You are on page 1of 2

Chủ đề: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Coopration Contract – BCC)

1. Khái niệm:
Đây là hình thức đơn giản nhất của FDI. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với cơ sơ kinh tế của
nước sở tại ký kết các hợp đồng cùng nhau phối hợp thực hiện sản xuất kinh doanh những mặt
hàng nào đó và mỗi bên sẽ đảm nhận những khâu công việc nhất định.
2. Đặc trưng
Hình thức này có các đặc trưng:
+ Các bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ rõ
ràng;
+ Không thành lập pháp nhân mới, tận dụng ngay những thế mạnh sẵn có của mỗi bên, từ nguồn
nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhân công… cho đến thị trường tiêu thụ;
+ Các hợp đồng thường có thời gian vừa phải, phổ biến là khoảng 1 năm, trường hợp nếu chúng
vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện tốt thì có thể được gia hạn thêm;
+ Mỗi bên làm nghĩa vụ tài chính với nước chủ nhà theo những qui định riêng
Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên
hoặc cổ đông.
3. Nội dung hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch
hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng
tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về doanh nghiệp;
Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy
định của pháp luật.

4. Quy trình thực hiện thủ tục


Bước 1: Thực hiện ký kết Hợp đồng BCC;
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư theo
Hợp đồng BCC;
5. Ưu điểm của hợp đồng BCC
Không phải thành lập pháp nhân mới, cho nên sẽ nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi
phí cho việc thành lập
Giúp các nhà đầu tư khắc phục được điểm yếu của mình và tận dụng được các lợi thế từ các đơn
vị khác.
Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động mà
không bị ràng buộc bởi pháp nhân chung.
6. Hạn chế của hợp đồng BCC
Vấn đề về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi ký kết hợp đồng với bên thứ ba hiện nay vẫn
chưa có những quy định cụ thể
Vấn đề về con dấu để phục vụ cho kí kết các hợp đồng với bên thứ ba nếu có bất đồng quan điểm
sẽ làm cho dự án đầu tư phải dừng lại để giải quyết.

7. Ví dụ

- Công ty A là công ty sản xuất máy giặt đã hợp tác với 1 công ty B tại nhật bản để sản xuất máy
giặt. Trong đó công ty A Cung cấp nhà máy sản xuất hiện đại, dây chuyền lắp ráp tự động và đội
ngũ nhân viên lành nghề. Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm máy giặt thông minh theo tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế. Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm hiện
có. Công ty B Cung cấp công nghệ sản xuất tiên tiến và thiết kế sản phẩm độc đáo, hỗ trợ về mặt
kỹ thuật trong quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, cung cấp kênh phân phối
rộng khắp trên thị trường Việt Nam và quốc tế và đầu tư thêm 2 tỷ đồng.

You might also like