You are on page 1of 41

CHƯƠNG 1

1. Luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp quy định khác nhau về thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì phải
áp dụng quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo Điều 3 LDN 2020 có quy định rằng nếu trường hợp luật khác
có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động
có liên quan của doanh nghiệp thì phải áp dụng quy định về luật đó.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua mô hình doanh nghiệp đều phải thực hiện
thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 NĐ 78/2015 thì người thành lập doanh nghiệp
hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này
và các VBQPPL có liên quan chứ không phải riêng LDN

3. Các chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 3 Điều 190 LDN 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là
người đại diện theo pháp luật mà chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, cho nên doanh
nghiệp tư nhân chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật chứ không thể có nhiều người.

4. Các tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 LDN 2020 thì chỉ có các tổ chức không nằm
trong khoản 2 Điều 17 nêu trên mới có quyền thành lập doanh nghiệp, nếu như tổ chức có
tư cách pháp nhân mà nằm trong trường hợp được quy định tại khoản 2 thì sẽ không có
quyền thành lập doanh nghiệp.

5. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vốn cho doanh nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 LDN 2020 thì chủ DNTN tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp mà không cần
phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.

6. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 LDN 2020 thì đối với tài sản góp vốn không
phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì không cần phải định giá.
7. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 177 LDN 2020 thì công ty hợp danh là công ty có tư
cách pháp nhân. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 177 LDN 2020 thì thành viên hợp
danh là chủ sở hữu của công ty. Mà theo điểm b khoản 1 Điều 177 LDS 2020 thì thành
viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty, tức là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp mình.

8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm góp vốn vào
doanh nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 LDN 2020 thì chỉ có những trường hợp
thuộc tại khoản 3 Điều này mới bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp. Nếu như đối tượng bị
cấm thành lập doanh nghiệp mà không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn theo khoản 3
Điều 17 LDN 2020 thì vẫn được góp vốn vào doanh nghiệp

9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như
tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 LDN 2020 thì tên trùng là trường hợp tên
của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên doanh nghiệp đã
đăng ký chứ không phải là đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang
một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 LDN 2020 thì tên doanh nghiệp bằng tiếng
nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ
chữ La-tinh chứ không phải là bất kỳ tiếng nước ngoài tương ứng nào.

11. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt động kinh
doanh sinh lợi trực tiếp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 LDN 2020 thì văn phòng đại diện chỉ có
nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích cả doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp và
không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chức năng thực hiện
hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.

12. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 LDN 2020 thì các doanh nghiệp tự do kinh
doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Mặt khác, tại Điều 28 LDN 2020 đã không còn
quy định ghi rõ ngành nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó,
doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh cách ngành, nghề luật không cấm mặc dù chưa
đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

13. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực
và chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 LDN 2020 thì cơ quan đăng ký kinh doanh
chỉ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà thôi.

14. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 15 Điều 4 LDN 2020 thì giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng
ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho DN. Còn theo khoản 6 Điều 3
Luật Đầu tư 2014 thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản hoặc bản điện tử ghi
nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

15. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp mới.

Nhận định sai. Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 30 LDN 2020 thì cơ quan đăng ký kinh
doanh nếu có lý do rõ ràng thì có quyền từ chối cấp Giấy giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp mới cho người đề nghị đăng ký thay đổi, chứ không phải mọi trường hợp thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp đều được cấp GCNDDKDN mới.

16. Doanh nghiệp không có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.

Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 8 Điều 7 NĐ 78/2015 thì DN được quyền kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt
động.

17. Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng ký kinh doanh
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 LDN 2020 có quy định rằng phải đáp ứng đủ
điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,
như vậy lúc đăng kí kinh doanh có thể vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện nhưng khi bước
vào quá trình hoạt động kinh doanh phải bổ sung đầy đủ và duy trì những điều kiện đó.

19. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần
của nhau.

Nhận định đúng. Vì theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP về
khái niệm sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp, cụ thể như sau: “Sở hữu chéo là việc đồng
thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.” Cho nên nhận định
trên là đúng.

TÌNH HUỐNG 1:

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM,
ngành nghề kinh doanh là vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Sau một thời gian ông An
có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, cho nên ông có những dự định sau:

- DNTN An Bình sẽ thành lập chi nhánh tại Hà Nội để kinh doanh ngành tổ chức,
giới thiệu và xúc tiến thương mại.

Ý định này của ông An là không phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản
1 Điều 44 LDN 2020 thì chi nhánh của doanh nghiệp phải kinh doanh đúng ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó DNTN An Bình đang kinh doanh ngành nghề
vận tải hàng hóa đường bộ, do đó chi nhanh của DN này không được kinh doanh ngành
tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.

- Ông An thành lập thêm một DNTN khác để thực hiện kinh doanh ngành nghề là
buôn bán sắt thép.

Ý định này của ông An là không phù họp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản
3 Điều 188 LDN 2020 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN, do đó ông
An không thể thành lập thêm một DNTN khác được.

- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên kinh
doanh dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

Ý định này của ông An là không phù họp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản
4 Điều 188 LDN 2020 thì DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong CTHD, công ty TNHH hoặc CTCP. Do đó, DNTN An Bình
không thể đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1 thành viên.
- Ông An góp vốn cùng ông Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn (quốc tịch
Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh ngành tổ chức, giới
thiệu và xúc tiến thương mại.

Ý định này của ông An là không phù họp với quy định của pháp luật. Căn cứ thoe khoản
3 Điều 188 LDN 2020 thì chủ DNTN không được đồng thời là chủ HKD, do đó ông An
không thể thành lập HKD được. Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Nghị định
78/2015 thì người thành lập HKD phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do đó ông An cũng không thể góp vốn cùng
ông Jerry mang quốc tịch Hoa Kỳ và bà Anna Nguyễn mang quốc tịch Việt Nam và
Canada để thành lập HKD.

TÌNH HUỐNG 2:

Vincom kiện Vincon “nhái” thương hiệu

Cho rằng Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon “nhái” thương hiệu
của mình, ngày 23/11 Công ty cổ phần vincom đã chính thức gửi đơn kiện lên Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời gửi đơn yêu cần xử lý vi phạm tới Thanh tra
Bộ Khoa học và Công nghệ.

Vincom cho rằng khác nhau duy nhất của hai thương hiệu là ở một chữ N và M tại
cuối từ, nhưng bản chất hai chữ này đều là phụ âm đọc tương tự nhau và nhìn cũng
na ná giống nhau. Sự khác biệt này không đủ để phân biệt rõ ràng giữa hai tên của
doanh nghiệp, gây nhầm lẫn cho công ty.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vincom, cho rằng
hành vi trên của Vincon là cố tình nhầm lẫn để hưởng lợi trên uy tín và danh tiếng
của Vincom, vốn đã được khẳng định trên thị trường. Ông Hiệp dẫn chứng, năm
2009, Vincom đã có lời cảnh báo tới Vincon về việc họ công bố dự án khu du lịch sinh
thái Chân Mây – Lăng Cô, khi dư luận có sự nhầm lẫn hai thương hiệu. Gần đây,
nhất là sự việc bắt quả tang cán bộ Vincon đánh bạc trong phòng họp, khiến dư luận
hiều lầm thành cán bộ Vincom. Theo ông Hiệp, dù đã gửi thư tới Ban lãnh đạo theo
yêu cần đổi tên để tránh nhầm lẫn, tuy nhiên phía Vincon không có câu trả lời hợp lý
nên chúng tôi đã quyết định khởi hiện ra Tòa để giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Anh (chị) hãy cho biết, theo Luật Doanh nghiệp thì lập luận của Công ty cổ phần
Vincom đúng hay sai?

Lập luận của CTCP Vincom là đúng. Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 41 LDN 2020 thì
tên riêng của DN đề
TÌNH HUỐNG 3:

Tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn

Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình
Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được cấp chứng nhận đăng ký
kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký:

- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).

- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng
chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy
ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là
1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn điều lệ).

- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ
khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự
kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng
(30% vốn điều lệ).

- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam kết góp 500
triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp 1 tỷ còn lại.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 LDN 2020 có quy định về tài sản góp vốn bao gồm Đồng
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng
Việt Nam.

- Dương cam kết góp 800tr đồng bằng tiền mặt là hoàn toàn phù hợp với quy định của
khoản 1 Điều 34 LDN 2020

- Đối với hành vi góp vốn của Thành thì Thánh góp bằng giấy nhận nợ của Công ty
Thành Mỹ thì giấy nhận nợ là một văn bản ghi nhận một quyền tài sản, hay nói cách khác
giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản. Đối với loại tài sản như giấy nhận nợ thì theo
khoản 1 Điều 36 LDN 2020 thì phải được các thành viên sáng lập hoặc tổ chức thẩm định
giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam, do đó hành vi góp vốn của Thành
bằng giấy nhận nợ là hợp pháp. Tuy nhiên nếu sau này xảy ra vấn đề như là không đòi
được nợ để góp đủ số vốn đăng ký thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm.

- Đối với hành vi góp vốn của Trung là góp bằng ngôi nhà của mình vẫn phù hợp với quy
định của Điều 34 vì nó cũng là tài sản và tài sản này phải được định giá theo khoản 1
Điều 36. Tuy nhiên việc định giá ngôi nhà là 1,5 tỷ đồng là chưa hợp lý, mặc dù giá trị
thực tế chỉ có 700tr. Nếu trường hợp nhà anh Trung không ra mặt đường như dự kiến
hoặc ra mặt đường nhưng giá trị ngôi nhag không được 1,5 tỷ đồng thì các thành viên sẽ
vi phạm khoản 5 Điều 16 LDN 2020 là cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

- Đối với hành vi góp vốn của Hải, Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt nhưng chỉ
góp 500 tr đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp tiếp 1 tỷ đồng còn
lại, việc này là không hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 LDN
2020 về góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, theo đó thành viên phải
góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Như vậy Hải phải góp đủ 1,5 tỷ đồng như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chứ không phải là khi nào công
ty cần thì Hải mới góp.

CHƯƠNG 2
1. HKD không được sử dụng quá 10 lao động.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 3 Điều 66 NĐ 78/2015 thì HKD sử dụng từ 10 lao
động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, tức là HKD không được sử dụng quá 9
lao động.

2.Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 NĐ 78/2015 thì cá nhân là công dân VN, đủ
18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì mới có quyền thành
lập HKD, còn cá nhân đủ 18 tuổi trở lên là chưa đủ điều kiện.

3.DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.

Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 4 Điều 188 LDN 2020 có quy định rằng DNTN
không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần

4.Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở
hữu khác.

Nhận định sai. Theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020 thì chỉ quy định chủ DNTN không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Như
vậy chủ DNTN vẫn có thể là chủ sở hữu của công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

5.Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP.
Nhận định đúng. Theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020 thì chỉ quy định chủ DNTN không
được đồng thời là chủ HKD, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Do đó chủ
DNTN vẫn có quyền góp vốn thành lập CTCP và trở thành cổ đông sáng lập.

6.Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 NĐ 78/2015 thì HKD do một cá nhân hoặc
do một nhóm người các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

7.Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 3 Điều 190 LDN 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân
là người đại diện theo pháp luật.

8.Trong thời gian cho thuê doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại
diện pháp luật của doanh nghiệp.

Nhận định đúng. Căn cứ theo Điều 191 LDN 2020 thì trong thời hạn cho thuê, chủ
DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách chủ sở hữu DNTN, tức là
vẫn là người đại diện theo pháp luật của DNTN.

9.Việc bán doanh nghiệp tư nhân là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư
nhân đó.

Nhận định sai. Bán doanh nghiệp có nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu DN thì chủ sở
hữu này sang chủ sở hữu mới nhưng vẫn không làm chấm dứt sự tồn tại của DN đó.
Ngoài ra theo Điều 192 LDN 2020 thì cũng không có quy định nào liên quan đến việc
bán DNTN thì DNTN đó chấm dứt sự tồn tại. Mặt khác, sau khi bán thì chủ doanh nghiệp
vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với doanh nghiệp

10.Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 192 LDN 2020 thì chủ DNTN chỉ phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong thời gian
trước ngày chuyển giao DN mà thôi.

Tình huống 1:

Đầu năm 2015, bà Phương Minh có hộ khẩu thường trú ở TP. Hồ Chí Minh (bà Minh
không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự định đầu tư
cùng một lúc dưới các hình thức sau để kinh doanh. Anh (chị) hãy cho biết dự định
của bà Phương Minh có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không? Vì
sao?

a) Mở một của hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức hộ kinh doanh.

b) Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở
hữu, dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.

c) Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sỡ hữu, cũng
dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.

d) Làm thành viên của công ty hợp danh X có trụ sở tại tỉnh Bình Dương.

Dự định của bà Phương Minh là không phù hợp với pháp luật hiện hành.

Thứ nhất, nếu bà PM mở một cửa hàng dưới hình thức HKD thì bà PM không thể
thành lập DNTN kinh doanh quần áo may sẵn và làm thành viên của công ty hợp danh X
nếu như các thành viên hợp danh còn lại không đồng ý. Bởi vì căn cứ theo khoản 3 Điều
67 NĐ 78/2015 thì chủ HKD không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành
viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên
hợp danh còn lại.

Thứ hai, nếu bà PM thành lập DNTN kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ
sở hữu thì dự định mở cửa hàng dưới hình thức HKD và làm thành viên công ty hợp danh
X là không thể thực hiện được. Bởi vì căn cứ theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020 thì chủ
DNTN không được đồng thòi là chủ HKD, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Thứ ba, nếu bà PM đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm
chủ sỡ hữu thì bà chỉ có thể được thực hiện 1 trong các dự định a, b và d.

Thứ tư, nếu bà PM làm thành viên của công ty hợp danh X thì bà không thể thực
hiện dự định a, b.

Tình huống 2:

Hộ gia đình ông M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch
Canada) và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập). Hỏi:

(i) Hộ gia đình ông M có được đăng ký thành lập một HKD do hộ gia đình làm chủ
được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 NĐ 78/2015 thì hộ gia đình phải bao gồm các thành viên là
công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ
thì được thành lập HKD. Tuy nhiên vợ của ông M là người nước ngoài quốc tịch Canada
nên không thể thành lập được HKD do hộ gia đình làm chủ được.

(ii) Giả sử, hộ gia đình ông M đã thành lập một HKD. Con của ông M thành lập
thêm một DNTN (hoặc 1 HKD) do mình làm chủ. Hành vi con của ông M có phù hợp
với quy định của pháp luật không? Vì sao?

Hành vi con của ông M không phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo khoản 3
Điều 67 NĐ 78/2015 thì cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập HKD thì không
được đồng thời là chủ DNTN. Con ông M có tham gia thành lập HKD thì không thể là
chủ của DNTN được.

(iii) Ông M muốn mở rộng quy mô kinh doanh của HKD bằng cách mở thêm chi
nhánh tại tỉnh P và thuê thêm lao động. Những kế hoạch mà ông M đưa ra có phù
hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?

Những kế hoạch mà ông M đưa ra không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì:

- Về dự định mở thêm chi nhánh của HKD, căn cứ theo khoản 1 Điều 66 NĐ 78/2015 thì
mỗi hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm trong phạm vi toàn quốc,
do đó ông M không thể mở thêm chi nhánh của HKD.

- Về dự định thuê thêm lao động, căn cứ theo khoản 1 Điều 66 NĐ 78/2015 thì HKD chỉ
được quyền sử dụng dưới 10 lao động, cho nên ông M chỉ có thể thuê thêm người nhưng
không được quá 9 lao động.

Tình huống 3:

Ngày 10/6/2010, Ông An là chủ DNTN Bình An chết nhưng không để lại di chúc. Ông
An có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. Hai tuần sau, đại diện của công ty TNHH
Thiên Phúc đến yêu cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký
trước đây. Đại diện công ty Thiên Phúc yêu cầu rằng nếu không thực hiện hợp đồng
thì bà Mai phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3%/1
tháng cho công ty X, bà Mai không đồng ý. Bằng những quy định của pháp luật hiện
hành, anh/chị hãy cho biết:

a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà hay không? Vì sao?

Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà. Căn cứ theo khoản 2 Điều 193
LDN 2020 thì trường hợp chủ DNTN chết thì người thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc
sẽ trở thành chủ DNTN theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Theo đó, bà Mai và 2
người con là người thừa kế theo pháp luật của ông An và 2 người con chỉ mới 14 và 17
tuổi thì đương nhiên bà Mai sẽ trở thành chủ DNTN Bình An

b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu
cho công ty Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này hay
không? Nếu được thì bà Mai và công ty Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì?
Giải thích tại sao?

CHƯƠNG 3
1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể
trở thành thành viên công ty hợp danh.

Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 177 LDN 2020 thì thành viên công ty
hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Chỉ có thành viên hợp
danh thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 17 LDN 2020 thì
mới không thể trở thành thành viên công ty hợp danh. Còn đối với thành viên góp vốn thì
nếu như thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp nhưng không cấm tham gia góp
vốn theo khoản 3 Điều 17 LDN 2020 thì vẫn là thành viên của công ty hợp danh.

2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty.
Nhận định sai. Theo điểm a khoản 1 Điều 177 LDN 2020 thì thành viên công ty hợp danh
bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều
187 LDN 2020 thì thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, như vậy chỉ
có thành viên hợp danh mới là người quản lý công ty mà thôi.
3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể
là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm đ khoản 4 Điều 184 LDN 2020 thì trong trường hợp đại
diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án hay đại diện cho công ty
thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chỉ có thể là CT HĐTV, GĐ
hoặc TGĐ mà thôi chứ không phải các thành viên hợp danh của công ty.
4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi công
ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 185 LDN 2020 thì việc thành viên hợp danh rút
vốn ra khỏi công ty khi được HĐTV chấp thuận, mà HĐTV bao gồm thành viên hợp
danh và thành viên góp vốn. Do vậy ngoài được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý
thì phải được thành góp vốn đồng ý thì thành viên hợp danh mới được quyền rút vốn khỏi
công ty.
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên
(HĐTV).
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 187 LDN 2020 thì thành viên góp vốn
cũng có quyền biểu quyết tại HĐTV.
6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 2 Điều 184 LDN 2020 thì các thành viên hợp danh
phân công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm soát công ty, theo đó Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc là các chức danh quản lý. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 182
LDN 2020 thì HĐTV bầu một thành viên làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Như vậy chỉ có
thành viên hợp danh mới có thể giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mà không
có quyền thuê người khác.
7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi
thường thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 181 LDN 2020 thì thành viên hợp danh
chỉ phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và BTTH gây ra cho công ty khi
nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh mà thành viên hợp danh đó không
đem nộp lại cho công ty.
Tình huống 1:
CTHD Phúc Hưng Thịnh (có vđl là 100.000.000 đồng) gồm ba thành viên hợp
danh là Phúc (góp 40% vđl), Hưng góp 30%, và Thịnh góp 10%, hai thành viên
góp vốn là An 10% và Nhàn 10%. Hãy giải quyết các tình huống sau:
(i) Sau 2 năm hoạt động, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp
của mình cho em trai là Phát và yêu cầu công ty không được tiếp tục sử dụng
tên mình ghép vào tên công ty. Các đề nghị của Phúc gặp một số vấn đề sau
đây, về việc chuyển nhượng vốn, Hưng chấp nhận nhưng Thịnh không đồng ý;
về yêu cầu đổi tên, cả 2 thành viên Hưng và Thịnh đều không đồng ý với lý do
uy tín của công ty đã gắn liền với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:
- Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà việc này
chỉ được sự đồng ý của Hưng?
Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty khi mà việc này chỉ có Hưng
đồng ý. Bởi vì căn cứ theo khoản 3 Điều 181 LDN 2020 có quy định rằng thành viên hợp
danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho
tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của tất cả các thành viên hợp danh
còn lại. CTHD Phúc Hưng Thịnh có 3 thành viên hợp danh, Phát chỉ có thể trở thành
thành viên hợp danh khi có đủ cả 3 thành viên chấp thuận.
- Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật
không?
Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên là có phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì khi
Phúc chấm dứt tư cách thành viên thì căn cứ theo khoản 6 Điều 185 LDN 2020 thì tên
của Phúc được sử dụng thành một phần của công ty thì Phúc có quyền yêu cầu công ty
chấm dứt việc sử dụng tên đó.
(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty
cho rằng tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của
An có yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp
tục quản lý. Vậy, yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luật
không?
Yêu cầu của vợ An là không phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo điểm e
Điều 187 LDN 2020 thì khi thành viên góp vốn chết thì người thừa kế thay thế trở thành
thành viên góp vốn của công ty. Như vậy vợ An không được yêu cầu giữ nguyên tư cách
thành viên góp vốn của An mà thay vào đó chị có thể trở thành viên góp vốn để tiếp tục
quản lý.
Tình huống 2:
CTHD X bao gồm 5 thành viên hợp dnah là A, B, C, D và E và một thành viên
góp vốn là F. Điều lệ của công ty không có quy định khác với các quy định của
LDN. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:
(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là CT HĐTV kiêm GĐ công ty đã triệu tập họp
HĐTV để quyết định một dự án đầu tư của công ty. Phiên họp được triệu tập
hợp lệ với sự tham dự của tất cả các thành viên. Khi biểu quyết thông qua quyết
định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A, C, D và E biểu quyết chấp nhận
thông qua dự án. Vậy quyết định của HĐTV có được thông qua hay không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 182 LDN 2020 thì quyết định dự án đầu tư phải được ít
nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh tán thành, tương đương với 75%. Theo đó, quyết
định một dự án đầu tư của công ty X chỉ có A, C, D và E biểu quyết chấp nhận và đều là
thành viên hợp danh. Như vậy quyết định dự án đầu tư của công ty X có 4 thành viên hợp
danh tán thành, tương đương với 4/5 tổng số thành viên hợp danh, là 4/5*100%=
80%>75%. Do đó quyết định dự án đầu tư của HĐTV được thông qua.
(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người
khác và B cho rằng việc chuyển nhượng này nếu được HĐTV công ty X đồng ý
sẽ thì sẽ được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?
Ý kiến của B không chính xác. Căn cứ theo khoản 3 Điều 180 LDN 2020 thì thành viên
không được chuyển một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình tại công ty cho người khác
nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Theo đó, B là một
thành viên hợp của công ty X, B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho
người khác thì phải được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý, bao gồm A C D E, chứ
không phải là HĐTV theo ý kiến của B
(iii) Ngày 16/6/2018, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu
ông G (là 1 thành viên hợp danh cũ bị công ty khai trừ vào năm 2016) liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy
định của pháp luật không?
Yêu cầu này của công ty X là không phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo
khoản 5 Điều 185 LDN 2020 thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành
viên hợp danh thì liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài san của mình đối với khoản
nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. Như vậy, ông G là
thành viên hợp danh chấm dứt tư cách vào năm 2016 thì ông không phải liên đới chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty khi công ty X bị phá sản vào năm 2018, lúc này
các khoản nợ phát sinh sau khi ông G đã chấm dứt tư cách thành viên.
Tình huống 3:
Công ty Luật hợp danh Trí Nghĩa gồm 4 thành viên hợp danh là Nhân, Lễ, Tín
và Tâm. Ông Tâm là CT HĐTV kiêm GĐ công ty. Trong quá trình hoạt đồng, giữa các
ông nảy sinh bất đồng trong việc điều phối và phân chia lợi nhuận. Ông Nhân ngoài
việc đảm nhận các công việ của công ty còn tự nhận khách hàng với tư vấn với danh
nghĩa cá nhân và hưởng thù lao trực tiếp từ khách hàng. Khi các thành viên còn lại
biết việc làm của ông Nhân đã triệu tập HĐTV để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên
ông Nhân không tham dự cuộc họp. Sau đó, vì công việc công ty ngày càng trì trệ do
mâu thuẫn giữa các thành viên, ông Tâm triệu tập họp HĐTV nhưng không mời ông
Nhân vì nghĩ có mời thì ông cũng không đi. Kết quả, ông Lễ, Tín Tâm đều biểu quyết
thông qua quyết định khai trừ ông Nhân ra khỏi công ty với lý do làm mất đoàn kết nội
bộ và cạnh tranh trực tiếp với công ty.
(i)Hành vi của ông Nhân có phải là hành vi vi phạm pháp luật DN không?
Hành vi của ông Nhân là hành vi vi phạm pháp luật DN. Căn cứ theo khoản 2 Điều 180
LDN 2020 thì thành viên hợp dan không được nhân danh cá nhân kinh doanh cùng ngành
nghề để tư lợi. Như vậy, ông Nhân là thành viên hợp danh của công ty và ông đã nhân
danh cấ nhân tự nhận khách hàng tư vấn và hưởng thù lao trực tiếp, như vậy là vi phạm
tại khoản 2 Điều 180 LDN 2020.
(ii) Công ty có quyền khai trừ ông Nhân không?
Công ty có quyền khai trừ ông Nhân. Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 185 LDN 2020
thì ông Nhân đã vi phạm tại khoản 2 Điều 180 LDN 2020 nên công ty có quyền khai trừ
ông Nhân.
(iii) Cuộc họp ra quyết định khai trừ ông Nhân có hợp pháp không?
CHƯƠNG 4
1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ
trở thành thành viên của công ty đó.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 LDN 2020 thì chỉ khi thành viên công ty
TNHH 2 thành viên trở lên là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di
chúc mới là thành viên công ty.
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
Nhận định sai. Theo đó chứng khoán là một loại trái phiếu. Căn cứ theo khoản 4 Điều 46
và khoản 4 Điều 74 LDN 2020 thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty TNHH
1 thành viên đều được quyền phát hành trái phiếu, tức là được phát hành chứng khoán.
3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều
không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Nhận định sai. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp nhưng không thuộc trong trường hợp cấm góp vốn theo khoản 3 Điều 17 LDN
2020 thì có quyền góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên ở thời điểm sau khi
công ty ra đời và trở thành thành viên công ty. Chẳng hạn như công ty TNHH 2 thành
viên trở lên đã hoạt động được 3 năm thì một viên chức thuộc trường hợp cấm thành lập
và quản lý doanh nghiệp nhưng không nằm trong trường hợp cấm góp vốn vẫn có quyền
góp vốn và trở thành thành viên công ty.
4. Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu
làm Chủ tịch HĐTV.
Nhận định sai. Theo khoản 24 Điều 4 thì Chủ tịch HĐTV là người quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, trường hợp một thành viên HĐTV thuộc trường hợp bị cấm thành lập và tham
gia quản lý doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 LDN 2020 thì không thể được bầu làm
Chủ tịch HĐTV.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 17 LDN 2020 thì các tổ chức, cá
nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều có quyền thành
lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên
6. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 LDN 2020 có quy định rằng nhóm thành
viên thuộc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật này có quyền yêu cầu triệu
tập họp HĐTV. Theo đó, nhóm thành viên được quyền yêu cầu triệu tập họp tại khoản 2
Điều 49 LDN 2020 là sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc là một tỷ lệ khác nhỏ
hơn do Điều lệ công ty quy định, chứ không phải sở hữu dưới 25% vốn điều lệ là không
có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
7. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 68 LDN 2020 thì việc tăng vốn điều lệ
bao gồm việc tăng vốn góp của các thành viên. Theo khoản 2 Điều 68 LDN 2020 thì việc
tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia đều cho các thành viên theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty, do đó không làm thay đổi
tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
8. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Nhận định sai. Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 163/2018/NĐ-CP Qui định về
phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi, Doanh
nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
Vậy nên Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
9. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữu
công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 6 Điều 86 LDN 2020 thì hợp đồng, giao dịch giữa
công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty được
ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty, chứ không cần sự phê duyệt của cơ
quan đăng ký doanh nghiệp.
10. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sỡ hữu phải được HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 3 Điều 86 LDN 2020 thì thành viên HĐTV hoặc CT
công ty, GĐ hoặc TGĐ và Kiểm soát viên xem xét quyết định việc chấp thuận hợp đồng
theo nguyên tắc đa số, hoặc trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, nếu
như Điều lệ công ty có quy định khác thì việc xem xét quyết định chấp thuận hợp đồng
không cần phải tuân theo nguyên tắc đa số.
Tình huống 1:
Công ty TNHH X có 4 thành viên với tỷ lệ vốn góp như sau: A 10% vđl, B 20%
vđl, C 30% vđl, D 40% vdl. Gía trị vđl công ty là 2 tỷ đồng.
(1) Nếu công ty tăng vđl thêm 1 tỷ đồng thì có những cách thức tăng vđl nào? Giả sử
Công ty X tăng vđl bằng cách điều chỉnh tăng mức vđl tương ứng với giá trị tài sản
tăng lên của công ty có phù hợp với quy định của LDN không? Giải thích?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 LDN 2020 thì có 2 cách để tăng vđl, đó là tăng vốn góp của
thành viên và tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
Không phù hợp với quy định của LDN. Bởi vì khi điều chỉnh tăng mức vđl tương ứng với
giá trị tài sản tăng lên của công ty thì phải tiến hành định giá lại tài sản, mà đó là những
tài sản cố định không được định giá lại.
(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải làm gì?
A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng hoặc 100tr
đồng hay không? Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vđl công ty có thay đổi không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 LDN 2020 thì A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn
góp của mình cho người khác thì A đầu tiên phải chào bán phần vốn góp đó cho các
thành viên còn lại của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công
ty với cùng điều kiện chào bán. Nếu như các thành viên còn lại không mua thì A chuyển
nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với thành viên công ty cho người không phải
thành viên công ty.
Nếu A chuyển nhượng, cả B C D đều mua thì mỗi người sẽ nhận từ A:
A góp 200tr, B góp 400tr, C góp 600tr, D góp 800tr.
Tổng số vốn góp của B, C, D là 1 tỷ 8
- Phần B phải mua của A là: (400/1T8)*100%*200tr=44,44tr
- Phần C phải mua của A là: (600/1T8)*100%*200tr=66,66tr
- Phần D phải mua của A là: 200tr-44,44tr-66,66tr=88,9tr
Nếu công ty muốn tăng vốn thêm 1 tỷ đồng, mà C từ chối tăng:
Tổng số vốn góp của A, B, D trong vốn điều lệ ban đầu: 1 tỷ 4
A sẽ góp thêm 100tr, B góp 200tr, C góp 300tr, D góp 400tr
Phần vốn A phải góp bù cho C: (200/1T4)*100%*300=42,86tr
Phần vốn B phải góp bù cho C: (400/1T4)*100%*300=85,71tr
Phần vốn D phải góp bù cho C: 300tr – 42,86tr – 85,71tr = 171,43tr
(3) B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV, thì B có thể yêu cầu Công ty
mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty hay không?
B phải bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV về các vấn đề được nêu tại khoản
1 Điều 51 LDN 2020 thì mới có thể yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để
rút khỏi công ty, nếu như B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV về các vấn
đề không thuộc khoản 1 Điều 51 LDN 2020 thì không có quyền yêu cầu.
- Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, B có thể
bán phần vốn góp của mình với giá 1 tỷ đồng hay không?
B phải bán phần vốn góp của mình theo tỷ lệ tương ứng với vđl
- Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 1 tỷ thì vđl của công ty có thay đổi không?
Vốn điều lệ công ty không thay đổi
(4) Những người sau đây có được trở thành thành viên công ty X không?
- M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A: M được tặng khi M thuộc trong trường
hợp được quy định tại khoản 6 Điều 53 LDN 2020. Và căn cứ khoản 4 Điều 53 LDN
2020 thì M phải được HĐTV chấp thuận thì mới có thể trở thành thành viên công ty X.
- N được thừa kế phần vốn góp của B: N được thừa kế phần vốn góp của B khi B là cá
nhân chết theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LDN 2020
- Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C: Theo khoản 7 Điều 53 LDN 2020
thì C trở thành thành viên công ty khi C lựa chọn hình thức trở thành thành viên công ty
và được HĐTV chấp nhận
TÌNH HUỐNG 2:
Công ty TNHH X có 5 thành viên, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng
(1) A sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X thì A có quyền triệu tập họp HĐTV
không?
Theo khoản 1 Điều 57 LDN 2020 thì thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 49 Luật này có thể yêu cầu triệu tập họp HĐTV. Theo đó, tại
khoản 2 Điều 49 LDN 2020 thì thành viên sở hữu 10% số vđl trở lên hoặc theo tỷ lệ khác
nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, như vậy A có quyền triệu tập họp HĐTV.
(2) Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp có thể
hợp lệ không?
Theo khoản 1 Điều 58 LDN 2020 thì cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành
viên dự họp sở hữu từ 65% vđl trở lên. Theo đó nếu 1 thành viên dự họp sở hữu từ 65%
vđl của công ty trở lên thì cuộc họp HĐTV vẫn hợp lệ.
(3) Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên đại diện cho 10% vốn điều lệ dự họp thì có
thể hợp lệ không?
Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên đại diện cho 10% VĐL dự hợp thì có thể hợp lệ
nếu như đó là cuộc họp được diễn ra khi các thành viên được mời họp lần 3 nếu như 2 lần
trước không đủ điều kiện họp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 LDN 2020.
(4) Cuộc họp HĐTV đầu tiên dự định tổ chức vào ngày 3/3/2016 nhưng chỉ có số
thành viên đại diện cho 50% vđl dự họp. Cho nên, ngày 30/3/2016 công ty tổ chức
cuộc họp khác và cũng chỉ có có số thành viên dự họp đại diện cho 50% vđl công ty.
Cuộc họp ngày 30/3/2016 có hợp lệ không?
Cuộc họp 30/3/2016 không họp lệ. Nếu như nó là cuộc họp lần 2 thì căn cứ theo điểm a
khoản 2 Điều 58 LDN 2020 thì các thành viên phải được mời họp trong vòng 15 ngày,
mà đến 30/3/2016 thì đã quá 15 ngày kể từ lần họp đầu tiên vào ngày 3/3/2016. Vì đã quá
hạn theo điểm a khoản 2 Điều 58 LDN 2020 nên cuộc họp 30/3/2016 trở thành cuộc họp
đầu tiên và theo khoản 1 Điều 58 LDN 2020 thì không hợp lệ vì chỉ có 50% vđl của
thành viên đại diện dự họp.
(5) Công ty X dự định bán một tài sản có 5 tỷ đồng. Việc bán tài sản này có cần phải
triệu tập cuộc họp HĐTV để thông qua hay không?
Cần phải xác định tổng số tài sản của công ty ở thời điểm hiện tại. Thứ nhất, căn cứ theo
điểm d khoản 2 Điều 55 LDN 2020 thì dự định bán tài sản đó có giá trị từ 50% tổng giá
trị tài sản trở lên thì thuộc thẩm quyền của HĐTV nên cần phải triệu tập cuộc họp HĐTV.
Thứ hai, căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 63 LDN 2020, tức là các hợp đồng không
thuộc thẩm quyền của HĐTV thì thuộc thẩm quyền của GĐ, TGĐ
(6) Ông A là thành viên sở hữu 40% vđl của Công ty, ông cũng là GĐ công ty. Công ty
X thuê nhà của ông A để mở chi nhánh. Hợp đồng này có cần được HĐTV Công ty X
thông qua hay không? Nêu điều kiện để nghị quyết HĐTV được thông qua?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 67 LDN 2020 thì hợp đồng này cần phải được HĐTV
Công ty X thông qua.

Theo khoản 3 Điều 59 LDN 2020 thì nghị quyết HĐTV được thông qua như sau:

- Được các thành viên dự họp sở hữu 65% tổng số vốn góp của tất cả các thành viên dự
hợp trở lên tán thành

- Đối với các nghị quyết bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi
trong báo cáo tài chính của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ
công ty, việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty thì phải được
các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên
tán thành.

TÌNH HUỐNG 3

An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông với vđl 1 tỷ đồng.
An góp 200tr 20%, Bình góp 1 chiếc ô tô định giá 200tr 20%, Chương góp kho bãi
kinh doanh, một số vật tư định giá 500tr 50%, Dung góp 100tr 10%.

Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch HĐTV, Bình là giám đốc, An là PGĐ, GĐ là
người đại diện theo pháp luật của công ty. Sau 1 năm hoạt động phát sinh mâu thuẫn
giữa Chương và Bình. Với tu cách là CT HĐTV và là người góp nhiều vốn nhất,
Chương ra quyết định cách chức GĐ của Bình và bổ nhiệm An làm GĐ thay thế.
Không đồng ý với quyết định kể trên, Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau
đó với dnah nhgiax công ty Phương Đông, Bình ký hợp đồng vay 700tr của công ty
TNHH Trường Xuân. Theo hợp đồng, công ty Trường Xuân chuyển trước 300tr cho
công ty Đông Phương. Toàn bộ số tiền này được Bình chuyển sang tài khoản cá nhân
của mình. Theo sổ sách, tài sản của công ty Phương Đông vào thời điểm hiện tại là 1,2
tỷ đồng.
Chương kiện Bình ra Tòa án, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn trả
số tiền 300tr cho công ty và BTTH cho công ty. Thêm nữa, công ty TNHH Trường
Xuân cũng khởi kiện công ty Phương Đông, yêu cầu hoàn trả số tiền 300tr đồng.

1. Quyết định cách chức GĐ Bình và bổ nhiệm GĐ An có đúng không? Tại sao?

Quyết định cách chức GĐ Bình và bổ nhiệm GĐ An là không phù hợp với pháp luật. Căn
cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 55 LDN 2020 thì việc cách chức GĐ là thuộc thẩm quyền
của HĐTV chứ không phải CT HĐTV và quyết định cách chức GĐ phải được thông qua
bằng biểu quyết tại cuộc họp HĐTV được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 LDN
2020.

2. Việc Bình nhân danh công ty PĐ ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân có đúng
pháp luật không?

Theo điểm e khoản 2 Điều 63 LDN 2020 thì GĐ có thẩm quyền ký kết hợp đồng nhân
danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của CT HĐTV. Mà theo đó CT HĐTV
thay mặt HĐTV ký nghị quyết, quyết định của HĐTV, có nghĩa là GĐ không có thẩm
quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty thuộc thẩm quyền của HĐTV. Theo đó tại
điểm d khoản 2 Điều 55 LDN 2020 thì HĐTV có thẩm quyền thông qua hợp đồng vay có
giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên. Nhưng hợp đồng vay tài sản do GĐ Bình ký kết
lại chiếm 700tr/1T2 * 100%=58,33%>50% nên hợp đồng vay tài sản này phải thuộc thẩm
quyền của HĐTV.

CHƯƠNG 5
1. Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP

2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn
35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ
công ty không quy định một tỷ lệ khác.

Nhận định sai. Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 153 LDN 2020 thì HĐQT CTCP có
thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một
tỷ lệ khác và hợp đồng, giao dịch đó không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ theo điểm d
khoản 2 Điều 138 LDN 2020 và các hợp đồng, giao dịch giữa công ty với những người
có liên quan tại khoản 1 và khoản 3 Điều 167 LDN 2020.
3. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình
cho người khác.

Nhận định sai. Theo khoản 1 Điều 127 LDN 2020 thì khi Điều lệ công ty có quy định hạn
chế chuyển nhượng cổ phần và việc quy định hạn chế này được nêu rõ trong cổ phiếu của
cổ phần tương ứng thì cho dù sau thời hạn 3 năm thì những cổ phần này cũng không được
quyền tự do chuyển nhượng.

4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ƯĐBQ luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông nắm
giữ CPPT

Nhận định sai. Theo khoản 1 Điều 116 LDN 2020 thì cổ phần ƯĐBQ có số phiếu biểu
quyết cao hơn so với CPPT. Tuy nhiên nếu như người có CPPT gấp nhiều lần CP ƯĐBQ
thì vẫn có quyền biểu quyết cao hơn. Ví dụ công ty quy định cổ phần ƯĐBQ chỉ hơn
CPPT 2 phiếu, thì người có 20 CP ƯĐBQ sẽ có quyền biểu quyết thấp hơn người có 60
CPPT.

5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ
đông.

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 3 Điều 117 và khoản 3 Điều 118 LDN 2020 thì cổ
đông sở hữu cổ phần ƯĐCT và cổ phần ƯĐ hoàn lại thì không có quyền biểu quyết và
dự họp ĐHĐCĐ.

6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế

Nhận định sai. Theo Điều 133 LDN 2020 thì công ty chỉ có quyền mua lại không quá
30% tổng số CPPT đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ƯĐCT đã bán chứ không phải
là mua với số lượng không hạn chế.

7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát

Nhận định sai. Theo khoản 1 Điều 137 LDN 2020 có quy định hai mô hình của CTCP.
Theo đó, nếu CTCP chọn mô hình theo điểm b khoản 1 Điều 137 LDN 2020 là ĐHĐCD,
HĐQT và GĐ hoặc TGĐ thì cho dù có trên 11 cổ đông thì không có Ban Kiểm soát.

8. CT HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP

Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 137 LDN 2020 thì trường hợp công ty chỉ có một
người đại diện theo pháp luật thì CT HĐQT hoặc GĐ hoặc TGĐ là người đại diện theo
pháp luật của công ty.
9. CTCP có thể tăng vđl bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu

Nhận định sai. Theo khoản 1 Điều 112 LDN 2020 thì vốn điều lệ của CTCP là tổng mệnh
giá cổ phần các loại đã bán, như vậy muốn tăng vđl của CTCP là thì phải bán nhiều cổ
phần chứ không liên quan đến cổ phiếu hoặc trái phiếu.

10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác

Nhận định sai. Theo điểm c khoản 1 Điều 155 LDN 2020 thì thành viên HĐQT công ty
có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác.

11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số CPPT
được quyền chào bán của công ty.

Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 120 LDN 2020 có quy định rằng các cổ đông sáng lập
phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng sổ CPPT được quyền chào bán của công ty
tại thời điểm khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

12. Cổ đông CTCP có quyền dùng cổ phần của mình để trả nợ

Theo khoản 5 Điều 127 LDN 2020 có quy định rằng cổ đông có quyền sử dụng cổ phần
để trả nợ.

TÌNH HUỐNG 1:
CTCP Xây dựng Bình Minh có 4 cổ đông sáng lập là ông A, ông B, bà C và ông D.
Ông A là CT HĐQT đồng thời là TGĐ công ty. Công ty được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015. Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ
đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ một số lượng cổ phần như sau:
Ông A: 5000 cổ phần ƯĐCT và 5000 CPPT
Ông B: 10.000 CPPT
Bà C: 15.000 cổ phần ƯĐCT và 5000 CPPT
Ông D: 20.000 CPPT
1. Tháng 1/2016, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ 15.000 cổ phần ƯĐCT cho bạn
thân của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phản đối vì chưa được HĐCĐ chấp
thuận. Bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách hợp
pháp không? Vì sao?
Bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách hợp pháp. Theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 117 LDN 2020 thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ
tức có quyền khác như cổ đông phổ thông, trong đó tại điểm d khoản 1 Điều 115 LDN
2020 thì cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác. Như vậy, bà C có quyền tự do chuyển nhượng toàn bộ 15.000 cổ phần ƯĐCT cho
bạn thân của bà là bà M mà không cần được HĐCĐ chấp thuận
2. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, CTCP Bình
Minh đã thỏa thuận với hai CTCP khác để thực hiện hoạt động sáp nhập công ty, theo
đó CTCP BM là công ty sáp nhập. Việc sáp nhập này có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Vì sao? Nếu sáp nhập này là hợp pháp, hãy cho biết hậu quả pháp lý
đối với các công ty tham gia sáp nhập.
TÌNH HUỐNG 2:
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần, trong đó có
70% CPPT, 20% ƯĐBQ, 10% ƯĐCT và ƯĐHL. Theo Điều lệ công ty, 1 cổ phần
ƯĐBQ sẽ tương ứng với 2 phiếu biểu quyết
CTCP X dược cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 10/5/2015. Tại
thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập là A, B, C, D và E đã đăng ký
mua cổ phần cụ thể như sau: A đk mua 10.000 CPPT, B đk mua 10.000 CPPT và
10.000 ƯĐBQ, C đk mua 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBQ, D đk mua 5000
CPPT, E đk mua 5000 CPPT.
1. Vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao
nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 112 LDN 2020 thì vốn điều lệ của CTCP khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ
công ty. Như vậy, vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh
nghiệp là:
(10.000+20.000+30.000+5000+5000)*X=70.000X, với X là mệnh giá cổ phần
2. Cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ số cổ phần của mình cho người khác (biết
rằng vào t7/2015, cổ đông B đã mua 10.000 CPPT từ cổ đông C)
Cổ đông B hiện giờ đang có 20.000 CPPT, trong đó có 10.000 CPPT đã mua từ cổ đông
C, và 10.000 ƯĐBQ. Cổ đông B đang là cổ đông sáng lập và là cổ đông ưu đãi biểu
quyết. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 111 LDN 2020 thì cổ đông chỉ có quyền chuyển
nhượng cổ phần chứ không có quyền bán, nên cổ đông B chỉ có thể chuyển nhượng toàn
bộ số cổ phần của mình cho người khác mà thôi. Như vậy, Cổ đông B đang có dự định
chuyển nhượng cổ phần nhưng không có thời gian cụ thể nên phải chia thành 2 TH sau
đây:
- TH1 là cổ đông B dự định chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình trong thời hạn 3
năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với 20.000
CPPT, căn cứ theo khoản 3 Điều 120 LDN 2020 thì 10.000 CPPT của cổ đông B chỉ
được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhườn cho người
không phải cổ đông sáng lập cho người không phả cổ đông sáng lập nếu được sự chấp
thuận của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên nếu CPPT đó thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng
theo khoản 1 Điều 127 LDN 2020 thì B không có quyền chuyển nhượng. Còn đối với
10.000 CPPT mà B đã mua từ C thì căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 120 LDN 2020 thì
B có quyền tự do chuyển nhượng. Đối với 10.000 ƯĐBQ, theo khoản 3 Điều 116 LDN
2020 thì cổ đông sở hữu cổ phần ƯĐBQ không được chuyển nhượng cổ phần đó cho
người khác, như vậy B không được chuyển nhượng 10.000 cổ phần ƯĐBQ cho người
khác.
- TH 2 là cổ đông B dự định chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình sau thời hạn 3
năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với 20.000
CPPT, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 115 LDN 2020 thì B có quyền tự do chuyển
nhượng 20.000 CPPT cho người khác mà không bị hạn chế bởi quy định tại khoản 3 Điều
120 LDN 2020. Tuy nhiên nếu CPPT đó thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng
theo khoản 1 Điều 127 LDN 2020 thì B không có quyền chuyển nhượng. Đối với 10.000
cổ phần ƯĐBQ, theo khoản 1 Điều 116 LDN 2020 thì ƯĐBQ của cổ đông sáng lập có
hiệu lực 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sau
thời hạn này này thì ƯĐBQ chuyển đổi thành CPPT, do đó B có quyền chuyển nhượng tự
do 10.000 cổ phần ƯĐBQ này.
3. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để quyết định việc thay đổi cơ cấu
tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của mình cho ông
M là bạn của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ phiếu thì cổ
đông B bỏ phiếu không tán thành.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 138 LDN 2020 thì việc thay đổi cơ cấu tổ chức công ty
là quyết định sửa đổi Điều lệ công ty nên thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. A là một trong
các cổ đông và A muốn bán cổ phần của mình cho M là bạn của mình không phải là 1
trong những cổ đông sáng lập nên căn cứ theo khoản 3 Điều 120 LDN 2020 thì việc này
phải được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 145 LDN 2020 thì cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành
khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Theo đó, công ty có
tổng cộng có (10.000+10.000+10.000x2+20.000+10.000x2+5000+5000)=90.000 số
phiếu biểu quyết. Trong đó, cổ đông D không tham dự, tức là số cổ đông dự dọp đại diện
cho [(10.000+10.000+10.000x2+20.000+10.000x2+5000)/90.000]*100%=94,4% > 50%,
như vậy cuộc họp ĐHĐCĐ đủ điều kiện tiến hành.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 148 LDN 2020 thì Nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông
qua với nội dung thay đổi cơ cấu tổ chức công ty phải được số cổ đông đại diện từ 65%
tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Theo đó, tổng số
phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp là 85.000 phiếu biểu quyết, trong đó chỉ có B bỏ
phiếu không tán thành. Vậy tỷ lệ của số phiếu biểu quyết của các cổ đông tán thành là
[(10.000+20.000+10.000x2+5000)/85.000]*100%=64,7%<65%. Như vậy Quyết định
việc thay đổi cơ cấu tổ chức công ty không được ĐHĐCĐ thông qua.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 148 LDN 2020 thì các nghị quyết khác ngoài khoản
1,3,4 và 6 Điều này sẽ được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số
phiếu biểu quyết tán thành, như vậy thì vấn đề xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ
phần của mình cho ông M là bạn của A thuộc trong Điều khoản này. Theo đó, chỉ có cổ
đông B là bỏ phiếu không tán thành. Vậy tỷ lệ số phiếu biểu quyết của các cổ đông tán
thành là 64,7%>50%, như vậy ĐHĐCĐ chấp thuận cho cho cổ đông A bán cổ phần của
mình cho ông M là bạn của A.
4. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT. Hãy
xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty này.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 148 LDN 2020 thì số phiếu bầu để bầu thành viên
HĐQT của các cổ đông công ty như sau:
A=10.000*3=30.000 phiếu bầu
B=(10.000+10.000*2)*3=90.000 phiếu bầu
C=(20.000+10.000*2)*3=120.000 phiếu bầu
D=5000*3=15.000 phiếu bầu
E=5000*3=15.000 phiếu bầu
Tổng cộng là 270.000 số phiếu bầu thành viên HĐQT
5. CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ đông C để làm trụ sở với thời
hạn thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng. CTCP X cần tiến hành thủ
tục gì để ký kết hợp đồng này 1 cách hợp pháp?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 167 LDN 2020 thì hợp đồng giữa cổ đông C với
CTCP X phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp nhận.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 167 LDN 2020 thì giá trị hợp đồng giữa cổ đông C và
công ty cổ phần có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất thì sẽ thuộc thẩm quyền của HĐQT. Theo đó, CTCP X cần
tiến hành các thủ tục sau đây:
- CT HĐQT hoặc người triệu tập họp HĐQT phải gửi thông báo mời họp chậm nhất là 3
ngày làm việc trước ngày họp
- CT HĐQT hoặc người triệu tập họp gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến
Kiểm soát viên như đối với các thành viên HĐQT
- Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ¾ tổng số thành viên trở lên dự họp
- Nghị quyết, quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp
tán thành; nếu số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về ý kiến của CT
HĐQT
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 167 LDN 2020 thì giá trị hợp đồng giữa cổ đông
C và công ty cổ phần ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền của HĐQT, tức là hơn 35% tổng
giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất thì sẽ thuộc thẩm
quyền của ĐHĐCĐ. Theo đó, CTCP X cần tiến hành các thủ tục sau đây:
- Triệu tập họp ĐHĐCĐ
- Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh
sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc
- Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu theo khoản 3 Điều 142 LDN
2020
- Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng sổ
phiếu biểu quyết
- Điều 146 LDN 2020
- Theo khoản 2 Điều 148 LDN 2020 thì nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua khi
được số cổ đông dự họp sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành
TÌNH HUỐNG 3
HĐQT của CTCP A có 8 thành viên. HĐQT dự định tổ chức họp để xem xét quyết
định các vấn đề sau:
(i) Miễn nhiệm GĐ công ty là ông Toàn và xem xét để quyết định một trong hai
phương án sau:
- Phương án 1: Ký hợp đồng thuê ông Thắng làm GĐ mới. Tuy nhiên, ông Thắng
cũng đang là GĐ của một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
- Phương án 2: Bổ nhiệm ông Minh, cũng đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP A làm
Giám đốc.
Đối với dự định miễn nhiệm GĐ công ty là ông Toàn và xem xét quyết định thuê GĐ
khác thì phù hợp với quy định của LDN. Theo điểm i khoản 3 Điều 153 LDN 2020 thì
HĐQT có quyền bổ nhiễm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
GĐ.
Về phương án 1, ông Thắng hiện đang làm GĐ của một doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 51% vốn điều lệ, căn cứ tại khoản 5 Điều 101 LDN 2020 thì GĐ của doanh nghiệp
nhà nước không được kiêm GĐ của doanh nghiệp khác, do đó không thể thuê ông Thắng
làm GĐ mới.
Về phương án 2, bổ nhiệm ông Minh, đang làm CT HĐQT của CTCP A, làm GĐ cho
công ty là phù hợp với quy định của LDN. Theo khoản 1 Điều 162 LDN 2020 thì HĐQT
bổ nhiệm một thành viên HĐQT làm GĐ, CT HĐQT cũng là một thành viên của HĐQT,
do đó công ty có quyền bổ nhiệm ông Minh làm GĐ.
(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền
chào bán của công ty; đồng thời quyết dịnh chào bán thêm 100.000 CPPT để huy động
vốn
Căn cứ theo điểm c khoản 2 LDN 2020 thì HĐQT có quyền quyết định bán cổ phần chưa
bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Như vậy HĐQT quyết
định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào bán của công
ty là phù hợp với quy định của LDN. Đối với quyết định chào bán thêm 100.000 CPPT
để huy động vốn thì theo điểm b khoản 2 Điều 138 LDN 2020 phải được ĐHĐCĐ quyết
định tổng số cổ phần được quyền chào bán thì HĐQT mới có thể chào bán được.
(iii) Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Bình, bởi vì ông này
đã không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 6 tháng liên tục.
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 138 LDN 2020 thì ĐHĐCĐ mới có quyền miễn nhiệm
thành viên HĐQT chứ không thuộc thẩm quyền của HĐQT, cho nên dự định này của
HĐQT là trái với quy định của LDN. Theo đó, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 160
LDN 2020 thì thành viên HĐQT không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 6 tháng
liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng thì sẽ bị ĐHĐCĐ bãi nhiệm chứ không phải miễn
nhiệm. Như vậy, HĐQT không có quyền miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với
ông Bình, mà ĐHĐCĐ có quyền bãi nhiệm tư cách của ông.
(iv) Xem xét để chấp thuận một hợp đồng có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản
doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP A
Cần phải xem xét kĩ đó là hợp đồng nào.
- Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 138 LDN 2020 thì hợp đồng quyết định đầu tư hoặc
bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty thì thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Đối với hợp đồng giữa
công ty với người có liên quan theo khoản 1 Điều 167 LDN 2020 thì đối với các hợp
đồng tại khoản 3 Điều này phải được ĐHĐCĐ thông qua.
- Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 153 LDN 2020 thì đối với hợp đồng mua, bán, vay,
cho vay và hợp đồng khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ đó là hợp đồng thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ theo điểm d khoản 2 Điều 138 và khoản 1, khoản 3 Điều 167 LDN 2020, thì
thuộc thẩm quyền của HĐQT
a. Hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp với
quy định của LDN không, vì sao?
b. Một cuộc họp HĐQT của CTCP A được triệu tập để xem xét các vấn đề thuộc thẩm
quyền của HĐQT. Cuộc họp này có 6 thành viên HĐQT tham dự và 2 thành viên
không tham dự nhưng có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư điện tử.
Khi thông qua nghị quyết thì có 3 thành viên dự họp bỏ phiếu đồng ý, 3 thành viên dự
họp còn lại bỏ phiếu không đồng ý.
Hãy cho biết, cuộc họp HĐQT của CTCP A có đáp ứng điều kiện tiến hành không?
Nếu có thì nghị quyết của HĐQT có được thông qua không?
Đối với cuộc họp HĐQT:
Căn cứ theo khoản 8 Điều 157 LDN 2020 có quy định rằng cuộc họp HĐQT được tiến
hành khi có từ ¾ tổng số thành viên trở lên dự họp. Căn cứ tiếp khoản 9 Điều 157 LDN
2020 thì thành viên HĐQT được xem là tham dự khi tham dự trực tiếp, ủy quyền cho
người khác, tham dự thông qua hội nghị trực tuyến và gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp
thông qua thư điện tử, thư, fax. Như vậy, cuộc họp HĐQT cua CTCP A có 8 thành viên
HĐQT, trong đó có 6 thành viên tham dự trực tiếp và 2 thành viên cũng được xem là
tham dự khi có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư điện tử, cuộc họp
HĐQT hoàn toàn đáp ứng điều kiện tiến hành.
Đối với nghị quyết của HĐQT:
Căn cứ theo khoản 12 Điều 157 LDN 2020 quy định rằng, nếu Điều lệ công ty không có
quy định tỷ lệ khác cao hơn thì nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số
thành viên dự họp tán thành, nếu số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về
CT HĐQT. Trong cuộc họp HĐQT của CTCP A, nghị quyết của HĐQT được biểu quyết
như sau, có 6 thành viên tham dự trực tiếp biểu quyết, trong đó có 3 thành viên dự họp bỏ
phiếu đồng ý, 3 thành viên dự họp còn lại bỏ phiếu không đồng ý. Như vậy còn 2 phiếu
của 2 thành viên không tham dự. Theo đó, phải chia thành 3 TH như sau:
- 2 thành viên còn lại bỏ phiếu đồng ý. Lúc này có 5 phiếu đồng ý, 3 phiếu không đồng ý.
Như vậy, nghị quyết của HĐQT được thông qua
- 2 thành viên còn lại bỏ phiếu không đồng ý. Lúc này có 3 phiếu đồng ý, 5 phiếu không
đồng ý. Nghị quyết của HĐQT không được thông qua.
- 1 thành viên bỏ phiếu đồng ý, 1 thành viên bỏ phiếu không đồng ý. Lúc này là 4 phiếu
đồng ý, 4 phiếu không đồng ý. Như vậy, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về CT HĐQT

CHƯƠNG 6
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh
nghiệp.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 198 và khoản 1 Điều 199 LDN 2020 thì hình
thức chia và tách doanh nghiệp chỉ có áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần mà thôi.
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt sự tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc
tách.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 199 LDN 2020 thì tách doanh nghiệp để thành
lập một hoặc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mà không làm chấm
dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia, bị tách.
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 200 LDN 2020 thì hai hoặc một số công ty có
thể hợp nhất thành một công ty mới. Theo đó công ty bao gồm CTCP, công ty TNHH và
công ty hợp danh.
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 LDN 2020 thì hai
hoặc một số công ty có thể hợp nhất, sáp nhập thành hoặc vào 1 công ty mới. Tại quy
định này không phân biệt các doanh nghiệp cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập mà
mọi công ty đều được hợp nhất, sáp nhập.
5. DNTN có thể sáp nhập vào công ty TNHH một thành viên.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 LDN 2020 thì một hoặc một số công ty có
thể sáp nhập vào một công ty khác. Theo đó, công ty chỉ bao gồm CTCP, công ty TNHH
và công ty hợp danh chứ không gồm DNTN nên DNTN không thể sáp nhập vào công ty
TNHH một thành viên được.
6. CTHD có thể chuyển đổi thành CT TNHH 2 thành viên.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 177 LDN 2020 các thành viên hợp danh
phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của công ty và tài sản của chính bản thân mình.
Thành viên hợp danh sau khi chuyển nhượng hết phần vón góp của mình cho người khác.
Hoặc rút phần vốn góp đó ra khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với công
ty 2 năm sau đó. Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với mọi
nghĩa vụ của công ty nên công ty hợp danh không được chuyển đổi loại hình. Loại hình
doanh nghiệp này cũng chỉ có thể hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp mà không thể
chia, tách doanh nghiệp.
7. Giải thể Doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án Nhân dân.
Nhận định sai. Căn cứ theo Điều 209 LDN 2020 thì giải thể doanh nghiệp trong trường
hợp theo quyết định của Tòa án mới được tiến hành thông qua Tòa án. Căn cứ theo điểm
e khoản 1 Điều 216 LDN 2020 thì cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu doanh
nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này.
8. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được Ký kết hợp
đồng mới.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 211 LDN 2020 thì doanh nghiệp không
được ký kết hợp đồng mới, tuy nhiên nếu đó là hợp đồng để thực hiện giải thể doanh
nghiệp thì doanh nghiệp vẫn được quyền ký kết.
CHƯƠNG 7
1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của HTX.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 13 Luật HTX có quy định các điều kiện
để các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã. Trong đó DNTN
là chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân, vì thế không thể trở thành thành viên
của HTX. Do đó, không phải mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của
hợp tác xã.
2. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên của HTX.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 13 Luật HTX thì cá nhân là người nước
ngoài phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thì mới đủ điều kiện trở thành thành viên của HTX
3. Các thành viên được sở hữu vốn góp không hạn chế trong HTX.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật HTX thì vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa
thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã, chứ
không phải là không hạn chế.
4. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên HTX
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 13 Luật HTX thì cá nhân là người nước
ngoài phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thì mới đủ điều kiện trở thành thành viên của HTX.
5. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của HTX trong mọi trường hợp.
Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật HTX thì chủ tịch HĐQT là người đại
diện theo pháp luật của HTX, liên hiệp THTX.
6. Người thừa kế của thành viên HTX là cá nhân chết đương nhiên trở thành thành
viên của HTX đó.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật HTX thì thành viên là cá nhân chết thì
người thừa kế phải đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều liệu, tự nguyện tham gia
HTX mới trở thành thành viên của HTX đó. Còn nếu không tham gia HTX thì được
hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
7. HTX không được mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 8 Điều 8 Luật HTX thì HTX có quyền góp vốn, mua
cổ phần của doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của HTX.
8. Giám đốc HTX bắt buộc là thành viên HTX đó.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 9 Điều 36 Luật HTX thì HĐQT có quyền thuê GĐ,
ngoài ra tại khoản 3 Điều 38 Luật HTX thì trường hợp GĐ do HTX thuê thì ngoài thực
hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại Luật này thì còn phải thực hiện quyền hạn và
nhiệm vụ theo hợp đồng lao động. Như vậy, GĐ HTX có thể được HĐQT thuê và không
phải là thành viên HTX đó.
9. Chủ tịch HĐQT của HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó.
Nhận định đúng. CT HĐQT là thành viên của HĐQT, theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 40
Luật HTX thì thành viên HĐQT phải là thành viên của HTX đó. Do đó, chủ tịch HĐQT
bắt buộc là thành viên của HTX
10. Thu nhập được phân phối chủ yếu dựa trên vốn góp của các thành viên HTX.
Nhận định sai. Theo khoản 5 Điều 7 Luật HTX thì thu nhập của HTX được phân phối
chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc
theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
11. Các loại tài sản trong HTX đều là tài sản không chia của HTX.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật HTX thì tài sản của HTX bao gồm vốn
góp, vốn huy động của thành viên, HTX thành viên và vốn, tài sản được hình thành trong
quá trình hoạt động, đây là loại tài sản chia được của HTX. Tại khoản 2 Điều 48 Luật
HTX thì có quy định cụ thể về tài sản không chia của HTX.
12. HTX phải trả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên trong
mọi trường hợp.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật HTX thì đối với trường hợp thành viên
là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự
nguyện tham gia HTX thì trở thành HTX mà HTX không cần phải trả lại vốn góp.
TÌNH HUỐNG 1:
HTX Minh Long có 67 thành viên, với tổng số vđl là 120tr đồng. Ngày 10/2/2015, Đại
hội toàn thể thành viên được tổ chức với sự tham dự của 45 thành viên đại diện cho
55tr đồng vđl. Đại hội thành viên đã thảo luận về việc khai trừ ông Thành ra khỏi
HTX, vì ông này đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ của HTX. Có 22 thành viên tham dự
cuộc họp đại diện cho 38tr đồng vđl đã biểu quyết khai trừ ông Thành.
Ngày 11/2/2015, 15 thành viên khác không tham dự cuộc họp bày tỏ sự đồng ý đối với
việc khai trừ ông Thành lên HĐQT của HTX Minh Long. Trên cơ sở đó, HĐQT đã
quyết định khai trừ ông Thành ra khỏi HTX và trả lại cho ông ½ số vốn đã góp trước
đây.
Việc khai trừ ông Thành và trả lại vốn góp có phù hợp với quy định của PL hiện hành
không?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 32 Luật HTX thì ĐHTV có quyền chấm dứt tư cách thành
viên HTX theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này. Theo đó, tại điểm b
khoản 2 Điều 16 Luật HTX thì phải được HĐQT trình lên ĐHTV sau khi có ý kiến của
BKS hoặc KSV về các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo điểm đ, g và h
khoản 1 Điều này. Do đó, ĐHTV không có quyền biểu quyết khai trừ ông Thành.
- Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 16 Luật HTX thì HĐQT có quyền chấm
dứt tư cách thành viên HTX đối với trường hợp tại điểm a, b, c, d và e và báo cáo lại cho
ĐHTV. Tuy nhiên ông Thành đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ của HTX thì phải rơi vào
điểm đ là vi phạm nghiêm trọng điều lệ hoặc điểm h là trường hợp điều lệ HTX có quy
định rằng nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị khai trừ. Do đó, thẩm quyền chấm dứt tư cách
thành viên của ông Thành phải căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 16 Luật HTX là HĐQT
trình lên ĐHTV quyết định sau khi có ý kiến của BKS hoặc KST. Trong trường hợp của
ông Thành thì HĐQT tự quyền quyết định khai trừ cho nên đã trái với quy định của pháp
luật hiện hành.
- Còn về việc trả lại vốn góp. Nếu ông Thành bị chấm dứt tư cách thành viên thì căn cứ
theo khoản 1 Điều 18 Luật HTX thì HTX Minh Long phải trả lại vốn góp cho ông Thành,
hoặc nếu như ông Thành vượt quá mức tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật
này thì HTX phải trả ông phần vốn góp vượt quá mức vốn góp tối đa. Trong khi đó,
HĐQT lại chỉ trả ông ½ số vốn đã góp là sai quy định của pháp luật.
TÌNH HUỐNG 2:
HTX Thương mại Duy Tân (HTX DT) được thành lập năm 2005. Theo Sổ đăng ký
danh sách thành viên, tính đến ngày 8/9/2013, HTX có 19 thành viên, ông Thỏa là CT
HĐQT, người đại diện theo pháp luật.
Ông Dũng và bà Thắm đều là các thành viên của HTX DT. Bà Thắm gia nhập HTX từ
năm 2006, còn ông gia nhập từ năm 2007. Hai ông bà được HTX giao quản lý cửa
hàng số 3 và số 5 của HTX để hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính
đối với HTX. Qúa trình hoạt động, ngày 11/9/2014, HTX tiến hành ĐHTV bất thường
và ngày 12/9/2014 ông Thỏa ký Quyết định số 26 và 27 về việc chấm dứt tư cách thành
viên của bà Thắm và ông Dũng.
Do đó, ngày 24/10/2006, ông Dũng và bà Thắm có đơn khởi kiện HTX DT tại Tòa án
nhân dân thành phố H với lý do thủ tục tiến hành DHTV không đúng theo quy định
của Luật HTX và điều lệ. Đề nghị Tòa án giải quyết hủy kết quả của ĐHTV bất
thường ngày 11/9/2014 về việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khởi HTX và hủy QĐ
số 26 và 27 do ông Thỏa ký ngày 12/9/2014 về việc chấm dứt tư cách thành viên của 2
ông bà.
Cụ thể:
- Ngày 29/8/2014, HĐQT đã tổ chức họp cùng với BKS HTX DT. Tại cuộc họp này,
cuộc họp bàn bạc và thống nhất về kế hoạch sẽ tiến hành tổ chức ĐHTV thường niên
để giải quyết 3 vấn đề: i) kiểm điểm đánh giá 7 tháng kinh doanh từ tháng 01- 7/2014;
ii) đề xuất phương hướng kinh doanh 6 tháng cuối năm 2014 và xem xét khai trừ ông
Dũng bà Thắm với lý do không chấp hành nghị quyết và điều lệ HTX
- Thực hiện nội dung kết luận của cuộc họp, ngày 30/8/2014, ông Thỏa thay mặt
HĐQT ký Thông vbaos số 24/TB-HTX gửi đế các thành viên thông báo việc dự kiến
thời gian và nội dung tiến hành ĐHTV bất thường. Các nguyên đơn có nhận được
giấy mời họp ĐHTV bất thường ngày 11/9/2014 do ông Thỏa ký, tuy nhiên giấy mời
không đề ngày và không đề nội dung họp và chỉ đưa cho ông Dũng bà Thắm trước 1
ngày tiến hành Đại hội (10/9/2014), không có tài liệu gì khác kèm theo giấy mời. Cụ
thể, Thông báo chỉ ghi “dự kiến” thời gian Đại hội là ngày 11 hoặc 12/9/2014 mà
không ghi chính xác ngày.
Ngày 11/9/2014, ĐHTV bất thường được tổ chức. Tại Đại hội, chỉ cố 14/19 thành viên
biểu quyết tán thành việc khai trừ ông Dũng bà Thắm ra khỏi HTX DT
1. Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp ĐHTV HTX DT có phù hợp với quy định của
PL hay không?
- Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 31 Luật HTX thì việc khai trừ ông Dũng và Thắm với
lý do không chấp hành nghị quyết và điều lệ HTX là vượt quá thẩm quyền của HĐQT
cho nên HĐQT có quyền triệu tập ĐHTV bất thường. Tại khoản 2 Điều 31 Luật HTX
cũng có quy định là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của BKS,
HĐQT phải triệu tập ĐHTV bất thường. Theo đó, ngày 29/8/2014 BKS đưa ra quyết
định, vào ngày 30/8/2014 ông Thỏa thay mặt HĐQT gửi thông báo đến các thành viên
thông báo việc dự kiến thời gian và nội dung tiến hành ĐHTV bất thường, việc này phù
hợp với quy định của PL. Và căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật HTX thì giấy mời họp phải
kèm theo chương trình, tài liệu liên quan đến nội dung ĐHTV ít nhất 7 ngày trước ngày
ĐHTV khai mạc. Ngày dự họp dự kiến là ngày 11 hoặc 12/9/2014, cách thời gian gửi 12
hoặc 13 ngày, như vậy phù hợp với quy định của PL. Tuy nhiên giấy mời gửi tới ông
Dũng và bà Thắm không có tài liệu kèm theo và được gửi đến trước 1 ngày tiến hành ĐH
cho nên không phù hợp với quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 33 Luật HTX
2. Ông Dũng bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi HTX DT hay không? Nếu có thì trong
trường hợp nào?
Ông Dũng bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi HTX DT. Cụ thể là theo điểm đ khoản 1 Điều
16 Luật HTX có quy định rằng thành viên HTX bị khai trừ theo quy định của điều lệ,
theo đó nếu điều lệ của HTX DT có quy định rằng thành viên HTX do không chấp hành
nghị quyết và điều lệ HTX thì bị khai trừ. Cho nên, ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai
trừ khỏi HTX DT
3. Điều kiện thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX? Theo anh chị, quyết định
khai trừ ông Dũng bà Thắm có được thông qua hay không?
Căn cứ theo tho khoản 1 Điều 34 Luật HTX thì các quyết định liên quan đến sửa đổi, bổ
sung điều lệ, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản HTX, đầu tư hoặc bán tài
sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài tính
gần nhất của HTX thì được thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu
quyết tán thành. Còn tại khoản 2 thì các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHTV mà không
thuộc trong khoản 1 thì được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán
thành.
Quyết định khai trừ ông Dũng bà Thắm được thông qua. Căn cứ theo khoản 2 Điều 34
Luật HTX thì việc khai trừ ông Dũng bà Thắm chỉ cần có trên 50% tổng số đại biểu biểu
quyết tán thành là được thông qua. Theo đó, tổng số phiếu biểu quyết tán thành khai trừ
ông Dũng bà Thắm là 14 phiếu trên tổng 19 đại biểu tham gia, tương đương với
(14/19)*100%=73,68%>50%, do đó quyết định khai trừ ông Dũng bà Thắm được thông
qua.
CHƯƠNG 8 VÀ 9
1. Kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản, việc thi thành án dân sự về tài sản của
doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán là người phải thi hành phải bị đình chỉ.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 LPS 2014 thì cơ quan thi hành án dân sự
phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, HTX là người phải thi
hành án, nhưng trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán
bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động.
2. Tài sản còn lại của doanh nghiệp, HTX sau khi thanh toán phí phá sản và giải
quyết quyền lợi cho người lao động sẽ được phân chia cho các chủ nợ không có bảo
đảm.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 Luật Phá sản thì sau khi thanh toán chi phí
phá sản và giải quyết quyền lợi cho người lao động thì còn phải thanh toán khoản tiền
gửi, khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng
phá sản, tại điểm d thì phải có nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước rồi sau đó mới thanh
toán các khoản nợ không có bảo đảm.
3. Các chủ thể kinh doanh khi mất khả năng thanh toán đều là đối tượng áp dụng của
Luật phá sản 2014.
Nhận định sai. Căn cứ theo Điều 2 LPS thì LPS chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp và
HTX được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Còn đối với Hộ kinh
doanh, cũng là 1 chủ thể kinh doanh nhưng không thể áp dụng được LPS thì nó không
phải doanh nghiệp hay HTX.
4. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán
phải được tạm đình chỉ thực hiện.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 LPS 2014 thì đối với các hợp đồng đang có
hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho
DN, HTX mất khả năng thanh toán thì Tòa án mới tạm đình chỉ thực hiện, tuy nhiên đối
các trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 53 Luật này thì
không được tạm đình chỉ hoạt động.
5. Trong mọi trường hợp giải quyết phá sản CTCP thì cổ đông công ty là đối tượng có
nghĩa vụ tham gia HNCN.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 LPS 2014 thì các đối tượng sau đây có nghĩa
vụ tham gia HNCN là: người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Điều 5, chủ DN
hoặc người đại diện hợp pháp của DN, HTX mất khả năng thanh toán, trường hợp không
tham gia được thì ủy quyền bằng văn bản cho người khác. Nếu như cổ đông hoặc nhóm
cổ đông ngoài không thuộc trong khoản 5 Điều 5 LPS 2014 thì không có nghĩa vụ phải
tham gia HNCN. Như vậy, không phải cổ đông công ty nào cũng có đối tượng có nghĩa
vụ tham gia HNCN.
6. Thẩm phán có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản sau khi HNCN đã
được hoãn một lần.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 LPS 2014 thì khi HCN đã được hoãn một
làn thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia HNCN và thông báo
ngay trong ngày hoãn HNCN cho người tham gia. Tại khoản 3 Điều 80 LPS 2014 thì
Thấm phán có quyền ra quyết định tuyên bố phá sản khi HNCN được triệu tập theo
khoản 2 Điều này vẫn không được đáp ứng quy định tại Điều 79.
7. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với mọi trường hợp
giải quyết phá sản DN, HTX.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 LPS 2014 thì phục hồi hoạt động kinh doanh chỉ được áp
dụng khi trong nghị quyết của HNCN có nội dung đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi
hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 83 LPS 2014 thì HNCN có
quyền đưa ra một trong 3 kết luận sau trong Nghị quyết là đề nghị đình chỉ, đề nghị áp
dụng biện pháp phục hồi hoạt động và đề nghị tuyên bố phá sản. Do đó, phục hồi hoạt
động KD không phải là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với mọi TH giải quyết phá sản DN,
HTX.
8. Triệu tập HNCN là một bước bắt buộc sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 LPS 2014 thì HNCN không cần phải tổ chức
theo quy định tại Điều 105 Luật này, đó là khi Tòa án quyết định giải quyết phá sản đối
với DN, HTX mất khả năng thanh toán theo thủ tục rút gọn
9. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra
quyết định
Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 2 Điều 108 LPS 2014.
10. Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí và chi phí phá sản.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 LPS 2014 thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản chỉ nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản mà thôi, tuy nhiên người
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể không nộp lệ phí và tạm ứng chi phí phá sản
trong trường hợp không cần.
TÌNH HUỐNG 1:
CTCP BM được thành lập năm 2016, đặt trụ sở chính tại Q1, TP.HCM. Công ty có 2
chi nhánh tại TP. Đà Nẵng và TP HN.
Sau 3 năm hoạt động, CTCP BM phát sinh khoản nợ 8 tỷ đồng, trong đó: khoản nợ có
bảo đảm là 2 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ không có bảo đảm
là 6 tỷ đồng, phần nợ của mỗi chủ nợ là 2 tỷ đồng bao gồm các chủ nợ là D,E và F.
CTCP BM đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong
thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Ông N là cổ đông của công ty (sở hữu 35% tổng số CPPT), dự định sẽ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP BM. Ông N có quyền này không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 LPS 2014 thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là
doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ
ngày đến hạn thanh toán, như vậy CTCP BM đã không thanh toán khoản nợ không có
bảo đảm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, do đó CTCP BM mất khả
năng thanh toán. Theo đó, căn cứ tại khoản 5 Điều 5 LPS 2014 thì cổ đông hoặc nhóm cổ
đông sở hữu từ 20% tổng số CPPT trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi CTCP mất khả năng thanh toán, như vậy
ông N sở hữu 35% tổng số CPPT có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
CTCP BM.
- Giả sử CTCP BM mất khả năng thanh toán thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
phá sản?
Giả sử CTCP BM mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền
giải quyết phá sản. Theo đó, CTCP BM là DN đăng ký doanh nghiệp tại TP HCM và có
chi nhánh tại TP ĐN và TP HN. Cho nên căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 LSP 2014 thì
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyền giải quyết phá sản
của CTCP BM.
- Nếu HNCN lần thứ nhất của CTCP BM được triệu tập. Tham gia HNCN có ông X là
TGĐ Công ty, ông N và các chủ nợ D, E. Quản tài viên, được phân công giải quyết
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia HNCN. HNCN trong trường hợp này
hợp lệ không? Vì sao?
HNCN được triệu tập trong trường hợp này là hợp lệ.
Vì căn cứ theo Điều 79 Luật phá sản 2014 thì khi đáp ứng các điều kiện quy định ở điều
này thì HNCN mới được triệu tập:
Thứ nhất, khoản 1 có quy định “Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số
nợ không có đảm bảo.” Trong tình huống, về khoản nợ không có bảo đảm thì phần nợ
của mỗi chủ nợ D, E, F là 2 tỷ đồng mà chỉ có D và E tham gia HNCN. Ta có tỉ lệ:
(4t/6t)*100%=66,66%>51%. Điều kiện đầu tiên thỏa mãn.
Thứ hai, khoản 2 có quy định “Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ
nợ.” Trong tình huống cũng đã thỏa mãn điều kiện này vì có “Quản tài viên được phân
công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia HNCN”.
TÌNH HUỐNG 2:
CTCP HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 03 tỷ đồng,
bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ không có bảo đảm là 10 tỷ đồng, bao gồm
các chủ nợ là D, E và F với số nợ lần lượt là 2 tỷ, 3 tỷ và 5 tỷ. CTCP HH đã không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng,
kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Trong quá trình giải quyết vụ việc. Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản CTCP HH
theo đúng trình tự do Luật Phá sản quy định. Sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty còn lại là
01 tỷ đồng.
Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng CTCP
HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và không có các khoản nợ phát
sinh sau khi mở thủ tục phá sản.
Căn cứ theo Điều 54 LPS 2014 thì sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ đối với người lao động và không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và
không có các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản thì tiếp theo CTCP HH cần
thanh toán đó là khoản nợ không có bảo đảm phải cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ;
khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh
toán nợ. Theo đó, các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán theo 2 TH sau đây:
- Thứ nhất là khoản nợ có bảo đảm đã được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm của
CTCP HH đủ để thanh toán. Như vậy, 01 tỷ đồng còn lại của công ty sẽ thanh toán khoản
nợ không có bảo đảm cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ bao gồm D, E và F. CTCP HH
nợ D,E và F số tiền là 10 tỷ đồng trong khi đó công ty chỉ còn lại 01 tỷ đồng, do đó căn
cứ theo khoản 3 Điều 54 LPS 2014 thì D, E và F sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm
tương ứng với số nợ như sau:
CTCP HH nợ D 2 tỷ trên tổng 10 tỷ, D sẽ có tỷ lệ (2/10)*100%=20%. Số tiền D được trả
là 20%*1T=200tr
CTCP HH nợ E 3 tỷ trên tổng 10 tỷ, E sẽ có tỷ lệ (3/10)*100%=30%. Số tiền E được trả
lả 30%*1T=300tr
CTCP HH nợ F 5 tỷ trên tổng 10 tỷ, F có tỷ lệ (5/10)*100%=50%. Số tiền F được trả là
50%*1T=500tr
- Trường hợp thứ hai là khoản nợ có bảo đảm chưa được CTCP HH thanh toán do giá trị
tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ, bao gồm các chủ nợ là A, B và C. Như vậy
CTCP HH phải thanh toán cho các chủ nợ không có bảo đảm là D, E và F, và chủ nợ có
bảo đảm là A, B và C. Như vậy, 01 tỷ đồng còn lại của công ty sẽ thanh toán khoản nợ
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ bao gồm D, E, F và A, B, C với tổng số nợ là 13 tỷ
đồng. Căn cứ theo khoản 3 Điều 54 LPS 2014 thì 01 tỷ đồng còn lại của công ty sẽ được
thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ của các chủ nợ như sau:
CTCP HH nợ A, B, C 3 tỷ đồng, cả A, B và C sẽ có tỷ lệ là (3/13)*100%=23,08%, tương
ứng với số tiền được trả là 23,08%*1T=230.800.000 đồng
CTCP HH nợ D 2 tỷ đồng, D sẽ có tỷ lệ là (2/13)*100%=15,38%, tương ứng với số tiền
được trả là 15,38%*1T=153.800.000 đồng
CTCP HH nợ E 3 tỷ đồng, E có tỷ lệ là (3/13)*100%=23,08%, tương ứng với số tiền
được trả là 23,08%*1T= 230.800.000 đồng
CTCP HH nợ F 5 tỷ đồng, F có tỷ lệ là 100-23,08-15,38-23,08=38,46%, tương ứng với
số tiền được trả là 38,46%*1T=384.600.000 đồng

You might also like