You are on page 1of 6

Trong tự nhiên, các loài vật đều phải tuân theo quy luật sinh-tử.

Một sinh vật sống phải


trải qua quá trình phát triển, khi đến đỉnh điểm sinh vật bắt đầu giai đoạn lão hóa, đến
một lúc sinh vật sẽ chết đi và chấm dứt vòng đời của mình. Đối với kinh doanh cũng
vậy, một doanh nghiệp có lúc trong đỉnh cao phát triển, có lúc cũng phải đối mặt với sự
suy thoái, trong giai đoạn này, nếu một nhà quản trị không có những chính sách hoạch
địch đúng đắn, thì rất doanh nghiệp rất có khả năng phá sản hay giải thể doanh nghiệp

1. Khái niệm phá sản


- Ở Việt Nam, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: phá sản, vỡ nợ, khánh tận,…
Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “ phá sản” là lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn
gì và thường là vỡ nợ do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại, không đảm bảo đủ thanh
toàn tổng số các khoản nợ đến hạn.
- Về mặt pháp lý, khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014 đã đưa ra định nghĩa “ Phá sản
là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị toàn án
nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Khái niệm này đã tiếp cận phá sản dưới
góc độ là một quyết định của toàn án chứ không phải là quá trình ban hành ra
quyết định đó ( thủ tục phá sản )
- Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời 2
điều kiện sau: mất khả năng thanh toàn và bị Toàn án nhân dân tuyên bố phá sản

1.1. Mất khả năng thanh toán ( lý do duy nhất )


- Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định” doanh nghiệp mất khả năng thanh
toàn là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toàn khoản nợ trong thời
giạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toàn”
- Như vậy, Luật Phá sản 2014 không còn dùng khái niệm” lâm vào tình trạng phá
sản” mà dùng khái niệm” mất khả năng thanh toán”
- Điểm khác biệt so với Luật Phá sản 2004: thời điểm xác định là trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn thanh toàn mà không phải là “ khi chủ nợ có yêu cầu”
1.2. Nộp đơn phá sản
- Việc phá sản có thể do chủ công ty nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều
chủ nợ có đơn yêu cầu.
- Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ.
- Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản
1.3 Cơ quan tiến hành thủ tục phá sản
- Căn cứ theo Luật phá sản 2014, điều 8 quy định:
- Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
- Toàn án nhân dân cấp Tỉnh
+ Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở
nước ngoài
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại
diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toàn có bất động sản ở nhiều
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
+ Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Toàn án nhân dân cấp huyện mà toàn án
nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc
- Toàn án nhân dân cấp Huyện: có trụ sở chính tại Huyện, quận, thị xã, thành phố và
không thuộc trường hợp quy định trên
1.4 Trình tự tiến hành phá sản
- Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Bước 3: Mở thủ tục phá sản
- Bước 4: Hội nghị chủ nợ
- Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp
- Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong các
trường hợp
- Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

- Phá sản ngay? ( trường hợp đặc biệt ) => Không thể thanh toàn cả tiền lệ phí án
phí tiến hành thủ tục
- Triệu tập hội nghị chủ nợ lần hai mà vẫn không đủ số chủ nợ tham gia đại diện
cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, thì tòa án có thể quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ được quy định tại Điều 79 Luật phá sản theo
đó hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi đầy đủ điều kiện sau:
- Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.Chủ
nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm
phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội
dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia
Hội nghị chủ nợ.
- Phục hồi doanh nghiệp
1.5 Thứ tự xử lý tài sản

2. Giải thể
2.1 Khái niệm: Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chính thể nữa
2.2 Điều kiện để giải thể doanh nghiệp
- Theo điêu 27, Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp bị giải thể trong các
trường hợp sau và điền kiện sau đây:
+ Kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty
mà không có quyết định gia hạn.
+ Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh
nghiệp
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời
giạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình thành doanh
nghiệp
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2.3 Những người có quyền nộp đơn
- chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
- đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần
- hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH
- tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
2.4 Trình tự thủ tuc
- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
- Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp
- Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tiến hành thanh toàn các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn
lại theo quy định
- Nộp hồ sơ giải thế
- Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp
 Điểm giống nhau:
- Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
- Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

4 Điểm giống nhau giữa giải thể và phá sản


A. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
B. Không phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản
C. Tiến hang thanh lý tài sản doanh nghiệp
D. Triệu tập hội nghị chủ nợ

You might also like