You are on page 1of 3

Công ty hợp danh ra đời do sự thỏa thuận của các thành viên, do đó việc kết thúc thời hạn

hoạt động của công ty ghi trong điều lệ công ty là một trong các trường hợp dẫn đến sự
kiện pháp lý là giải thể công ty. Theo quy định tại Điều 207, Luật Doanh nghiệp 2020,
công ty hợp danh cũng có thể giải thể mà không cần đợi đến khi hết hạn trong điều lệ
công ty, chỉ cần có quyết định của tất cả các thành viên hợp danh

4.1. Chia doanh nghiệp (Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020)

Chia doanh nghiệp là trường hợp một doanh nghiệp bị chia thành hai hay nhiều doanh
nghiệp mới và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp cũ. Quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp bị chia được chuyển từ doanh nghiệp bị chia sang cho các doanh nghiệp mới.

4.2. Tách doanh nghiệp (Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020)

Tách doanh nghiệp là biện pháp chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập
hoặc một số công ty cùng loại chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách
sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

4.3. Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020)

Hợp nhất công ty là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới,
đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại;
công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của
các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.

4.4. Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020)

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một
công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của công ty bị sáp nhập.

4.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Điều 202-205 Luật Doanh nghiệp 2020)

– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công ty
chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi.

Trình tự thủ tục giải thể công ty hợp danh được thực hiện theo trình tự giải thể chung
theo quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp. Bước một là
việc thông qua quyết định giải thể. Quyết định giải thể công ty phải có những nội dung
chính như Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục
thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ,
thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải
thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ, tên, chữ ký của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bước tiếp theo là gửi quyết định giải thể.
Để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với công ty,cũng như đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của bên thứ ba trong giao dịch với công ty, quyền lợi của người lao động, pháp luật
quy định trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải
được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và
lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại
trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu
phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo
viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp

Một trong những điều kiện để tiến hành thủ tục giải thể công ty hợp danh là các khoản nợ
của công ty phải được thanh toán hết. Nếu như các thành viên hợp danh đã dùng hết tài
sản riêng của mình để thanh toán nhưngvẫn không trả hết nợ thì bắt buộc phải chuyển
sang thủ tục phá sản công ty.
Luật Phá sản số 51/2014/QH13 quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá
sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố
phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Theo quy định, thành viên hợp danh có quyền nộp đơn
xin phá sản khi thấy doanh nghiệp có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản. Trình tự thủ
tục phá sản được tiến hành như sau: Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngoài
thành viên hợp danh còn có chủ nợ có bảo đảm một phần hay không được bảo đảm,
người đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn. Sau khi thụ lý đơn, nếu đủ
căn cứ mở thủ tục phá sản, tòa án sẽ thông báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý,
thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó. Một thủ tục không thể thiếu là hội nghị chủ nợ
được Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thông qua các vấn đề về kiểm kê tài sản, phê
duyệt phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, phương án thanh lý tài sản và các vấn
đề khác liên quan.
Trong quá trình phá sản doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn
được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và Tổ
quản lý tài sản. Có một số hoạt động theo quy định của Luật phá sản bị cấm và một số
hoạt động khác chỉ được phép thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm
phán.

You might also like