You are on page 1of 46

NT KIM THOA

TÀI LIỆU, VBQPPL THAM KHẢO CHỦ YẾU


• Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật thương
mại Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, Hà nội, 2019
• Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Chủ thể kinh
doanh, Nxb. Hồng Đức, 2018
• Bộ luật Dân sự năm 2015
• Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm
2017, 2019
• Luật Doanh nghiệp năm 2020
• Luật Đầu tư năm 2020
• Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về Đăng
ký doanh nghiệp
• Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật
Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
• ….
NỘI DUNG

1. Khái niệm và đặc điểm của thương nhân

2. Phân loại thương nhân

3. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại


Việt Nam
1. Khái niệm, đặc điểm của thương nhân

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành


lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thương xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

(Khoản 1 Điều 6 LTM năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm


2017, 2019)
Đặc điểm của thương nhân

Hoạt động thương mại một cách độc lập;

Hoạt động thương mại một cách thường xuyên;

Có đăng ký kinh doanh.


Phân loại thương nhân
Tiêu chí 1

Căn cứ vào hình thức tổ


chức

DN các loại
Hợp tác xã,
(DNTN và các Hộ kinh doanh
Liên hiệp HTX
công ty)
Tiêu chí 2

Căn cứ vào tư cách


pháp lý

TN có tư cách TN không có
pháp nhân tư cách pháp nhân
Tiêu chí 3

Căn cứ vào chế độ


trách nhiệm tài sản

TN có chế độ trách TN có chế độ trách


nhiệm TS hữu hạn nhiệm TS vô hạn
Vấn đề đăng ký kinh doanh của thương nhân

Thay đổi nội dung ĐKKD trong quá trình hoạt động
của thương nhân

 TN phải đăng ký hoặc thông báo thay đổi nội dung


ĐKKD nếu có thay đổi.

 Lưu ý: quy định tại Điều 7 LTM năm 2005, sđ, bs


năm 2017,2019 đề cập đến nghĩa vụ đăng ký thay
đổi nội dung ĐKKD trong quá trình hoạt động của
thương nhân, chứ không có nghĩa là công nhận
“thương nhân thực tế”.
Các chủ thể hoạt động TM không phải ĐKKD
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP

• Buôn bán rong (buôn bán dạo), buôn bán vặt, buôn
chuyến;
• Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa
khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, chụp
ảnh và các dịch vụ khác;
• Các HĐTM tương tự khác.
Thương nhân nước ngoài hoạt động
thương mại tại Việt Nam

 Khái niệm
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành
lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận
(Khoản 1 Điều 16 LTM năm 2005, sđ, bs năm 2017,
2019)
 Các hoạt thương mại điển hình của thương nhân
nước ngoài tại VN
 Mở VPĐD, CN
 Đầu tư thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài
 Thực hiện HĐ hợp tác kinh doanh
 Thực hiện quyền XNK hàng hóa.v.v.
NỘI DUNG

1. Đăng ký doanh nghiệp

2. Đăng ký hộ kinh doanh

3. Đăng ký hợp tác xã


1. Đăng ký doanh nghiệp

Quyền thành lập, quản lý, góp vốn


1

Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp


2

Lĩnh vực và ngành, nghề kinh doanh


3

Thủ tục thành lập và đăng ký doanh nghiệp


4
Quyền thành lập, quản lý, góp vốn

Mọi tổ chức, cá nhân


Khoản 1, Đ17 LDN
Ai? được Không
quyền thành được
K2, Đ17
lập và quản
lý DN

Người quản lý DN K24 Đ4LDN2020


Xem thêm: Đ4, Đ20
Luật CB, CC 2008; K1
Đ1 Luật CB, CC và Tất cả mọi cá nhân, tổ chức không phân biệt
Luật VC sđ 2019; K2
Đ20 Luật phòng, chống quốc tịch, nơi cư trú đều được, trừ….
tham nhũng 2018
Quyền thành lập, quản lý, góp vốn

Mọi tổ chức, cá nhân


Khoản 3, Đ17

Ai? được Không


quyền góp được
K3 Đ17
vốn vào DN?

Tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều được, trừ….


Tài sản góp vốn và những vấn đề liên quan

Tài sản góp vốn vào DN (Đ.34 LDN)


1

Định giá tài sản góp vốn vào DN (Đ.36 LDN)


2

Chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn (Đ.35 LDN)
3
Lĩnh vực và ngành, nghề kinh doanh
Người đầu tư có quyền tự do kinh doanh tất cả
những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên,
đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật
có liên quan quy định điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều
kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường
có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh
(Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 8 LDN năm 2020)
Ngành nghề cấm kinh doanh

Ngành nghề cấm kinh doanh là những ngành,


nghề hoạt động gây phương hại đến quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng.
Ví dụ: kinh doanh các chất ma túy; mua, bán người, mô,
bộ phận cơ thể người, kinh doanh dịch vụ đòi nợ …. Danh
mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh do luật định
(Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020)
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện những
ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Ví dụ: hành nghề luật sư, kinh doanh dịch vụ kiểm toán,
hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại…
Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
do luật định (Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020).
ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH

CHỨNG NHẬN
CHỨNG CHỈ
VỐN BẢO HIỂM TN GIẤP PHÉP
CHUYÊN MÔN
NGHỀ NGHIỆP
Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh


(Đ.14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/1/2021)

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư


nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Quy trình thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ ĐKKD DN: xem các Điều từ 19 đến Điều 22
LDN năm 2020; Điều 9, Điều 10, Điều 11, từ Điều 21
đến Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Người thành lập DN hoặc người đại diện theo uỷ quyền
nộp hồ sơ đăng ký DN tại cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp tỉnh nơi DN đặt trụ sở chính. Hồ sơ ĐKKD DN cũng
có thể nộp qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Điều lệ công ty (đối với công ty phải có điều lệ)
Danh sách thành viên (tuỳ từng loại hình DN)
Bản sao các giấy tờ pháp lý:
 Giấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ
sau đây: thẻ Căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu,
giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác, giấy tờ có giá trị
thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
 Giấy tờ pháp lý của tổ chức là một trong các loại giấy tờ sau
đây: Quyết định thành lập, GCNĐKDN, tài liệu tương
đương khác; văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy
tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền
của thành viên là tổ chức.
 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp
Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, trao Giấy
biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng
Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin
trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp. (Điều 26 LDN năm 2020, xem
thêm Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký
doanh nghiệp)
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ,


cơ quan ĐKKD sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ĐKDN
và cấp đăng ký doanh nghiệp cho người đầu tư khi có đủ
các điều kiện được quy định tại Điều 27 LDN năm 2020
(Khoản 5 Điều 26 LDN năm 2020, Điều 33 Nghị định
01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp)
Ngành nghề KD mà PL Tên DN đặt đúng quy định
không cấm

DOANH
NGHIỆP SẼ
ĐƯỢC CẤP
GCNĐKDN
(Điều 27 LDN)

HỒ SƠ HỢP LỆ NỘP ĐỦ LỆ PHÍ


Bước 5: Cung cấp thông tin và công bố nội dung
đăng ký kinh doanh
• Cung cấp thông tin đăng ký DN:
1. Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ
https://dangkykinhdoanh.gov.vn, bao gồm: tên doanh nghiệp;
mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh
doanh; họ và tên người đại diện theo pháp luật; tình trạng pháp
lý của doanh nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký
doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh
nghiệp gửi đề nghị cung cấp thông tin đến cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về
đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
để được cung cấp thông tin. (phải nộp lệ phí theo qđ của PL
(Đ.33 LDN năm 2020, Đ.36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Bước 5: Cung cấp thông tin và công bố nội dung
đăng ký kinh doanh
 Công bố nội dung đăng ký DN: DN sau khi được cấp
GCNĐKDN phải thông báo công khai các thông tin luật
định trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai và phải nộp phí
theo quy định của pháp luật (Điều 32 LDN năm 2020;
xem thêm Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng
ký doanh nghiệp)
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

 Cơ sở pháp lý
• Điều 30, 31 LDN năm 2020
• Chương VI Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký
doanh nghiệp
 Lưu ý:
Phân biệt trường hợp Đăng ký thay đổi (Đ.30 LDN) và
Thông báo thay đổi (Đ.31 LDN)
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

 Điều 7, 8, 9 LDN năm 2020


2. Đăng ký hộ kinh doanh

Quyền thành lập và đăng ký của HKD

 Có 02 đối tượng có quyền thành lập và đăng ký


kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh:
Cá nhân
Hộ gia đình
 Cá nhân muốn thành lập HKD phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
Là công dân VN
Đủ 18 tuổi
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy
đủ.
Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm
giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định và các trường hợp khác theo quy định của pháp
luật có liên quan.
Đối với Hộ gia đình
• Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP,
trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ
kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm
đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh
doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy
quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh
doanh.
• Lưu ý: Trong trường hợp các thành viên đăng ký hộ
gia đình đăng ký kinh doanh thì phải có bản sao biên
bản họp thành viên hộ gia đình.
Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở


kinh doanh. Cụ thể là phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện. (Đ.14.1.b Nghị định số
01/2021/NĐ-CP)
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh (Đ87.2 NĐ 01/2021/NĐ-CP)
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh,
thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường
hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc
thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên
hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình
cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường
hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

 Bước 1: Nộp hồ sơ ĐKKD


Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đăng ký hộ
kinh doanh. Người nộp hồ sơ sẽ được trao biên nhận về
việc nộp hồ sơ.
Bước 2: Xem xét cấp giấy CNĐKHKD

• Điều kiện cấp giấy CNĐKHKD


– Ngành nghề KD theo quy định (Đ.89);

– Đặt tên HKD theo luật định (Đ.88);

– Nộp đủ lệ phí.

• Thời hạn cấp: 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ


sơ hợp lệ.
Thời điểm kinh doanh
Từ ngày được cấp giấy CNĐKHKD;

Đối với ngành nghề KD có điều kiện: được quyền


kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể
từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong
suốt quá trình hoạt động.
3. Thành lập, đăng ký hợp tác xã

Cơ quan cấp GCNĐK HTX, LHHTX

 Cơ quan đăng ký nơi HTX, LHHTX thành lập


đặt trụ sở chính
 LHHTX, quỹ tín dụng ND đăng ký tại phòng đăng ký
kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư
 HTX đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc
UBND cấp huyện
3 Thành lập, đăng ký hợp tác xã
Thủ tục thành lập HTX
Bước 1: Khởi xướng việc thành lập HTX,
LHHTX
 Các sáng lập viên là người tham gia ngay từ đầu, chuẩn
bị các công việc cần thiết cho sự đời của HTX, LHHTX

 Các sáng lập viên tiến hành các công việc sau: Vận
động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã; xây dựng
phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực
hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác
xã.
2. Thành lập, đăng ký hợp tác xã

Bước 2: Tổ chức Hội nghị thành lập HTX (Đ.20)


 Thành phần tham gia Hội nghị HTX sẽ bao gồm tất cả các
sáng lập viên và tất cả những tổ chức, cá nhân có nguyện
vọng gia nhập HTX.
 Nội dung: thảo luận với nhau về những nội dung quan
trọng, cốt lõi để tiến đến việc thành lập HTX (thảo luận
và đi đến việc thống nhất phương án sx, kd của HTX; bầu
các thành viên HĐQT, bầu CTHĐQT; bầu/thuê GĐ
(TGĐ), bầu BKS và trưởng BKS, KSV, những nội dung
khác (đặt tên...)
 Thông qua NQ về những nội dung đã thảo luận và thống
nhất.
Bước 3: Đăng ký kinh doanh HTX

 Hồ sơ đăng ký HTX
Khoản 2 Điều 23 Luật HTX 2012
Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết
một số Điều của Luật HTX
a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Điều lệ;
c) Phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội
đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm
soát viên;
đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.
Điều kiện cấp GCNĐK HTX
Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà PL không cấm;

Hồ sơ đăng ký theo luật định;

Tên được đặt theo luật định;

Có trụ sở chính theo luật định.

Thời hạn cấp GCNĐK HTX


05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

You might also like