You are on page 1of 10

2.2.

Pháp luật về đăng kí kinh doanh

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm

2.2.1.1 Khái niệm pháp luật về đăng ký kinh doanh

Từ năm 1986, Chính phủ đã chủ trương tự do hóa thương mại và thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế tư nhân. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là khối
kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh.

Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 là những văn bản pháp lý
đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh thuộc
thành phần kinh tế tư nhân. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 và Luật
Công ty 1990 tuy còn quy định sơ sài nhưng đó là một sự kiện trọng đại, mở ra một
hành lang pháp lý và con đường phát triển của doanh nghiệp khối tư nhân.

Trong quá trình thực thi thủ tục đăng ký kinh doanh, cả doanh nghiệp và cơ quan
đăng ký kinh doanh cũng như các cơ quan nhà về kinh tế có liên quan đều phải
chịu sự tác động và điều chỉnh của pháp luật, vì vậy, có thể đưa ra khái
niệm: “Pháp luật về đăng ký kinh doanh là tổng thể các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để nhằm điều chỉnh những vấn đề về điều
kiện, nội dung và trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
tại cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như trong quá trình thực hiện hoạt động kinh
doanh”.

khái niệm pháp luật về đăng ký kinh doanh không chỉ giới hạn 61 trong Luật
Doanh nghiệp, mà sẽ còn bao hàm cả những quy phạm pháp luật của Hiến pháp,
Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, văn bản dưới luật… là khái niệm có
nội hàm rộng.
Ví dụ: Chủ thể kinh doanh có nhu cầu thành lập một ngân hàng thương mại cổ
phần. Việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần không chỉ chịu sự điều chỉnh
của Luật doanh nghiệp 2014 mà còn chịu sự điều chỉnh của các tổ chức tín dụng
2010.

2.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về đăng ký kinh doanh

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục bắt buộc để xác lập sự tồn tại của
doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. Đồng thời đăng ký
thành lập doanh nghiệp cũng là căn cứ pháp lý rõ ràng để Nhà nước có thể bảo hộ
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra. Từ những
yếu tố trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của Đăng ký thành lập doanh
nghiệp là:

Thứ nhất, Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những dịch vụ hành chính
công do cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện. Hành vi đăng ký doanh
nghiệp là hành vi làm phát sinh quan hệ pháp lý giữa hai bên một là chủ thể kinh
doanh và một là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong phạm vi thẩm quyền của
mình, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu với các điều kiện
do pháp luật quy định để cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho chủ thể kinh doanh.

Thứ hai, Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 [14, điều 29]: Đăng
ký doanh nghiệp cũng là thủ tục đầu tiên để tiến hành hoạt động kinh doanh dưới
hình thức doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một văn bản
mang tính pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể kinh doanh
theo trình tự thủ tục luật định, để ghi nhận sự tồn tại về mặt pháp lý của chủ thể đó
cũng như hoạt động kinh doanh của họ. Đăng ký kinh doanh là hoạt động đầu tiên
để khẳng định sự ra đời của mình trên thương trường kinh doanh thương mại.

Thứ ba, Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đăng ký gia nhập thị trường đều phải
thực hiện theo một khung pháp lý chung gồm các thủ tục hành chính sau: 1)
ĐKKD, 2) Đăng ký mã số thuế (nay đã gộp vào một) và 3) Đăng ký giấy phép
khắc dấu (nay là công bố mẫu con dấu). Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện
hành đã có sự điều chỉnh và sẽ đề cập cụ thể ở phần sau.

Thứ tư, Để thành lập doanh nghiệp thì hiện nay nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục
đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định
đặt trụ sở chính. Hiện tại, doanh nghiệp có quyền lựa chọn một trong hai loại hình
đăng ký doanh nghiệp là: đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hoặc đăng ký
doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, riêng khu vực
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là bắt buộc đăng ký qua mạng điện tử.

2.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về đăng ký kinh doanh

2.2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là quyền dân sự – kinh tế quan trọng của mỗi con người,
chúng bắt nguồn từ quyền cơ bản của con người và được coi là nền tảng cho sự
phát triển của xã hội. Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận quyền này tại Điều 57 của
Hiến pháp năm 1992 “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
pháp luật”. LDN năm 1999 và LDN năm 2005 đã cụ thể hoá quyền tự do kinh
doanh trong nội dung của Luật. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có
quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm (khoản 1 Điều 7
của LDN năm 2005); có quyền tự chủ và phải tự trách nhiệm trong hoạt động kinh
doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư
– kinh doanh phù hợp và được Nhà nước bảo hộ (Điều 8 của LDN năm 2005). Nhà
nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ
biến chế độ đăng ký thay cho cấp phép, xoá bỏ những quy định xin cho, phê duyệt,
chấp thuận bất hợp lý gây phiền hà cho doanh nghiệp.

2.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh

Quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh có cơ sở từ đặc điểm phổ quát của
pháp luật đó là pháp luật có giá trị áp dụng như nhau đối với mọi đối tượng chịu sự
điều chỉnh mà không có sự phân biệt. Mọi chủ thể kinh doanh hoạt động trong
cùng một môi trường pháp lý sẽ có các quyền và nghĩa vụ như nhau mà không có
sự phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ, DNNN hay doanh nghiệp dân doanh. 23
Thể chế hoá sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đã được
khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Hội nghị của ban chấp hành
Trung ương đảng; nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi
các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. LDN năm 2005 đã thể chế hoá mạnh mẽ các nội
dung trong các văn kiện nêu trên. Khoản 1 Điều 5 của LDN năm 2005 quy định
“Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh
nghiệp được quy định trong luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật
của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh
tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh”.

2.2.2.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch

Trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên
nguyên tắc công khai, minh bạch là những yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ,
công chức và các cơ quan nhà nước. Pháp luật về ĐKKD là một lĩnh vực pháp luật
vừa liên quan đến doanh nghiệp vừa liên quan đến thủ tục hành chính. Do vậy, việc
áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch đối với các doanh nghiệp và cơ quan nhà
nước cũng đang là những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật
về ĐKKD. Nguyên tắc công khai minh bạch yêu cầu các doanh nghiệp trung thực
trong việc ĐKKD, công khai hoá và minh bạch hoá các hoạt động liên quan đến
ĐKKD đặc biệt là khi thay đổi các nội dung đã ĐKKD. Đối với các công chức, cơ
quan nhà nước nguyên tắc này yêu cầu phải công khai tất cả những luật và quy
định liên quan tới 24 ĐKKD, công khai hoá các thủ tục và điều kiện phải thực hiện
khi ĐKKD. Các quy định và thủ tục về ĐKKD phải được người dân tiếp cận một
cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các quy định, thủ tục và chính sách có ảnh hưởng và
tác động đến các doanh nghiệp cần phải tham vấn các doanh nghiệp một cách công
khai trước khi được ban hành và có hiệu lực và chỉ những quy định và thủ tục được
tham vấn như vậy mới có hiệu lực. Doanh nghiệp và người dân có quyền giám sát,
đánh giá hoạt động của công chức cũng như của các cơ quan nhà nước và có quyền
thông tin lại cho các cơ quan có thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm pháp
luật. Ngoài ra, cần phải có cơ chế tài phán hiệu quả để xử lý những hành vi lạm
quyền của các cán bộ, công chức.

2.2.2.4. Nguyên tắc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Để tạo cho doanh nghiệp môi trường tự do kinh doanh thì việc can thiệp của công
quyền vào doanh nghiệp càng ngày càng phải được giảm bớt. Bên cạnh việc giảm
bớt những rào cản khắt khe khi gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, phải đồng
thời tăng cường trách nhiệm hậu kiểm của các chủ thể liên quan. Bên cạnh trách
nhiệm hậu kiểm của các cơ quan ĐKKD nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước
nói chung, trách nhiệm hậu kiểm còn thuộc về xã hội, đối thủ cạnh tranh, người
tiêu dùng, hiệp hội người tiên dùng, các hiệp hội ngành nghề và các chủ nợ. Ngoài
ra, chức năng kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cũng đóng góp tích cực vào cơ
chế hậu kiểm. Việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là nhu cầu tất yếu của nền
kinh tế thị trường vì cơ chế tiền kiểm vừa hạn chế quyền tự do kinh doanh, vừa
mang lại môi trường tiêu cực khi thực hiện. Cơ chế hậu kiểm coi việc khuyến
khích, trợ giúp là một trong những chức năng chính của từng công chức và cơ quan
nhà nước. Quy chế này coi nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cơ
quan hành chính Nhà nước. Trách nhiệm giám sát doanh nghiệp không chỉ 25 là
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội,
do đó cần có cơ chế và biện pháp khuyến khích các cơ chế hậu kiểm ngoài nhà
nước hoạt động có hiệu quả. Điều này muốn thực hiện được phải thay đổi cơ bản
phong cách làm việc của từng công chức và từng cơ quan nhà nước cũng như
những quy định và chính sách đối với doanh nghiệp.

2.2.2.5. Nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường

Nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường là một nguyên tắc quan trọng của
pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về ĐKKD. Nguyên tắc này yêu cầu các
quy định của pháp luật về ĐKKD nói riêng cũng như các quy định pháp luật về gia
nhập thị trường của doanh nghiệp nói chung phải giảm đến mức thấp nhất chi phí
cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp ra nhập thị trường. Điều này sẽ rất có ý nghĩa
đối với các doanh nghiệp mới lần đầu bước vào thị trường kinh doanh, đang còn
nhiều khó khăn. Thực hiện tốt được nguyên tắc này sẽ bảo đảm cho việc thành lập
doanh nghiệp nhanh chóng với chi phí thấp, tạo thuận lợi hơn cho gia nhập thị
trường. Tuy vậy, nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường chỉ có thể được thực
hiện có hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ trên tất cả các quy định về gia nhập
thị trường. Giảm chi phí nếu chỉ được thực hiện trong các quy định về ĐKKD thì
sẽ chỉ có ý nghĩa giảm chi phí ở khâu ĐKKD mà không có nhiều ý nghĩa đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giảm chi phí gia nhập thị trường, chi phí
ĐKKD cần phải được cân nhắc trong mối tương quan với các điều kiện về ĐKKD
và yêu cầu về vốn tối thiểu khi ĐKKD. Mặc dù yêu cầu về vốn tối thiểu và các yêu
cầu về điều kiện ĐKKD không ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí ĐKKD nhưng
chúng lại có những ảnh hưởng gián tiếp qua việc bảo đảm an toàn pháp lý cho thị
trường khi ĐKKD. Do đó việc giảm chi phí gia nhập 26 thị trường phải đảm bảo
được các doanh nghiệp mới thành lập sẽ vẫn an toàn cho thị trường và cho những
chủ nợ.

2.2.3.1. Quy định về chủ thể đăng ký kinh doanh

Nhằm đáp ứng quyền tự do kinh doanh, pháp luật về đăng ký kinh doanh thường
quy định một phạm vi rất rộng các chủ thể có quyền đăng ký kinh doanh bao gồm:
các cá nhân và tổ chức, tuy nhiên các chủ thể này cũng phải thỏa mãn các điều kiện
theo quy định của pháp luật.
*Chủ thể kinh doanh là cá nhân:
Quyền tự do kinh doanh được coi là một trong những quyền cơ bản của con người,
tuy nhiên không có nghĩa là bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền
tham gia góp vốn, thành lập doanh nghiệp. Một chủ thể không có năng lực hành vi
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì sẽ bị pháp luật cấm kinh doanh. Ngoài ra, một
số chủ thể khác mặc dù có đầy đủ năng lực hành vi nhưng do đặc thù về nghề
nghiệp hoặc chức vụ mà họ đảm nhiệm mà họ kinh doanh sẽ có thể làm phát sinh
hành vi tiêu cực hoặc những sự cạnh tranh không công bằng, thiếu bình đẳng đe
dọa lợi ích của các chủ thể khác thì họ cũng bị pháp luật cấm kinh doanh.
*Chủ thể kinh doanh là tổ chức:
Một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Phải được thành lập hợp pháp theo đúng trình tự, thủ tục luật định; phải có tài sản
riêng để thực hiện các hoạt động kinh doanh độc lập và phải có thẩm quyền kinh
doanh được pháp luật ghi nhận.
2.2.3.2. quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh:
Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về đăng ký kinh doanh là các
quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh. Các quy định này là hết
sức cần thiết, tạo điều kiện cho chủ thể kinh doanh có nhu cầu khởi sự thành lập
doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được quy trình, thủ tục cần làm và dễ dàng áp dụng
đúng ngay từ những khâu đầu tiên đồng thời thông qua các quy định về đăng ký
kinh doanh còn giúp nhà nước thống nhất được việc quản lý hoạt động kinh doanh
đối với các doanh nghiệp. Các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh
doanh gồm những quy định về cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký kinh
doanh, thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh, lệ phí đăng ký kinh doanh, trình tự,
cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết…
2.2.3.3. quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký
doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh
nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Khi doanh
nghiệp đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của pháp luật sẽ được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là tài liệu rất quan trọng nhằm xác định năng lực
pháp lý của doanh nghiệp, là cơ sở tiền đề để các chủ thể kinh doanh gia nhập thị
trường, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp và được Nhà
nước bảo hộ. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng
nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.
2.2.3.4. quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh:
Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là nghĩa vụ cơ bản, bắt buộc đối
với tất cả các doanh nghiệp, được pháp luật quy định cụ thể. Tất cả các doanh
nghiệp muốn hoạt động đều phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ
quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh chính là đầu mối thực hiện
việc tổ chức, quản lý đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định đăng ký doanh nghiệp
tại cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
đúng thủ tục luật định, tạo ra một trật tự trong kinh doanh, đồng thời đảm bảo sự
bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp,
của Nhà nước và cộng đồng. Các quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh bao
gồm quy định về mô hình cơ quan đăng ký kinh doanh và nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.2.3.5. các quy định liên quan đến chế độ trách nhiệm:
Đăng ký kinh doanh được coi là một biện pháp quản lý Nhà nước về kinh tế.
Thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh, Nhà nước có được các thông tin cần
thiết về một doanh nghiệp, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện
đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngay từ khâu gia nhập thị trường.
Với vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, các quy định liên quan đến chế độ trách
nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về đăng ký kinh doanh,
nhằm đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình đăng ký
kinh doanh cũng như trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, góp phần đảm
bảo trật tự xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Tài liệu tham khảo:

- (2024) Khóa Luận: Pháp Luật về đăng KÝ Thành Lập Doanh Nghiệp ở VN. Available at:
https://vietthuethacsi.com/khoa-luan-phap-luat-ve-dang-ky-thanh-lap-doanh-nghiep-o-
vn/
#112_Dac_diem_cua_dang_ky_thanh_lap_doanh_nghiep_Khoa_luan_Phap_luat_ve_dan
g_ky_thanh_lap_doanh_nghiep_o_VN (Accessed: 22 March 2024).
- Pháp luật về ĐKKD (no date) Default Website Page. Available at:
https://luanvanluat.com/de-tai-luan-van-thac-si-ve-luat-doanh-nghiep/ (Accessed: 23
March 2024).
- Thuvienphapluat.vn (2024) Luật Doanh Nghiệp 2020 SỐ 59/2020/QH14 Mới Nhất, THƯ
VIỆN PHÁP LUẬT. Available at:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-
QH14-427301.aspx (Accessed: 23 March 2024).

- Thuvienphapluat.vn (2023) Luật Doanh Nghiệp 2005 SỐ 60/2005/QH11, THƯ VIỆN


PHÁP LUẬT. Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-
Doanh-nghiep-2005-60-2005-QH11-7019.aspx (Accessed: 23 March 2024).

You might also like