nhận xét về các điều khoản hợp đồng được nêu trong tình huống? (1,5
điểm)
- Điều khoản sai: khoản 5 phạt hd chịu 10% gtri hd là sai -> sửa lại:căn cứ
đ300 301 LTM2005 không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm -> đơn phương chám dứt hd cũng sai (Vp chưa xảy ra, % phạt sai) còn
thông thường nếu vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì 1 bên có quyền đơn phương
chấm dứt
- Điều 6: chỉ có thể giải quyết theo trọng tài thương mại hoặc tòa án, không
được có cả 2 theo điều 6 luật TTTM 2010

2. Giả sử trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có phát sinh tranh
chấp. Vì vậy, bên A đã đưa vụ tranh chấp ra khởi kiện tại Trung tâm trọng tài Đất
Việt. Trung tâm trọng tài Đất Việt có thể thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của A
hay không? Vì sao? (1,5 điểm)
Không thỏa thuận rõ là TTTTDV giải quyết thì mới đc thụ lý

Câu 7: Công ty TNHH Bình An có trụ sở tại huyện H tỉnh K, chuyên nhận
tư vấn và đại lý du lịch. Tháng 4/2019, Công ty Bình An (sau đây gọi là bên A) kí
hợp đồng đại lý số 17/HDĐL với công ty cổ phần phát triển du lịch Thái Hà (sau
đây gọi là bên B) có trụ sở tại huyện M tỉnh N, chuyên cung cấp các tour du lịch
hạng sang trọn gói cho nhóm từ 6 – 10 người tại các nước Hàn Quốc, Trung Quốc
và Italia. Theo đó, trong thời gian từ 01/4/2019 đến 30/4/2020, bên A sẽ chỉ tư vấn
du lịch và cung cấp các tour du lịch tới các nước trên đến từ bên B. Mỗi đoàn khách
du lịch thành công, bên A sẽ nhận được ngay 10% tiền hoa hồng tính trên giá tour
và 500.000 đồng phí tư vấn từ bên B.

Câu hỏi:

1. Nêu các hình thức đại lý có trong tình huống? (1,5 điểm)
Trong tình huống này, có hai bên tham gia, bên A và bên B. Bên A là đại lý du lịch,
chuyên nhận tư vấn và đại lý các tour du lịch, trong khi bên B cung cấp các tour du
lịch hạng sang trọn gói cho nhóm từ 6-10 người tại các nước Hàn Quốc, Trung
Quốc và Italia. Bên A kí hợp đồng đại lý với bên B, trong đó bên A sẽ chỉ tư vấn du
lịch và cung cấp các tour du lịch tới các nước trên đến từ bên B. Vì vậy, trong tình
huống này, hình thức đại lý có thể được xem là đại lý tư vấn và đại lý cung cấp tour
du lịch.

2. Phân tích đặc điểm của hợp đồng số 17/HDĐL và nhận xét về thỏa thuận giá
giữa hai công ty? (1,5 điểm)

Trong hợp đồng số 17/HDĐL giữa bên A và bên B, có những điểm đặc trưng như
sau:

 Thời gian hiệu lực: Hợp đồng có thời hạn từ ngày 01/04/2019 đến ngày
30/04/2020.

 Nội dung của hợp đồng: Bên A sẽ là đại lý của bên B, chỉ tư vấn du lịch và
cung cấp các tour du lịch đến từ bên B cho khách hàng của mình. Bên A sẽ
nhận được hoa hồng 10% trên giá tour và 500.000 đồng phí tư vấn từ bên B
mỗi khi đoàn khách du lịch của bên A thành công.

 Phương thức thanh toán: Hợp đồng không nêu rõ về phương thức thanh
toán.

Nhận xét về thỏa thuận giá giữa hai công ty, theo hợp đồng số 17/HDĐL, bên A sẽ
nhận được hoa hồng 10% trên giá tour và 500.000 đồng phí tư vấn từ bên B mỗi
khi đoàn khách du lịch của bên A thành công. Tuy nhiên, hợp đồng không cung cấp
thông tin về giá tour cụ thể mà bên B cung cấp cho bên A. Do đó, không thể đưa ra
nhận xét chính xác về thỏa thuận giá giữa hai công ty trong trường hợp này.
Câu 8: Tháng 2/2021, Phó giám đốc công ty A có trụ sở tại huyện M, tỉnh
Y ký hợp đồng 02 với trưởng phòng kinh doanh của công ty B (chuyên chế biến
cao su tại tỉnh N) mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ đồng. Công ty A ứng trước
cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng công ty B phải giao hàng đợt 1
cho công ty A giá trị 400 triệu đồng vào ngày 10/3/2021. Biết trong hợp đồng 02
hai bên có thỏa thuận một số điều khoản như sau:
- Vi phạm về chất lượng hàng hóa phạt 15% trên giá trị hợp đồng bị vi
phạm.
- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị vi phạm cho 10 ngày
đầu, 1% cho các ngày tiếp theo, tổng số không quá 15% giá trị vi phạm.
- Không thực hiện hợp đồng phạt 15% giá trị hợp đồng vi phạm.
- Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phát sinh tranh chấp dẫn
đến mâu thuẫn, các bên thống nhất lựa chọn tòa án nhân dân là cơ quan giải
quyết tranh chấp.
Trong quá trình giao nhận hàng, A phát hiện hàng hóa của B có nhiều lỗi
và không đảm bảo đúng chất lượng mà 2 bên có thỏa thuận trước đó. Vì vậy, A
đã có thông báo với B nhưng B không có phản hồi. Dẫn đến 2 bên phát sinh
tranh chấp. Trước khi gửi đơn khởi kiện ra tòa, A có bàn bạc lại với B về việc
lựa chọn Trung tâm trọng tài Đất Việt để giải quyết tranh chấp nhằm tiết kiệm
thời gian và đảm bảo tính bí mật. Tuy nhiên, B vẫn không có trả lời là đồng ý
hay không. Vì vậy, A đã tự gửi đơn đến Trung tâm trọng tài Đất Việt.
Câu hỏi:
1. Hợp đồng 02 là loại hợp đồng gì? (1 điểm)
- HD mua bán hh trong lĩnh vực KD TM theo K8 Đ3 LTM 2005
2. Điều kiện để hợp đồng 02 có hiệu lực là gì? Vì sao? (1 điểm)-> hd 02 k
thể có hiệu lực
- 4 điều kiện để HD 2 có hiệu lực
+ Chủ thể ký kết HD phải có thẩm quyền ký kết: pgd ... ký vs 2 .... trong
đề bài k đề cập tới vde ủy quyền cho nên HD 0 có hiệu lực
+ Ký kết HD hoàn toàn tự nguyện
+ Mục đích và ndung không vi phạm điều cấm của PL, k trái đạo đức xh
Ndung hd về vi phạm hd sai với quy định của PL: đ300 301 LTM2005 không
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

+ Ký bằng hình thức Vb


3. Trung tâm trọng tài Đất Việt có quyền tiếp nhận đơn yêu cầu của A hay
không? Vì sao? Theo anh (chị) cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp nêu trên. (1 điểm)
- TTTT DV k có quyền vì đầu tiên đã thỏa thuận tranh chấp ở tòa án, hơn
nữa sau khi tranh chấp mới chỉ bàn bạc vs bên B chứ chưa thống nhất là
sẽ chọn TTTT DV giải quyết tranh chấp
- Tòa án tỉnh Y có quyền gq tranh chấp trên

----HẾT----

Hãy giữ gìn sức khỏe và giữ vững tinh thần ôn thi thật tốt
Chúc tất cả các bạn sinh viên có một kì thi thuận lợi và đạt kết quả cao.

You might also like