You are on page 1of 8

1.

Liệt kê toàn bộ các giấy tờ cần thiết để thành lập công ty


TNHH 2 thành viên trở lên?
(Theo Điều 22 LDN 2020)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.


2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành
viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được
hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật
Đầu tư.

2. Có những lưu ý pháp lý quan trọng nào khi thành lập hộ


kinh doanh?
 Đối tượng đăng kí thành lập hộ kinh doanh (Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-
CP)
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường
hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên
làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ
gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
 Có thể thuê người quản lý, điều hành kinh doanh (Khoản 3 Điều 81 Nghị định
01/2021/NĐ-CP)
Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ
kinh doanh.Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia
đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
 Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Khoản 1 Điều 82 Nghị
định 01/2021/NĐ-CP)
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt
động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
 Địa điểm đăng ký kinh doanh (Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh
doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một
địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ
quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh
doanh còn lại.
 Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh (Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký
hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong
trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh
doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
 Đặt tên hộ kinh doanh (Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau
đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có
thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ
kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký
trong phạm vi cấp huyện.
 Ngành, nghề đăng kí hộ kinh doanh (Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
-Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh
ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi
nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông
tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
-Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ
khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó
trong suốt quá trình hoạt động.
-Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có
thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để xử lý theo quy định của pháp luật.
 Thời gian đăng kí thay đổi nội dung đăng kí hộ kinh doanh (Khoản 1 Điều 90 Nghị
định 01/2021/NĐ-CP)
Chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
 Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh (Điều 93 Nghị định
01/2021/NĐ-CP)
-Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
-Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
- Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo
cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của luật.

Khi nào thì hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh
nghiệp?
Hộ gia đình phải đăng ký thành lập doanh nghiệp khi có nhu cầu :

● Hộ kinh doanh muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp và có quy mô
lớn hơn, có nhu cầu mở rộng hoạt động, tăng vốn đầu tư và phát triển kinh doanh.
● Hộ kinh doanh muốn phát triển và mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất và
kinh doanh, cần hỗ trợ vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác hoặc tăng cường uy tín trên thị
trường.
● Hộ kinh doanh muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế hoặc các hoạt
động đòi hỏi phải có pháp lý rõ ràng, ví dụ như nhập khẩu, xuất khẩu, đầu tư vào các dự
án đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà đầu tư.
● Hộ kinh doanh muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép
hoạt động kinh doanh như sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ, thực phẩm, dược phẩm,
thủy sản, rượu bia, thuốc lá, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm.

Nêu tất cả các quy định pháp lý liên quan tới việc hộ kinh
doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp?
 Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ( Theo Điều 27, nghị định
số 01/2021/ NĐ-CP)
● Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện
tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
● Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm
bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
thuế và các giấy tờ quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định này tương ứng với
từng loại hình doanh nghiệp, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24
Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu
tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua
cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của luật đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của
Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
 Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên, công ty cổ phần (Điều 23 nghị định số 01/2021/ NĐ-CP)
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh
sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ
phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là
nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông
sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước
ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức
phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

 Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh
doanh ( khoản 1 điều 8 nghị định số 01/2021)
Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này
đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
 Mã số thuế
 Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số mới theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
 Mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực và được tiếp tục sử dụng làm mã
số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.

3. Doanh nghiệp xã hội là gì?


Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các loại hình
doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp, có hoạt động kinh doanh nhưng xác
định mục tiêu hoạt động chính là nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích công
cộng, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội, môi trường vì lợi ích
cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại điều 1
khoản 10 luật doanh nghiệp 2020

Nêu các điều kiện để thành lập một doanh nghiệp xã hội?
 Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Tất cả tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
 Tổ chức có tư cách pháp nhân;
 Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
 Không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
 Điều kiện về vốn điều lệ
 Tùy theo ngành nghề và quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều
lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.
 Doanh nghiệp phải đảm bảo góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực
hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
 Trường hợp sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, khi không đủ số vốn thực
góp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.
 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
 Doanh nghiệp được quyền đăng kí kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không
cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
 Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được
điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
 Điều kiện về tên của doanh nghiệp xã hội
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo hai
thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
 Có thể bổ sung cụm từ “xã hội” vào tên riêng doanh nghiệp. Ví dụ: Công Ty TNHH
Doanh Nghiệp Xã Hội Việt An;
 Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn
phẩm do doanh nghiệp phát hành.
 Không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
 Điều kiện về trụ sở chính
 Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh
nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư
điện tử (nếu có).
 Không đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có
chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể

So sánh giữa DNXH và các doanh nghiệp thông thường?


 Giống nhau của doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp xã hội
 Chủ thể thành lập: Tổ chức có tư cách pháp nhân; Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự; Không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại (Khoản 2 Điều 17
Luật doanh nghiệp 2020)
 Quyền của doanh nghiệp: Đều có quyền của các doanh nghiệp thông thường theo, tự do
kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức
tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ
động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Lựa chọn hình thức, phương thức
huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết
hợp đồng.Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo
quy định của pháp luật về lao động. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng
cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của
doanh nghiệp. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực
không theo quy định của pháp luật.Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp
luật. Quyền khác theo quy định của pháp luật.(Theo điều 7 LDN 2020)
 Về đăng ký thành lập: Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp,
đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và
hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này
(Theo khoản 2 điều 8 LDN 2020)
 Về thuế và các khoản phí (theo quy định của luật theo khoản 4 điều 8 LDN 2020)
 Bảo vệ quyền lợi người lao động: Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng
bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;
thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.(theo khoản 5 LDN
2020)
 Khác nhau của doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội Doanh nghiệp truyền thống

Mục đích Mục đích hoạt động nhằm giải quyết Tối đa hóa lợi nhuận và đem lại lợi ích
chính vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cho cá nhân hoặc tổ chức
cộng đồng.(theo điểm b khoản 1 điều
10 LDN 2020)

Hiệu quả Tạo cả giá trị xã kinh tế xã hội, thay vì Dùng cách chiến lược kinh doanh để
và cách muốn làm để tối đa hóa lợi nhuận mà tạo ra lợi ích cho cá nhân tổ chức
thức hoạt đây là cân nhắc để tạo ra các giá trị xã
động hội nữa chứ không phải lúc nào cũng
tạo ra lợi nhuận tối đa

Vốn điều Cả được huy động tài trọ từ cá nhân, Vốn điều lệ là vốn do những người
lệ doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ tham gia doanh nghiệp đóng góp và
và tổ chức khác của Việt Nam, nước được ghi vào điều lệ doanh nghiệp
ngoài để bù đắp cho chi phí quản lý,
chi phí hoạt động của doanh nghiệp
4. Hãy tìm một doanh nghiệp xã hội đang hoạt động trên thực
tế và giới thiệu tất cả các vấn đề liên quan của doanh nghiệp
này? (như tên, lĩnh vực hoạt động, các hoạt động nổi bật, đối
chiếu DN này với các điều kiện về DNXH được nêu trong
luật).
CÔNG TY TNHH KOTO
 Giới thiệu chung về KOTO:
Công ty TNHH KOTO – Người anh cả của doanh nghiệp xã hội Việt Nam:
KOTO - mô hình đào tạo của doanh nghiệp xã hội đầu tiên tại Việt Nam với thông điệp
vừa thiết thực vừa giản đơn “Biết một - Dạy một”, được sáng lập từ tâm nguyện của cá
nhân một Việt kiều (Jimmy Phạm là người đàn ông mang hai dòng máu Hàn – Việt. Ông
sinh ra tại Việt Nam rồi cùng gia đình sang Úc. Sau hơn hai mươi năm, ông trở về quê
hương và lập nhà hàng có tên KOTO, kế đến là trung tâm đào tạo. Sau này, KOTO đã
chính thức được công nhận, trở thành doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam ).Mô
hình này về sau nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm song KOTO không lạm dụng
lòng tốt của cộng đồng, mà giáo dục cho học viên ý thức vươn lên, trở thành những người
làm nghề chuyên nghiệp.
 Lĩnh vực hoạt động:
KOTO là một doanh nghiệp phi lợi nhuận với tư cách là một doanh nghiệp xã hội, có hai
mảng: Hoạt động xã hội và Kinh doanh.
 Mảng hoạt động xã hội: Tập trung vào hoạt động đào tạo ,tuyển sinh và đào tạo gần 150
thanh niên có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ trong độ tuổi từ 16-22 mỗi năm từ
khắp mọi miền của Việt Nam, đảm bảo rằng họ sẽ được trang bị đầy đủ cả để phát triển
bản thân và đạt thành công trong sự nghiệp.
 Mảng kinh doanh: Sử dụng doanh thu trực tiếp đầu tư trở lại chương trình đào tạo thay
vì trả cổ tức cho cổ đông như hình thức kinh doanh truyền thống. Hoạt động kinh doanh
của KOTO bao gồm:
 Dịch vụ khách hàng
 Du lịch
 Nhà hàng (chuỗi các cửa hàng cafe,cửa hàng bánh,cung cấp thực phẩm,dịch vụ
canteen
 Dịch vụ quản lý hoạt động ẩm thực
 Cung cấp các dịch vụ đào tạo hướng nghiệp
 Huấn luyện,thi công, hướng dẫn lắp đặt về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
 Kinh doanh phương tiện, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân
dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi.
Những hoạt động này cũng cung cấp cho học viên cơ hội thực hành để có thêm kinh
nghiệm thực tế, cũng như tạo nguồn thu nhập cho KOTO và tái đầu tư lại cho khối đào tạo.
 Các hoạt động nổi bật:
KOTO vốn là một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo kỹ năng nghề dịch vụ nhà hàng –
khách sạn cho người trẻ khó khăn. Học viên của KOTO sẽ được dạy nghề nấu ăn, pha chế
và nghiệp vụ khách sạn. Bên cạnh đó, KOTO chú trọng đào tạo tiếng Anh và những kỹ
năng sống, từ quản lý cảm xúc, tài chính, giáo dục giới tính đến các hoạt động ngoại khóa
để các em có thể trưởng thành hơn .Ngoài ra, KOTO hiện đang cung cấp các khóa đào tạo
được cấp chứng chỉ nghề quốc tế của Úc cho gần 150 trẻ em cơ nhỡ hoặc có hoàn cảnh khó
khăn mỗi năm.
 Các điều kiện về doanh nghiệp xã hội:
 KOTO đã chính thức được công nhận là Doanh nghiệp xã hội đầu tiên theo luật doanh
nghiệp sửa đổi 2014 trong số các DN mà CSIP hỗ trợ và tư vấn pháp lý chuyển đổi và
thành lập DNXH mới.
 Với cộng đồng: Công ty tôn vinh và hoạt động trên tinh thần thượng tôn pháp luật, có
trách nhiệm với xã hội, sản xuất kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường.
 Sử dụng tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư trở lại
chương trình đào tạo.
( Theo khoản 1 điều 10 LDN 2020).

You might also like