You are on page 1of 1

BÀI THU HOẠCH

“Quyền tác giả và AI”


Họ và tên: Bùi Thị Thu Hiền
MSV: 11212135
Lớp học phần: LUKD1173(222)_03-Luật sở hữu trí tuệ

Qua buổi diễn giải của GS. Jane C.Ginsburg, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến
thức quý báu, có thể kể đến như kinh nghiệm trong việc bảo hộ và thực thi quyền
sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu và bản quyền tác giả tại Hoa Kỳ, cũng như
việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, kiến thức mà cá nhân em cảm thấy là thiết thực nhất là phần đề cập của
giáo sư tới các vấn đề liên quan đến khái niệm ChatGPT và các nguồn thông tin
của Chat GPT liên quan đền quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy đây chỉ là một phần kiến thức rất nhỏ nhưng đối với em lại là một bài học sâu
sắc. Bởi lẽ, trước đây, bản thân em chỉ biết tới và nhìn nhận Chat GPT như một
công cụ giải trí trên mạng xã hội, nhưng qua những phân tích của Giáo Sư, em đã
học được cách nhìn nhận sự việc theo một hướng sâu hơn, không chỉ đối với
ChatGPT mà với tất cả các sản phẩm trí tuệ nhân tạo khác, ngay từ trong cái tên
sản phẩm “trí tuệ nhân tạo”, một sinh viên Luật như em đã cần nhận thức được
mình phải tìm hiểu và đánh giá nó từ góc độ sâu xa hơn, bằng cách vận dụng kiến
thức từ bộ môn Luật sở hữu trí tuệ.
Từ khái niệm và ví dụ về cách hoạt động của Giáo sư, em đồng tình với quan điểm:
Chat GPT không phải là chủ sở hữu quyền tác giả. Bởi lẽ, Chat GPT tạo ra một sản
phẩm theo yêu cầu, gợi ý, mệnh lệnh từ người dùng, chứ chúng không thể chủ
động tạo ra tác phẩm được. Ví dụ, người dùng đặt lệnh “soạn một bài văn tả về một
ông lão đang đánh cá ngoài khơi vào sáng sớm”, thì lúc này Chat GPT mới bắt đầu
lập trình, sử dụng tất cả các dữ liệu, thông tin, tài liệu đã tồn tại trong hệ thống
database (đã cài sẵn) để viết một bài văn tả ông lão đánh cá như trên.

You might also like