You are on page 1of 3

Quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức được thể hiện trong

việc thực hiện thủ tục đăng kí với cơ quan nhà nước
Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt
động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp
tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1
Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo
quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện
hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới
chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh
nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ cần phải nộp 01 bộ hồ sơ cho
cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định hồ sơ thành
lập doanh nghiệp là khác nhau: doanh nghiệp tư nhân tại Điều 19; công ty hợp danh tại
Điều 20; công ty TNHH tai Điều 21; công ty cổ phần tại Điều 22.
Về cơ bản, hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/các giấy tờ tương đương của người sáng lập,
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp có tổ chức góp vốn thì hồ sơ gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp cùng với các giấy tờ chứng thực cá nhân người quản lý phần vốn góp được đại
diện theo ủy quyền.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những
tài liệu tương đương khác của tổ chức.
- Văn bản ủy quyền cho đơn vị, cá nhân thực hiện thủ tục.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã cụ thể hóa một số giấy tờ như giấy pháp lý của người
đại diện là phù hợp thực tiễn, nhằm xác định rõ nhân thân của đối tượng này bảo đảm
tính xác thực trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao
gồm:
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh
nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh
nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện
tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản
điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương
đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp
qua mạng thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để
đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh
có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký
doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo
bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường
hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập
doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.

You might also like