You are on page 1of 12

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
Câu 1:.............................................................................................................2
Câu 2:.............................................................................................................4
Câu 3:.............................................................................................................6
Câu 4:.............................................................................................................8
KẾT LUẬN.....................................................................................................12

ĐỀ 8:
Tháng 04/2017, Giang dự định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang
kinh doanh bán buôn thiết bị linh kiện điện tử, viễn thông có trụ sở tại phố
Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với số vốn đầu tư là 03 tỷ
đồng (gồm tiền mặt, ô tô, ngoại tệ).
Câu hỏi:
1. Giang phải chuẩn bị những giấy tờ nào để tiến hành thủ tục đăng ký
doanh nghiệp? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp cho Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang?
2. Giang có phải thực hiện định giá tài sản và làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản cho Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang không? Cách thức để
xác định vốn đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang như thế nào?
3. Giang có được sử dụng tài sản chung của vợ chồng Giang để thành
lập Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang không? Tại sao?
4. Tháng 12/2018, Giang bán Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang cho
Thảo. Giang và Thảo phải thực hiện thủ tục mua bán Doanh nghiệp tư nhân
Thanh Giang như thế nào?
MỞ ĐẦU
Hiện nay, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ở Việt Nam được đánh giá là một
trong các hình thức kinh tế năng động và linh hoạt nhất trong tổng thể bức
tranh kinh tế hiện nay, cùng với đó là sự đóng góp quan trọng trong nền kinh
tế quốc gia. Vì vậy, nhóm 1 chúng tôi đã chọn đề 8 làm đề tài nghiên cứu để
cùng hiểu sâu, rộng và có thêm kiến thức cũng như sự tìm tòi nghiên cứu kĩ
lưỡng hơn về các khía cạnh, tình huống thực tiễn của Doanh nghiệp tư nhân.

NỘI DUNG

Câu 1:

Trước hết, để xác định hồ sơ thành lập doanh nghiệp phải xem xét điều
kiện cụ thể của chị Giang, theo đó, xét trên nguyện vọng chị Giang muốn
thành lập loại hình doanh nghiệp là Doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy chị Giang cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây để tiến hành thủ
tục đăng ký doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
Việt Nam, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
cho chị Giang là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Thành
phố Hà Nội.

Căn cứ pháp lý:


- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Luật Doanh
nghiệp 2014 và hướng dẫn bởi Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014, hồ sơ thành lập
DNTN gồm:
“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.”

- Liên quan đến giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, nội dung được quy
định tại Điều 24 Luật này1. Mẫu của giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp quy định tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư
20/2015/TT-BKHĐT.
- Liên quan đến giấy tờ chứng thực, Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
quy định cụ thể hơn về các loại giấy tờ chứng thực cá nhân:

“1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh
nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị
thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.”

Như vậy,chị Giang cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:

 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (theo mẫu tại Phụ
lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
 Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu Việt Nam ( nếu chị Giang là công dân Việt Nam), hoặc

1
Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

3. Ngành, nghề kinh doanh.

4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

6. Thông tin đăng ký thuế.

7. Số lượng lao động.

8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.

9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
chứng thực cá nhân hợp pháp khác (nếu chị Giang là người nước
ngoài).
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ, chị
Giang sẽ phải nộp bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy
chứng nhận ĐKDN theo trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại
Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014. 2

Doanh nghiệp tư nhân của chị Giang đặt trụ sở tại Hàng Bài, thành phố
Hà Nội, như vậy thẩm quyền đăng ký kinh doanh sẽ thuộc về Phòng đăng kí
kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội căn cứ theo quy định
tại Điều 13 Nghị Định 78/2015/NĐ-CP:

“1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau
đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).”

Câu 2:

Dựa trên loại hình doanh nghiệp chị Giang muốn thành lập là doanh
nghiệp tư nhân, vì vậy chị Giang sẽ không phải làm thủ tục chuyển quyền sở
hữu tài sản cho Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang, tuy nhiên chị Giang vẫn
phải thực hiện định giá tài sản, cụ thể là định giá với ô tô.
Căn cứ pháp lý:

- Chuyển quyền sơ hữu tài sản

2
Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014 Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
Loại hình doanh nghiệp tư nhân không phải chuyển quyền sở hữu tài
sản của chủ sở hữu cho doanh nghiệp theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014
“2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư
nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp”.
Quy định này của DNTN khác hoàn toàn so với các loại hình DN khác nhưng
lại hoàn toàn phù hợp với bản chất của DNTN. Xuất phát từ đặc điểm 1 chủ
sở hữu, là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô
hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tài
sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp không có sự tách biệt hay
doanh nghiệp không có tài sản độc lập.
- Định giá tài sản
Tuy không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản nhưng DNTN
cũng như các loại hình doanh nghiệp khác vẫn phải định giá tài sản góp vốn.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về tài sản góp vốn tại Khoản 1
Điều 35: “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,
bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam”.
Tài sản góp vốn của chị Giang gồm có Tiền mặt, ô tô và ngoại tệ. Như
vậy, chỉ có tiền mặt và ngoại tệ có thể dùng làm tài sản góp vốn trực tiếp (lưu
ý ngoại tệ phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi). Chị Giang vẫn phải thực hiện
định giá đối với ô tô – tài sản khác thành Đồng Việt Nam thông qua các thành
viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.căn
cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014:

“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.”
- Vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 184 Luật doanh nghiệp 2014:
“1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng
ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu
tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại
tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán
và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.”
Trong tình huống này, vốn đầu tư của chị Giang bao gồm Tiền, ô tô,
ngoại tệ với tổng số vốn là 3 tỷ đồng. Đối với tiền và ngoại tệ chị Giang cần
phải ghi rõ số vốn còn đối với tài sản khác là ô tô, sau khi thực hiện định giá
tài sản chị Giang cần ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị của chiếc. Tổng số
vốn đầu tư phải được kê khai đầy đủ, chính xác là 3 tỷ.
Việc xác định vốn đầu tư và định giá tài sản của doanh nghiệp tư nhân
được quy định vô cùng nghiêm ngặt. Do chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ
DNTN giúp cho DNTN ít chịu sự ràng buộc của pháp luật như các loại hình
doanh nghiệp khác về việc tăng, giảm nguồn vốn hoạt động doanh nghiệp. Vì
thế mà pháp luật cũng đồng thời siết chặt hơn quy định về kê khai tài sản góp
vốn ban đầu của DNTN.3 Bản chất của DNTN là doanh nghiệp không có sự
tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và của chủ sở hữu, việc kê khai xác
định chính xác vốn đầu tư của DNTN có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp
phân định tài sản được đưa vào hoặc không được đưa vào kinh doanh, cũng
như cơ quan NN có thẩm quyền theo dõi biến động về tài sản của DN.

Câu 3:

Việc sử dụng tài sản chung để thành lập Doanh nghiệp tư nhân là hợp
pháp tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp.

Hồ Thu Uyên ( 2019), Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân từ thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.26
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân
gia đình 2014 gồm: tài sản cho vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất và kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ
hôn nhân, Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung, Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn, Tài sản do vợ chồng thỏa
thuận là tài sản chung, Tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng vợ
chồng.4
Thứ nhất, xét trên góc độ của Luật Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 183),
Bản chất doanh nghiệp tư nhân để phân biệt với các loại hình doanh
nghiệp khác là doanh nghiệp 1 chủ, phải có phần vốn góp toàn bộ do chủ
doanh nghiệp đóng góp. Bản thân tính chất một chủ về vốn của doanh nghiệp
tư nhân là để hạn chế sự hùn vốn, liên kết của nhiều thành viên, đặc biệt là
vốn đầu tư của doanh nghiệp, vì nó phá vỡ bản chất của doanh nghiệp tư
nhân. Vì vậy, DNTN chỉ có thể có 1 chủ duy nhất về mặt pháp lý nên việc
đưa tài sản chung của vợ chồng vào thành lập doanh nghiệp tư nhân không
thể thực hiện theo thủ tục thông thường mà phải thông qua đại diện căn cứ
theo Điều 25 Luật Hôn nhân Gia đình 2014:
“1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp
tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong
quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh
doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có
quy định khác.
2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng
quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Thứ hai, trên góc độ Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tài sản chung của
vợ chồng về bản chất là tài sản chung hợp nhất, không xác định được đâu là
4
Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án
tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội
tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng trong khối tài sản chung vợ chồng vợ,
chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung căn cứ theo Điều
36 Luật này quy định nếu một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh ( và phải
được sự đồng ý của người kia) thì người này có quyền tự mình thực hiện giao
dịch liên quan đến tài sản chung đó. Như vậy có thể thấy, trên cơ sở đại diện
cho nhau quy định tại Điều 25, người đại diện có quyền chiếm hữu, sử dụng
tài sản và đến điều 36 người đại diện có thêm quyền định đoạt tài sản đó.5
Như vậy, trong trường hợp này, việc chị Giang đưa tài sản chung của
vợ chồng để thành lập Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có căn cứ pháp lý, tuy
nhiên phải thông qua chế định đại diện và phải có sự đồng ý của người chồng
chị Giang, thỏa thuận phải được xác lập bằng văn bản.
Khi ấy chủ doanh nghiệp tư nhân về mặt pháp lý vẫn là chị Giang
nhưng chủ sở hữu thực sự trên pháp lý, chồng chị Giang vẫn có thể gián tiếp
tham gia vào hoạt động tổ chức và quản lý doanh nghiệp thông qua chị Giang,
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ DNTN cũng sẽ thuộc về tài sản chung vợ chồng
do phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, và các khoản nợ cũng sẽ do cả 2 vợ
chồng chịu trách nhiệm bằng tài sản chung.

Câu 4:

Mua bán doanh nghiệp là mua bán tài sản và cả tư cách pháp lí, quyền
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Mua bán doanh nghiệp
khác với mua bán tài sản của doanh nghiệp mà người mua không tham gia
quản trị, điều hành doanh nghiệp. 6
Căn cứ pháp lý:
Theo Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014:

5
Thân Quốc Long (2016), Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật, Đại học Luật Hà Nội, tr.25
6
Trần Thị Bảo Ánh (2011), Bất cập của pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam và giải
pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học (06).
“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho
người khác.

4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
theo quy định của Luật này.”

Theo quy định tại khoản 1 về quyền của chủ doanh nghiệp, chị Giang –
chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang hoàn toàn có quyền bán doanh nghiệp
tư nhân. Vì vậy, việc Giang bán Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang cho
Thảo vào tháng 12/2018 là hợp pháp.
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ,
Thông tư Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh
nghiệp , để tiến hành mua bán DNTN Thanh Giang, chị Giang và chị Thảo
cần phải thực hiện các hồ sơ sau đây và thực hiện trình tự thủ tục bán doanh
nghiệp theo 3 bước:
Bước 1, Chuẩn bị hồ sơ các giấy tờ, văn bản cần thiết
Bước 2, Nộp hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và lệ phí công
bố thông tin.

Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục thay đổi chủ sở
hữu.
Bước 1:
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký
thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân gồm:

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của
người bán.
2. Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định
tại Điều 10 Nghị định này của người mua.
3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn
tất việc chuyển nhượng.

Trước hết, liên quan đến thống báo thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp tư nhân, chi tiết về thông báo này được quy định tại Điều 32 Luật
Doanh nghiệp 2014, đồng thời Mẫu thông báo được quy định tại Phụ lục II- 3
Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Chị Thảo có nghĩa vụ phải đăng ký thay
đổi chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang thành chị Thảo – chuyển giao tư
cách pháp lý và phải có chữ ký của chị Giang – người bán DNTN Thanh
Giang.
Liên quan đến bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá
nhân, đó có thể là Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu Việt Nam, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp 7 khác của chị Thảo –
người mua DNTN.
Cuối cùng là hợp đồng mua bán. Chị Giang cần soạn thảo một Hợp đồng
bán DNTN cho chị Thảo để bán tài sản doanh nghiệp.Thực chất hợp đồng
mua bán DNTN là hợp đồng phức hợp để chuyển nhượng các loại tài sản
đang có cho bên mua mà không chuyển nhượng tư cách pháp lý, pháp luật
không quy định về mẫu
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân nhưng chị Giang và chị Thảo
cần phải tuân thủ các quy định của hợp đồng mua bán gồm các điều khoản
như: Các bên, Đối tượng của hợp đồng mua bán (miêu tả các thông tin về
Doanh nghiệp tư nhân, Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài sản, sổ
sách và các hồ sơ khác có liên quan của Doanh nghiệp cần mua bán, quyền và
nghĩa vụ các bên… )
Bước 2: Nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký
kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh

7
Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
nghiệp, và cụ thể ở đây là Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu
tư Thành phố Hà Nội .

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế
hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

· Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên
nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp cho doanh nghiệp khi đủ điều kiện.

Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục thay đổi
chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giang sẽ nhận được kết quả trong thời
gian 05-08 ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khi nộp
đủ hồ sơ hợp lệ.
Hệ quả pháp lí:
Sau khi bán doanh nghiệp, Chị Giang chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp Thanh Giang phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh
nghiệp, trừ trường hợp chị Thảo và chị Giang, chủ nợ của doanh nghiệp có
thỏa thuận khác. Bên Thảo phải đạt được khả năng kiểm soát hoặc chi phối
được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thanh Giang.

KẾT LUẬN
Thông qua các vấn đề và tình huống được đặt ra trong các câu hỏi thuộc đề tài
số 8. Nhóm 1 đã tích lũy được nhiều kiến thức về mảng Doanh nghiệp tư
nhân và cũng đã đưa đến cho mọi người những ý kiến, quan điểm dựa trên
vốn kiến thức và nhận thức, suy nghĩ của nhóm chúng tôi về cách giải quyết
các vấn đề ở đề tài này. Vì nếu bài làm có điều gì còn thiếu sót, thì rất mong
được nghe ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp 2014
2. Luật Hôn nhân gia đình 2014
3. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.
4. Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại Việt Nam, tập
1, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019.
6. Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), TS Nguyễn Thị Yến, Ths Vũ
Phương Đông, Ths Nguyễn Như Chính, Ths Lê Hương Giang, ThS
Nguyễn Ngọc Anh, Ths Vũ Hòa Như, (2014), Hướng dẫn học phần
Luật Thương mại Tập 1, NXB Lao động.

7. Hồ Thu Uyên, Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân từ thực tiễn tại tỉnh
Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội, 2019
8. Thân Quốc Long, Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội, 2016
9. Trần Thị Bảo Ánh , Bất cập của pháp luật hiện hành về mua bán doanh
nghiệp tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học (06), Hà
Nội, 2011.
10.Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội, 2005.

You might also like