You are on page 1of 4

THỦ TỤC, QUY TRÌNH - CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỰ ÁN

I. DOANH NGHIỆP DỰ ÁN LÀ GÌ?

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra: Dự án là gì? Dự án là toàn bộ những hạng mục liên quan đến chính sách,
cách thức hoạt động và các giới hạn về nguồn lực, kinh phí, thời gian hoàn thành nhằm đạt được mục
đích nhất định của dự án.
Vậy doanh nghiệp dự án là gì? Doanh nghiệp dự án là một doanh nghiệp được thành lập bởi hai hoặc
nhiều nhà đầu tư, chỉ nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư mà không tham gia vào bất kì hoạt
động nào khác.
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (Sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu
tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định về doanh nghiệp dự án như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư có
sử dụng đất."
Theo đó nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất của mình thì phải thành lập doanh
nghiệp dự án.
Ví dụ: Công ty A, B và C cùng tham gia dự án X. Sau khi đấu thầu, công ty A và B trúng thầu. Công
ty A và B cùng thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện những hoạt động về dự án đấu thầu, không
liên quan đến các hoạt động kinh doanh, nội bộ của công ty A hay B.

II. MỤC ĐÍCH VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỰ ÁN

Mỗi dự án đều có mục tiêu rõ ràng và yêu cầu khác nhau nên việc thành lập doanh nghiệp dự án là hết
sức cần thiết, nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành dự án.

Thành lập doanh nghiệp dự án còn đảm bảo sự tập trung, nâng cao tính chuyên môn trong việc giải
quyết các phát sinh, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực và giảm tối đa những chi phí không cần thiết.

Tuy nhiên, để thành lập doanh nghiệp dự án ngoài điều kiện đầu tiên là nhà đầu tư phải trúng thầu, còn
cần thỏa điều kiện về loại hình doanh nghiệp.
III. THỦ TỤC, HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỰ ÁN

1. Chuẩn bị kế hoạch thành lập doanh nghiệp dự án

 Xác định hình thức hợp đồng. Thuộc loại hợp đồng Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh –
Chuyển giao (BOT); Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO); Hợp đồng Xây
dựng – Chuyển giao (BT); Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO); Hợp đồng Xây
dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL); Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển
giao (BLT); Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M).
 Xác định lĩnh vực đầu tư
 Xác định được nguồn vốn đầu tư tham gia dự án
 Xây dựng văn bản đề xuất thực hiện dự án
 Cơ quan báo cáo nghiên cứu khả thi
 Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật vè đấu thầu
 Ký hợp thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án
 Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục
cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
 Sau khi có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể thành lập doanh nghiệp dự án.
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận:

 Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục
này)
 Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án.
 Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án.
 Văn bản chấp thuận sử dụng vốn nhà nước (nếu là dự án có nhà nước tham gia).
 Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
 Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.

IV. NƠI TIẾP NHẬN VÀ THỜI GIAN NHẬN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP DỰ ÁN

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có một quy trình gì riêng biệt cho việc thành lập
doanh nghiệp dự án hết mà nó vẫn thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp nói chung. Cụ
thể tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

"Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp


1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp
với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu
theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao
dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng
thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện
tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp
qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách
nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;
trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội
dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký
doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý
do.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp."

You might also like