You are on page 1of 3

BÀI THU HOẠCH

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG BOO, O&M, HỢP
ĐỒNG HỖN HỢP

I. DỰ ÁN PPP

KHÁI NIỆM
Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2022
Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật đầu tư theo hình thức đối
tác công tư.

II. KHÁI QUÁT VỀ BOO, O&M, HỖN HỢP


1. Khái niệm, đặc điểm, trường hợp áp dụng, ý nghĩa kèm phân loại
1.1 Khái niệm
Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nhiệp dự án PPP được nhượng quyền
để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời
hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng
quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
sẵn có trong thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm
dứt hợp đồng
Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng dự án kết hợp giữa các loại hợp đồng quy định tại khoản
2 và khoản 2 Điều này.

1.2 Đặc điểm:


1.2.1. Hợp đồng BOO là loại hợp đồng được ký kết trên nhiều lĩnh vực xây dựng khác
nhau, có thể từ xây dựng đường xá cầu cống, cho đến xây dựng những tòa nhà, … và
được sử dụng cho mục đích công.
Hợp đồng BOO có tính chất gần giống với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn
Hạn chế khả năng tư hữu vĩnh viễn của các cơ quan thực hiện dự án công – tư bằng cách
trao quyền thực hiện dự án BOO cho cơ quan đại diện nhà nước thực hiện ký kết.
1.2.2. Hợp đồng O&M hướng dẫn thực thi thông lệ quốc tế, cung cấp các điểm tham
chiếu khi đàm phán hợp đồng để hạn chế đàm phán kéo dài.
 Việc triển khai đầu tư theo hợp đồng O&M sẽ không có hợp phần xây dựng công trình.
1.2.3. Khi kết hợp cùng một lúc 2 hay nhiều dạng hợp đồng PPP cụ thể,  cùng lúc làm
phát sinh những quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định trong các dạng hợp đồng đó.

1.3 Trường hợp áp dụng:

HỢP ĐỒNG BOO


-Khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương về việc xây
dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước thì sẽ phân cho các nhà đầu tư và thực hiện ký
kết hợp đồng BOO với họ. 
- Các nhà đầu tư phải có đủ điều kiện
- Chỉ sau khi được chính thức phê duyệt bởi Chính Phủ, hợp đồng mới được ký kết.
HỢP ĐỒNG O&M
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập hồ sơ mời thầu và mời gọi các nhà thầu
đầu tư và đàm phán hợp đồng cho dự án.
- Các lĩnh vực được đầu tư theo hình thức đối tác công tư bao gồm: dự án xây dựng,
cải tạo, vận hành, quản lý, cung cấp trang thiết bị và dịch vụ công

II. CHỦ THỂ TRONG HỢP ĐỒNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ
THỂ
1. Về chủ thể tham gia
- Nhà nước : Là cơ quan cấp bộ, UBND cấp Tỉnh
Nhà nước là chủ thể đưa ra nhu cầu trên cơ sở các cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp
đồng đề xuất cơ quan cấp trên phê duyệt dự án.
- Nhà đầu tư: Là các tổ chức cá nhân thực hiện hđ đầu tư
Nhà đầu tư thường là các tổ chức kinh tế có kinh nghiệm trong các lĩnh vực dự án PPP do
sẽ được lựa chọn theo hình thức đấu thầu.
- Doanh nghiệp dự án: Là doanh nghiệp cho nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án PPP
2. Nghĩa vụ: Đảm bảo thực hiện hợp đồng dự án PPP

III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG BOO, HỢP ĐỒNG
O&M VÀ HỢP ĐỒNG HỖN HỢP CỦA DỰ ÁN PPP Ở VIỆT NAM

1. Hợp đồng BOO


- Thành tựu: BOO được áp dụng triển khai với rất nhiều những nhà máy điện nhỏ và vừa
khác nhau
- Hạn chế
Vốn bỏ ra là quá lớn trong khi lại không được toàn phần quyết định khi dự án hoàn thành
đặc biệt là quyết định về mặt giá cả kinh doanh.
Còn trường hợp nhà thầu chậm tiến độ thi công dẫn đến công trình xây dựng được đưa
vào sử dụng bị chậm và gây ra những thiệt hại cho cả nhà nước lẫn tư nhân

2. Hợp đồng O&M


- Thành tựu
- Hạn chế:
Hiện nay đầu tư theo hợp đồng O&M được áp dụng nhiều trong lĩnh vực xây đường cao
tốc nhưng chưa có nhiều kết quả khả quan. 
Đường cao tốc nói chung và tham gia quản lý vận hành đường cao tốc nói riêng đang có
rất nhiều khó khăn vướng mắc cả về thực tiễn, cả về pháp lý, cơ chế chính sách, cả về tư
duy
- Giải pháp:
- Các chuyên gia cho rằng nên gợi mở phương án cho thuê quyền khai thác (đấu thầu các
đơn vị quản lý, vận hành) trong thời gian dài (hơn 10 năm)
- Bổ sung các khu dừng nghỉ, quy mô từ 5 đến 10ha/bên, coi đây là 1 cấu phần của đường
cao tốc
- Hoàn thiện khung pháp lý

3. Hợp đồng hỗn hợp


- Thành tựu: chủ yếu vẫn xoay quanh BOT như BOT và BTO hay BOT và O&M trong
lĩnh vực giao thông vận tải
- Hạn chế:
Việc phối hợp kết hợp giữa các loại hợp đồng để tạo ra hợp đồng hỗn hợp là chưa nhiều
do các chế định cũng như điều kiện kinh tế tại Việt Nam.
Dự án hỗn hợp được thực hiện còn mang tính đơn lẻ, thiêu đi chính sách và tầm nhìn
chiến lược,  thiếu sự chuẩn bị của khu vực nhà nước trong việc hợp tác với khu vực tư
nhân và lợi ích xung đột giữa các bên trong nhiều dự án.
- Giải pháp:
Cần có những thay đổi trong chính sách của nhà nước để đảm bảo lợi nhuận cũng như
quyền lợi ( quyền sử dụng, định đoạt 1 số phần công trình,..) cho các nhà đầu tư.
Khuyến khích, có những ưu đãi để các nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội dấn thân vào
những hình thức hợp đồng hỗn hợp mới đẻ tối ưu hiệu quả. 

You might also like