You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

--------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: Luật Doanh nghiệp
ĐỀ BÀI 02: Phân tích và đánh giá quy định pháp luật về sáp nhập và hợp nhất
doanh nghiệp ở Việt Nam. Sưu tầm 01 vụ việc sáp nhập/hợp nhất doanh nghiệp
trên thực tế và bình luận vụ việc đó dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

HỌ VÀ TÊN : Hoàng Bảo Trâm

MSSV : 453510

LỚP : N02.TL1

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3

NỘI DUNG ...............................................................................................................3

I. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp .....................................3

1. Sáp nhập doanh nghiệp...............................................................................3

2. Hợp nhất doanh nghiệp ..............................................................................4

II. Thủ tục và hậu quả pháp lý của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp .....5

1. Thủ tục và hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp ........................5

2. Thủ tục và hậu quả pháp lý của hợp nhất doanh nghiệp ........................6

III. Đánh giá quy định pháp luật về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp...7

IV. Vụ việc sáp nhập/hợp nhất trên thực tế ....................................................8

1. Giới thiệu chung về Vinpearl và Vincom trước khi sáp nhập ................8

2. Thương vụ sáp nhập Vinpearl vào Vincom ..............................................9

KẾT LUẬN .............................................................................................................12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................13


MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO),
tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia,
khu vực như: Nhật Bản, ASEAN, EU… đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong môi trường đó đã tạo cơ hội cho hoạt
động hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và được các nhà đầu
tư sử dụng như một công cụ chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh tại thị
trường trong nước. Thực tế cũng cho thấy các thương vụ hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng nhanh về cả số lượng
lẫn quy mô thực hiện. Để tìm hiểu kĩ hơn về hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
này, em đã chọn đề bài số 2: “Phân tích và đánh giá quy định pháp luật về sáp
nhập và hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam. Sưu tầm 01 vụ việc sáp nhập/hợp
nhất doanh nghiệp trên thực tế và bình luận vụ việc đó dựa trên các quy định pháp
luật hiện hành”.

NỘI DUNG
I. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
1. Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo khoản
1 điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về sáp nhập công ty:
“Điều 201. Sáp nhập công ty

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập
vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Như vậy có thể thấy tính chất đặc trưng của sáp nhập doanh nghiệp là có sự
mất đi của doanh nghiệp bị sáp nhập nhưng vẫn tồn tài doanh nghiệp nhận sáp
nhập. Mọi giá trị của doanh nghiệp bị sáp nhận được chuyển giao cho doanh
nghiệp nhận sáp nhận và dẫn đến sự lớn mạnh hơn về quy mô và thị phần cho
doanh nghiệp đó. Dấu hiệu “một mất một còn” này cho thấy tính chất “thôn tính”
của doanh nghiệp nhận sáp nhập và sự yếu thế của doanh nghiệp bị sáp nhập, cho
dù giữa các doanh nghiệp này tồn tại một hợp động sáp nhập.1

2. Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo khoản 1
điều 200 Luật Doanh nghiệp 2021 quy định về hợp nhất công ty:

“Điều 200. Hợp nhất công ty

1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn
tại của các công ty bị hợp nhất.”

Hợp nhất doanh nghiệp có tính chất tập trung kinh tế, do hai hay nhiều
doanh nghiệp cùng hợp lại thành một doanh nghiệp lớn mạnh hơn về quy mô đầu
tư kinh doanh. Hợp nhất được tiến hành trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận và thống
nhất ý chí giữa các doanh nghiệp hơn nhất về các nội dung liên quan đến tên, địa
chỉ trụ sở chính của các doanh nghiệp bị hợp nhất; tên, đại chỉ trụ sở chính của
doanh nghiệp hợp nhất; thủ tục, điều kiện hợp nhất; thời hạn, thủ tục và điều kiện
chuyển đổi tài sản;… Khi thỏa thuận hợp đồng hợp nhất, các doanh nghiệp bị hợp
nhất đều chung mục tiêu là chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản để hình

1
ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1, NXB Tư pháp, 2021, tr.416
thành doanh nghiệp mới và sau đó cùng chấm dứt tồn tại. Điều này nói lên tính
bình đẳng về vị thế của chúng và không có dấu hiệu “thôn tính” lẫn nhau. 2

II. Thủ tục và hậu quả pháp lý của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

1. Thủ tục và hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, cụ thể tại khoản 2 điều 201 Luật Doanh nghiệp
2021, việc sáp nhập doanh nghiệp được tiến hành với các bước cơ bản sau:

Bước đầu tiên, cần có quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc sáp
nhập.

Các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị hợp động sáp nhập và dự thảo Điều lệ
doanh nghiệp nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ
yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp nhận sáp nhập; tên, địa chỉ
trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập;
phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển
đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp bị
sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp nhận sáp
nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Các thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các cổ đông của các doanh
nghiệp liên qua thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ doanh nghiệp nhận sáp
nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp
nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Sau thủ tục này, các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; doanh
nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách

2
ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1, NXB Tư pháp, 2021, tr.414
nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của doanh
nghiệp bị sáp nhập trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và
thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

2. Thủ tục và hậu quả pháp lý của hợp nhất doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, cụ thể tại khoản 2 điều 200 Luật Doanh nghiệp
2020, việc hợp nhất doanh nghiệp được tiến hành các thủ tục cơ bản sau:

Bước đầu, các doanh nghiệp bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự
thảo điều lệ doanh nghiệp hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung
chủ yếu sau: tên, đại chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị hợp nhất; tên, địa chỉ
trụ sở chính của doanh nghiệp hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương
án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển
đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp bị hợp nhất thành phần
vốn góp, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp
nhất

Các thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cổ đông của doanh nghiệp
bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ doanh nghiệp hợp nhất, bầu
hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, hội đồng quản
trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi tới
các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày thông qua.
Xóa đăng ký doanh nghiệp hoặc cập nhật tình trạng pháp lý của doanh
nghiệp bị hợp nhất trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất.

Sau các thủ tục trên, doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, doanh
nghiệp hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa
vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Đồng thời doanh nghiệp hợp
nhất sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các doanh
nghiệp bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp.

III. Đánh giá quy định pháp luật về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 nhấn mạnh rằng công ty hợp nhất đương nhiên kế
thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo
hợp đồng hợp nhất công ty và công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ
quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp
nhập. Khẳng định về tính kế thừa như trên có thể sẽ giúp giải quyết được xung đột
giữa pháp luật doanh nghiệp về hợp nhất, sáp nhập và quy định chung về chuyển
giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự.

Sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp đều là hình thức tập trung kinh tế, sẽ dẫn
đến sự hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh và lợi thế cạnh tranh hơn so với
các doanh nghiệp trước khi sáp nhập/hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp
sáp nhập/hợp nhất có khả năng chiếm lĩnh thị phần với tỉ lệ lớn. Các doanh nghiệp
được hình thành sau sáp nhập/hợp nhất có thể lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
của mình để triệt tiêu cạnh tranh. Nhận thấy được điều đó, pháp luật cũng đã rất
kịp thời có những quy định để kiểm soát sự sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp.
Theo đó, khoản 3 điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: “Công ty bị hợp
nhất phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất công ty”,
khoản 3 điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: “Các công ty thực hiện
việc sáp nhập phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập
công ty”.

Ngoài ra, về phạm vi tiến hành hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp theo pháp
luật hiện nay đã được mở rộng hơn nhiều so với luật cũ. Trước đây, khoản 1 điều
152 và khoản 1 điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Hai hoặc một số
công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một
công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt
tồn tại của các công ty bị hợp nhất” và “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể
sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của công ty bị sáp nhập”. Theo quy định cũ này thì chỉ có các công ty cùng
loại mới có thể tiến hành sáp nhập với nhau. Tuy nhiên từ Luật Doanh nghiệp
2014 đến nay đã bãi bỏ hạn chế này. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về sáp
nhập công ty nói chung. Như vậy, các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty
hợp danh đều có thể tham gia sáp nhập hay hợp nhất với nhau. Các công ty không
cần phải qua bước chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như trước kia. Điều này đã
tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các công ty muốn tiến hành hợp nhất hay
sáp nhập trong quá trình tiến hành thủ tục.

IV. Vụ việc sáp nhập/hợp nhất trên thực tế

Để minh họa và làm rõ hơn về sáp nhập doanh nghiệp trên thực tế, em sẽ lấy
ví dụ về vụ việc “Vinpearl sáp nhập vào Vincom”

1. Giới thiệu chung về Vinpearl và Vincom trước khi sáp nhập

Công ty cổ phần Vinpearl, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du
lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre được thành lập vào ngày 25/07/2001 với
vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng. Từ tháng 6/2010, công ty chính thức đổi tên
thành công ty Cổ Phần Vinpearl. Toàn bộ cổ phiếu của công ty được niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán VPL. Vốn điều lệ tại
thời điểm 06/2011 là 12.055 tỷ đồng. Vinpearl chủ yếu hoạt động trong các lĩnh
vực liên quan đến khách sạn, du lịch, bất động sản. Công ty có khả năng xây dựng
và quản lý chuyên nghiệp các khu resort phức hợp quy mô lớn, phát triển thành
công các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và khách sạn tại Việt Nam, có quỹ đất
rộng lớn ở các vị trí đắc địa khắp Việt Nam cùng năng lực quản lý vận hành chuyên
nghiệp.

Công ty Cổ phần Vincom (Vincom) tiền thân là Công ty Cổ phần Thương


mại Tổng hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002 tại Hà Nội
với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng. Vincom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ Bất động sản, Trung tâm thương mại và là
chủ sở hữu của các dự án quy mô trên khắp các thành phố trên cả nước. Toàn bộ
cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM với
mã chứng khoán VIC. Vốn điều lệ tại thời điểm 06/2011 là 3.911 tỷ đồng. Vincom
nổi bật với mô hình kinh doanh hiệu quả, kinh nghiệm triển khai thành công nhiều
dự án, quỹ đất rộng lớn, đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm chuyên môn cao.

2. Thương vụ sáp nhập Vinpearl vào Vincom

Nhằm phát huy và tập trung nguồn lực tạo sức mạnh cộng hưởng trong hoạt
động, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư… Ngày 15/11/2011, đại hội cổ đông
bất thường của Công ty Cổ phần Vincom đã thông qua phương án sáp nhập Công
ty Cổ phần Vinpearl và chính thức hoạt động dưới mô hình tập đoàn Vingroup.

Mục đích của sự kiện sáp nhập này nhằm tạo ra lực lượng mới trong quản trị
doanh nghiệp, tập trung trí tuệ, thống nhất phương hướng đầu tư và phương thức,
chiến lược đầu tư kinh doanh… Vincom sẽ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản, còn Vinpearl hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đây là hai lĩnh vực có
liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau nên việc sáp nhập này là rất hợp lý, chắc
chắn sẽ tạo ra sức bật mới trên thị trường. Mặt khác, trong chiến lược vươn ra đại
dương và tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thông qua
việc sáp nhập này, mong muốn hình thành một pháp nhân doanh nghiệp có tư cách
quốc tế, đủ sức mạnh để cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Về phương thức sáp nhập, Công ty Cổ phần Vincom sẽ nhận sáp nhập Công ty
Cổ phần Vinpearl. Việc sáp nhập được thực hiện theo hình thức hoán đổi cổ phần.
Theo đó, Vincom sẽ phát hành thêm cổ phần Vincom cho các cổ đông của công
ty Vinpearl để hoán đổi lấy 100% tổng số cổ phần Vinpearl đang lưu hành trên cơ
sở tỉ lệ hoán đổi VPL:VIC=1:0,77. 01 cổ phần Công ty Vinpearl hoán đổi lấy 0,77
cổ phần Công ty Vincom.

Sau khi hoàn tất hoán đổi cổ phần, Vinpearl hoàn toàn sáp nhập vào Vincom,
theo pháp luật, Vincom đã tổ chức lại Công ty Cổ phần Vinpearl thành Công ty
TNHH một thành viên do Vincom sở hữu 100%. Khi chuyển đổi thành Công ty
TNHH một thành viên như vậy, cũng đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần
Vinpearl sẽ chấm dứt tồn tại kể từ khi Công ty TNHH một thành viên chuyển đổi
được cấp đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, Công ty
TNHH một thành viên sau khi được chuyển đổi cũng sẽ phải hưởng mọi quyền và
lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao
động và nghĩa vụ tài sản khác kế thừa từ Công ty Cổ phần Vinpearl, Công ty
TNHH một thành viên mới cũng có quyền sắp xếp lại lao động nếu cần. Việc thực
hiện tổ chức lại và chuyển đổi Công ty Cổ phần Vinpearl thành Công ty TNHH
một thành viên sẽ do Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vincom thực hiện.

Sau khi sáp nhập, để phù hợp với mô hình phát triển mới, Vincom đã tiến
hành đổi tên gọi mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam Vingroup,
nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của Vingroup
đã tăng lên đến 38.676 tỷ đồng (tính đến ngày 18/8)3. Về nghĩa vụ thuế của các
ngân hàng sau khi sáp nhập, toàn bộ nghĩa vụ thuế của công ty cổ phần Vinpearl
sẽ chuyển cho Vingroup. Sau khi sáp nhập, nghĩa vụ thuế của công ty CP Vinpearl
mặc nhiên chấm dứt sự tồn tại. Thông thường sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập,
trụ sở của CP Vinpearl sẽ được đăng ký trở thành Chi nhánh, văn phòng giao dịch
của Vingroup. Đồng thời các chi nhánh, các văn giao dịch của công ty Vinpearl sẽ
thuộc về Vingroup, tuy nhiên việc duy trì, thay đổi, tồn tại chi nhánh, phòng giao
dịch nào sẽ phụ thuộc vào quyết định của bộ máy lãnh đạo mới của Công ty cổ
phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Vingroup nay đã trở thành một trong những tập
đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Ở bất cứ lĩnh vực nào khi tham gia,
Vingroup đều chứng tỏ vai trò người tiên phong và dẫn dắt sự thay đổi xu hướng
tiêu dùng với việc đem đến cho thị trường những sản phẩm-dịch vụ tiêu chuẩn
quốc tế.

Như vậy có thể thấy, việc sáp nhập Vinpearl vào Vincom không chỉ phù
hợp theo quy định pháp luật về các thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, đảm bảo tuân
thủ quy định về pháp luật cạnh tranh. Ở thời điểm năm 2011-2012, Luật Doanh
nghiệp 2005 vẫn còn đang thi hành, chỉ những công ty cùng loại mới có thể sáp
nhập/hợp nhất. Cả Vinpearl và Vincom ban đầu đều là Công ty Cổ phần nên việc
làm các thủ tục khá thuận lợi khi không phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
trước khi sáp nhập. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép các Công ty có
loại hình khác nhau cũng có thể sáp nhập/hợp nhất đã giúp mở rộng phạm vi tập
trung kinh tế hơn rất nhiều. Việc sáp nhập này đã tạo ra một doanh nghiệp mới
Vingroup với quy mô vốn và tài sản lớn hơn. Điều này đã giúp tăng năng lực cạnh

3
Vốn điều lệ Vingroup lớn thứ 5 trên sàn chứng khoán (https://vietnamfinance.vn/von-dieu-
le-vingroup-lon-thu-5-tren-san-chung-khoan-20180504224257853.htm) truy cập ngày
11/12/2021
tranh, huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường tài chính trong nước cũng
như thị trường quốc tế. Không chỉ vậy cũng giúp thu hút sự quan tâm từ các doanh
nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho cả thị trường nước ta.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều các tập đoàn kinh tế lớn mạnh,
nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp
cận với thị trường thế giới rộng lớn và có vị thế pháp lý bình đẳng trong việc xử
lý các tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, những thách thức khi mở cửa sẽ là thị
trường trong nước không còn là thị trường của riêng doanh nghiệp Việt Nam nữa
mà phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác mạnh hơn và nhiều kinh nghiệm hơn.
Cách tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh là tiến
hành hoạt động mua bán sáp nhập, hợp nhất. Các doanh nghiệp lựa chọn sáp nhập
hoặc hợp nhất như là một biện pháp hữu hiệu để nhằm năng cao sức cạnh tranh
trên thị trường. Từ đó nền kinh tế sẽ có khả năng cạnh tranh quốc tế và tính ổn
định lâu dài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp 2020
2. Luật Doanh nghiệp 2005
3. Luật Cạnh tranh 2018
4. ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 1, NXB Tư
pháp, 2021
5. Công ty Cổ phần Vinpearl, Tờ trình Thông qua Phương án sáp nhập vào
Công ty Cổ phần Vincom và các vấn đề khác có liên quan, 2011
(https://ircdn.vingroup.net/storage/uploads/Tai%20lieu%20web%20Vinpe
arl%20cu/Thong%20tin%20co%20dong/20111028_4.%20To%20trinh%2
0thong%20qua%20Phuong%20an%20sap%20nhap.pdf) truy cập ngày
11/12/2021
6. Công ty Cổ phần Vinpearl, Phụ lục 05 Báo cáo của Ban giám đốc về tình
hình kinh doanh năm 2010 và kế hoạch kinh doanh năm 2011
(https://ircdn.vingroup.net/storage/uploads/Tai%20lieu%20web%20Vinpe
arl%20cu/Thong%20tin%20co%20dong/Phu%20luc%2005_%20Bao%20
cao%20BGD.pdf) truy cập ngày 11/12/2021
7. Vốn điều lệ Vingroup lớn thứ 5 trên sàn chứng khoán
(https://vietnamfinance.vn/von-dieu-le-vingroup-lon-thu-5-tren-san-
chung-khoan-20180504224257853.htm) truy cập ngày 11/12/2021

You might also like