You are on page 1of 11

BẢN THUYẾT TRÌNH

CÂU HỎI SEMINA 2

Phân tích, làm rõ nội dung các quy định của Luật đầu tư năm 2014 về Bảo đảm đầu tư?
Dựa vào các phân tích nêu trên, hãy phân tích, làm rõ nội dung các quy định sau đây của
Điều 13 Luật Đầu tư năm 2014 về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong những trường hợp thay
đổi pháp luật:
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu
đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự
án.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu
đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu
đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của
văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại
khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau
đây :
a ) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế ;
b ) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư ;
c ) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại .
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4, Điều này, nhà đầu tư phải có
yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu
lực thi hành.
Đối chiếu những thay đổi nếu có trong luật 2020.

PHÂN ĐOẠN

* Mở đầu

[ Nguyễn Phương Linh ]

Khái niệm Luật đầu tư:

Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư
kinh doanh.

Ý nghĩa của Luật Đầu tư:


Luật Đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng
- Tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công
- Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo
đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước;
- Chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư .

Nhận xét:

Những quy định về Bảo đảm đầu tư theo Luật đầu tư hiện hành được các nhà đầu tư
đánh giá về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế về đầu tư
của Việt Nam tại thời điểm bản hành Luật đầu tư, để tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo
đảm đầu tư phù hợp với cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã thỏa thuận
trong thời gian qua.

Câu hỏi: Phân tích, làm rõ nội dung các quy định của Luật đầu tư năm 2014 về Bảo
đảm đầu tư?

[ Tô Thanh Quang ]

Điều 9. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện
pháp hành chính.

2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc
vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh
toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch
vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước

b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa
xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở
trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng
cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp
ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
quan trọng khác.

Điều 11. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của
pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;


2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Điều 12. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu
tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và
những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

[ Trịnh Việt Mai ]

Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu
đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo
quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu
đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi
đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của
văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại
khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bàng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có
yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực
thi hành.

Điều 14. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết
thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì
tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4
Điều này.

2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt
Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài
hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông
qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án Việt Nam.


b) Trọng tài Việt Nam.
c) Trọng tài nước ngoài.
d) Trọng tài quốc tế.
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan
đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng
tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác.

*Lời dẫn:

[ Nguyễn Văn Minh ]

Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư có thể gặp phải rất
nhiều rủi ro, các rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đặc biệt là
các rủi ro không có tính dự báo và cũng không thể kiểm soát được từ phía nhà đầu tư, một
trong những nguyên nhân đó là sự thay đổi pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Vậy thì không có biện pháp nào đảm bảo tốt hơn đối với nhà đầu tư bằng một cam kết từ
phía chủ thể ban hành ra pháp luật chính là Nhà nước tiếp nhận đầu tư về việc bảo đảm quyền
lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các nhà đầu tư khi có sự thay đổi.

Dựa vào các phân tích nêu trên hãy phân tích làm rõ nội dung các quy định của điều 13
luật đầu tư 2014 về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật:

Câu hỏi 1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao

hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án

[ Nguyễn Bá Huy ]

Khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành
lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu
tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư thường sẽ được các chính sách ưu
đãi từ Nhà nước bằng các quy định pháp luật.

Tuy nhiên trong quá trình thời gian thực hiện dự án thì tình hình kinh tế - xã hội có
thể có sự thay đổi và dẫn đến chính sách được quy định bằng pháp luật cũng sẽ thay đổi
theo.

Về bản chất, những thay đổi của pháp luật đầu tư nói riêng cũng như hệ thống pháp
luật Việt Nam nói chung sẽ không có hiệu lực điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội hay
quan hệ đầu tư đã hình thành và phát sinh trước thời điểm ban hành những văn bản pháp
luật chứa đựng sự thay đổi về ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư bởi sự chi phối của nguyên
tắc pháp luật không có hiệu lực hồi tố. Nghĩa là những quan hệ xã hội phát sinh trước thời
điểm ban hành văn bản pháp luật sẽ không chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp
luật này.

Như vậy, quy định về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp này có sự thay đổi
pháp luật, nhà nước Việt Nam đã chấp nhận thiết kế một quy định đi ngược lại với
nguyên tắc pháp luật cơ bản để đổi lại một cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng
cho các nhà đầu tư.

Qua đó, có thể khẳng định thông qua cam kết trên đây, nhà nước Việt Nam thực hiện
được hai mục đích:
• Một là, giúp cho các nhà đầu tư không phải chịu sự tác động tiêu cực từ việc thay đổi
các quy định của pháp luật theo hướng kéo ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư.
• Hai là, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tận dụng được các ưu đãi đầu tư lớn hơn từ sự thay
đổi của pháp luật.
=> Cả hai mục đích này đều đem lại một kết quả tích cực cho nhà đầu tư đó là làm tăng
khả năng thành công và đem lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư của họ.

Câu hỏi 2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư
thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục
áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự
án.

[ Nguyễn Văn Minh ]

Ngược lại trong trường hợp văn bản pháp luật mới ban hành quy định cho nhà đầu tư
thấp hơn ưu đãi mà các nhà đầu tư đang được hưởng thì sẽ áp dụng các ưu đãi theo quy
định cũ cho các nhà đầu tư trong thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
Tuy nhiên trong trường hợp nếu văn bản pháp luật quy định mới có ưu đãi thấp hơn
quy định cũ được ban hành vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường thì nhà đầu tư sẽ được áp
dụng ưu đãi theo quy định pháp luật mới.

Khi nhà đầu tư bị áp dụng ưu đãi thấp hơn vì lý do nêu trên sẽ được đền bù, khác
phục thiệt hại bằng các biện pháp như :
+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

Để có thể áp dụng các biện pháp này nhà đầu tư phải gửi yêu cầu bằng văn bản trong thời
gian 3 năm kể từ ngày ban hành quy định pháp luật mới.

Câu hỏi 3 . Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi
quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

[ Trần Gia Khiêm ]

Đầu tư là quá trình diễn ra trong khoản thời gian dài thường kéo dài từ 10 năm đến 50
năm. Đây là khoảng thời gian mà nhiều chính sách pháp luật có thể thay đổi nhằm phù
hợp với các quy luật khách quan của xã hội và nền kinh tế. Khi các nhà đầu đã quyết định
đầu tư kinh doanh thì thường vì mục đích kinh doanh lâu dài, lập các kế hoạch đầu tư, dự
án đầu tư lâu dài và hiển nhiên nhận được các chính sách ưu đãi được quy định trong thời
gian thực hiện dự án.

Để đảm bảo yên tâm cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Nhà
nước đã có các cam kết đảm bảo như Điều 1, 2 – Luật Đầu tư 2014 được đề cập bên trên.
Cũng như, sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà
đầu tư, trong nhiều trường hợp tạo ra rủi ro: làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho hoạt
động đầu tư kinh doanh.

Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp
luật, tuy nhiên theo Điều 3 – Luật đầu tư 2014 (Quy định tại khoản 2 Điều này) không áp
dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi
trường.
[ Nguyễn Phương Linh ]

Có 3 lý do có thể phân tích như sau:

Thứ nhất, An ninh, quốc phòng luôn được đề cập trong các quy định pháp luật ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư.

- Vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia và chủ quyền biên giới không thể phủ
nhận là vấn đề nhạy cảm đối với mỗi quốc gia và nó có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến quan
hệ chính trị ngoại giao của Việt Nam và các nước khác

Ví dụ: Chẳng hạn như tình hình diễn biến căng thẳng trong thời kỳ tranh chấp về chủ
quyền biển đảo: Biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc vô cùng “nóng” vào năm 2017.

Ví dụ: Hành vi biết rõ quy định pháp luật nhưng cố tình lách luật chính là những dự án
đầu tư bất động sản ven biển Đà Nẵng của các cá nhân, thương nhân có quốc tịch Trung
Quốc.

Thứ hai, cùng với đó, vấn đề đầu tư kinh doanh cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường,
bởi lẽ:
- Các quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp thường liên quan đến các mục tiêu
lâu dài, khi thực hiện sẽ làm thay đổi kết cấu vốn đầu tư và tạo ra những năng lực kinh
doanh mới hoặc thay đổi định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, vì vậy
cần đồng thời giữ sự bền vững cân bằng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

- Yêu cầu và ưu tiên trong sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay là đảm bảo yếu
tố môi trường lành mạnh khi thực hiện các quyết định đầu tư kinh doanh của doanh
nghiệp.

- Môi trường là nhân tố quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ( Không
thể bất chấp đánh đổi yếu tố môi trường vì lợi ích kinh tế)

- Đầu tư cho các dự án có tính chất môi trường đáp ứng yêu cầu sản xuất sạch là
+ yêu cầu cấp thiết xuất phát từ nhu cầu nội tại của doanh nghiệp
+ yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội để phát triển bền vững nhằm mục tiêu thu lợi

nhuận lâu dài trong tương lai.

Vì vậy, tiêu chí đánh giá các dự án có tính chất môi trường vẫn không thể bỏ qua
những quy định của pháp luật và phải đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Ngoài ra, Chủ đầu tư phải tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp
bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm như:
- Cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước,
đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án
- Cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí
thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra
- Cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ
sông, bờ biển gây ra bởi dự án…
Ví dụ: Việc chấp thuận đầu tư dự án gang thép của Formosa ở Hà Tĩnh năm 2016 gây nên
vụ việc ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt ở khu vực biển miền Trung, để lại hậu
quả vô cùng to lớn về môi trường và tài nguyên biển mà đến nay vẫn chưa khắc phục
được.

[ Trần Gia Khiêm ]

Bên cạnh đó, Nhà nước đưa ra những biện pháp khuyên khích đầu tư nước
ngoài trong nội luật của mình và đó là các cam kết được chính họ bảo đảm thực thi. Nhà
đầu tư nước ngoài có tiềm lực và dự án đầu tư quan trọng có thể góp phần thúc đẩy việc
thông qua những chính sách, quy định có lợi cho họ.

Những quyền, bảo đảm trong hợp đồng với cơ quan Nhà nước cũng là một phương
thức mà nhà đầu tư nước ngoài dựa vào để giảm rủi ro pháp lý ở nước nhận đầu tư. Việc
đầu tư bên cạnh những lợi ích về kinh tế, còn kéo theo nhiều hệ lụy, khi kinh tế phát triển
dẫn đến băng hoại giá trị đạo đức xã hội, an toàn xã hội như trộm cắp, phá hoại tài sản,
kích động biểu tình...

Ví dụ: Tình hình biển Đông căng thẳng đã bị một số đối tương xấu kích động công nhân
viên ở khu công nghiệp Bình Dương nổi loạn, đập phá tài sản của công ty, gây thiệt hại
quy mô lớn, rất phức tạp và liên quan đến trật tự xã hội, thậm chí nóng hơn là an ninh
quốc gia.
Việt Nam là một nước đề cao tính truyền thống, những giá trị văn hóa tốt đẹp, vì vậy làm
sao bảo đảm được môi trường đầu tư mà vẫn giữ được giá trị đạo đức là điều thật sự cần
thiết.

Suy cho cùng, trong mọi trường hợp có thể thay đổi về chính sách hoặc quy định
pháp luật từ phía Nhà nước thì quyền lợi tối đa của các nhà đầu tư đều được đảm bảo.
Bên cạnh đó, Nhà nước nhận về một số bất lợi liên quan tới lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi
trường… chẳng hạn và giành cho các nhà đầu tư quyền chủ động trong lựa chọn các giải
quyết sao cho thỏa đáng với nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp của họ.
Trong trường hợp không được hưởng mức ưu đãi cũ nhà nước sẽ có biện pháp khác
bảo đảm cho nhà đầu tư quy định tại khoản 3 khi nhà đầu tư thực hiện yêu cầu trong thời
hạn 3 năm.

Câu hỏi 4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy
định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp
sau đây :
a ) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế ;
b ) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư ;
c ) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại .

[ Phạm Văn Đồng ]

1. Căn cứ pháp luật


– Luật đầu tư năm 2014;
– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật đầu tư.

2. Biện pháp để bảo đảm đầu tư khi NĐT không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Quyền lợi của Nhà đầu tư được bảo đảm tối đa theo đúng tinh thần của Luật đầu tư
năm 2014, trong mọi trường hợp, nếu có sự thay đổi về chính sách hay pháp luật của Nhà
nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư, nguyên tắc duy nhất
được thực hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư.

Do đó, trong trường hợp Nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay
đổi pháp luật sẽ được xem xét giải quyết bằng một số biện pháp như sau:

- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế
- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

Để được áp dụng những biện pháp bảo đảm đầu tư đã kể trên, nhà đầu tư phải gửi yêu
cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư trong thời hạn 03 năm
kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.

Câu hỏi 5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu
tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới
có hiệu lực thi hành. Đối chiếu những thay đổi nếu có trong luật 2020.

[ Trần Quang Khánh ]

Hồ sơ cần chuẩn bị
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ
– Văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm các nội dung sau:
+ Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
+ Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật
mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
+ Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư;
+ Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản
4 Điều 13 Luật Đầu tư năm 2014.
– Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng
nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc
văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có
một trong các loại giấy tờ đó).

[ Nguyễn Thị Hoa ]

Thủ tục nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nhà đầu tư gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện
pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề
xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết
định.
Không có lệ phí

Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

– Nhà đầu tư có dự án đầu tư đang hưởng ưu đãi đầu tư nhưng bị bãi bỏ ưu đãi đầu tư
(quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật đầu tư 2020): Nhà đầu tư không được tiếp tục áp
dụng ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng, bảo vệ môi trường.

– Văn bản đề nghị gửi Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 3 năm kể từ ngày văn bản
mới có hiệu lực thi hành bãi bỏ ưu đãi của nhà đầu tư.

Như vậy, nếu nhà đầu tư thuộc trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do
thay đổi quy định của pháp luật, có thể thực hiện gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp
dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp
luật mới có hiệu lực thi hành với quy trình thực hiện và nội dung hồ sơ cụ thể như trên.

[ Trịnh Việt Mai ]

*) Mở rộng những thay đổi theo Luật đầu tư 2020:


-Chính thức cấm dịch vụ đòi nợ
-Bãi bỏ nhiều ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
-Bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư (Khoản 1 Điều 16)
-Bổ sung quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt (Điều 20)
-Thêm hình thức ưu đãi đầu tư (Khoản 1 Điều 15)
-Điểm mới về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của NĐT nước ngoài trong tổ chức kinh tế thực hiện
hoạt động đầu tư (Điều 23)
-Điều kiện để NĐT nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức
kinh tế tại Việt Nam (Điều 24)
-Điểm mới về nơi nộp hồ sơ dự án đầu tư (Điều 34, 35, 36)
-Các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (Điều 54)

* KẾT BÀI

[ Nguyễn Phương Linh ]


Bên cạnh những biện pháp bảo hộ cơ bản như: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu
tư (Điều 9), Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài (Điều 11), Bảo
đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 14), Luật đầu tư đã quy
định một số nội dung cụ thể như sau:
Bổ sung cam kết của nhà nước trong việc đối xử không phân biệt giữa các nhà đầu tư
nước ngoài (nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) phù hợp với điều kiện và lộ trình quy định tại
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Khoản 1 Điều 10). Quy định này nhằm cụ
thể hóa cam kết của Việt Nam về đối xử tối huệ quốc theo các Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư.
Bổ sung nguyên tắc không hồi tố về điều kiện đầu tư trong trường hợp pháp luật, chính
sách thay đổi làm ảnh hưởng bất lợi đến điều kiện đầu tư đã được quy định tại Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư (Khoản 1 Điều 13). Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm để Việt
Nam thực hiện đầy đủ cam kết trong WTO về việc không hồi tố các điều kiện đầu tư (phạm
vi hoạt động, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài). Nguyên tắc không hồi tố là biện pháp
bảo đảm đầu tư quan trọng, góp phần tạo môi trường đầu tư an toàn, tin cậy cho nhà đầu tư,
nhất là trong bối cảnh hệ thống pháp luật đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện, có nhiều
thay đổi gây xáo trộn hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.

[ Nguyễn Thị Hoa ]


Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này có liên quan đến thẩm quyền ban hành, điều
chỉnh pháp luật. Do vậy để bảo đảm tính khả thi của Luật và có thời gian hoàn thiện quy định
về vấn đề này trên cơ sở tổng kết, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, Luật đầu tư
năm 2014 giao chính phủ quy định chỉ tiêu điều kiện, thủ tục thực hiện.
Ngoài ra, để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như cam kết của Việt Nam theo các Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Điều 14 Luật đầu tư 2014 đã bổ sung Khoản 4 về giải
quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa cơ quan
nhà nước và nhà đầu tư thông qua trọng tài chỉ được thực hiện trong trường hợp có thỏa
thuận trọng tài theo hợp đồng giữa các bên tranh chấp hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.

You might also like