You are on page 1of 172

1

MỤC LỤC
1. Luật đầu tư............................................................................................................................... 2
2. Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)..............................................................62
3. Luật đầu tư công 2019..........................................................................................................103
4. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm
2014, SĐ BS 2018....................................................................................................................... 143
2

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 61/2020/QH14 Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2020

1. Luật đầu tư

LUẬT
ĐẦU TƯ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh
doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
đầu tư kinh doanh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục
tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn
nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư là tập hợp dữ liệu về các dự án đầu tư trên phạm vi toàn
quốc có kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan liên quan.
4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động
đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
5. Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách
mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi
trường.
6. Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án
đầu tư đang hoạt động.
7. Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác
tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.
9. Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
10. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước
ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế
tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
3

11. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận
thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
12. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để
theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ công tác
quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
13. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra
nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh ở nước ngoài.
14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa
các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy
định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
15. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
16. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
17. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được
thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc
phòng, an ninh.
18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư
trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp
luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà
đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
21. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh .
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là
thành viên hoặc cổ đông.
23. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh.
Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan
1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu
tư và luật khác có liên quan.
2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước
ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước
ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư
thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp sau đây:
4

a) Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo
quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp;
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư công và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công thực
hiện theo quy định của Luật Đầu tư công;
c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự
án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối
tác công tư;
d) Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị thực hiện theo quy định của Luật
Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sau khi đã được cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định
tại Luật Đầu tư;
đ) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ
chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí;
e) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh, hoạt động về chứng khoán và
thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của
Luật Chứng khoán.
4. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành cần quy định
đặc thù về đầu tư khác với quy định của Luật Đầu tư thì phải xác định cụ thể nội dung thực
hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, nội dung thực hiện theo quy định
của luật khác đó.
5. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ
chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận trong
hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó
không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà
Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải
đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng
các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của
pháp luật.
3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này
gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các
ngành kinh tế.
6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
5

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:


a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự
nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật
hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong
phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm,
bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của
Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy
định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1
Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân
thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với
điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận,
chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
6

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành,
nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính
phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật
này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư
kinh doanh phải phù hợp với quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 của Luật này.
Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với
nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối
với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành,
nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương II
BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Điều 10. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp
hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì
lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán,
bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
7

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch
vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa
xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở
trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ,
Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 12. Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của
pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu
tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới
cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án
đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi
đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư
theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn
bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản
3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu
cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi
hành.
Điều 14. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
8

1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông
qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp
được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc
giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải
quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc
tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết
thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến
hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt
Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Chương III
ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự
án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật
tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ
đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp
thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu
đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu
hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao
động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật
về người khuyết tật;
9

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và
công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích
chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công
nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về
công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công
nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và
phát triển;
g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh
doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và
vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng
tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
4. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp
luật về thuế, kế toán và đất đai.
5. Ưu đãi đầu tư quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các
dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du
thuyền;
c) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
6. Ưu đãi đầu tư được áp dụng có thời hạn và trên cơ sở kết quả thực hiện dự án của nhà đầu
tư. Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật trong thời
gian hưởng ưu đãi đầu tư.
7. Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau, bao gồm cả ưu
đãi đầu tư theo quy định tại Điều 20 của Luật này thì được áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao
nhất.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên
cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo
quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản
phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô
tô; đóng tàu;
d) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai
thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm
công nghệ sinh học;
10

g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành
khách công cộng tại các đô thị;
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên
cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản
xuất trang thiết bị y tế;
l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp;
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam;
trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi
nương tựa;
n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
o) Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
2. Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) ĐỊa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3. Căn cứ ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,
Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa
bàn ưu đãi đầu tư; xác định ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề
ưu đãi đầu tư.
Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
Căn cứ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), quy định khác của pháp luật có
liên quan, nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại
cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng
với từng loại ưu đãi đầu tư.
Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu tư
1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào
dự án đầu tư;
b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
c) Hỗ trợ tín dụng;
d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời
theo quyết định của cơ quan nhà nước;
đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước
trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản
1 Điều này đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ
chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp
đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.
11

Điều 19. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế
1. Căn cứ quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy
hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát
triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu kinh tế.
2. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu
đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài
hàng rào khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3 . Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu
đãi và áp dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
1. Chính phủ quyết định việc áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát
triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung
tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng
trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng
tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ
đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
4. Hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 của
Luật này.
5. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp
sau đây:
a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.
6. Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng các ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư
được quy định tại Luật này và các luật khác trong trường hợp cần khuyến khích phát triển
một dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Mục 1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
12

3. Thực hiện dự án đầu tư.


4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường
đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện
thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh
nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định
của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị
pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực
hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với
nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu
tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh
là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên
50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này
thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư
thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án
đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ
chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực
hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế
phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật
này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng
đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
13

Điều 25. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản này.
2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau
đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của
công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên
góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định
tại các điểm a, b và c khoản này.
Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các
điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương
ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư
nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối
với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ
chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà
đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà
đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức
kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị
trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay
đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.
Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của
pháp luật về dân sự.
14

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc
giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo
quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao
dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các
bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử
dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với
quy định của pháp luật.
Mục 2. CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản
1 Điều này được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư
không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc
đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu
thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng
các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền
chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá
quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc
phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo
quy định của pháp luật và đất đai;
b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà
nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
15

c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
d) Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu
nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và
rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với
quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000
người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết
định.
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000
người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng
không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng
hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng,
khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có
thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường
hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng
quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất
từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên
tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số
thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di
tích quốc gia đặc biệt;
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có
hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trở lên;
16

4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư
của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu
thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường
hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người
tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới
10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích
đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án
quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực
hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có
ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án
không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu
sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty
mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu
tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn
nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa
điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện
dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi
đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu
có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu
tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
17

đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác
định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm
định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư
theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn
đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với
dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động
môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa
chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu
có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự
án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi
trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định
hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị,
chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu
đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ
phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự
án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà
đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê
đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp
ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử
dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu
có);
18

d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ
tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm
định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của
Luật này để trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ
đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu
tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất,
phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải
pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững
của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông
tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư
khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội
dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định
nhà nước.
Điều 35. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ
sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định
tại Điều 33 của Luật này.
19

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến
thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm
định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của
Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ
định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định đối với dự án đầu tư do
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Điều 36. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho cơ quan đăng ký
đầu tư.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo
kết quả cho nhà đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ
sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định
tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến
thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu
tư.
4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo
thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy
định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG
KÝ ĐẦU TƯ
Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao
gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
20

3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong
nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án
đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu
tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc
diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời
hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời
với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư
đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều
30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng
các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu
có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư.
Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều
chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với
dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn
phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi
chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
21

4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Tên dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Mã số dự án đầu tư.
4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu
tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Điều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án
thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn
thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy
định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp
việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục
chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung
mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng
so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần
đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương
đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với
chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà
đầu tư (nếu có).
4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều
chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy
định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân
sự và pháp luật về đất đai;
22

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc
cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung
mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp
thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp
thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ
trương đầu tư theo quy định tại Điều này.
6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các
điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.
7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp
thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư
trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 42. Nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương
đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách
nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu
tư.
3. Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai,
môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có
liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
(nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Điều 43. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm
thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án
đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy
định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
2. Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để
bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư. Trường hợp dự
23

án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai
đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 44. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư
thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời
hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được
bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động,
tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện
dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời
hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm
dụng tài nguyên;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho
Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 45. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc,
thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào
khai thác, vận hành.
3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ
hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực
hiện giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm
tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 46. Chuyển nhượng dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư
khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;
b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp
ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;
c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án
đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
24

d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản
trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh
nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều
chỉnh dự án đầu tư.
2. Trường hợp đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, thủ tục
chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật
này và dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục
điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, việc chuyển
nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư
sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh
doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan
đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà
đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt
động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của
dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước
quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong
trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến
quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn ngừng hoạt động của dự án
đầu tư quy định tại Điều này.
Điều 48. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh
nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
25

2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư
trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của
Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều
chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa
điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ
quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu
tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất
vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp
luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định
của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư
chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương
đầu tư.
4. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự
án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án
đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
6. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường
hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp
chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư quy định
tại Điều này.
Điều 49. Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng
BCC
1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt
Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong
hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
2. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được
mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong
phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành
lập văn phòng điều hành.
3. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều
hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
4. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:
a) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm: tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại
Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng
26

điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư
trú, số Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu
văn phòng điều hành;
b) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng
điều hành;
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;
d) Bản sao hợp đồng BCC.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ
quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà
đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.
Điều 50. Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong
hợp đồng BCC
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn
phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi
đặt văn phòng điều hành.
2. Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành bao gồm:
a) Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều
hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
c) Danh sách người lao động, quyền và lợi ích của người lao động đã được giải quyết;
d) Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế;
đ) Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;
e) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;
g) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
h) Bản sao hợp đồng BCC.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ
quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều
hành.
Chương V
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị
trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại,
nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này,
quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu
tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách
nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
27

c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia
quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng
khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1
Điều này.
Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc
tế có liên quan.
2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của
pháp luật về quản lý ngoại thương.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản.
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy
định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 55. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động
đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và
thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực
hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Mục 2. THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
RA NƯỚC NGOÀI
Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết
định.
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ
trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh,
truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
28

b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước
ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không
phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc
hội
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao
gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm
đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực
hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
d) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu
sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty
mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu
tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư
của tổ chức tín dụng được phép;
e) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư
ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp
nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài
theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54
của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng
điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm
định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
a) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 60 của
Luật này;
b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
đ) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài,
nguồn vốn;
e) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị
chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
29

d) Tài liệu khác có liên quan.


6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu
tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
d) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài,
nguồn vốn;
đ) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư;
e) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông
tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư
khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
c) Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
d) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định hồ sơ dự án đầu tư ra
nước ngoài của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Điều 58. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ
tướng Chính phủ
1. Hồ sơ dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật này.
2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định
của cơ quan nhà nước có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến
thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm
định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội
dung quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật này.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo nội dung
quy định tại khoản 8 Điều 57 của Luật này.
Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do
nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GIẤY
CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
30

Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và
đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện
hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư.
Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án
đầu tư.
Điều 61. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và
quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư
nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà
đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54
của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu
có).
3. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở
lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước
ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Điều 62. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Mã số dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
5. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện
hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
31

7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).


Điều 63. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
b) Thay đổi hình thức đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa
điểm đầu tư;
đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
67 của Luật này.
2. Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội
dung khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
d) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật
này hoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong
trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế
là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều
chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 8 Điều 57 của Luật này, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài
trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
6. Trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự
án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ
tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư ra nước ngoài.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm
quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền
quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định
đầu tư ra nước ngoài.
8. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp
thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận
điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Điều 64. Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
32

1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau
đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu
tư;
c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh
nghiệp;
d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ
đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực
hiện dự án đầu tư;
e) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước
tiếp nhận đầu tư;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
2. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước
ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu
lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
ra nước ngoài.
Mục 4. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 65. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên
quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy
định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 66. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp
ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận
hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp
phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động
đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục
vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị
đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 67. Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài
33

1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường
hợp sau đây:
a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
b) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
c) Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
theo quy định tại Điều 63 của Luật này đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo
quy định tại Điều 61 của Luật này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 68. Chuyển lợi nhuận về nước
1. Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định tại Điều 67 của Luật này, trong thời hạn 06
tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo
quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu
được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản
thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước
được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận về
nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định tại khoản 2
Điều này mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra
nước ngoài.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt
Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu
tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu
tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước
ngoài;
d) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
đ) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà
đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
e) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước
ngoài;
g) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc
gia về đầu tư;
h) Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
34

i) Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
k) Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam
và ở nước ngoài;
l) Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt
động đầu tư theo thẩm quyền;
m) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền;
n) Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về đầu tư theo phân công của Chính phủ
và Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt
Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng pháp
luật, chính sách liên quan đến đầu tư;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp
luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;
c) Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành,
nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự
án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;
đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo
quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ
của mình;
e) Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
g) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết
khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân
cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế;
h) Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà
nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
i) Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập
nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ
thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam
và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
a) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại
địa phương;
b) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương
đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức
năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư;
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa phương;
35

d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc
của nhà đầu tư;
đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư;
e) Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập
nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
g) Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.
5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ hoạt động đầu tư
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện
giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư.
3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án
đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của
dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến
độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai,
tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc
thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
c) Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa
phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp
trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về
đầu tư.
5. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có
đủ điều kiện, năng lực để đánh giá đầu tư.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 71. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
1. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư bao gồm:
a) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong nước;
36

b) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;
c) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
d) Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
đ) Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận
hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; đánh
giá việc vận hành hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở trung ương và địa
phương.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và nhà đầu tư có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp
thời, chính xác các thông tin liên quan vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Thông tin về dự án đầu tư lưu trữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có giá trị pháp
lý là thông tin gốc về dự án đầu tư.
Điều 72. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan
đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các
nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao
động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi
trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về tình hình đầu tư trên địa bàn;
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu
hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác
thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý
của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên
phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ
quan quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ
thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột
xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu
tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Điều 73. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
37

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định
của pháp luật, cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện như
sau:
a) Định kỳ hằng năm, có báo cáo tình hình quản lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
theo chức năng, nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ;
b) Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu
tư ra nước ngoài.
3. Chế độ báo cáo của nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy
định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc
thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư
hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận
đầu tư;
b) Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư
cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại
nước tiếp nhận đầu tư;
c) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị
pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo
tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế
hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu
tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại
diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ
báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo
đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản và thông
qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
5. Cơ quan và nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà
nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư.
Điều 74. Hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư
nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;
bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành,
gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.
38

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chương trình xúc tiến
đầu tư quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh; theo dõi, giám
sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư trong các lĩnh
vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
4. Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ ngân
sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 75. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự
án theo quy định của pháp luật về đầu tư.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 22 như sau:
“c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư
được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 170 như sau:
“2. Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy
định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 175 như sau:
“7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở; quy
định việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư;
quy định và công nhận việc phân hạng nhà chung cư.”;
e) Bãi bỏ khoản 3 Điều 22 và Điều 171.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 như
sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã
(sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động
sản
1. Đối với dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ
hoặc một phần dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
39

2. Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm
quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối
với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án
bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.”;
c) Bổ sung đoạn mở đầu vào trước khoản 1 Điều 51 như sau:
“Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản quy định tại khoản 2
Điều 50 của Luật này thực hiện như sau:”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số
39/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 25 như sau:
“a) Đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh
giá sơ bộ tác động môi trường để chấp thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực
hiện dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Đối với dự án đầu tư công, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để
quyết định chủ trương đầu tư; căn cứ đánh giá tác động môi trường để quyết định đầu tư đối
với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng,
nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 25 như sau:
“đ) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, cấp có
thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, trừ trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư; nhà đầu
tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13
như sau:
a) Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 13 như sau:
“5a. Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư, Thủ tướng
Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất ưu đãi giảm không quá 50% so với thuế suất ưu đãi
quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi không quá 1,5 lần so với
thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này và được kéo dài thêm không
quá 15 năm và không vượt quá thời hạn của dự án đầu tư.”;
b) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 14 như sau:
“1a. Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư, Thủ tướng
Chính phủ quyết định áp dụng miễn thuế tối đa không quá 06 năm và giảm 50% số thuế phải
nộp tối đa không quá 13 năm tiếp theo.”;
5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
a) Bãi bỏ Điều 14, Điều 15 và khoản 3 Điều 30;
b) Bỏ số “14” và dấu “,” ngay sau số “14” tại Điều 55.
40

6. Bãi bỏ Điều 10 và điểm a khoản 2 Điều 43 của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14 và
Luật số 40/2019/QH14.
Điều 76. Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, trừ quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Quy định tại khoản 3 Điều 75 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm
2020.
3. Luật Đầu tư số 67/2014/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và
Luật số 42/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ Điều 75 của
Luật Đầu tư số 67/2014/QH14.
4. Cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho bản sao
Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá
nhân khác khi thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp
trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng
ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu đến quy định về quyết định phê duyệt
dự án, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy
định về chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này.
Điều 77. Quy định chuyển tiếp
1. Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng
nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được
thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng
nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
2. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại
Luật này đối với dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp
thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô
thị và xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu
tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về
đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước
ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu
tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này và nội dung điều chỉnh
thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này thì phải thực hiện thủ tục
chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này.
4. Dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định của
pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
theo quy định của Luật này thì không phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký
41

quỹ. Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục
đích sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh
ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Luật này.
5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm
dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực
hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật
về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường thuận
lợi hơn điều kiện quy định tại Danh mục ban hành theo quy định tại Điều 9 của Luật này thì
được tiếp tục áp dụng điều kiện theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được
cấp.
7. Quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này áp dụng đối với cả các dự án đầu tư được bàn
giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và các dự án đầu tư chưa được bàn giao đất.
8. Trường hợp pháp luật quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính phải có Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng dự án đầu tư không
thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư theo
quy định của Luật này thì nhà đầu tư không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn
bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
9. Đối với địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ,
tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền được điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (đối với các khu công
nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014) để dành một phần diện tích đất phát triển
nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công
nghiệp.
Phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động
làm việc trong khu công nghiệp sau khi điều chỉnh quy hoạch phải nằm ngoài phạm vi ranh
giới địa lý của khu công nghiệp và bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định
của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Việc chuyển tiếp đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài tại Giấy phép, Giấy chứng
nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì hết hiệu lực;
b) Nhà đầu tư được cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành, nghề đầu tư ra
nước ngoài có điều kiện theo quy định của Luật này thì được tiếp tục thực hiện theo Giấy
phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
đã được cấp.
11. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải
quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số
04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 thì tiếp tục áp dụng theo
quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và
Luật số 42/2019/QH14.
12. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
42

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.
 
  CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân


 
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14)
Phụ lục I
CÁC CHẤT MA TÚY CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH
A. Các chất và muối, đồng phân, ester, ether và muối của các đồng phân, ester, ether có
thể tồn tại của các chất này
STT Tên chất Tên khoa học Mã thông tin
CAS
1 Acetorphine 3-O-acetyltetrahydro - 7 - α - (1 - hydroxyl25333-77-1
- 1 - methylbutyl) - 6, 14 - endoetheno -
oripavine
2 Acetyl-alpha- N- [1 - (α - methylphenethyl) - 4 -101860-00-8
methylfenanyl piperidyl] acetanilide
3 Alphacetylmethadol α - 3 - acetoxy - 6 - dimethylamino - 4,4 - 17199-58-5
diphenylheptane
4 Alpha-methylfentanyl N- [1 - ( α - methylphenethyl) - 4 -79704-88-4
peperidyl] propionanilide
5 Beta-hydroxyfentanyl N- [1- (β - hydroxyphenethyl) - 4 -78995-10-5
peperidyl] propionanilide
6 Beta-hydroxymethyl-3- N- [1 - (β - hydroxyphenethyl) - 3 - methyl 78995-14-9
fentanyl - 4 - piperidyl] propinonanilide
7 Desomorphine Dihydrodeoxymorphine 427-00-9
8 Etorphine Tetrahydro - 7α - (1 - hydroxy - 1 -14521-96-1
methylbutyl) - 6,14 - endoetheno -
oripavine
9 Heroine Diacetylmorphine 561-27-3
10 Ketobemidone 4 - meta - hydroxyphenyl - 1 - methyl - 4 -469-79-4
propionylpiperidine
11 3-methylfentanyl N- (3 - methyl - 1 - phenethyl - 4 -42045-86-3
piperidyl) propionanilide
12 3 -methylthiofentanyl N- [3 - methyl -1 [2 - (2 - thienyl) ethyl] - 86052-04-2
4 - piperidyl] propionanilide
13 Morphine methobromide(5α,6α) - 17 - Methyl - 7,8 - didehydro -125-23-5
43

và các chất dẫn xuất của4,5 - epoxymorphinan - 3,6 - diol -


Morphine Nitơ hóa trị Vbromomethane (1:1)
khác
14 Para-fluorofentanyl 4’ - fluoro - N - (1 - phenethyl - 4 - 90736-23-5
piperidyl) propionanilide
15 PEPAP 1 - phenethyl - 4 - phenyl - 4 - piperidinol 64-52-8
acetate
16 Thiofentanyl N - (1 [2- (2 - thienyl) ethyl] - 4 - 1165-22-6
piperidyl] - 4 - propionanilide
B. Các chất và muối, đồng phân có thể tồn tại của các chất này
STT Tên chất Tên khoa học Mã thông tin
CAS
17 Brolamphetamine (DOB) 2,5 - dimethoxy - 4 - bromoamphetamine 64638-07-9
18 Cathinone (-) - α - aminopropiophenone 71031-15-7
19 DET N, N - diethyltryptamine 7558-72-7
20 Delta-9- (6aR, 10aR) - 6a, 7, 8, 10a - tetrahydro -1972-08-3
tetrahydrocanabinol 6,6,9 - trimethyl - 3 - pentyl - 6H - dibenzo
[b,d] pyran - 1 - ol
21 DMA (±) - 2,5 - dimethoxy - α -2801-68-5
methylphenylethylamine
22 DMHP 3 - (1,2 - dimethylheptyl) - 1 - hydroxy - 7, 32904-22-6
8, 9, 10 - tetrahydro - 6,6,9 - trimethyl -
6H- dibenzo [b,d] pyran
23 DMT N, N - dimethyltryptamine 61-50-7
24 DOET (±) - 4 - ethyl - 2,5 - dimethoxy - α -22004-32-6
phenethylamine
25 Eticyclidine N- ethyl - 1 - phenylcylohexylamine 2201-15-2
26 Etryptamine 3 - (2 - aminobuty) indole 2235-90-7
27 MDMA (±) - N - α - dimethyl - 3,4 -42542-10-9
(methylenedioxy) phenethylamine
28 Mescalin 3,4,5 - trimethoxyphenethylamine 54-04-6
29 Methcathinone 2 - (methylamino) - 1 - phenylpropan - 1 - 5650-44-2
one
30 4-methylaminorex (±) - cis - 2 - amino - 4 - methyl - 5 - 3568-94-3
phenyl - 2 - oxazoline
31 MMDA (±) - 5 - methoxy - 3,4 - methylenedioxy - 13674-05-0
α - methylphenylethylamine
32 (+)-Lysergide (LSD) 9,10 - didehydro - N, N - diethyl - 6 -50-37-3
methylergoline - 8β carboxamide
33 N-hydroxy MDA(±) - N - hydroxy - [α - methyl - 3,4 -74698-47-8
(MDOH) (methylenedyoxy) phenethyl]
hydroxylamine
44

34 N-ethyl MDA (±) N - ethyl - methyl - 3,4 -82801-81-8


(methylenedioxy) phenethylamine
35 Parahexyl 3 - hexyl - 7, 8, 9, 10 - tetrahydro - 6, 6, 9 - 117-51-1
trimethyl - 6H - dibenzo [b,d] pyran - 1 - ol
36 PMA p - methoxy - α - methylphenethylamine 64-13-1
37 Psilocine, Psilotsin 3 - [2 - (dimetylamino) ethyl] indol - 4 - ol 520-53-6
38 Psilocybine 3 - [2 - dimetylaminoethyl] indol - 4 - yl 520-52-5
dihydrogen phosphate
39 Rolicyclidine 1 - (1 - phenylcyclohexy) pyrrolidine 2201-39-0
40 STP, DOM 2,5 - dimethoxy - 4,α -15588-95-1
dimethylphenethylamine
41 Tenamfetamine (MDA) α - methyl - 3,4 - (methylendioxy) 4764-17-4
phenethylamine
42 Tenocyclidine (TCP) 1 - [1 - (2 - thienyl) cyclohexyl] piperidine 21500-98-1
43 TMA (+) - 3,4,5 - trimethoxy - α -1082-88-8
methylphenylethylamine
C. Các chất và muối có thể tồn tại của các chất này
STT Tên chất Tên khoa học Mã thông tin
CAS
44 MPPP 1 - methyl - 4 - phenyl - 4 - piperidinol 13147-09-6
propionate (ester)
D. Các chất sau
STT Tên chất Tên khoa học Mã thông tin
CAS
45 Cần sa và các chế phẩm từ  8063-14-7
cần sa
46 Lá Khat Lá cây Catha edulis  
47 Thuốc phiện và các chế   
phẩm từ thuốc phiện (trừ
trường hợp ethyl este của
acid béo iod hóa trong dầu
hạt thuốc phiện mà không
còn chứa chất ma túy từ
thuốc phiện)
 
Phụ lục II
DANH MỤC HÓA CHẤT, KHOÁNG VẬT CẤM
STT Tên hóa chất theo tiếngTên hóa chất theo tiếng Anh Mã HS Mã số CAS
Việt
1 Các hợp chất O-AlkylO-Alkyl (<=C10, incl.2931.00  
(<C10, gồm cả cycloalkyl)cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-
alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr or i-Pr)-
45

Pr)- phosphonofloridat phosphonofluoridates


  Ví dụ: Example:    
  • Sarin: O-Isopropylmetyl• Sarin: O-Isopropyl2931.9080 107-44-8
phosphonofloridat methylphosphonofluoridate
  • Soman: O-Pinacolyl• Soman: O-Pinacolyl2931.9080 96-64-0
metylphosphonofloridat metylphosphonofloridat
2 Các hợp chất O-AlkylO-Alkyl (<=C10, incl.2931.00  
(<C10, gồm cả cycloalkyl)cycloalkyl) N,N-dialkyl (Me,
N,N- dialkyl(Me, Et, n-PrEt, n-Pr or i-Pr)
hoặc i-Pr)-phosphoramidocyanidates
phosphoramidocyanidat
  Ví dụ: Example:    
  Tabun:O-Ethyl N,N-dimetylTabun:O-Ethyl N,N-dimethyl2931.9080 77-81-6
phosphoramidocyanidat phosphoramidocyanidate
3 Các hợp chất O-Alkyl (HO-Alkyl (H or <=C10, incl.2930.90  
hoặc <C10, gồm cảcycloalkyl) S-2-dialkyl (Me,
cycloalkyl) S-2- dialkyl (Me,Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl
Et, n-Pr hoặc i-Pr)-alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)
aminoetyl alkyl (Me, Et, n-phosphonothiolates and
Pr hoặc i-Pr)corresponding alkylated or
phosphonothiolat và cácprotonated salts
muối alkyl hóa hoặc proton
hóa tương ứng
  Ví dụ: Example:    
  O-Etyl S-2-O-Ethyl S-2-2930.9099 50782-69-9
diisopropylaminoetyl metyldiisopropylaminoethyl methyl
phosphonothiolat phosphonothiolate
4 Các chất khí gây bỏng chứaSulfur mustards:    
Lưu huỳnh:
  • 2-• 2-Chloroethyl2930.9099 2625-76-5
Cloroetylchlorometylsulfit chloromethylsulfide
  • Khí gây bỏng: Bis (2-• Mustard gas: Bis(2-2930.9099 505-60-2
cloroetyl) sulfit chloroethyl) sulfide
  • Bis (2-cloroetylthio) metan • Bis(2-chloroethylthio)2930.9099 63869-13-6
methane
  • Sesquimustard: 1,2-Bis (2-• Sesquimustard: 1,2- Bis(2-2930.9099 3563-36-8
cloroetylthio) etan chloroethylthio)ethane
  • 1,3-Bis(2- cloroetylthio) -• 1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-2930.9099 63905-10-2
n-propan propane
  • 1,4-Bis (2- cloroetylthio) -• 1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-2930.9099 142868-93-7
n-butan butane
  • 1,5-Bis (2- cloroetylthio) -• 1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-2930.9099 142868-94-8
46

n-pentan pentane
  • Bis (2-cloroetylthiometyl)• Bis(2-2930.9099 63918-90-1
ete chloroethylthiomethyl)ether
  • Khí gây bỏng chứa Lưu• O-Mustard: Bis(2-2930.9099 63918-89-8
huỳnh và Oxy: Bis (2-chloroethylthioethyl) ether
cloroetylthioetyl) ete
5 Các hợp chất Lewisit: Lewisites:    
  • Lewisit 1: 2-• Lewisite 1: 2-2931.9080 541-25-3
Clorovinyldicloroarsin Chlorovinyldichloroarsine
  • Lewisit 2: Bis (2-• Lewisite 2: Bis(2-2931.9080 40334-69-8
chlorovinyl) cloroarsin chlorovinyl)chloroarsine
  • Lewisit 3: Tris (2-• Lewisite 3: Tris(2-2931.9080 40334-70-1
chlorovinyl) arsin chlorovinyl)arsine
6 Hơi cay Nitơ: Nitrogen mustards:    
  • HN1: Bis (2-chloroethyl)• HN1: Bis(2-2921.1999 538-07-8
etylamin chloroethyl)ethylamine
  • HN2: Bis(2-chloroetyl)• HN2: Bis(2-chloroethyl)2921.1999 51-75-2
metylamin methylamine
  • HN3: Tris(2-• HN3: Tris(2-2921.1999 555-77-1
cloroetyl)amin chloroethyl)amine
7 Saxitoxin Saxitoxin 3002.90 35523-89-8
8 Ricin Ricin 3002.90 9009-86-3
9 Các hợp chất Alkyl (Me, Et,Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)   
n-Pr or i-Pr)phosphonyldifluorides
phosphonyldiflorit
  Ví dụ: Example:    
  DF: DF: 2931.9020 676-99-3
Metylphosphonyldiflorit Mefhylphosphonyldifluoride
10 Các hợp chất O-Alkyl (HO-Alkyl (H or <=C10, incl.2931.00  
hoặc <C10, gồm cảcycloalkyl) O-2-dalkyl (Me,
cycloalkyl) O-2- dialkyl(Me,Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl
Et, n-Pr hoặc i-Pr)-alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)
aminoetyl alkyl(Me, Et, n-Prphosphonites and
hoặc i-Pr) phosphonit và cáccorresponding alkylated or
muối alkyl hóa hoặc protonprotonated salts
hóa tương ứng
  Ví dụ: Example:    
  QL: O-Ethyl O-2-QL: O-Ethyl O-2-2931.9080 57856-11-8
diisopropylaminoetyl diisopropylaminoethyl
metylphosphonit methylphosphonite
11 Chlorosarin: O-IsopropylChlorosarin: O-Isopropyl2931.9080 1445-76-7
metylphosphonocloridat methylphosphonochloridate
47

12 Chlorosoman: O-PinacolylChlorosoman: O-Pinacolyl2931.9080 7040-57-5


metylphosphonocloridat methylphosphonochloridate
13 Axit dodecyl benzenDodecyl benzene sulfonic acid29041000 27176-87-0
sunfonic (DBSA) (DBSA)
14 Amiăng crocidolit Asbestos crocidolite 2524.10.0012001-28-4
15 Amiăng amosit Asbestos amosite 2524.90.0012172-73-5
16 Amiăng anthophyllit Asbestos anthophyllite 2524.90.0017068-78-9
77536-67-5
17 Amiăng actinolit Asbestos actinolite 2524.90.00 77536-66-4
18 Amiăng tremolit Asbestos tremolite 2524.90.00 77536-68-6
 
Phụ lục III
DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG, THỦY SẢN NGUY CẤP,
QUÝ, HIẾM NHÓM I
DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
IA
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
  LỚP THÔNG PINOSIDA
  Họ Hoàng đàn Cupressaceae
1 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis
2 Bách đài loan Taiwania cryptomerioides
3 Hoàng đàn hữu liên Cupressus tonkinensis
4 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii
5 Thông nước Glyptostrobus pensilis
  Họ Thông Pinaceae
6 Du sam đá vôi Keteleeria davidiana
7 Vân sam fan si pang Abies delavayi subsp. fansipanensis
  Họ Hoàng liên gai Berberidaceae
Các loài Hoàng liên gai thuộc chi
8 Berberis spp.
Berberis
  Họ Mao lương Ranunculaceae
9 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta
10 Hoàng liên bắc Coptis chinensis
  Họ Ngũ gia bì Araliaceae
11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidus
12 Tam thất hoang Panax stipuleanatus
  LỚP HÀNH LILIOPSIDA
  Họ lan Orchidaceae
13 Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus
14 Lan kim tuyến Anoectochilus acalcaratus
15 Lan kim tuyến Anoectochilus calcareus
16 Lan hài bóng Paphiopedilum vietnamense
48

17 Lan hài vàng Paphiopedilum villosum


18 Lan hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum
19 Lan hài chai Paphiopedilum callosum
20 Lan hài râu Paphiopedilum dianthum
21 Lan hài hê len Paphiopedilum helenae
22 Lan hài henry Paphiopedilum henryanum
23 Lan hài xanh Paphiopedilum malipoense
24 Lan hài chân tím Paphiopedilum tranlienianum
25 Lan hài lông Paphiopedilum hirsutissimum
26 Lan hài hằng Paphiopedilum hangianum
27 Lan hài đỏ Paphiopedilum delenatii
28 Lan hài trân châu Paphiopedilum emersonii
29 Lan hài hồng Paphiopedilum micranthum
30 Lan hài xuân cảnh Paphiopedilum canhii
31 Lan hài tía Paphiopedilum purpuratum
32 Lan hài trần tuấn Paphiopedilum trantuanhii
33 Lan hài đốm Paphiopedilum concolor
34 Lan hài tam đảo Paphiopedilum gratrixianum
  LỚP NGỌC LAN MAGNOLIOPSIDA
  Họ Dầu Dipterocarpaceae
35 Chai lá cong Shorea falcata
36 Kiền kiền phú quốc Hopea pierrei
37 Sao hình tim Hopea cordata
38 Sao mạng cà ná Hopea reticulata
  Họ Ngũ gia bì Araliaceae
39 Sâm ngọc linh Panax vietnamensis
IB
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
  LỚP THÚ MAMMALIA
  BỘ LINH TRƯỞNG PRIMATES
1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis
2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus
3 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes
4 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus
5 Chà vá chân xám Pygathrix cinerea
6 Voọc bạc đông dương Trachypithecus germaini
7 Voọc bạc trường sơn Trachypithecus margarita
8 Voọc cát bà Trachypithecus poliocephalus
9 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi
10 Voọc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis
49

11 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri


12 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus
13 Voọc xám Trachypithecus crepusculus
14 Vượn cao vít Nomascus nasutus
15 Vượn đen tuyền Nomascus concolor
16 Vượn má hung Nomascus gabriellae
17 Vượn má trắng Nomascus leucogenys
18 Vượn má vàng trung bộ Nomascus annamensis
19 Vượn siki Nomascus siki
  BỘ THÚ ĂN THỊT CARNIVORA
20 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus
21 Gấu chó Helarctos malayanus
22 Gấu ngựa Ursus thibetanus
23 Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata
24 Rái cá thường Lutra lutra
25 Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus
26 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana
27 Cầy mực Arctictis binturong
28 Cầy gấm Prionodon pardicolor
29 Báo gấm Neofelis nebulosa
30 Báo hoa mai Panthera pardus
31 Beo lửa Catopuma temminckii
32 Hổ đông dương Panthera tigris corbetti
33 Mèo cá Prionailurus viverrinus
34 Mèo gấm Pardofelis marmorata
  BỘ CÓ VÒI PROBOSCIDEA
35 Voi châu á Elephas maximus
  BỘ MÓNG GUỐC LẺ PERISSODACTYLA
36 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus
  BỘ MÓNG GUỐC CHẴN ARTIODACTYLA
37 Bò rừng Bos javanicus
38 Bò tót Bos gaurus
39 Hươu vàng Axis porcinus annamiticus
40 Hươu xạ Moschus berezovskii
41 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
42 Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis
43 Nai cà tong Rucervus eldii
44 Sao la Pseudoryx nghetinhensis
45 Sơn dương Naemorhedus milneedwardsii
  BỘ TÊ TÊ PHOLIDOTA
46 Tê tê java Manis javanica
50

47 Tê tê vàng Manis pentadactyla


  BỘ THỎ RỪNG LAGOMORPHA
48 Thỏ vằn Nesolagus timminsi
  LỚP CHIM AVES
  BỘ BỒ NÔNG PELECANIFORMES
49 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis
50 Cò thìa Platalea minor
51 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni
52 Quắm lớn (Cò quắm lớn) Thaumatibis gigantea
53 Vạc hoa Gorsachius magnificus
  BỘ CỔ RẮN SULIFORMES
54 Cổ rắn Anhinga melanogaster
  BỘ BỒ NÔNG PELECANIFORMES
55 Cò trắng trung quốc Egretta eulophotes
  BỘ HẠC CICONIFORMES
56 Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus
57 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus
58 Hac xám Mycteria cinerea
  BỘ ƯNG ACCIPITRIFORMES
59 Đại bàng đầu nâu Aquila heliaca
60 Kền kền ấn độ Gyps indicus
61 Kền kền ben gan Gyps bengalensis
  BỘ CẮT FALCONIFORMES
62 Cắt lớn Falco peregrinus
  BỘ CHOẮT CHARADRIIFORMES
63 Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer
  BỘ NGỖNG ANSERIFORMES
64 Ngan cánh trắng Asarcornis scutulata
  BỘ GÀ GALLIFORMES
65 Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi
66 Gà lôi tía Tragopan temminckii
67 Gà lôi trắng Lophura nycthemera
68 Gà so cổ hung Arborophila davidi
69 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini
70 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum
71 Trĩ sao Rheinardia ocellata
  BỘ SẾU GRUIFORMES
72 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone
  BỘ Ô TÁC OTIDIFORMES
73 Ô tác Honbaropsis bengalensis
  BỘ BỒ CÂU COLUMBIFORMES
51

74 Bồ câu ni cô ba Caloenas nicobarica


  BỘ HỒNG HOÀNG Bucerotiformes
75 Hồng hoàng Buceros bicornis
76 Niệc cổ hung Aceros nipalensis
77 Niệc mỏ vằn Rhyticeros undulatus
78 Niệc nâu Anorrhinus austeni
  BỘ SẺ PASSERRIFORMES
79 Khướu ngọc linh Trochalopteron ngoclinhense
  LỚP BÒ SÁT REPTILIA
  BỘ CÓ VẢY SQUAMATA
80 Tắc kè đuôi vàng Cnemaspis psychedelica
81 Thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus
82 Kỳ đà vân Varanus nebulosus (Varanus bengalensis)
83 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah
  BỘ RÙA TESTUDINES
84 Rùa ba-ta-gua miền nam Batagur affinis
Rùa hộp trán vàng miền trung (Cuora
85 Cuora bourreti
bourreti)
Rùa hộp trán vàng miền nam (Cuora
86 Cuora picturata
picturata)
87 Rùa hộp trán vàng miền bắc Cuora galbinifrons
88 Rùa trung bộ Mauremys annamensis
89 Rùa đầu to Platysternon megacephalum
90 Giải sin-hoe Rafetus swinhoei
91 Giải Pelochelys cantorii
  BỘ CÁ SẤU CROCODILIA
92 Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà) Crocodylus porosus
93 Cá sấu nước ngọt (Cá sấu xiêm) Crocodylus siamensis
 
DANH MỤC LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
NHÓM I
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
I LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ MAMMALIAS
Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng
1 Delphinidae
trung hoa - Sousa chinensis)
2 Họ cá heo chuột (tất cả các loài) Phocoenidae
3 Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài) Platanistidae
4 Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài) Balaenopteridae
5 Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài) Ziphiidae
6 Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài) Physeteridae
II LỚP CÁ XƯƠNG OSTEICHTHYES
52

7 Cá chình mun Anguilla bicolor


8 Cá chình nhật Anguilla japonica
9 Cá cháy bắc Tenualosareevesii
10 Cá mòi đường Albulavulpes
11 Cá đé Ilishaelongata
12 Cá thát lát khổng lồ Chitalalopis
13 Cá anh vũ Semilabeo obscurus
14 Cá chép gốc Procyprismerus
15 Cá hô Catlocarpiosiamensis
16 Cá học trò Balantiocheilosambusticauda
17 Cá lợ thân cao (Cá lợ) Cyprinus hyperdorsalis
18 Cá lợ thân thấp Cyprinus muititaeniata
19 Cá măng giả Luciocyprinuslangsoni
20 Cá may Gyrinocheilusaymonieri
21 Cá mè huế Chanodichthysflavpinnis
22 Cá mom (Cá rồng) Scleropagesformosus
23 Cá pạo (Cá mị) Sinilabeograffeuilli
24 Cá rai Neolisochilusbenasi
25 Cá trốc Acrossocheilusannamensis
26 Cá trữ Cyprinus dai
27 Cá thơm Plecoglossusaltivelis
28 Cá niết cúc phương Pterocryptiscucphuongensis
29 Cá tra đầu Pangasianodongigas
30 Cá chen bầu Ompokbimaculatus
31 Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei
32 Cá sơn đài Ompokmiostoma
33 Cá bám đá Gyrinocheiluspennocki
34 Cá trê tối Clariasmeladerma
35 Cá trê trắng Clariasbatrachus
36 Cá trèo đồi Chana asiatica
37 Cá bàng chài vân sóng Cheilinusundulatus
38 Cá dao cạo Solenostomus paradoxus
39 Cá dây lưng gù Cyttopsiscypho
40 Cá kèn trung quốc Aulostomuschinensis
41 Cá mặt quỷ Scorpaenopsisdiabolus
42 Cá mặt trăng Molamola
43 Cá mặt trăng đuôi nhọn Masturuslanceolatus
44 Cá nòng nọc nhật bản Ateleopus japonicus
45 Cá ngựa nhật Hippocampus japonicus
46 Cá đường (Cá sủ giấy) Otolithoidesbiauratus
47 Cá kẽm chấm vàng Plectorhynchusflavomaculatus
53

48 Cá kẽm mép vẩy đen Plectorhynchusgibbosus


49 Cá song vân giun Epinephelusundulatostriatus
50 Cá mó đầu u Bolbometoponmuricatum
51 Cá mú dẹt Cromileptesaltivelis
52 Cá mú chấm bé Plectropomusleopardus
53 Cá mú sọc trắng Anyperodonleucogrammicus
54 Cá hoàng đế Pomacanthus imperator
III LỚP CÁ SỤN CHONDRICHTHYES
55 Các loài cá đuối nạng Mobula sp.
56 Các loài cá đuối ó mặt quỷ Manta sp.
57 Cá đuối quạt Okamejeikenojei
58 Cá giống mõm tròn Rhinaancylostoma
59 Cá mập đầu bạc Carcharhinus albimarginatus
60 Cá mập đầu búa hình vỏ sò Sphyrna lewini
61 Cá mập đầu búa lớn Sphyrna mokarran
62 Cá mập đầu búa trơn Sphyrna zygaena
63 Cá mập đầu vây trắng Carcharhinus longimanus
64 Cá mập đốm đen đỉnh đuôi Carcharhinus melanopterus
65 Cá mập hiền Carcharhinus amblyrhynchoides
66 Cá mập lơ cát Carcharhinus leucas
67 Cá mập lụa Carcharhinus falciformis
68 Cá mập trắng lớn Carcharodon carcharias
69 Cá nhám lông nhung Cephaloscyllium umbratile
70 Cá nhám nâu Etmopterus lucifer
71 Cá nhám nhu mì Stegostomafasciatum
72 Cá nhám rang Rhinzoprionodonacutus
73 Cá nhám thu Lamna nasus
74 Cá nhám thu/cá mập sâu Pseudocarchariaskamoharai
75 Cá nhám voi Rhincodon typus
76 Các loài cá đao Pristidae spp.
77 Các loài cá mập đuôi dài Alopias spp.
IV LỚP HAI MẢNH VỎ BIVALVIA
78 Trai bầu dục cánh cung Margaritanopsislaosensis
79 Trai cóc dày Gibbosulacrassa
80 Trai cóc hình lá Lamprotulablaisei
81 Trai cóc nhẵn Cuneopsisdemangei
82 Trai cóc vuông Protuniomessageri
83 Trai mẫu sơn Contradensfultoni
84 Trai sông bằng Pseudobaphiabanggiangensis
V LỚP CHÂN BỤNG GASTROPODA
85 Các loài trai tai tượng Tridacna spp.
54

86 Họ ốc anh vũ (tất cả các loài) Nautilidae


87 Ốc đụn cái Tectusniloticus
88 Ốc đụn đực Tectuspyramis
89 Ốc mút vệt nâu Cremnoconchusmessageri
90 Ốc sứ mắt trĩ Cypraeaargus
91 Ốc tù và Charoniatritonis
92 Ốc xà cừ Turbo marmoratus
VI LỚP SAN HÔ ANTHOZOA
93 Bộ san hô đá (tất cả các loài) Scleractinia
94 Bộ san hô cứng (tất cả các loài) Stolonifera
95 Bộ san hô đen (tất cả các loài) Antipatharia
96 Bộ san hô sừng (tất cả các loài) Gorgonacea
97 Bộ san hô xanh (tất cả các loài) Helioporacea
VII NGÀNH DA GAI ECHINODERMATA
98 Cầu gai đá Heterocentrotusmammillatus
99 Hải sâm hổ phách Thelenotaanax
100 Hải sâm lựu Thelenotaananas
101 Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa) Actinopygamauritiana
102 Hải sâm trắng (Hải sâm cát) Holothuria (Metriatyla) scabra
103 Hải sâm vú Microthelenobilis
VIII GIỚI THỰC VẬT PLANTAE
104 Cỏ nàn Halophila beccarii
105 Cỏ xoan đơn Halophila decipiens
106 Cỏ lăn biển Syringodiumizoetifolium
107 Rong bắp sú Kappaphycus striatum
108 Rong bong bóng đỏ Scinaiaboergesenii
109 Rong câu chân vịt Hydropuntiaeucheumoides
110 Rong câu cong Gracilariaarcuata
111 Rong câu dẹp Gracilariatextorii
112 Rong câu đỏ Gracilaria rubra
113 Rong câu gậy Gracilariablodgettii
114 Rong chân vịt nhăn Cryptonemiaundulata
115 Rong đông gai dày Hypneaboergesenii
116 Rong đông sao Hypneacornuta
117 Rong hồng mạc nhăn Halymeniadilatata
118 Rong hồng mạc trơn Halymeniamaculata
119 Rong hồng vân Betaphycusgelatinum
120 Rong hồng vân thỏi Eucheuma arnoldii
121 Rong kỳ lân Kappaphycuscottonii
122 Rong mơ Sargassum quinhonensis
123 Rong mơ mềm Sargassum tenerrimum
55

124 Rong nhớt Helminthodadiaaustralis


125 Rong sụn gai Eucheuma denticulatum
126 Rong tóc tiên Bangiafuscopurpurea
 
Phụ lục IV
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
STT NGÀNH, NGHỀ
1 Sản xuất con dấu
2 Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
3 Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
4 Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
5 Kinh doanh súng bắn sơn
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang
thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ
phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo
chúng
7 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
8 Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
9 Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
10 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
11 Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
12 Hành nghề luật sư
13 Hành nghề công chứng
14 Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ
vật, di vật, bản quyền tác giả
15 Hành nghề đấu giá tài sản
16 Hành nghề thừa phát lại
17 Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải
quyết phá sản
18 Kinh doanh dịch vụ kế toán
19 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
20 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
21 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
22 Kinh doanh hàng miễn thuế
23 Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
24 Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
25 Kinh doanh chứng khoán
26 Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Tổng
công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng
khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác
27 Kinh doanh bảo hiểm
28 Kinh doanh tái bảo hiểm
56

29 Môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm
30 Đại lý bảo hiểm
31 Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
32 Kinh doanh xổ số
33 Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
34 Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
35 Kinh doanh ca-si-nô (casino)
36 Kinh doanh đặt cược
37 Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
38 Kinh doanh xăng dầu
39 Kinh doanh khí
40 Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
41 Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
42 Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
43 Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
44 Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
45 Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước quốc tế về cấm phát triển,
sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
46 Kinh doanh rượu
47 Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên
ngành thuốc lá
48 Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương
49 Hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa
50 Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành
điện lực
51 Xuất khẩu gạo
52 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
53 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
54 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng
55 Kinh doanh khoáng sản
56 Kinh doanh tiền chất công nghiệp
57 Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua
bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam
58 Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
59 Hoạt động thương mại điện tử
60 Hoạt động dầu khí
61 Kiểm toán năng lượng
62 Hoạt động giáo dục nghề nghiệp
63 Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
64 Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề
57

65 Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động


66 Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
67 Kinh doanh dịch vụ việc làm
68 Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
69 Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện thuốc lá, điều trị
HIV/AIDS, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em
70 Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động
71 Kinh doanh vận tải đường bộ
72 Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
73 Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô
74 Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
75 Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô
76 Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông
77 Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe
78 Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
79 Kinh doanh vận tải đường thủy
80 Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa
81 Kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa
82 Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền
viên hàng hải
83 Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
84 Kinh doanh vận tải biển
85 Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
86 Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
87 Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
88 Kinh doanh khai thác cảng biển
89 Kinh doanh vận tải hàng không
90 Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu
bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam
91 Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
92 Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
93 Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
94 Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
95 Kinh doanh vận tải đường sắt
96 Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
97 Kinh doanh đường sắt đô thị
98 Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
99 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm
100 Kinh doanh vận tải đường ống
101 Kinh doanh bất động sản
102 Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt)
58

103 Kinh doanh dịch vụ kiến trúc


104 Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
105 Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng
106 Kinh doanh dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
107 Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
108 Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
109 Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài
110 Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
111 Kinh doanh dịch vụ kiểm định xây dựng
112 Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
113 Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
114 Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng
115 Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
116 Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine
117 Kinh doanh dịch vụ bưu chính
118 Kinh doanh dịch vụ viễn thông
119 Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
120 Hoạt động của nhà xuất bản
121 Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì
122 Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
123 Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
124 Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet
125 Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
126 Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
127 Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử
dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu
cho đối tác nước ngoài
128 Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
129 Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền
130 Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu
131 Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử
132 Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
133 Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu
134 Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
135 Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
136 Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
137 Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
138 Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
139 Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục
nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
140 Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
59

141 Hoạt động của trường chuyên biệt


142 Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
143 Kiểm định chất lượng giáo dục
144 Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
145 Khai thác thủy sản
146 Kinh doanh thủy sản
147 Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
148 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
149 Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong
nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
150 Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá
151 Đăng kiểm tàu cá
152 Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
153 Nuôi, trồng các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước
CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
154 Nuôi động vật rừng thông thường
155 Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự
nhiên của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật
rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
156 Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng
cấy nhân tạo của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực
vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
157 Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài
thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật
rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
158 Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
159 Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
160 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
161 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật
162 Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong
thú y
163 Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y
164 Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật
165 Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe động vật
166 Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y,
thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú
y, thú y thủy sản)
167 Kinh doanh chăn nuôi trang trại
168 Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
169 Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
60

170 Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
171 Kinh doanh phân bón
172 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón
173 Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi
174 Kinh doanh giống thủy sản
175 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, giống vật nuôi
176 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
177 Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
178 Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
179 Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
180 Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
181 Kinh doanh dược
182 Sản xuất mỹ phẩm
183 Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia
dụng y tế
184 Kinh doanh trang thiết bị y tế
185 Kinh doanh dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ (bao gồm giám định về quyền tác giả
và quyền liên quan, giám định sở hữu công nghiệp và giám định về quyền đối với
giống cây trồng)
186 Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ
187 Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
188 Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
189 Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo
lường
190 Kinh doanh dịch vụ đánh giá, thẩm định giá và giám định công nghệ
191 Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm dịch vụ đại diện sở hữu
công nghiệp và dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng)
192 Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim
193 Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật
194 Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
195 Kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke), vũ trường
196 Kinh doanh dịch vụ lữ hành
197 Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên
nghiệp
198 Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp,
người mẫu
199 Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
200 Kinh doanh dịch vụ lưu trú
201 Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
202 Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị,
61

tổ chức chính trị - xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên
ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
203 Kinh doanh dịch vụ bảo tàng
204 Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho
người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)
205 Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai
206 Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
207 Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần
mềm của hệ thống thông tin đất đai
208 Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
209 Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất
210 Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ
211 Kinh doanh dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
212 Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất
213 Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước
214 Kinh doanh dịch vụ điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên
nước
215 Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
216 Khai thác khoáng sản
217 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
218 Nhập khẩu phế liệu
219 Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường
220 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
221 Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
222 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài
chính vi mô
223 Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài
khoản thanh toán của khách hàng
224 Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
225 Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức không phải là tổ chức
tín dụng
226 Kinh doanh vàng
227 Hoạt động in, đúc tiền
 
62

2. Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)


QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 64/2020/QH14 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020
 
LUẬT
ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý nhà nước,
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu
tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với các bên trong hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ
quan quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo
phương thức đối tác công tư.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự
cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây
gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết,
tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
3. Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ
hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu
của nhà đầu tư.
4. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc doanh nghiệp dự án PPP thực hiện một trong các biện
pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện
hợp đồng của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
5. Bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP vay vốn để thực
hiện hợp đồng dự án PPP.
6. Bên mời thầu là đơn vị có chuyên môn và năng lực được cơ quan có thẩm quyền giao
nhiệm vụ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
7. Danh sách ngắn là danh sách nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với hình thức đấu thầu rộng rãi
có sơ tuyển hoặc danh sách nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh.
8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất
để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP.
63

9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở
hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là
đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có
thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng
dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
11. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có
liên quan.
12. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu
cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.
13. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu
của hồ sơ mời thầu.
14. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà
đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách ngắn.
15. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng để lụa chọn nhà đầu tư, bao gồm các yêu cầu
để thực hiện dự án làm căn cứ để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ
chức đánh giá hồ sơ dự thầu và đàm phán hợp đồng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư đáp ứng
yêu cầu thực hiện dự án.
16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp
đồng sau đây:
a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi
là hợp đồng BOT);
b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi
là hợp đồng BTO);
e) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp
đồng BOO);
d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);
đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là
hợp đồng BTL);
e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là
hợp đồng BLT);
g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.
17. Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải
pháp khả thi để thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.
64

18. Nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập
theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư
theo phương thức PPP.
19. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để chi
đầu tư, chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
Điều 4. Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Giao thông vận tải;
b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền
theo quy định của Luật Điện lực;
c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
d) Y tế; giáo dục - đào tạo;
đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ
khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì
không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1
Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp
dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ
quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư tại khoản 1 và quy mô tổng mức đầu tư tối
thiểu đối với từng lĩnh vực tại khoản 2 Điều này.
Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
1. Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính
trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng
Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán
ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác).
2. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng theo quy định tại
khoản 4 Điều này.
65

3. Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định tại
khoản 1 Điều này hoặc trong trường hợp thay đổi cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này
báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết
hợp đồng dự án PPP thuộc thẩm quyền của mình.
Điều 6. Hội đồng thẩm định dự án PPP
1. Hội đồng thẩm định dự án PPP bao gồm:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Hội đồng thẩm định liên ngành thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương
đầu tư;
c) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung
ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trừ trường
hợp nhiệm vụ thẩm định được giao cho đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quy định tại
khoản 3 Điều này.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án PPP quy định tại
điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Căn cứ quy mô, tính chất dự án, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan
khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc giao
một đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
4. Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định được thuê
tư vấn hỗ trợ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 7. Nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có
liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP.
3. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát dự án PPP phải
bảo đảm không làm cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh bình thường của nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án PPP.
4. Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
5. Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP
1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu
tư theo phương thức PPP.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương
thức PPP.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương
thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
66

5. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương
thức PPP.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Điều 9. Công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP
1. Các thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
b) Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu,
danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
d) Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn
trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình
thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
đ) Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu
tư công;
e) Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
g) Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
h) Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo
phương thức PPP.
2. Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có)
của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng khác.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP
1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu
sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư;
không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
3. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu
tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của
Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng
đồng.
4. Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm các hành vi sau
đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan
có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ
quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
b) Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia
đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với
cùng một dự án;
c) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực
tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả
67

lựa chọn nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp
đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ
hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự
thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
d) Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên
mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không
làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
5. Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
a) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định, trừ
trường hợp dự án phải tổ chức khảo sát thị trường, tham vấn trước nhà đầu tư để lập hồ sơ
mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ
chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên
môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà
đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
c) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác định chứa bí mật nhà nước
theo quy định của pháp luật.
6. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một
hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để
một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu.
7. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật
này và hợp đồng dự án PPP.
8. Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án
PPP.
9. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng
vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình dự án PPP.
11. Gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư,
quyết định phê duyệt dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án PPP nhằm
thu lợi bất chính hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
b) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch chủ trương đầu
tư, dự án PPP được phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả kiểm tra, thanh tra, giám
sát, kiểm toán, kết quả quyết toán vốn đầu tư công, thanh lý hợp đồng dự án PPP;
c) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch số liệu về doanh
thu của dự án PPP nhằm thu lợi bất chính.
12. Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
Điều 11. Quy trình dự án PPP
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, quy trình dự án PPP được quy định như
sau:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự
án;
68

b) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
c) Lựa chọn nhà đầu tư;
d) Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP;
đ) Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
2. Đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên
đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới theo
quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, quy trình dự án PPP được quy định như
sau:
a) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự
án;
b) Lựa chọn nhà đầu tư;
c) Nhà đầu tư được lựa chọn lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án;
đ) Thực hiện các bước quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp dự án PPP có công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc, việc tổ chức thi
tuyển được xem xét, phê duyệt trong quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều này. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc thực hiện theo quy định của
pháp luật về kiến trúc.
4. Dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được xem xét chuyển đổi thành dự án PPP thì thực hiện
theo quy trình quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung trong quy trình dự án PPP.
Chương II
CHUẨN BỊ DỰ ÁN PPP
Mục 1. DỰ ÁN PPP DO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN LẬP
Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
b) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng
sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với
quy mô từ 500 ha trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu
tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức
đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng
vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
69

c) Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không,
sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng
không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
d) Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến
cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của
pháp luật về đầu tư công.
3. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu
tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý
của địa phương, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, thẩm quyền quyết định điều chỉnh
chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
Điều 13. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội được quy
định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có
thẩm quyền trình Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm
định nhà nước;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trường hợp dự
án có sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy
định của pháp luật về đầu tư công;
d) Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội xem xét, quyết định;
đ) Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình;
e) Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án.
2. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính
phủ được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có
thẩm quyền gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm
định liên ngành;
c) Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần
vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án
PPP sử dụng vốn ngân sách trung ương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;
đ) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và
khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về
đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách địa phương, gửi Hội đồng
thẩm định liên ngành;
e) Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm
quyền;
g) Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
h) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.
70

3. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, người
đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng,
người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
b) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi;
c) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác chủ
trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về
đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định
cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và
gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
đ) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan
trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
e) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu
tư dự án.
4. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
b) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi;
c) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và
khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường
hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được
giao nhiệm vụ thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và
gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
đ) Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
e) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.
5. Đối với dự án PPP sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi
thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh
nghiệp dự án PPP, sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để chi trả phần giảm doanh thu, cơ
quan tài chính các cấp thẩm định khả năng cân đối của ngân sách theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước, gửi Hội đồng thẩm định dự án PPP hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ
thẩm định tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 14. Lựa chọn dự án và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP
1. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức
đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;
c) Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê
duyệt dự án;
71

d) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;


đ) Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.
2. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan
theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư của
dự án;
c) Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác;
tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong
phạm vi dự án;
b) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài
nguyên khác;
c) Phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu
phần xây dựng, pháp luật khác có liên quan đối với dự án không có cấu phần xây dựng;
thuyết minh sơ bộ về phương án kỹ thuật, công nghệ; sơ bộ phân chia dự án thành phần (nếu
có);
d) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; đánh giá sơ bộ tác động môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như đối với dự án đầu tư công;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; đánh giá sơ bộ phương án tài chính của dự án; dự kiến sử dụng
vốn nhà nước trong dự án (nếu có); dự kiến phương thức thanh toán cho nhà đầu tư đối với
dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT;
e) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP; các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư; cơ chế chia sẻ
phần giảm doanh thu.
Điều 15. Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư;
c) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại
khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14
của Luật này;
c) Hiệu quả đầu tư; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
e) Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước.
Điều 16. Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
2. Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
72

4. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
5. Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
Điều 17. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền;
c) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài
nguyên khác;
d) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến
khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ
người sử dụng;
e) Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản
1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức
lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Điều 18. Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Chủ trương đầu tư dự án PPP được điều chỉnh khi thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô,
loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước
trong dự án PPP trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi;
c) Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP là cấp quyết định điều chỉnh
chủ trương đầu tư dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trình tự trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực
hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư;
b) Nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
Điều 19. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương
đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác;
kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý
kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực
hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và
quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
73

d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công
trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của
pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu
có);
e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và
hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư
và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản
lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 20. Hồ sơ, nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Quyết định chủ trương đầu tư;
đ) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết đầu tư;
c) Sự phù hợp với yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công. Việc thẩm định các nội dung về
hồ sơ thiết kế, kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện theo quy định của
pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Tính khả thi về tài chính; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm,
dịch vụ công;
e) Hiệu quả kinh tế - xã hội.
Điều 21. Thẩm quyền phê duyệt dự án PPP
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm
vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại
khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Điều 22. Hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án PPP
1. Tờ trình đề nghị phê duyệt dự án.
2. Dự thảo quyết định phê duyệt dự án.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi.
4. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
5. Quyết định chủ trương đầu tư.
74

6. Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.


Điều 23. Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP
Quyết định phê duyệt dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án;
2. Tên cơ quan ký kết hợp đồng;
3. Mục tiêu; quy mô; địa điểm; thời gian thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên
khác;
4. Loại hợp đồng dự án PPP;
5. Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với
dự án áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
6. Tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Điều 24. Điều chỉnh dự án PPP
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án;
c) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục
tiêu, địa điểm, quy mô của dự án;
d) Không lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án.
2. Trường hợp điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn đến thay đổi mục tiêu, quy mô, địa
điểm, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn
nhà nước trong dự án PPP thì phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ
trương đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án.
3. Thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định
tại các điều 19, 20, 21, 22 và 23 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.
4. Hồ sơ điều chỉnh dự án bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh dự án;
b) Dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo thẩm định nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
Điều 25. Công bố thông tin dự án PPP
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh
chủ trương đầu tư (nếu có), quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự
án (nếu có), cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin dự án quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Thông tin dự án được công bố bao gồm:
a) Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có);
b) Quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (nếu có);
c) Thông tin về địa chỉ liên hệ của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời
thầu.
Mục 2. DỰ ÁN PPP DO NHÀ ĐẦU TƯ ĐỀ XUẤT
Điều 26. Điều kiện đối với dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất
1. Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
75

a) Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có
liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh theo
quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Luật này.
Điều 27. Trình tự chuẩn bị dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất
1. Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP đến cơ quan có thẩm quyền; trường
hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền thì gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về
đầu tư theo phương thức PPP;
b) Cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận
việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm
cách thức phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu về thời hạn
nộp hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư và nội dung khác có liên quan; trường hợp không
chấp thuận thì nêu rõ lý do;
c) Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án
bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm
của nhà đầu tư;
d) Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất dự án đến cơ quan có thẩm quyền;
đ) Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí,
rủi ro.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất được tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo
quy định tại các điều 6, 12 ,13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này.
3. Trình tự lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án được thực hiện như
sau:
a) Nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư lập được tổ chức thẩm định theo quy định tại
Điều 20 của Luật này;
c) Dự án được phê duyệt theo quy định tại các điều 21, 22 và 23 của Luật này;
d) Trường hợp dự án không được phê duyệt thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
4. Trình tự công bố dự án được thực hiện như sau:
a) Sau khi dự án do nhà đầu tư đề xuất được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư,
phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin về dự án theo quy định tại
Điều 25 của Luật này và tên nhà đầu tư đề xuất dự án;
b) Đối với dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công
nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa
thuận với cơ quan có thẩm quyền về nội dung thông tin không công bố.
5. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật
này; việc điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
6. Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi được tính vào
tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án không được lựa chọn, chi
76

phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được nhà đầu tư được lựa
chọn hoàn trả.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương III
LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 28. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
b) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể từng dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn danh
sách ngắn sau khi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của
Luật này hoặc sau khi phê duyệt dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật
này.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia được thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy
định.
4. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự
thầu.
5. Nhà đầu tư cam kết sử dụng nhà thầu, hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước được
ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 29. Tư cách hợp lệ của nhà đầu tư
Nhà đầu tư có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động;
2. Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
3. Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo
quy định của pháp luật về phá sản;
4. Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
5. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc
khu vực tư nhân để tham dự thầu;
6. Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường
khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều
kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 30. Bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
1. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự
án do nhà đầu tư đề xuất;
2. Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
77

3. Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ
tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
4. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
Điều 31. Lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quốc tế
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại
các điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó chỉ có nhà đầu tư thành lập theo pháp luật
Việt Nam được tham dự.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các
điều 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trong đó nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài
và nhà đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham dự.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư quốc tế được áp dụng đối với tất cả các dự án PPP, trừ trường
hợp sau đây:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo
quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 32. Ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư
Ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư là tiếng Việt đối với lựa chọn nhà đầu tư trong
nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với lựa chọn nhà đầu tư quốc tế.
Điều 33. Bảo đảm dự thầu
1. Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định
trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
2. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời
gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
3. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà
đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu với điều kiện không thay
đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự
thầu sẽ không còn giá trị và bị loại.
4. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo
đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm
dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm
dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong
liên danh vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên
trong liên danh không được hoàn trả.
5. Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư không được lựa
chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết
quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu
được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập thực
hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Trường hợp nhà đầu tư từ chối gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này, bên mời thầu phải
hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên
mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
6. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực;
78

b) Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 34 của Luật này;
c) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm
phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp
đồng theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Điều 34. Hủy thầu
1. Việc hủy thầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tất cả hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời sơ
tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Thay đổi mục tiêu, quy mô đã ghi trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
c) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định
khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để
thực hiện dự án;
d) Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định
khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;
đ) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa
chọn nhà đầu tư.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dẫn đến hủy thầu theo quy định tại các điểm c, d và đ
khoản 1 Điều này phải bồi thường chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Điều 35. Trách nhiệm của bên mời thầu trong quá trình lụa chọn nhà đầu tư
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu
tư.
2. Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng.
3. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Bảo mật các tài liệu.
5. Lưu trữ thông tin liên quan theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 36. Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án
1. Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án là việc giải quyết
trường hợp phát sinh chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý
tình huống trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án; hồ sơ mời sơ tuyển, hồ
sơ mời thầu; hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 37. Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà
đầu tư tham dự.
79

2. Đấu thầu rộng rãi phải được áp dụng cho tất cả dự án PPP, trừ trường hợp quy định tại các
điều 38, 39 và 40 của Luật này.
Điều 38. Đàm phán cạnh tranh
Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;
2. Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát
triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
3. Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Điều 39. Chỉ định nhà đầu tư
1. Chỉ định nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều
52 của Luật này để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.
2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định việc chỉ định nhà đầu tư; trường hợp chỉ
định nhà đầu tư đối với dự án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì trước khi chỉ
định nhà đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở có ý kiến của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an đối với yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật
nhà nước.
Điều 40. Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng
các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này, cơ quan có
thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin cơ bản của dự án;
b) Thuyết minh về điều kiện đặc thù, riêng biệt của dự án;
c) Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm: các bước thực hiện lựa
chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được
đề xuất để bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Mục 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN, HỒ
SƠ DỰ THẦU
Điều 41. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc
1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Phương pháp chấm điểm được xây dựng trên các
tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Năng lực, kinh nghiệm về tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực
hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng
lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ
góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở
hữu tối thiểu là 15%;
b) Phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
c) Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Điều 42. Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
80

1. Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm căn cứ theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định
trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm được thực hiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
2. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật căn cứ theo thang điểm 100 hoặc 1.000 hoặc phương pháp
đánh giá đạt hoặc không đạt quy định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ
thuật bao gồm: tiêu chuẩn về chất lượng, công suất, hiệu suất; tiêu chuẩn vận hành, quản lý,
kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; tiêu chuẩn về môi trường và an toàn; tiêu chuẩn kỹ thuật
khác.
3. Việc đánh giá về tài chính - thương mại căn cứ theo phương pháp so sánh, xếp hạng quy
định trong hồ sơ mời thầu. Phương pháp so sánh, xếp hạng được xây dựng trên các tiêu chuẩn
đánh giá về tài chính - thương mại, bao gồm một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công;
b) Tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
c) Tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 43. Xét duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3. Đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;
4. Đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại;
5. Có hồ sơ dự thầu được xếp thứ nhất.
Chương IV
THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DỰ ÁN PPP; HỢP ĐỒNG DỰ
ÁN PPP
Điều 44. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP
1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án
PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty
đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết
định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều
78 của Luật này.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt
động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.
Điều 45. Phân loại hợp đồng dự án PPP
1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao
tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:
a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền
để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất
định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ
sở hạ tầng đó cho Nhà nước;
81

b) Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền
để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và
được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất
định;
c) Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền
để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn
nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;
d) Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền
để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong
thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.
2. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản
phẩm, dịch vụ công, bao gồm:
a) Hợp đồng BTL là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền
để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn
thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch
vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;
b) Hợp đồng BLT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền
để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ
sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ
quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;
hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng đó cho Nhà nước.
3. Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng kết hợp giữa các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này.
4. Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 9 Điều 3 của Luật này, không áp dụng loại hợp
đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng.
Điều 46. Hồ sơ hợp đồng dự án PPP
1. Hồ sơ hợp đồng dự án PPP bao gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Hợp đồng dự án PPP bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);
c) Biên bản đàm phán hợp đồng;
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;
e) Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu.
2. Khi có sự thay đổi các nội dung hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục hợp đồng.
Điều 47. Nội dung cơ bản của hợp đồng dự án PPP
1. Hợp đồng dự án PPP bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ
thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
b) Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng,
sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;
82

c) Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài
chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập
hoặc điều chỉnh; vốn nhà nước trong dự án PPP và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng
(nếu có);
d) Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ;
yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp
bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
đ) Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan;
thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng;
nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;
e) Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản
phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên
quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; thỏa thuận về
việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;
h) Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật
về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường
hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng;
i) Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;
k) Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển
nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ
của các bên khi thanh lý hợp đồng;
l) Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối
ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);
m) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
2. Hợp đồng dự án PPP phải xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng,
nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP.
3. Chính phủ quy định về hợp đồng mẫu đối với các loại hợp đồng quy định tại Điều 45 của
Luật này.
Điều 48. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP
1. Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời
điểm hợp đồng có hiệu lực.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định
trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 01% đến 03% tổng mức đầu tư của dự án.
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực
cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng; trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng, nhà
đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
4. Doanh nghiệp dự án PPP được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi
hoàn thành nghĩa vụ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, trừ trường hợp quy định tại
83

khoản 5 Điều này; đối với hợp đồng O&M, bảo đảm thực hiện hợp đồng được hoàn trả hoặc
giải tỏa sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
5. Doanh nghiệp dự án PPP không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng
trong các trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy
định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này;
c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều
này.
6. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 2
Điều này.
Điều 49. Ký kết hợp đồng dự án PPP
1. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả
đàm phán hợp đồng, hồ sơ dự thầu còn hiệu lực, thông tin năng lực của nhà đầu tư đã được
cập nhật tại thời điểm ký kết và hồ sơ mời thầu.
2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP hợp thành một bên và cùng ký vào hợp đồng với cơ
quan ký kết hợp đồng.
3. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu
(nếu có) vào hợp đồng.
Điều 50. Sửa đổi hợp đồng dự án PPP
1. Việc sửa đổi hợp đồng dự án PPP phải quy định trong hợp đồng và được các bên xem xét
khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng hoặc khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hoặc có
sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
phương án kỹ thuật, tài chính của dự án, giá, phí sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự
án PPP cung cấp;
b) Điều chỉnh một trong các bên ký kết hợp đồng;
c) Điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 của
Luật này;
d) Trường hợp khác thuộc thẩm quyền của cơ quan ký kết hợp đồng mà không làm thay đổi
chủ trương đầu tư, mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội cho dự án.
2. Trình tự sửa đổi hợp đồng dự án PPP được quy định như sau:
a) Một trong các bên hợp đồng có văn bản đề nghị sửa đổi hợp đồng, trong đó nêu rõ trường
hợp được áp dụng để xem xét sửa đổi;
b) Các bên tổ chức đàm phán các nội dung hợp đồng dự kiến sửa đổi bao gồm giá, phí sản
phẩm, dịch vụ công; thời hạn hợp đồng; các nội dung khác của hợp đồng khi có sự thay đổi;
c) Các bên ký kết phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa đổi.
3. Trường hợp sửa đổi hợp đồng dẫn đến thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng
dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên, tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP
sau khi đã sử dụng hết dự phòng thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo
quy định tại Điều 18 của Luật này trước khi ký kết phụ lục hợp đồng đối với các nội dung sửa
đổi.
Điều 51. Thời hạn hợp đồng dự án PPP
84

1. Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án và kết
quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Các bên ký kết hợp đồng được điều chỉnh thời hạn hợp đồng nhưng bảo đảm tổng thời hạn
hợp đồng, bao gồm thời gian điều chỉnh không vượt quá thời hạn giao đất, cho thuê đất theo
quy định của pháp luật về đất đai và không làm thay đổi các nội dung khác của quyết định
chủ trương đầu tư dự án.
3. Các trường hợp điều chỉnh thời hạn hợp đồng bao gồm:
a) Chậm trễ hoàn thành giai đoạn xây dựng hoặc gián đoạn trong quá trình vận hành công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về
dân sự vượt quá tầm kiểm soát hợp lý của một bên;
b) Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước đình chỉ dự án,
trừ trường hợp phải đình chỉ do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP;
c) Chi phí gia tăng phát sinh do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng
chưa được xác định khi ký kết hợp đồng và nếu không được gia hạn thì doanh nghiệp dự án
PPP không thể thu hồi các chi phí này;
d) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan làm giảm doanh thu
dưới 75% so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy định tại hợp đồng;
đ) Khi doanh thu tăng từ 125% trở lên so với mức doanh thu trong phương án tài chính quy
định tại hợp đồng.
Điều 52. Chấm dứt hợp đồng dự án PPP
1. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại hợp đồng, làm cơ sở cho
việc thanh lý hợp đồng.
2. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau
đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc
phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà
nước;
c) Khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá
sản;
d) Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ
quy định tại hợp đồng;
đ) Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các
bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, cơ quan ký kết hợp đồng thực
hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với bên cho vay tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thay thế để ký kết hợp đồng dự án
PPP mới;
b) Trong thời gian chưa thực hiện phương án xử lý, chưa lựa chọn được nhà đầu tư thay thế,
cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm an toàn, chống xuống cấp cho
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đối với dự án đang trong giai đoạn xây dựng; tổ chức vận
hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm tính liên tục của việc
cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án đang trong giai đoạn vận hành.
85

5. Cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này được sử dụng
nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này và nguồn thu hợp pháp khác.
6. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn quy định tại điểm b khoản 2
Điều này hoặc do cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kinh phí mua lại doanh nghiệp dự án PPP
hoặc bồi thường chấm dứt hợp đồng được bố trí từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
trường hợp chấm dứt do lỗi của nhà đầu tư quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này
thì nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư thay thế.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 53. Quyền của bên cho vay
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án PPP và quy định của pháp
luật có liên quan.
2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư
thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này.
3. Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan
ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
Điều 54. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự
án PPP
1. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư liên danh thành lập, các thành viên có
quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhau nhưng phải bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở
hữu tối thiểu của từng thành viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này.
2. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư khác sau khi
hoàn thành xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc sau khi chuyển
sang giai đoạn vận hành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
3. Việc chuyển nhượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
a) Không được làm thay đổi việc thực hiện hợp đồng dự án PPP đã ký kết;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
c) Được cơ quan ký kết hợp đồng chấp thuận;
d) Có sự thỏa thuận của bên cho vay và các thành viên trong liên danh trong trường hợp là
nhà đầu tư liên danh.
4. Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không bị hạn chế quyền được nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
b) Có năng lực tài chính, quản trị để thực hiện hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên
quan;
c) Cam kết tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy định tại
hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng có liên quan.
5. Trường hợp chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện theo quy định có
liên quan của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 55. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án PPP
86

Hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết
giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được điều chỉnh
bởi pháp luật Việt Nam. Đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các
bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Chương V
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỰ ÁN PPP
Mục 1. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
Điều 56. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp
đồng tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất,
bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng dự án
PPP và các hợp đồng liên quan.
Điều 57. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán
1. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định của hợp đồng dự án PPP, doanh nghiệp dự
án PPP phải thực hiện một hoặc các nội dung sau đây:
a) Lập thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở, đối với tiểu dự án hoặc hạng mục sử dụng vốn
đầu tư công thì lập dự toán gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật
về xây dựng để tổ chức thẩm định;
b) Lập thiết kế, đối với tiểu dự án hoặc hạng mục sử dụng vốn đầu tư công thì lập dự toán gửi
cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật khác có liên quan để tổ chức thẩm định.
2. Doanh nghiệp dự án PPP phê duyệt thiết kế, dự toán quy định tại khoản 1 Điều này và gửi
cơ quan ký kết hợp đồng các tài liệu sau đây để theo dõi, giám sát:
a) Hồ sơ thiết kế, dự toán đã được phê duyệt;
b) Hồ sơ thẩm định thiết kế, dự toán của cơ quan chuyên môn.
Điều 58. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án PPP
Doanh nghiệp dự án PPP phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất
trong doanh nghiệp trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
2. Bảo đảm không gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến quốc phòng, an ninh quốc gia, bí
mật nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng và lợi ích của cơ quan có thẩm quyền, cơ
quan ký kết hợp đồng;
3. Nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi
thực hiện gói thầu, dự án; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện gói thầu theo hợp
đồng ký kết với doanh nghiệp dự án PPP, trong đó phải có nội dung ràng buộc về trách nhiệm
nếu chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng dự án
PPP. Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thực hiện dự án;
4. Khuyến khích sử dụng nhà thầu trong nước đối với phần công việc mà nhà thầu trong nước
thực hiện được;
5. Chỉ sử dụng lao động nước ngoài nếu lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu.
Điều 59. Quản lý, giám sát chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
1. Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, giám sát về chất lượng, nghiệm
thu các hạng mục và toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật.
87

2. Trong quá trình tổ chức triển khai xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp
đồng, cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra việc doanh nghiệp dự án PPP giám sát quá trình thi công xây dựng công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công xây dựng công trình,
hệ thống cơ sở hạ tầng;
c) Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục và toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền;
d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu nhà thầu điều chỉnh hoặc đình chỉ thi công khi
xét thấy chất lượng công việc thực hiện không bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng được thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản
2 Điều này.
4. Chi phí thuê tư vấn kiểm định chất lượng và chi phí khác liên quan được thực hiện như
sau:
a) Trường hợp cơ quan ký kết hợp đồng kết luận chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu thì
doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí;
b) Trường hợp cơ quan ký kết hợp đồng kết luận chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng hoặc kết luận không đáp ứng yêu cầu tại hợp đồng nhưng
không do lỗi của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu thì cơ quan ký kết hợp đồng sử dụng chi
phí triển khai thực hiện dự án quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này để thanh toán.
Điều 60. Quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
1. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện
quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP như sau:
a) Trường hợp vốn đầu tư công trong dự án PPP được quản lý và sử dụng theo quy định tại
điểm a khoản 5 Điều 70 và khoản 2 Điều 72 của Luật này, cơ quan ký kết hợp đồng và doanh
nghiệp dự án PPP thực hiện quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP theo quy định của
pháp luật như đối với dự án đầu tư công;
b) Trường hợp vốn đầu tư công trong dự án PPP được quản lý và sử dụng theo quy định tại
điểm b khoản 5 Điều 70 của Luật này, cơ quan ký kết hợp đồng tổng hợp giá trị đã giải ngân
cho doanh nghiệp dự án PPP được kiểm toán độc lập kiểm toán, làm cơ sở để quyết toán vốn
đầu tư công trong dự án PPP. Vốn đầu tư công trong dự án PPP được quyết toán không vượt
quá mức vốn nhà nước được xác định tại hợp đồng.
2. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ quan ký kết hợp đồng và doanh
nghiệp dự án PPP thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng. Giá trị quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc giá trị
quyết toán vốn đầu tư đối với dự án không có cấu phần xây dựng được xác định căn cứ hợp
đồng đã ký kết.
3. Cơ quan ký kết hợp đồng thỏa thuận với doanh nghiệp dự án PPP tại hợp đồng về việc lựa
chọn tổ chức kiểm toán độc lập có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán vốn
đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 61. Xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
88

1. Sau khi hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp dự án PPP tổ chức
nghiệm thu công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc
pháp luật khác có liên quan làm cơ sở lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành.
2. Căn cứ hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng quy định tại
khoản 1 Điều này, cơ quan ký kết hợp đồng kiểm tra và cấp xác nhận hoàn thành cho doanh
nghiệp dự án PPP. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành giai đoạn xây dựng trước
thời hạn hoặc tiết kiệm được chi phí đầu tư thì việc xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống
cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng đến thời hạn hợp đồng hoặc mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ
công được xác định tại hợp đồng.
3. Chính phủ quy định hồ sơ, thời hạn xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng.
Mục 2. QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KINH DOANH CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG
Điều 62. Quản lý dự án PPP
Việc quản lý công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và các tài sản khác trong quá trình thực hiện
dự án PPP được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan và hợp đồng dự án PPP.
Điều 63. Điều kiện vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp dự án PPP được vận hành,
kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kể từ ngày cơ quan ký kết hợp đồng xác nhận
hoàn thành theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Đối với dự án PPP áp dụng loại hợp đồng O&M, doanh nghiệp dự án PPP vận hành, kinh
doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kể từ ngày hợp đồng dự án PPP có hiệu lực.
Điều 64. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
1. Trong quá trình vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp dự
án PPP có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công và các thỏa thuận khác tại
hợp đồng;
b) Bảo đảm việc sử dụng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo các điều kiện quy định tại
hợp đồng;
c) Đối xử bình đẳng với tất cả đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ công do doanh nghiệp dự
án PPP cung cấp; không được từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đối tượng sử
dụng;
d) Tiếp nhận, xử lý kịp thời ý kiến của đối tượng sử dụng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp;
đ) Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng vận hành an
toàn theo đúng thiết kế hoặc quy trình đã cam kết tại hợp đồng.
2. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng phối hợp với doanh nghiệp dự án PPP
thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 65. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công
1. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và điều kiện, thủ tục, điều chỉnh được quy định tại hợp
đồng dự án PPP theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP,
người sử dụng và Nhà nước, tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thu hồi vốn
và có lợi nhuận. Phương án giá, khung giá sản phẩm, dịch vụ công theo thời hạn hợp đồng dự
89

án PPP phải xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm tính
đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá.
2. Việc áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thực hiện theo quy định
của pháp luật.
3. Việc thỏa thuận, điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công cho từng thời kỳ trong hợp
đồng dự án PPP phải phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí.
4. Khi điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, việc công khai thông tin điều chỉnh thực
hiện như sau:
a) Chậm nhất là 10 ngày trước khi áp dụng mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được điều
chỉnh, cơ quan ký kết hợp đồng công bố thông tin theo quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Doanh nghiệp dự án PPP niêm yết mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công được điều chỉnh
tại địa điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật về giá, phí.
Điều 66. Giám sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ công
1. Doanh nghiệp dự án PPP phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch
vụ công theo hợp đồng dự án PPP.
2. Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức giám sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ
công do doanh nghiệp dự án PPP cung cấp theo hợp đồng dự án PPP.
3. Trường hợp xét thấy chất lượng sản phẩm, dịch vụ công không đáp ứng yêu cầu theo hợp
đồng dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng yêu cầu doanh nghiệp dự án PPP khắc phục theo
thời hạn quy định tại hợp đồng; trường hợp doanh nghiệp dự án PPP không khắc phục hoặc
chậm khắc phục thì áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong hợp đồng.
4. Cơ quan ký kết hợp đồng được thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản
2 Điều này. Chi phí thuê tư vấn được thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Luật
này.
Mục 3. CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, THANH LÝ
HỢP ĐỒNG DỰ ÁN PPP
Điều 67. Chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
1. Việc chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và xác định chất lượng, giá trị công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trước khi chuyển giao thực hiện theo quy định tại hợp đồng dự
án PPP. Giá trị còn lại của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sau chuyển giao được tổng hợp
vào tài sản nhà nước và ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công, ngân sách nhà nước.
2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản chuyển giao thực hiện theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Điều 68. Thanh lý hợp đồng dự án PPP
1. Hợp đồng dự án PPP được thanh lý như sau:
a) Trường hợp các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng xác
nhận việc hoàn thành và chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên;
b) Trường hợp hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của
Luật này, các bên ký kết hợp đồng xác nhận các nghĩa vụ đã hoàn thành và trách nhiệm của
các bên đối với phần công việc chưa hoàn thành.
90

2. Thời hạn thanh lý hợp đồng dự án PPP do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không
quá 180 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày các bên
thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
3. Trường hợp phát sinh chi phí khi thanh lý hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này thì nội
dung thanh lý hợp đồng phải xác định nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng và doanh nghiệp
dự án PPP đối với chi phí phát sinh.
Chương VI
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP
Mục 1. VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DỰ ÁN PPP
Điều 69. Sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP
1. Vốn nhà nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;
b) Thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
c) Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công
hình tạm;
d) Chi trả phần giảm doanh thu;
đ) Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP,
bên mời thầu để thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của
Luật này;
e) Chi phí của Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án
PPP.
2. Tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều
này không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Đối với dự án có nhiều dự án thành phần,
trong đó có dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP thì tỷ lệ vốn nhà nước quy định
tại khoản này được xác định trên tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP.
Điều 70. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
1. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được sử dụng để hỗ trợ
thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.
2. Tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP
được xác định trên cơ sở phương án tài chính sơ bộ tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi
quyết định chủ trương đầu tư.
3. Tỷ lệ, giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được thanh
toán theo hợp đồng dự án PPP.
4. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ các nguồn
vốn sau đây:
a) Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Giá trị tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Tách thành tiểu dự án trong dự án PPP. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước được thực
hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Bố trí vào hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị, tiến độ và điều kiện quy định tại hợp đồng.
91

Điều 71. Vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm,
dịch vụ công
Vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP được sử dụng trong hợp đồng BTL,
hợp đồng BLT trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công được bố trí từ nguồn vốn nhà
nước trong dự án PPP và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 72. Vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây
dựng công trình tạm
1. Vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công
trình tạm được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của từng dự án, cơ quan ký kết hợp đồng xem xét việc tách vốn
nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình
tạm thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu
tư công và pháp luật về đất đai.
Điều 73. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị
dự án PPP, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ
thẩm định dự án PPP
1. Chi phí chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP; chi phí tổ
chức thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định
dự án PPP; chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền,
bên mời thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và tính vào
tổng mức đầu tư của dự án.
2. Nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả các chi phí quy định tại khoản 1 Điều
này về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc về nguồn
vốn hợp pháp đã được sử dụng để chuẩn bị dự án.
3. Chi phí triển khai thực hiện dự án sau khi ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, cơ
quan ký kết hợp đồng được bố trí từ nguồn vốn chi thường xuyên của các cơ quan này.
Điều 74. Lập kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP
Việc lập kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được quy định như sau:
1. Căn cứ chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định, vốn đầu tư công sử dụng
trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
2. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được
tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công hằng năm;
3. Trường hợp dự án PPP có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư công nhưng chưa thuộc danh mục
dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì được cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung vào
danh mục này và sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trình tự, thủ tục
điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư
công;
4. Trường hợp dự án PPP áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT sử dụng vốn đầu tư
công để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP, việc tổng hợp vốn đầu tư công trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này. Căn cứ thời hạn hợp đồng dự án PPP, phần vốn đầu tư công được tiếp tục bố trí
trong các kỳ trung hạn tiếp theo.
92

Điều 75. Lập dự toán nguồn vốn chi thường xuyên và nguồn thu hợp pháp dành để chi
thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
1. Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách
hằng năm đối với nguồn vốn chi thường xuyên, nguồn thu hợp pháp dành để chi thường
xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để thanh toán cho doanh nghiệp
dự án PPP theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật này, cơ quan có
thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng lập dự toán ngân sách hằng năm, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Mục 2. VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ, DOANH NGHIỆP DỰ
ÁN PPP
Điều 76. Thu xếp tài chính thực hiện dự án PPP
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu, huy động vốn
vay và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định tại hợp đồng dự án
PPP. Tổng số vốn vay thông qua các hình thức vay không vượt quá tổng số vốn vay quy định
tại hợp đồng dự án PPP.
2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP
phải hoàn thành thu xếp tài chính; đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá
18 tháng.
3. Hình thức xử lý trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP không thu xếp được
tài chính theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này phải được quy định tại hồ sơ mời thầu.
Điều 77. Góp vốn chủ sở hữu
1. Nhà đầu tư phải góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư dự án không bao
gồm vốn nhà nước quy định tại Điều 70 và Điều 72 của Luật này.
2. Nhà đầu tư phải góp vốn chủ sở hữu theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án PPP.
Điều 78. Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP
1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành
theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực
hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng
quyền riêng lẻ.
2. Việc phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được
xác định tại hợp đồng dự án PPP;
b) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích
nào khác ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại
các khoản nợ của doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu. Việc
giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Doanh nghiệp dự án PPP hoạt động chưa đủ thời gian 01 năm thì khi phát hành trái phiếu
theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn điều kiện có báo cáo tài chính của năm trước
liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
93

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.


Chương VII
ƯU ĐÃI VÀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Điều 79. Ưu đãi đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 80. Bảo đảm đầu tư
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của
Luật này và pháp luật về đầu tư.
2. Bảo đảm về quyền tiếp cận đất, quyền, sử dụng đất và tài sản công khác được quy định
như sau:
a) Doanh nghiệp dự án PPP được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép sử dụng tài
sản công khác để thực hiện hợp đồng dự án PPP theo quy định của pháp luật về đất đai và
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Mục đích sử dụng đất của dự án được bảo đảm không thay đổi trong toàn bộ thời hạn thực
hiện hợp đồng, kể cả trường hợp bên cho vay thực hiện quyền theo quy định tại Điều 53 của
Luật này.
3. Bảo đảm cung cấp dịch vụ công được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp dự án PPP được sử dụng công trình công cộng và công trình phụ trợ khác để
thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp có sự khan hiếm về dịch vụ công hoặc có sự hạn chế về đối tượng được sử
dụng công trình công cộng, doanh nghiệp dự án PPP được ưu tiên cung cấp dịch vụ công
hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng công trình công cộng để thực hiện dự án;
c) Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp dự án PPP thực hiện thủ tục
cần thiết để được ưu tiên sử dụng dịch vụ công và công trình công cộng.
4. Bảo đảm quyền thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được
quy định như sau:
a) Doanh nghiệp dự án PPP được thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất và quyền kinh doanh
công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho bên cho vay theo quy định của pháp luật về đất đai và
pháp luật về dân sự. Thời gian thế chấp không vượt quá thời hạn hợp đồng, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác tại hợp đồng;
b) Thỏa thuận thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phải
được lập thành văn bản ký kết giữa bên cho vay và các bên ký kết hợp đồng;
c) Việc thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không được ảnh
hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và các điều kiện
khác đã thỏa thuận tại hợp đồng.
5. Cơ quan ký kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với chính
quyền địa phương nơi triển khai thực hiện dự án PPP bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn về con
người, tài sản của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự
án PPP.
Điều 81. Bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án PPP quan trọng
94

1. Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án thuộc
thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.
2. Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án quy định tại khoản 1 Điều nảy đã thực hiện
quyền mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch
khác hoặc chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư ra nước ngoài theo quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối nhưng thị trường không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ hợp
pháp của doanh nghiệp dự án PPP thì được bảo đảm cân đối ngoại tệ không quá 30% doanh
thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam sau khi trừ số chi tiêu bằng đồng Việt Nam.
Điều 82. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu
1. Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp
đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh
lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ
phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ
công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của
Luật này và được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng doanh thu.
2. Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp
đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh
lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế. Việc chia sẻ
phần giảm doanh thu được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO;
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu;
c) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều
chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này
nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%;
d) Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.
3. Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu quy định tại khoản 2 Điều này phải được xác định tại
quyết định chủ trương đầu tư. Chi phí xử lý cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu được sử
dụng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương
đầu tư hoặc dự phòng ngân sách địa phương đối với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định chủ trương đầu tư.
4. Định kỳ hằng năm, các bên trong hợp đồng dự án PPP xác định doanh thu thực tế, gửi cơ
quan tài chính có thẩm quyền thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Việc hạch
toán thu, chi ngân sách nhà nước khi chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu thực hiện theo quy
định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương VIII
KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC PPP
Mục 1. KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC PPP
Điều 83. Kiểm tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
1. Nội dung kiểm tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
95

a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư theo phương thức PPP của cơ quan có thẩm
quyền;
b) Việc chuẩn bị đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; ký kết và thực hiện hợp đồng;
c) Hoạt động khác liên quan đến đầu tư theo phương thức PPP.
2. Kiểm tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được tiến hành thường xuyên hoặc đột
xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Điều 84. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
1. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP là thanh tra chuyên ngành theo quy định
của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được tiến hành đối với cơ quan có thẩm
quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và cơ quan, tổ chức, cá
nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP quy định tại Luật này.
Điều 85. Kiểm toán nhà nước trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
1. Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan
đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP theo quy định
của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại Điều
82 của Luật này.
3. Kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi được chuyển giao cho Nhà nước.
Mục 2. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC PPP
Điều 86. Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại trung ương thực hiện việc
giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của
Luật này và các dự án khác được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại địa phương thực hiện việc
giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 của Luật này.
Điều 87. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức
PPP
1. Hồ sơ mời thầu.
2. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Việc thực hiện hợp đồng dự án PPP.
4. Kết quả kiểm định chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại khoản 2 Điều 66 của
Luật này.
6. Các nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này, của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này.
Điều 88. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức giám sát và hướng dẫn giám sát đầu tư
của cộng đồng nơi thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Chương IX
96

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC PPP
Điều 89. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về đầu tư theo phương thức PPP;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Quyết định chấm dứt, đình chỉ hợp đồng dự án PPP đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 90. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại
trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư theo
phương thức PPP trên phạm vi cả nước.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về đầu tư theo phương thức PPP.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; hằng năm tổng
hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án PPP trên phạm vi cả nước.
4. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đầu tư theo phương thức PPP.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 91. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về cơ chế tài chính trong đầu tư theo phương thức PPP.
2. Chủ trì xây dựng và thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu đối với dự án
thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, người đúng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác
1. Thực hiện quản lý, hướng dẫn về đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực, phạm vi
quản lý.
2. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này đối
với dự án PPP thuộc thẩm quyền.
3. Hằng năm tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án PPP thuộc phạm vi quản
lý của ngành.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 93. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại địa
phương.
2. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này đối
với dự án PPP thuộc thẩm quyền; quyết định chấm dứt, đình chỉ hợp đồng dự án PPP đối với
dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
97

3. Hằng năm tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án PPP thuộc phạm vi quản
lý của địa phương.
4. Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp dự án PPP tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ, tái định cư đối với dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương; chủ trì, phối hợp
với Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, doanh nghiệp dự án PPP tổ chức bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đối với dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
1. Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, tổ
chức lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán và ký kết hợp đồng dự án PPP theo thẩm quyền quy định
tại Luật này.
2. Hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố
vô hiệu đối với các quyết định của bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật
về đầu tư theo phương thức PPP, lựa chọn nhà đầu tư hoặc quy định khác của pháp luật có
liên quan.
3. Quyết định chấm dứt, đình chỉ hợp đồng dự án PPP đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư của mình theo quy định của Luật này.
4. Yêu cầu bên mời thầu, cơ quan ký kết hợp đồng cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công
tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đầu tư theo
phương thức PPP.
5. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ
quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo
phương thức PPP.
7. Công khai thông tin dự án PPP; định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo
phương thức PPP tại trung ương về tình hình thực hiện dự án PPP thuộc thẩm quyền của
mình.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Chương X
GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ, TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 95. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà đầu tư có
các quyền sau đây:
a) Kiến nghị với bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết
quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 96 của Luật
này;
b) Khởi kiện ra Tòa án trong thời hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền không xem xét, giải quyết đơn kiến nghị nếu nhà
đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án; trường hợp đang xem xét, giải quyết theo quy trình quy định
tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan đang giải quyết kiến nghị thông báo chấm dứt việc xem
xét, giải quyết kiến nghị.
Điều 96. Quy trình giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được thực
hiện như sau:
98

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có
thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 07
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không
đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến cơ
quan có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày
nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;
d) Cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời
hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư.
2. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không
đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng
thời đến cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến
nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản
giải quyết kiến nghị của bên mời thầu.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thành lập; cấp Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan
trung ương, cơ quan khác thành lập; cấp địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập;
d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu
nhà đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn
bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;
đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị
của nhà đầu tư đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận,
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải
quyết kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản
tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến bên mời thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu
được tính từ ngày bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi cơ quan có thẩm
quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;
e) Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà
đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn
giải quyết kiến nghị.
3. Trường hợp nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền mà
không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến
nghị không được xem xét, giải quyết.
Điều 97. Giải quyết tranh chấp
99

1. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư hoặc
doanh nghiệp dự án PPP và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án PPP với các tổ chức kinh tế
tham gia thực hiện dự án được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc
Tòa án.
2. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư trong
nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập; tranh chấp giữa các
nhà đầu tư trong nước; tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP
do nhà đầu tư trong nước thành lập với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại
Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.
3. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư nước
ngoài hoặc với doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư nước ngoài thành lập được giải quyết
tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp
đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thanh viên có
quy định khác.
4. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài; tranh chấp
giữa nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP với tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải
quyết tại một trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Tòa án Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
5. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án PPP và các
hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được
công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Điều 98. Xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP
1. Cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố
vô hiệu đối với các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời
thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
3. Chấm dứt, đình chỉ hợp đồng khi phát hiện có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 99. Sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan
100

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và Luật số
40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và
mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp
phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên
cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 4 như sau:
“10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư
có sử dụng đất.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 4 như sau:
“12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch
vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và
thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng,
minh bạch và hiệu quả kinh tế.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:
“4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau
đây:
a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp
đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 1 Điều 8 như sau:
“i) Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;”;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:
“2. Dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật
về đầu tư.”;
h) Bãi bỏ Điều 68.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 40 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 như sau:
“4. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của
pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 của Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 61/2014/QH13 như sau:
“2. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi, riêng giá sản phẩm, dịch vụ
công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được điều chỉnh theo từng thời kỳ
quy định tại hợp đồng dự án.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
101

“2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật,
khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ sở
ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.
Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập chuỗi phân phối sản
phẩm.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 của Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“2. Tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn
theo chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phù hợp với quy
định của Luật này và pháp luật có liên quan; được khai thác các sản phẩm, dịch vụ khí tượng
thủy văn của tổ chức, cá nhân khác trên cơ sở đặt hàng hoặc thỏa thuận theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định của Luật này và
pháp luật có liên quan.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 36 như sau:
“3. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc
gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục
vụ tái định cư theo quy hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được
tái định cư.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 53 như sau:
“1. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia,
trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội
theo quy định để cho thuê, cho thuê mua.”;
c) Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 1 Điều 114.
7. Bãi bỏ điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều 30, khoản 4 Điều 51 của Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công số 15/2017/QH14.
Điều 100. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, trừ quy định tại khoản 6 Điều
101 của Luật này.
2. Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản
được giao trong Luật.
Điều 101. Quy định chuyển tiếp
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng
mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này
có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật này. Trường hợp
phải điều chỉnh chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này;
102

b) Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật này mà
không phải thực hiện lại thủ tục phê duyệt dự án theo quy định của Luật này; phải phê duyệt
bổ sung nội dung quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này trong trường hợp chưa tổ chức
lựa chọn nhà đầu tư;
c) Đối với dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nếu có tỷ lệ vốn
nhà nước trong dự án PPP lớn hơn tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này thì không
phải điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước.
2. Dự án không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này hoặc không đáp ứng
quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này mà đến ngày
Luật này có hiệu lực thi hành chưa phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư hoặc chưa phát
hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với dự án không áp dụng sơ tuyển thì dừng thực hiện.
3. Dự án PPP đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực
thi hành nhưng đóng thầu sau ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì bên mời thầu có trách nhiệm
gia hạn thời gian đóng thầu để sửa đổi hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật
này mà không dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được
phê duyệt;
c) Trường hợp đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư nhưng việc đàm phán, ký kết hợp đồng
được thực hiện sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách
nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật này mà không dẫn
đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt.
4. Hợp đồng dự án được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực
hiện theo quy định của hợp đồng dự án.
5. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc chuyển tiếp thực hiện dự án áp dụng loại
hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) được thực hiện như sau:
a) Dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì dừng thực hiện; trường hợp đã
phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tiếp tục thực hiện căn cứ vào hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Dự án đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì cơ
quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào kết quả
lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định
của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện
việc triển khai thực hiện dự án, thanh toán theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết và quy
định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng;
d) Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT.
6. Dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực
hiện kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
103

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2020.
 
 
104

3. Luật đầu tư công 2019


QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 39/2019/QH14 Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2019
 
LUẬT
ĐẦU TƯ CÔNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư
công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động đầu tư công.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến
hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Điều 3. Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
1. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế
đó.
3. Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ quy định của điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế
giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.
4. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về
sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu
tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự
cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của dự án quan trọng
quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết,
mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ
sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu t.
105

4. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương là cơ quan, tổ chức được Thủ tướng Chính phủ
giao kế hoạch đầu tư công, bao gồm:
a) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương);
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công.
5. Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.
6. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công.
7. Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của
chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương
trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
8. Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
9. Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.
10. Cơ quan chủ quản là Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quy định tại khoản 4 Điều
này quản lý chương trình, dự án.
11. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của Bộ, cơ quan trung
ương, địa phương; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã.
12. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Ủy ban nhân dân các cấp.
13. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
14. Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh,
đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng
đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
16. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm
định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai
thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn
giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế
hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
17. Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình,
dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy
động nguồn lực và triển khai thực hiện.
18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu
tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
19. Nhiệm vụ quy hoạch là các hoạt động được thực hiện để lập, thẩm định, quyết định hoặc
phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
106

20. Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án
thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có vốn bố trí cho
phần khối lượng thực hiện đó.
21. Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.
22. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn
thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy
định của pháp luật.
23. Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
24. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
25. Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc ngân sách
trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ
cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 5. Đối tượng đầu tư công
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt
bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết
định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức ch ính
trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
5. Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh
quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách,
quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư đối với đối tượng quy định tại khoản
này.
Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự
án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại
điểm a khoản này.
2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan
trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các
điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.
Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
107

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với
nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên;
rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng,
lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với
quy mô từ 500 ha trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng
khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các
tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:
1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;
b) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
c) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
h) Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
i) Bưu chính, viễn thông;
4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
108

d) Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều
này;
5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4
Điều này.
Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120
tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80
tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60
tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45
tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới
120 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới
80 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới
60 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới
45 tỷ đồng.
Điều 11. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại
Điều 7 của Luật này.
2. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự
án đầu tư công quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Luật này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
gần nhất.
3. Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về
phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất
hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.
Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05
năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân
liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
109

4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo
đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực;
không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Điều 13. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách
đầu tư công.
3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của
pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
5. Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động đầu tư công.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
Điều 14. Công khai, minh bạch trong đầu tư công
1. Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử
dụng vốn đầu tư công;
b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hằng năm;
d) Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo
từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo
cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và
mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư
công;
h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
i) Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
l) Quyết toán vốn đầu tư công.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu
tư công theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch,
chương trình, dự án đầu tư công
1. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử
dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.
3. Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan,
đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.
110

4. Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn chi
thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
5. Chi phí thanh tra sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thanh tra.
6. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các
chi phí quy định tại Điều này.
Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không
xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục
theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng
vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều
chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của
pháp luật về đầu tư công.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng
vốn đầu tư công.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định
chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản
của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân
và của cộng đồng.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định
chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn,
định mức theo quy định của pháp luật.
8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư,
quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh
hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá,
kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên
quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình,
dự án.
11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Chương II
CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÔNG
Mục 1. LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia.
111

2. Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách
trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu
tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của
các cơ quan, đơn vị.
Trường hợp chương trình, dự án quy định tại khoản này có sử dụng nguồn vốn của ngân sách
nhà nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật này đối với
chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân
sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này;
c) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường
hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính
sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận
theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;
d) Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để
chuẩn bị dự án đầu tư.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B,
nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại
khoản 4 Điều này.
6. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương
quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B,
nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân
sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy
định tại khoản 4 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân
cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu,
định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
8. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Điều 18. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo
quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã
có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn
khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
112

5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
6. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Nhiệm vụ quy hoạch;
c) Dự án đầu tư công khẩn cấp;
d) Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 19. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc
gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục
tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
b) Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ
tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục
tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng
quốc gia do Chính phủ trình.
5. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục
tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục
tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế
và giải pháp, chính sách thực hiện.
Điều 20. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
quan trọng quốc gia
1. Tờ trình của Chính phủ.
2. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
3. Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Tài liệu khác có liên quan.
Điều 21. Thủ tục và nội dung thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc
gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Thủ tục thẩm tra được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết
định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đến cơ
quan chủ trì thẩm tra;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan
trọng quốc gia; tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục
tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
113

c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Sự cần thiết đầu tư chương trình, dự án;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan
theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
đ) Những thông số cơ bản của chương trình, dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu
tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa
chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả
nợ vốn vay;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
g) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phương án phân bổ và khoanh vùng đất
đai trong quy hoạch có liên quan, quy hoạch khác có liên quan đến tài nguyên, phương án di
dân, tái định canh, định cư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư trong nước;
h) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư tại
nước ngoài.
Điều 22. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
thuộc thẩm quyền của Chính phủ
1. Chủ chương trình có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
3. Chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy
định tại khoản 2 Điều này trình Chính phủ.
4. Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, bao gồm mục tiêu, phạm
vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Điều 23. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Giao đơn vị, cơ quan có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Chỉ đạo đơn vị, cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và
dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho
ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
114

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao cho
một cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở cho việc quyết định
chủ trương đầu tư dự án.
Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có
chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc yêu cầu
chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi Hội đồng
thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 2 Điều
này gửi ý kiến thẩm định để Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức
đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
Điều 24. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm
quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh là Thường
trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
theo ý kiến thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư,
bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ
thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
Điều 25. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng
vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn
vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan
liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay ODA và
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ
chế tài chính trong nước theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có
liên quan và đánh giá sự cần thiết của chương trình, dự án, đánh giá sơ bộ tính khả thi, hiệu
quả kinh tế - xã hội, sơ bộ tác động môi trường (nếu có) và tác động của chương trình, dự án
đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn, lựa chọn đề xuất chương trình, dự án phù hợp trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất chương trình, dự án.
5. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, trình tự, thủ tục quyết
định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này.
115

6. Đối với chương trình thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, trình
tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
7. Đối với dự án nhóm A, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy
định tại Điều 23 của Luật này.
8. Đối với chương trình, dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ
tướng Chính phủ quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 17 của Luật này, trình tự, thủ
tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và
khả năng cân đối vốn trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
9. Đối với chương trình, dự án không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của cơ
quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này, trình tự, thủ
tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan có liên
quan về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định và quyết định chủ
trương đầu tư.
10. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại và không gắn với khoản
vay thì không phải lập đề xuất dự án.
Điều 26. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử
dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư theo ý kiến thẩm định.
2. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu Bộ, cơ quan trung
ương quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu
nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
Điều 27. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B,
nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình,
dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;
c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư theo ý kiến thẩm định.
2 . Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao
gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến
độ, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
116

Điều 28. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án
đầu tư công tại nước ngoài và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
1. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công
nhóm A, nhóm B, nhóm C tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương
thức đối tác công tư.
Điều 29. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự
án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực
tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung,
có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương
trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương
trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Điều 30. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án
nhóm A
1. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có
cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án
nhóm A không có cấu phần xây dựng bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy
hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
b) Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư;
c) Khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài
nguyên khác;
d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị,
nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
đ) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
e) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường;
g) Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội;
h) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn;
i) Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác
dự án;
k) Dự kiến kế hoạch bố trí vốn, tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư;
l) Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội của dự án;
117

m) Phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);


n) Giải pháp tổ chức thực hiện.
Điều 31. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy
hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư
công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều
kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư
tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau
khi hoàn thành;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư
về kinh tế - xã hội;
7. Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
Điều 32. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án
Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 33. Phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án
1. Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một nội dung trong thẩm định chủ
trương đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với
chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia;
b) Dự án quan trọng quốc gia;
c) Chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
d) Chương trình, dự án đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối
với dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cơ quan mình quản lý trong phạm vi tổng số vốn
đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho giai đoạn sau và tổng mức
vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội quyết định cho Bộ, cơ quan trung ương trong giai
đoạn trung hạn đang thực hiện, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với
chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý trong phạm vi tổng số
vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền thông báo cho
giai đoạn sau, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các
cấp quyết định cho địa phương và số vượt thu thực tế của ngân sách địa phương (nếu có)
dành cho đầu tư phát triển, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
118

Điều 34. Điều chỉnh chủ trương đầu tư


1. Cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thì có thẩm quyền quyết định điều
chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với chương trình đầu tư công, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 25
và 27 của Luật này;
b) Đối với dự án quan trọng quốc gia, thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 25
của Luật này;
c) Đối với dự án nhóm A, thực hiện theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Luật này;
d) Đối với dự án nhóm B, nhóm C, thực hiện theo quy định tại các điều 25, 26 và 27 của Luật
này.
3. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự
án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG
Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định
chủ trương đầu tư;
b) Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định
của Chính phủ.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm
quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy
định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu
tư;
b) Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản
1 Điều này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án sau
đây:
a) Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu
tư;
b) Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều
này.
5. Trường hợp điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định đầu
tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này.
6. Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với
chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
119

nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ
quan, đơn vị.
7. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết định đầu tư chương trình, dự
án chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án được phê duyệt.
Điều 36. Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Sự cần thiết của chương trình, dự án.
4. Mục tiêu của chương trình, dự án.
5. Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện
chương trình, dự án.
Điều 37. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ chương trình lập báo cáo
nghiên cứu khả thi chương trình trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định chương trình.
3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và
khoản 2 Điều 45 của Luật này.
4. Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ chương trình hoàn chỉnh
báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Hội
đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 38. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính
phủ quyết định chủ trương đầu tư
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định, chủ chương trình lập báo cáo
nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Thủ
tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và
khoản 2 Điều 45 của Luật này.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo
nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 39. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Hội
đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư
1. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân quyết định, chủ chương trình lập báo
cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình
Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Ủy ban nhân dân tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2
Điều 45 của Luật này.
3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo
nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xem xét, quyết định.
Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
120

1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như
sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu
khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà
nước để thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 44, khoản 2 Điều 45 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo
cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
đ) Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự
án.
2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội
đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung
quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy
định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan
trọng quốc gia.
4. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp
luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trừ dự án quan trọng quốc gia.
5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy
hoạch được quy định như sau:
a) Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết
định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự
toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung
ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội
đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự
toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung
dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu
tư, nhiệm vụ quy hoạch;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm
vụ quy hoạch để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
phê duyệt dự toán.
121

6. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
đầu tư công tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 41. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản ban hành quyết định về chủ
đầu tư, giao chủ đầu tư phối hợp với nhà tài trợ lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình,
dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án.
2. Đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này:
a) Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan
trọng quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 37 và khoản 1 Điều 40 của Luật này;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án khác,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và quyết định đầu
tư đối với chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
4. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định
chương trình, dự án theo quy định của Luật này và phải được thẩm định phương án tài chính
của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về
quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, xem xét
trình tự, thủ tục, tiến độ và ý kiến của nhà tài trợ.
Điều 42. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm
quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp
mình quản lý.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định
đầu tư theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất
dự án;
b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;
c) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Chính phủ việc thực hiện dự án đầu tư
công khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực
hiện dự án đầu tư công khẩn cấp tại kỳ họp gần nhất.
Điều 43. Điều chỉnh chương trình, dự án
1. Việc điều chỉnh chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời
gian thực hiện chương trình.
2. Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
122

a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời
gian thực hiện dự án;
d) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời
gian bảo hiểm của dự án;
đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều
chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự
phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương
trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình, dự án sau khi chương trình, dự án đã
được thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Luật này.
5. Trường hợp điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án lớn hơn tổng mức đầu tư đã được
cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, dự án phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án.
6. Nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo
quy định của Chính phủ.
Điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình;
những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
d) Phạm vi và quy mô của chương trình;
đ) Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương
trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành
phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
h) Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả
năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
k) Tổ chức thực hiện chương trình;
l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy
hoạch;
c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy
mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
123

d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
đ) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
e) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
g) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
i) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
k) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự
án;
l) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức
quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình
thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
m) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
3. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định
của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 45. Hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án
1. Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định chương trình, dự án;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ quyết định chương trình, dự án, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương
trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chương III
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 46. Phân loại kế hoạch đầu tư công
1. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 05 năm;
b) Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn,
phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tư
công hằng năm.
2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
b) Kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương;
c) Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương
trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương
thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương
trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương
thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
124

c) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập dành để đầu tư.
Điều 47. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn trước;
b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc
gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch vay, trả nợ công 05
năm; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa
phương;
c) Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước;
đ) Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy
động các nguồn vốn đầu tư;
e) Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành,
lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;
c) Kế hoạch đầu tư công trung hạn;
d) Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội trong năm kế hoạch.
Điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các
quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của
các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng
phát triển của từng thời kỳ.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp
trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo
quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được
phê duyệt.
Điều 49. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt
1. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
125

2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh
vực trong trung hạn. Việc phân loại theo ngành, lĩnh vực được thực hiện theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng số vốn đầu tư để thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn
thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản
ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
4. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn
ngân sách trung ương, vốn ngân sách từng địa phương; tổng mức vốn ngân sách trung ương
chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và
mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương đối
với báo cáo trình Quốc hội. Tổng mức vốn của từng cơ quan, tổ chức được giao kế hoạch vốn
đầu tư công sử dụng nguồn ngân sách địa phương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và mức
vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới đối với báo cáo trình Hội đồng nhân dân các
cấp.
5. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn.
6. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án
trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các
nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 05 năm.
7. Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
Điều 50. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt
1. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.
2. Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch.
3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch.
4. Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục
dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng
năm.
5. Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
Điều 51. Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho
chương trình, dự án
1. Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết
định.
3. Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành.
4. Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
b) Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài;
c) Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
126

d) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;


đ) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
e) Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
a) Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại
Điều 52 và Điều 53 của Luật này;
b) Sau khi đã bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4
Điều 101 của Luật này;
c) Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê
duyệt.
6. Quốc hội quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung nguồn
ngân sách trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn quốc gia. Hội đồng nhân dân các
cấp quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư
công trung hạn nguồn ngân sách cấp mình quản lý.
Điều 52. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được
đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn
Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư
công trung hạn phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ
vốn đầu tư công và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1. Dự án chuyển tiếp thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
2. Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự
án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm
B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm.
Trường hợp không đáp ứng thời hạn trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí
vốn thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
địa phương;
3. Nhiệm vụ, dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 18 của Luật này;
4. Các đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 5 của Luật này.
Điều 53. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được
bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác phải có trong kế hoạch đầu tư
công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp.
2. Chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác đã được cấp có thẩm quyền
quyết định.
Điều 54. Vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và vốn thực hiện dự
án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Vốn chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;
lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
2. Vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch được bố trí để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê
duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
127

3. Vốn thực hiện dự án được bố trí để giải phóng mặt bằng, lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế
bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án hoặc hạng mục của dự án, tổ chức thi công và các công
việc khác theo quyết định phê duyệt dự án.
Điều 55. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn
1. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng, tiêu chí
phân bổ mức vốn đầu tư công trung hạn dự kiến cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương.
2. Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước,
Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn trước, thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các Bộ,
cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án giai đoạn sau.
3. Trước ngày 15 tháng 8 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương về mục tiêu, yêu
cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn.
4. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các
Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
a) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung
hạn;
b) Giao cơ quan, đơn vị trực thuộc sử dụng vốn đầu tư công lập kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét theo
tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn sau theo tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công lập kế hoạch đầu tư công trung hạn trình
cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn chỉnh và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo
tiến độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn sau;
b) Giao cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công tổ chức lập, thẩm định kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp
mình quản lý, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét và gửi cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư
công cấp tỉnh;
c) Tổ chức thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh thẩm định
kế hoạch đầu tư công trung hạn của sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
d) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh lập kế hoạch đầu tư công trung hạn
cấp tỉnh giai đoạn sau, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét;
đ) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
sau;
128

e) Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức lập, thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn
quản lý đầu tư công lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của cấp
mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp trên theo quy
định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trước ngày 31 tháng 01 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước,
Chính phủ dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển trong giai
đoạn sau.
8. Từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 30 tháng 4 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kế hoạch và phương án phân
bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung
ương và địa phương.
9. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan trung ương hoàn
thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.
10. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm:
a) Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của
cấp mình, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trước ngày 31 tháng 5 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công
trung hạn của cấp mình, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
cho ý kiến trước ngày 15 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
trước;
c) Hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
trước.
11. Trước ngày 31 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn của quốc gia báo cáo Chính
phủ.
Điều 56. Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm
1. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, bao gồm mục tiêu,
định hướng chủ yếu và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm sau.
2. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan
trung ương và địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, yêu cầu, nội dung,
thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
3. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn cơ
quan, đơn vị cấp dưới lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
4. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức
lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và
nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.
129

5. Trước ngày 25 tháng 7 hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau.
6. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh
dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
7. Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư dự kiến khả năng thu, chi ngân sách nhà nước và chi đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà
nước kế hoạch năm sau. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo số vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách trung ương dự kiến phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương của kế
hoạch năm sau.
8. Trước ngày 25 tháng 8 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn thiện dự
kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
9. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công
năm sau của quốc gia báo cáo Chính phủ.
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 57. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án
trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 51, 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hằng năm, dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử
dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.
3. Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước đã được phê
duyệt.
4. Phù hợp nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà
nước trong kỳ kế hoạch.
5. Mức vốn bố trí cho từng chương trình, dự án không vượt quá tổng mức vốn của chương
trình, dự án đã được phê duyệt
Điều 58. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án
trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương
1. Thực hiện theo quy định tại các điều 51, 52, 53 và 54, khoản 4 và khoản 5 Điều 57 của
Luật này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối thu, chi ngân sách địa phương, kế hoạch đầu tư công trung
hạn và hằng năm, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng
nhiều nguồn vốn đầu tư.
3. Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương đã được
phê duyệt.
Điều 59. Lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm vốn từ
nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu

1. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp dành
để đầu tư phải lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy
ban nhân dân các cấp trực tiếp quản lý.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thẩm định, phê
duyệt, giao kế hoạch vốn hằng năm, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch hằng năm nguồn vốn từ
130

nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù
hợp với khả năng thực tế cho đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm đối với vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư không thuộc kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hằng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch
trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập dành để đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo
cáo Chính phủ, Quốc hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 60. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà
nước
1. Tại kỳ họp cuối năm của năm thứ năm nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau để Quốc hội cho ý kiến về các nội dung theo quy
định tại Điều 49 của Luật này; riêng kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên của giai đoạn sau,
căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển của năm đầu tiên, Chính phủ
trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp này.
2. Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội khóa trước, Chính phủ trình Quốc hội khóa mới tại kỳ họp
thứ nhất các nội dung theo quy định tại Điều 49 của Luật này. Quốc hội xem xét, quyết định
kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước của cả nước;
b) Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn
ngân sách trung ương, vốn ngân sách từng địa phương;
c) Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng
ngành, lĩnh vực, dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và mức vốn bổ sung
có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương;
d) Danh mục và mức vốn của các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Giải pháp, chính sách chủ yếu để thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn.
3. Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, bao gồm tổng số vốn và cơ cấu
vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; danh mục, mức vốn
của các chương trình, dự án đầu tư công, mức vốn cho nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn
bị đầu tư và đối tượng đầu tư công khác nguồn vốn ngân sách trung ương.
Điều 61. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà
nước
1. Trước ngày 20 tháng 9 hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến
về kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước.
2. Trước ngày 20 tháng 10 hằng năm, Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư công vốn
ngân sách nhà nước năm sau.
3. Trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân
sách nhà nước năm sau.
4. Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn
ngân sách nhà nước năm sau theo tổng mức vốn và cơ cấu vốn đã được Quốc hội quyết định
cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
131

5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi
tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm sau, danh mục, mức vốn bố trí
của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới, gửi phương
án phân bổ chi tiết cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và theo dõi
thực hiện.
Điều 62. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa
phương
1. Trước ngày 05 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước,
Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về các nội dung theo quy định
tại Điều 49 của Luật này; riêng kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên của giai đoạn sau, căn cứ
vào dự toán chi ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn mới và nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương, bao gồm tổng
mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng
nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, gửi
báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
3. Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn, Hội
đồng nhân dân cấp huyện quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, bao gồm
tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục, mức vốn ngân sách địa phương bố
trí cho từng dự án và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
4. Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn,
Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn của cấp mình, bao gồm
tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục và mức vốn ngân sách địa phương
bố trí cho từng dự án.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân các cấp ban hành nghị quyết về kế
hoạch đầu tư công trung hạn, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao kế hoạch đầu tư công trung hạn
cho các đơn vị thực hiện, bao gồm tổng mức vốn, danh mục chương trình, dự án và mức vốn
bố trí cho từng dự án.
Điều 63. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa
phương
1. Trước ngày 05 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp kế
hoạch đầu tư công năm sau, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.
2. Trước ngày 10 tháng 12 hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư
công năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.
3. Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định kế
hoạch đầu tư công năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự
án.
4. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp giao kế hoạch đầu tư công
năm sau cho các đơn vị thực hiện.
Chương IV
THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA, GIÁM SÁT
KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
132

Mục 1. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG


Điều 64. Tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công
1. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Chính
phủ quy định các giải pháp tổ chức, thực hiện.
2. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Bộ, cơ
quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị
sử dụng vốn đầu tư công quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công
thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý.
3. Thủ tướng Chính phủ điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình đầu
tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan,
đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương
trình, dự án.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều phối, lồng ghép các nguồn vốn
thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, các khoản vốn vay
khác của ngân sách địa phương để đầu tư nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện
chương trình, dự án.
Điều 65. Chấp hành kế hoạch đầu tư công
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách
nhiệm:
a) Thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công cho các cơ quan, đơn vị sử dụng
vốn đầu tư công;
b) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao kế hoạch đầu tư công.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện
kế hoạch theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công có trách nhiệm kiểm tra,
đôn đốc để bảo đảm việc giao, chấp hành kế hoạch đầu tư công theo quyết định của cấp có
thẩm quyền.
Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn
vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết
định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền
quyết định;
c) Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn
theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã
hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4
Điều 101 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực,
chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
133

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư công
đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
1. Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn
ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động các nguồn
vốn.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và
hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong
trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết
định.
3. Thủ tướng Chính phủ căn cứ tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch quyết định điều chỉnh kế
hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và
địa phương được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này trong tổng mức vốn
của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được Quốc hội quyết định.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách
trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Chủ trì thẩm định phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách
trung ương trong nội bộ và giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, cơ quan trung
ương và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các dự án thuộc
danh mục đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã
được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn
ngân sách trung ương.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm đối với vốn ngân sách trung ương bổ sung có
mục tiêu thuộc quản lý của cấp mình nhưng không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có
thẩm quyền giao kế hoạch;
b) Gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi đối với vốn
ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu.
7. Hội đồng nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn
ngân sách địa phương trong các trường hợp sau đây:
a) Do điều chỉnh mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Do thay đổi đột biến về cân đối thu ngân sách địa phương hoặc khả năng huy động các
nguồn vốn của địa phương;
134

c) Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm
giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương.
8. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng
năm vốn ngân sách địa phương để đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội
bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng các nguồn vốn này và báo cáo
Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và
hằng năm vốn ngân sách nhà nước.
Điều 68. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng
năm
1. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến
hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.
2. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01
năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách
trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho
phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 năm sau.
3. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán
hoặc vượt dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến
trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Mục 2. THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA, GIÁM SÁT KẾ HOẠCH,
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 69. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công
thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế
hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Điều 70. Đánh giá kế hoạch đầu tư công
1. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.
2. Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm.
3. Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết
quả phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình quản lý đầu tư công;
đ) Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư
công và các giải pháp xử lý.
Điều 71. Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án
135

1. Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư
chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra
toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt
nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
2. Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau:
a) Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý;
b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần
đối với chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
c) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh
chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường
hợp cần thiết khác;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án
theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Điều 72. Đánh giá chương trình, dự án
1. Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn,
đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
2. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá
kết thúc và đánh giá tác động.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh
giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
5. Ngoài quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền
quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá
khác quy định tại khoản 1 Điều này khi cần thiết.
Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án
1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo
đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự
án;
c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện
thực tế.
2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê
duyệt;
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án;
kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi
ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền
vững của chương trình, dự án;
b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần
thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người
136

có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan.
4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
b) Tác động kinh tế - xã hội;
c) Tác động môi trường, sinh thái;
d) Tính bền vững của dự án;
đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình,
dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người
có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan.
5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục
tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê
duyệt;
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện
chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;
đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.
6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự
án đầu tư công.
Điều 74. Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo, giải trình, tiếp thu ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự
án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô
di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về
chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền
bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo
vệ môi trường;
b) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền
lợi của Nhân dân;
c) Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;
d) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật
này;
e) Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của
dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành
dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
137

Điều 75. Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ
quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa
bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế
hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước
ngày thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện
chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của
cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát
theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
Điều 76. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án
1. Chủ chương trình và chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và
đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc chương trình, dự án.
2. Cơ quan chủ quản, người quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công t ổ
chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tác động, đánh giá đột xuất chương trình, dự án
được giao quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự đánh giá hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có
đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án
và giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 77. Thanh tra đầu tư công
1. Hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư công phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra
của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật
về thanh tra.
3. Kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư công được công khai theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, cơ quan thanh tra xử lý theo
thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Chương V
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
1. Ban hành luật, nghị quyết về đầu tư công.
2. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
sử dụng vốn đầu tư công.
3. Quyết định và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia.
138

5. Giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan
trọng quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công.
Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
2. Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.
3. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công.
4. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan
trọng quốc gia.
5. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo quy định tại khoản 2 Điều 17
của Luật này.
6. Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
8. Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm,
chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
kiểm tra thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn từ nguồn thu
hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, kiểm tra việc
thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương.
Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
đầu tư công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư
công, các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư ngân sách nhà
nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hằng năm;
3. Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng
năm của quốc gia;
4. Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia;
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các chương
trình mục tiêu quốc gia;
7. Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và
các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công.
Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư nguồn ngân
sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ quan tài chính của địa phương
cân đối kinh phí thường xuyên để thanh toán các chi phí lập, thẩm định, quyết định chủ
139

trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình và bảo trì, vận hành dự án đưa vào
sử dụng.
4. Chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về
quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
5. Báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình, dự án.
Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan trung ương
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức
kinh tế - kỹ thuật.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
các dự án theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật này và
quyết định đầu tư dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
5. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công.
6. Theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương
trình, dự án thuộc phạm vi quản lý.
7. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
8. Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình, dự
án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 6 và khoản 7
Điều 17 của Luật này.
2. Xem xét, cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao
gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung
có mục tiêu.
3. Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ
danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
4. Giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý, bao gồm
vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư do địa phương quản lý.
Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh các nội dung sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa
phương;
b) Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;
c) Xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo danh mục và mức
vốn bố trí cho từng dự án do địa phương quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ
quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý,
trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này.
4. Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công
do cấp mình quản lý.
140

5. Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá
chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
3. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp các nội dung sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa
phương, bao gồm vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên;
b) Tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và của Hội đồng
nhân dân cấp trên;
c) Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương do cấp
mình quản lý.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án theo
quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật này.
5. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và
các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh
giá chương trình, dự án trên địa bàn.
Điều 86. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm về kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo
Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán chuyên đề và thực hiện kiểm
toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả kiểm toán năm, kiểm toán chuyên
đề và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án.
4. Tổ chức công bố, công khai báo cáo kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo quy
định của pháp luật.
Điều 87. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Chủ trì tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội đối với các chương
trình, dự án theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 74 của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn
theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này và theo quy định của pháp luật về thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Điều 88. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất chủ
trương đầu tư
1. Đề xuất chương trình, dự án phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch trong từng thời kỳ.
2. Bảo đảm huy động và cân đối được nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án hoàn thành
đúng tiến độ, thời gian quy định.
141

3. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình không
trùng lặp với chương trình khác và với nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ
được giao.
4. Chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu liên quan đến chương trình, dự án đề xuất.
Điều 89. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định
chủ trương đầu tư
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án đáp ứng quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp phải
bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.
Điều 90. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư liên quan đến lập
chương trình, dự án
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm
định, thẩm tra, quyết định.
2. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các cơ quan thẩm định, thẩm tra chương trình, dự án.
3. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình, dự án theo đúng
tiến độ, thời gian quy định.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập chương trình, dự án.
Điều 91. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư chương
trình, dự án
1. Quyết định đầu tư chương trình, dự án đúng chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền
quyết định, phù hợp với khả năng cân đối vốn thuộc nguồn vốn cấp mình quản lý, theo đúng
tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đầu tư và kết quả thẩm định.
2. Tổ chức thẩm định chương trình, dự án trước khi phê duyệt, bao gồm thẩm định nguồn vốn
và khả năng cân đối vốn.
3. Cân đối vốn để thanh toán các chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình
quản lý.
4. Chỉ đạo chủ chương trình, chủ đầu tư thực hiện chương trình, dự án đúng tiến độ, bảo đảm
chất lượng trong phạm vi kế hoạch đầu tư được duyệt.
5. Quyết định việc điều chỉnh, tạm ngừng, hủy bỏ chương trình, dự án.
6. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án và hoạt động của chủ chương
trình, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định về thẩm quyền trong quá
trình lựa chọn chủ chương trình, chủ đầu tư.
Điều 92. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tư vấn thiết
kế chương trình, dự án
1. Tổ chức tư vấn thiết kế có quyền yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến việc thiết kế chương trình, dự án.
2. Thiết kế chương trình, dự án theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ
thuật bảo đảm chất lượng; không được thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy
định.
142

3. Chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế chương trình, dự án.


Điều 93. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định
kế hoạch, chương trình, dự án
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện
việc thẩm định theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và những
kiến nghị của mình.
2. Việc thẩm định cần bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, tuân thủ quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 94. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quản lý, thực
hiện chương trình, dự án
1. Tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất
lượng và hiệu quả của chương trình, dự án.
2. Báo cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp về việc thực hiện chương trình, dự án theo quy định của Luật này và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
Điều 95. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý chương trình, dự án
1. Đề xuất các phương án, giải pháp và tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án bảo
đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo ủy quyền của chủ chương trình, chủ đầu tư.
2. Báo cáo chủ chương trình, chủ đầu tư về tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án.
Điều 96. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo dõi, đánh
giá và kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã, chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hậu quả do không tổ chức
thực hiện theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án hoặc không báo cáo theo
quy định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế
hoạch, chương trình, dự án phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình.
3. Chủ chương trình, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực
hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
Điều 97. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công
1. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công được xây dựng, triển khai
thống nhất trên phạm vi cả nước phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công, bao
gồm việc tổng hợp, báo cáo, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
theo dõi, đánh giá chương trình, dự án đầu tư công; quản lý, lưu trữ, công khai dữ liệu theo
quy định.
2. Trách nhiệm xây dựng, quản lý, triển khai và ứng dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về đầu tư công được quy định như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức xây dựng, quản lý, triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia về đầu tư công;
b) Bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu quốc gia về đầu tư công trong phạm vi quản lý.
3. Thông tin, dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là
thông tin, dữ liệu gốc của các chương trình, dự án và kế hoạch đầu tư công.
143

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.


Điều 98. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 99. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14
Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
“a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật
này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư công, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để
quyết định chủ trương đầu tư; căn cứ đánh giá tác động môi trường để quyết định đầu tư đối
với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng,
nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường;”.
Điều 100. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
28/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 và khoản 5 Điều 101 của Luật này.
Điều 101. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với chương trình, dự án đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm
quyền quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà không được bố trí vốn trong
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 thì việc điều chỉnh quyết định đầu tư
chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
2. Đối với chương trình, dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật số 28/2018/QH14 mà chưa có trong kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền
quyết định thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình,
dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Luật này có hiệu lực
thì tiếp tục thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu
tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14
và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
4. Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh
trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
5. Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa
phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn
bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019.
 
144

 
145

4. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp năm 2014, SĐ BS 2018
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 40/VBHN-VPQH Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018
 
LUẬT
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO SẢN XUẤT, KINH DOANH
TẠI DOANH NGHIỆP
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số
69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp[1]
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là
công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ
trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền,
trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định
thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước
đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
146

2. Cơ quan tài chính bao gồm Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà
nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
4. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ (sau đây gọi là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp) là cá nhân được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để thực hiện quyền, trách
nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
5. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của
doanh nghiệp) là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền,
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn.
6. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước) là cá nhân được
cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
7. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế
toán trưởng.
8. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ
sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
9. Vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động.
Điều 4. Mục tiêu đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Thực hiện định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng
thời kỳ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 5. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.
2. [2] Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
3. Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then
chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc
diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại
Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý
doanh nghiệp.
147

5. Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu
trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
theo cơ chế thị trường, bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn
nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu
quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn
trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
7. Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
8. Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 6. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
đang hoạt động.
3. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Điều 7. Đại diện chủ sở hữu nhà nước
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước
trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao
quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn
nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo
quy định tại các điều 41, 42 và 43 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 44 của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. [3]Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp theo chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
3. Xây dựng, lưu giữ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp; theo dõi, giám sát hoạt động của
doanh nghiệp.
4. Ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu đãi đối với sản phẩm,
dịch vụ công ích trong từng thời kỳ.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh
nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm.
Điều 9. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp
1. Quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không đúng thẩm quyền, phạm vi, trình
tự, thủ tục.
148

2. Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động quản lý, sử dụng
vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc
đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ, không kịp
thời theo quy định của pháp luật.
7. Tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không
đúng quy định của pháp luật.
Chương II
ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP
Mục 1. ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DO NHÀ
NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 10. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các
ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế
đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các
trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện
dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với
dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết
định chủ trương đầu tư.
Điều 12. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập đề án thành lập doanh nghiệp. Đề án phải có các nội dung
chủ yếu sau đây:
a) Mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
b) Tên gọi, mô hình tổ chức và thời gian hoạt động; ngành, nghề kinh doanh chính;
149

c) Tổng mức vốn đầu tư; vốn điều lệ; các nguồn vốn huy động;
d) [4] Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp đối với các loại quy
hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và chiến lược phát triển ngành,
lĩnh vực và vùng kinh tế;
đ) Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
2. Đề án thành lập doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
3. Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, cơ quan
đại diện chủ sở hữu trình đề án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập.
4. Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập doanh nghiệp;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương thành lập doanh nghiệp;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập doanh nghiệp.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh
nghiệp.
Mục 2. ĐẦU TƯ BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ
NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ ĐANG HOẠT ĐỘNG
Điều 13. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định
tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ:
a) Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện
ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn
điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang
hoạt động
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình
quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp
do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh
nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn
bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ
quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 15. Trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt
động
1. Doanh nghiệp lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Phương án phải có các nội dung
chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
c) Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
2. Doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
150

3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định
phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
4. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này, cơ
quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư bổ sung vốn
điều lệ;
b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
6. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí đánh giá hiệu quả, trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn
điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động.
Mục 3. ĐẦU TƯ BỔ SUNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Điều 16. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung
ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ
phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình
quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình
quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp
quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng
quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư.
Điều 18. Trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư
bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Phương án phải có các nội dung chủ yếu
sau đây:
151

a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Kế hoạch tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên;
c) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư bổ sung vốn nhà
nước;
d) Mức vốn đầu tư bổ sung để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định
phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập, doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
3. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở
hữu tình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Đối với việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở
hữu xem xét, quyết định.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Mục 4. ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA LẠI MỘT PHẦN HOẶC TOÀN BỘ
DOANH NGHIỆP
Điều 19. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế;
b) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
2. [5] Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp theo quy
định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
quy hoạch ngành quốc gia trong từng thời kỳ.
Điều 20. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn
bộ doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy
định của Luật Đầu tư công.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc
toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy
định của Luật Đầu tư công.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Mua lại một phần doanh nghiệp có mức vốn đầu tư tương đương với mức vốn đầu tư của
dự án quan trọng quốc gia;
b) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia.
152

Điều 21. Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc
toàn bộ doanh nghiệp. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để
mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp;
c) Mức vốn đầu tư.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định
phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
3. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 20
của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
4. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 20
của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc
toàn bộ doanh nghiệp.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM
GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 22. Vốn điều lệ
1. Nguyên tắc xác định vốn điều lệ:
a) Không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo
quy định của pháp luật;
b) Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp;
c) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành,
nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt vốn điều lệ và đầu tư đủ vốn điều lệ
cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nguồn đầu tư vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp và bổ sung vốn điều lệ cho doanh
nghiệp đang hoạt động từ các nguồn hình thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 23. Huy động vốn
1. Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ
chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và
các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc huy động vốn:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh
hằng năm của doanh nghiệp;
b) Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
c) Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo
đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
153

d) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng
vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng
đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định
khác của pháp luật có liên quan;
e) Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy
định của pháp luật.
3. Thẩm quyền huy động vốn:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án huy động vốn đối với
từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính
quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy
động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ phải trả bao gồm
các khoản bảo lãnh đối với công ty con quy định tại khoản 4 Điều này không quá ba lần vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm
của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
quyết định phương án huy động vốn theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của
doanh nghiệp;
b) Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy động vốn của tổ
chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại
diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
4. Doanh nghiệp được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo
nguyên tắc sau đây:
a) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do doanh nghiệp nắm giữ
100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài chính
quý hoặc báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm bảo lãnh;
b) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ trên
50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm
bảo lãnh.
5. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn huy động không đúng mục đích, huy động vốn
vượt mức quy định nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan
đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định
1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh
nghiệp:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh
hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự
án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được
ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần
154

nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy
định của Luật Đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ
hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy
định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại
diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thực hiện theo quy định của
pháp luật.
3. Người quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định phải chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật nếu quyết định không đúng thẩm quyền hoặc tài sản cố định
được đầu tư, xây dựng, mua, bán không sử dụng được, sử dụng không hiệu quả.
Điều 25. Quản lý, sử dụng tài sản cố định
1. Doanh nghiệp xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định.
2. Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định theo nguyên tắc có
hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu
kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để
thu hồi vốn.
Điều 26. Quản lý nợ phải thu
1. Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải thu như sau:
a) Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chế quản lý nợ phải thu
phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ;
b) Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ;
c) Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
2. Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không
có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh
doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa
thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh
nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Điều 27. Quản lý nợ phải trả
1. Doanh nghiệp thực hiện quản lý nợ phải trả như sau:
a) Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải trả. Quy chế quản lý nợ phải trả
phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, đối chiếu, xác nhận, thanh
toán nợ;
b) Theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại nợ; xây dựng kế
hoạch thanh toán nợ, cân đối dòng tiền bảo đảm thanh toán nợ; thanh toán các khoản nợ theo
đúng thời hạn đã cam kết.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm
thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, phát
155

hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời, không
để phát sinh các khoản nợ quá hạn.
3. Trường hợp quản lý để phát sinh nợ phải trả quá hạn, nợ không có khả năng thanh toán thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có
liên quan phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của
doanh nghiệp.
Điều 28. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật
về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu
tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua
hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện
tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó
Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc
báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự
án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài
chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a
khoản này, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Điều 29. Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp
1. Việc sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định
của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét,
quyết định chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài.
156

Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của
Quốc hội thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương
đầu tư; trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Thủ
tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
3. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty:
a) Xây dựng dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả,
có tính đến các yếu tố rủi ro và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt;
b) Ban hành quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước
ngoài phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại, bảo đảm quản lý chặt chẽ, chống thất
thoát;
c) Giám sát, đánh giá thường xuyên và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của
doanh nghiệp;
d) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu về tiến độ thực
hiện đối với dự án đang trong quá trình đầu tư; về hiệu quả đầu tư đối với dự án đang hoạt
động;
đ) Báo cáo kịp thời và đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp
phát sinh vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp;
e) Việc chuyển lợi nhuận, thu nhập khác và thu hồi vốn khi kết thúc dự án đầu tư tại nước
ngoài về nước hoặc tiếp tục đầu tư ở nước ngoài thực hiện theo điều lệ, quy chế tài chính của
doanh nghiệp, quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Điều 30. Quản lý của doanh nghiệp đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100%
vốn điều lệ và phần vốn góp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn
1. Đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ:
a) Quyết định thành lập, vốn điều lệ khi thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh
doanh; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, tổ chức lại, chuyển đổi sở
hữu, giải thể và yêu cầu phá sản công ty con;
b) Ban hành quy chế tài chính của công ty con;
c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành
viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kiểm soát
viên của công ty con;
d) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh
hằng năm của công ty con;
đ) Phê duyệt, sửa đổi điều lệ của công ty con;
e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có
giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo
cáo tài chính năm của công ty con tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc
một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại điều lệ của công ty con;
g) Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của công ty
con.
157

2. Đối với phần vốn góp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên:
a) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng, giảm vốn, thu hồi
vốn hoặc chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn đầu tư vào công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh
nghiệp;
b) Quy định tiêu chuẩn, cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền
lương, phụ cấp, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
theo quy định tại các điều 46, 47, 49 và 50 của Luật này;
c) Giao nhiệm vụ cho người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên;
d) Giao người đại diện phần vốn của doanh nghiệp yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyển phần lợi nhuận, cổ tức được chia hoặc thu hồi
vốn đầu tư về doanh nghiệp; giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được
chia;
đ) Yêu cầu người đại diện phần vốn của doanh nghiệp báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện trong việc định hướng doanh nghiệp có cổ
phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp;
e) Yêu cầu người đại diện phần vốn của doanh nghiệp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình
hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên;
g) Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp nhằm ngăn
chặn, xử lý kịp thời thiếu sót, yếu kém của người đại diện.
Điều 31. Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn đầu tư:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và quy định khác của pháp
luật có liên quan;
b) Phản ánh đầy đủ giá trị thực tế doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.
2. Phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư:
a) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực
hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc
đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về
chứng khoán;
c) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc
chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thực hiện đấu giá công khai. Trường
hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào
bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của
doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi cơ quan đại diện chủ
sở hữu quyết định chủ trương. Trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ
158

sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư thì Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Điều 32. Tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động
1. Nguyên tắc xác định tiền lương của người lao động:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động;
b) Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Căn cứ vào năng suất lao động, hiệu quả công việc của người lao động.
2. Tiền thưởng cho người lao động được xác định trên cơ sở năng suất lao động, thành tích
công tác của người lao động và được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty ban hành quy chế thưởng cho người lao động.
Điều 33. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp
1. Nguyên tắc xác định tiền lương, thù lao của người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm
quyền bổ nhiệm:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
c) Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp; thù lao của
người quản lý doanh nghiệp không chuyên trách được xác định trên cơ sở công việc và thời
gian làm việc nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý doanh nghiệp chuyên
trách.
2. Tiền thưởng của người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt
trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp loại doanh nghiệp, mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp và được trích từ lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp.
Điều 34. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
1. Trích không quá 30% lợi nhuận sau thuế để lại doanh nghiệp sử dụng vào mục đích đầu tư
phát triển ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.
2. Trích một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
của người lao động và quỹ thưởng của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên trên cơ
sở hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao.
3. Nhà nước thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này để bảo đảm lợi ích của Nhà nước từ việc đầu tư vốn vào doanh
nghiệp.
Điều 35. Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp
1. Việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng các biện pháp sau
đây:
a) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan;
b) Mua bảo hiểm tài sản;
c) Xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả năng thu hồi;
d) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá các khoản đầu tư
tài chính dài hạn, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có trách nhiệm:
a) Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp;
b) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về biến động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
159

Chương IV
CƠ CẤU LẠI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 36. Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1.[6] Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 10
của Luật này, Chính phủ quy định lộ trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia.
2. Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải thực hiện cơ
cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này.
3. Thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp.
5. Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;
b) Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên.
Điều 37. Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu theo các hình thức sau đây:
a) Cổ phần hóa;
b) Bán toàn bộ doanh nghiệp;
c) Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức sau đây:
a) Hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp;
b) Giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Điều 38. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Nguyên tắc chuyển giao:
a) Không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh chính
của doanh nghiệp;
b) Bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
c) Không giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp chuyển giao vốn trong trường hợp chuyển giao
một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
2. Các trường hợp chuyển giao:
a) Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp;
c) Chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình
đầu tư công về doanh nghiệp;
d) Chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh
nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 39. Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Nguyên tắc chuyển nhượng:
a) Đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
160

b) Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch;
c) Việc chuyển nhượng vốn liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp
luật về đất đai.
2. Phương thức chuyển nhượng:
a) Việc chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện
theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị
trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
c) Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch
trên thị trường chứng khoán thực hiện đấu giá công khai. Trường hợp đấu giá công khai
không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào bán cạnh tranh không
thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Chương V
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 40. Quyền, trách nhiệm của Chính phủ
1. Quy định hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
3. Quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ, bao gồm: phương thức xác định vốn điều lệ; huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua,
bán, quản lý, sử dụng tài sản cố định; quản lý nợ phải thu, nợ phải trả; đầu tư, chuyển nhượng
vốn ra ngoài doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; thẩm quyền ban hành quy chế tài
chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt
động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước
tại doanh nghiệp; quy định việc công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
5. Quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
6. Quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý
doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
7. Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ.
8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao
động tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật
về lao động.
9. Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước
tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc.
Điều 41. Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điều 11 của Luật này.
2. Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
161

a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;
b) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;
c) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm
của doanh nghiệp;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng
thành viên.
3. Phê duyệt đề án thành lập doanh nghiệp, đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập.
4. Quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa các cơ quan đại
diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 42. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều
11 của Luật này.
2. Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập:
a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản;
b) Quyết định chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu
và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sau khi được Thủ tướng
Chính phủ quyết định chủ trương;
c) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ;
d) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh
hằng năm của doanh nghiệp;
đ) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao,
tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công
ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; quyết định quỹ tiền lương, thù lao
hằng năm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên.
Phê duyệt đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh
nghiệp;
e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự
án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định
tại các điều 23, 24, 28 và 29 của Luật này;
g) Cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị
chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ
dự phòng tổn thất vốn đầu tư;
h) Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh
nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định
chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp;
i) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm
của doanh nghiệp;
162

k) Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện
chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương,
tiền thưởng của doanh nghiệp; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ
chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp;
l) Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của người quản lý doanh
nghiệp, Kiểm soát viên.
3. Đối với doanh nghiệp được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền,
trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quyền, trách nhiệm quy định tại
Điều 41 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở
hữu.
Điều 43. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà
nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp trách
nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Quyết định theo thẩm quyền việc đầu tư tăng vốn, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp của
Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 48
của Luật này; có ý kiến kịp thời bằng văn bản đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm của
người đại diện phải báo cáo, xin ý kiến.
5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước.
6. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước.
7. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, điều lệ doanh
nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 44. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tại doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại các
điều 40, 41 và 42 của Luật này quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều
lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Hội đồng thành viên đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Luật
này bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền
thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu
phê duyệt về các nội dung sau đây:
a) Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm
của doanh nghiệp;
b) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc
Giám đốc;
163

c) Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định tại các điều 23, 24, 28 và
29 của Luật này;
d) Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
đ) Tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công
ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp;
e) Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định về các nội dung sau đây:
a) Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp;
b) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc,
các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm;
c) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng
và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;
d) Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy
động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền.
4. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy
định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
5. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở
hữu trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở
hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn
thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
6. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm
gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.
7. Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, điều lệ doanh
nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 45. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ làm việc, quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên thực hiện
theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên:
a) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên được xác định trên cơ sở mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, chi trả.
Chương VI
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP
Điều 46. Tiêu chuẩn người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của
doanh nghiệp
Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng
các tiêu chuẩn sau đây:
164

1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;


2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành
nhiệm vụ được giao;
3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu
của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;
5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét
xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột,
chị ruột, em một, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám
đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh
nghiệp;
7. Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Điều 47. Cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp
1. Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn, cử người đại diện phần vốn nhà
nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Việc cử người đại diện phải thực hiện bằng
văn bản, trong đó quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện.
2. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên
trách tham gia làm người đại diện tại một doanh nghiệp.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia làm người đại diện
phần vốn nhà nước tại không quá ba doanh nghiệp. Số lượng người đại diện không chuyên
trách tại một doanh nghiệp không quá 30% số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Hội
đồng quản trị.
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách có thể tham gia làm người đại
diện tại một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.
Điều 48. Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước
1. Báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và
quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về
các vấn đề sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế
hoạch sản xuất, kinh doanh;
b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;
c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản;
đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên.
165

2. Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được
giao và những trường hợp sai phạm khác.
3. Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu,
người đại diện phần vốn nhà nước tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình
tài chính và kiến nghị giải pháp.
4. Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân
sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại
công ty.
5. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm
được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn nhà nước.
7. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác quy định tại điều lệ công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Điều 49. Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
1. Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham gia ý kiến, biểu
quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế
hoạch sản xuất, kinh doanh;
b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;
c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản;
đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên.
2. Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được
giao và những trường hợp sai phạm khác.
3. Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, người đại diện
phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài
chính và kiến nghị giải pháp.
4. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm
được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanh nghiệp.
6. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, điều lệ
doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn
nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
1. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên
trách tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được hưởng tiền
166

lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác do công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chi trả.
2. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không
chuyên trách tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được
hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác như sau:
a) Thù lao do công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chi trả;
b) Tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác do cơ quan đại diện chủ sở
hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chi trả.
Chương VII
GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Mục 1. NỘI DUNG GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ,
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 51. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh
nghiệp
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy định
tại Luật này.
3. Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư
vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
4. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
5. Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp.
6. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà
nước vào doanh nghiệp.
Điều 52. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
2. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng
vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
3. Việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính và chiến lược phát triển
của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt
hàng, giao kế hoạch.
4. Việc huy động và sử dụng vốn huy động, quản lý nợ phải thu, nợ phải trả, việc thực hiện
dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, bảo toàn, phát triển vốn của doanh nghiệp.
5. Việc ban hành quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
6. Hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp.
7. Việc chuyển nhượng, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra
ngoài doanh nghiệp.
8. Quản lý vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên.
167

9. Thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác
đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần
vốn của doanh nghiệp.
10. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng
các quỹ của doanh nghiệp.
Điều 53. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý vốn nhà
nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Việc duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Việc cử, thực hiện quyền, trách nhiệm, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp
trách nhiệm và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước.
5. Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức
được chia từ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Điều 54. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc cơ cấu lại
vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện đề án cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Mục 2. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ,
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 55. Giám sát của Quốc hội
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định, của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
2. Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm về tình hình đầu
tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước.
3. Giữa hai kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ giải trình, trả lời chất vấn những vấn đề về
đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 56. Kiểm tra, thanh tra của Chính phủ
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức kiểm tra,
thanh tra các hoạt động sau đây:
a) Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.
2. Bộ Tài chính:
a) Kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý,
sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
168

b) Hằng năm tổng hợp, kiến nghị, đề xuất giải pháp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và báo cáo Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
Điều 57. Giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau:
a) Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại
diện phần vốn nhà nước;
c) Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
d) Đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
đ) Thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm
toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đại
diện chủ sở hữu:
a) Cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra;
b) Yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm về đầu tư, quản lý, sử dụng
vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Hằng năm tổng hợp, gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
Điều 58. Giám sát nội bộ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp thực hiện giám sát nội bộ những nội dung sau đây:
a) Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh
nghiệp;
b) Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người
đại diện phần vốn của doanh nghiệp;
c) Việc đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
đ) Những nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn
nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo kết quả giám sát nội bộ;
thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Chương VIII
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI, BÁO CÁO VÀ CÔNG KHAI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 59. Đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, đánh giá người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên
1. Việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
169

a) Mức độ thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp về doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp;
b) Khả năng thanh toán nợ, nợ phải trả quá hạn của doanh nghiệp;
c) Việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao
kế hoạch;
d) Việc chấp hành chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát
viên căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và việc thực hiện quyền, trách nhiệm
được giao.
Điều 60. Báo cáo hoạt động của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm
của doanh nghiệp;
b) Kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ hằng quý, hằng năm;
c) Báo cáo tài chính 06 tháng, hằng năm;
d) Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Các dự án đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư;
e) Các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế
hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp;
g) Kết quả giám sát nội bộ;
h) Nội dung khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Trước và
sau khi kiểm toán, Báo cáo tài chính năm phải được gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ
quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực các nội dung báo cáo quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 61. Công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp
các nội dung về hoạt động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử của cơ
quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
3. Bộ Tài chính đăng tải công khai, kịp thời trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính báo
cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
trong phạm vi toàn quốc sau khi Chính phủ báo cáo Quốc hội.
Chương IX
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 62. Khen thưởng
1. Khen thưởng tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu trong hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước
tại doanh nghiệp;
170

b) Hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao; có giải pháp, sáng kiến trong hoạt động quản lý, sử
dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp;
c) Phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc sử dụng lãng phí, thất thoát vốn nhà nước; vốn, tài sản
của doanh nghiệp.
2. Nguồn khen thưởng:
a) Nguồn tiền thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
b) Nguồn quỹ khen thưởng của người lao động, quỹ thưởng của người quản lý doanh nghiệp,
Kiểm soát viên.
Điều 63. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[7]
Điều 64. Điều khoản chuyển tiếp
1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều lệ, quy chế tài
chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật này; việc ban hành phải hoàn thành, trước
ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Điều lệ, quy chế tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được
ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2015.
2. Đối với dự án đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, quyết định trước ngày Luật này được công bố tiếp tục thực hiện theo dự án được phê
duyệt.
3. Việc xử lý hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ, quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên phát sinh, trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy
định hiện hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
Điều 65. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Điều 66. Quy định chi tiết
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
 
  XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
CHỦ NHIỆM

Nguyễn Hạnh Phúc


 
171

[1] Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật
Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13, Luật
Đường sắt số 06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Tài
nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
08/2017/QH14, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13,
Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13, Luật Đa
dạng sinh học số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số
82/2015/QH13, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Luật Đê điều số
79/2006/QH11, Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số
18/2008/QH12, Luật Đo lường số 04/2011/QH13, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH11, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, Luật An toàn thông
tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Xuất bản số 19/2012/QH13, Luật Báo chí số
103/2016/QH13, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13, Luật Quản lý, sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13,
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật Quảng cáo số
16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật số 03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 19/2000/QH10 và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số
10/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 92/2015/QH13, Luật Bảo
hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13 và Luật số
97/2015/QH13, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám định tư
pháp số 13/2012/QH13 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật số
35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật số
35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật số
35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 22 của Luật số
35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
172

[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật số
35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
[7] Điều 31 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan
đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 31. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.”

You might also like