You are on page 1of 42

VẤN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bài kiểm tra này áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 (Sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí
tuệ)
- Ghi trên đầu bài kiểm tra
1. Khái niệm QSHTT
Khoản 1 Điều 4 LSHTT: QSHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:
- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả - CQĐK: Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
 Tác phẩm
 Cuộc biểu diễn
 Bản ghi âm, ghi hình
 Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
- Quyền sở hữu công nghiệp - CQĐK: Cục SHTT thuộc Bộ KH và CN
 Sáng chế
 Kiểu dáng công nghiệp
 Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
 Nhãn hiệu
 Chỉ dẫn địa lý (phải đc đăng ký) – nguồn gốc xuất xứ các sp
 Tên thương mại – công ty cp …
 Bí mật kinh doanh
- Quyền đối với giống cây trồng – CQĐK: Cục trồng trọt Bộ NN và Ptr Nông thôn
 Vật liệu nhân giống
 Vật liệu thu hoạch
Khẳng định đúng, sai: Quyền đối với giống cây trồng vật nuôi là một bộ phận của QSHTT.
 Sai. K1 Điều 4 LSHTT. K bảo hộ quyền đối với giống nuôi.
2. Đặc điểm QSHTT
- Khách thể: Là tài sản trí tuệ (tài sản vô hình)
- Quyền SHTT là một loại quyền sở hữu khuyết quyền năng chiếm hữu, chỉ bao gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Quyền năng sử dụng là quyền độc quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ.
- Quyền SHTT mang bản chất của quyền tài sản, đồng thời có sự kết hợp giữa quyền tài sản và quyền nhân thân.
- Quyền sở hữu trí tuệ không phải là quyền tuyệt đối, là quyền sở hữu mang tính tương đối, bị giới hạn trong một số trường hợp.
Phân biệt giữa tài sản trí tuệ và tài sản hữu hình thông thường?
Tiêu chí Tài sản hữu hình Tài sản trí tuệ
Có cấu tạo vật chất nhất định, con người cảm nhận thông Không có cấu tạo vật chất nhất định, tồn tại dưới dạng
qua các giác quan thông tin, tri thức chứa đựng hiểu biết của con người về
Cấu tạo
TN và XH, con người cảm nhận thông qua quá trình nhận
thức và tư duy
Tính hao Bị hao mòn về mặt vật lý qua quá trình sử dụng Không bị hao mòn về mặt vật lý qua quá trình sử dụng
mòn
Xác định Chủ yếu thông qua các thuộc tính vật chất cấu thành nên Chủ yếu dựa vào hàm lượng chất xám công sức, trí tuệ để
giá trị tài sản tạo lập tài sản
Quyền Có ý nghĩa quan trọng, thường trao cho chủ sở hữu hoặc Không có ý nghĩa quan trọng, bất cứ ai có khả năng nhận
chiếm hữu người được chủ sở hữu cho phép thức và tư duy đều có thể chiếm hữu tài sản
Quyền sử Không thể sử dụng đồng thời bởi nhiều người một cách Có thể sử dụng đồng thời bởi nhiều người một cách độc
dụng độc lập lâp
Khả năng Chủ sở hữu dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và ngăn chặn Chủ sở hữu khó kiểm soát và ngăn chặn chủ thể khác sử
bảo vệ tài chủ thể khác sử dụng, khai thác tài sản dụng, khái thác tài sản của mình
sản
Giới hạn QSH không bị giới hạn trong 1 khoảng thời gian nhất định, Các quyền tài sản chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời
về thời trừ trường hợp pháp luật có quy định khác gian nhất định
gian
Giới hạn Không bị giới hạn về lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp Chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi đối
về không pháp luật có quy định khác tượng được bảo hộ
gian
- QSHTT không được bảo hộ tuyệt đối
 Khi chủ thể sáng tạo ra TS, PL sẽ trao cho họ 1 số độc quyền trong việc khai thác cũng như ngăn cấm chủ thể khác sử dụng
TS. Tuy nhiên, trong những TH nhất định, những độc quyền này có thể bị giới hạn nhằm cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng
tạo và lợi ích của công chúng
Ví dụ: CSH sáng tác ra bài hát -> thu hẹp quyền của tgia -> mng dc dùng trong bài hát, dc khai thác k cần xin phép trả tiền
Giới hạn QSHTT
Thu hẹp
mng dc dùng

Of chủ thể sáng


tác, sáng tạo

 Giới hạn về mặt thời gian: Hầu hết các đối tượng của QSHTT được bảo hộ quyền TS trong 1 khoảng tgian nhất định (Tgian
mà PL trao cho họ độc quyền)2
Ví dụ: Bằng độc quyền sáng chế đc bảo hộ kể từ thời điểm cấp văn bằng kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn
1/1/2000: nộp đơn sáng chế
3/5/2004: cấp văn bằng bảo hộ
1/1/2020: hết hiệu lực
 Ý nghĩa về mặt thời gian: Cân bằng lợi ích
 Khuyến khích hoạt động sáng tạo
 Giới hạn về mặt không gian: các đối tượng của QSHTT được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi đối tượng được
bảo hộ
Ví dụ: Vphong đăng ký: Weibo (để đky bảo hộ ở các quốc gia khác, tiết kiệm kp dịch, tiết kiệm tgian, chi phí)
Có 1 công ty A chế tạo được máy hỗ trợ chỗ để xe => Khi tra cứu thì phát hiện bên Hoa Kỳ có sáng chế nvay => không đc dky sáng
chế
Nếu có đky ở VN thì k đc cấp độc quyền
Muốn đc sd ở VN thì phải xem Hoa Kỳ có bảo hộ sáng chế ở VN không: Có (thì k đc dùng)/ Không (Được)
Nếu công ty cạnh tranh cũng làm theo sáng chế thì k có quyền ngăn cấm vì kp độc quyền của cty A
 Giới hạn nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng
- Quyền SHTT không chỉ là quyền dân sự mà còn chứa đựng khía cạnh thương mại cao
 Các đối tượng của QSHTT ngày càng có giá trị cao và có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch thương mại như: thế
chấp, góp vốn, chuyển QSH và chuyển giao sử dụng
Ví dụ: Góp vốn = nhãn hiệu, bán – chuyển nhượng QSH
 Khi sử dụng trong KD mang lại lợi thế cạnh tranh cho CSH
VẤN ĐỀ 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦ THỂ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
NĐ của Chính phủ số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều và biện pháp thi hành LSHTT về quyền tác giả, quyền liên quan
I. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Khái niệm QTG
- K2 Điều 4 LSHTT: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
2. Đặc điểm của QTG
- K1 Điều 6 LSHTT: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất
nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký
hay chưa đăng ký
- QTG được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, không bảo hộ các tác phẩm trái với đạo đức
xã hội, trật tự công cộng, có hại cho QPAN (K1 Điều 8 LSHTT)
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại
cho quốc phòng, an ninh.
- QTG bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm.
 Bảo hộ về những: bức ảnh, bức tranh, bài thơ, …
 Nắm bắt được thông tin đó
 Không bảo hộ nắm bắt ý tưởng nằm trong đầu
- QTG được bảo hộ tự động (VD: Viết văn ra giấy thì dc bảo hộ), phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tác và thể hiện dưới
một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc thủ tục đăng ký.
- Về bản chất, việc đăng ký QTG là thủ tục ghi nhận quyền trên cơ sở thông tin do ng nộp đơn cung cấp. Việc đăng ký sẽ giúp
giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh ban đầu khi có tranh chấp.
Đăng ký có lợi j hơn so với việc không đăng ký?
- Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khai thác
- Về bản chất: Việc đăng ký quyền tgia là thủ tục ghi nhận quyền
Tuy nhiên hiện nay pl VN vẫn đặt ra thủ tục đăng ký QTG. Muốn đky QTG thì đky ở đâu? Tại sao vẫn đặt ra quy định về
đky QTG khi có quy định QTG phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định và k phụ
thuộc vào việc đky?
- Sở hữu công nghiệp: Cục sở hữu trí tuệ; Quyền tác giả: Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hoá thể thao và du lịch
- Vẫn đặt ra quy định về đki để giải quyết tranh chấp sau này, bởi khi xảy ra tranh chấp việc chứng minh sẽ là nghĩa vụ của
người có tác phẩm gốc, nếu không đki thì sẽ rất khó khăn để chứng minh. Nếu đã có đki thì khi khởi kiện, nghĩa vụ chứng
minh sẽ thuộc về phía bên kia.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN TÁC GIẢ


1. Khái niệm tác phẩm
- K7 Điều 4 LSHTT: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ: Điều 14 LSHTT (12 loại)
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
(Quy định liệt kê nên khó bao quát được hết các loại hình tác phẩm, nhiều loại hình nghệ thuật mới k nằm trong loại hình bên trên.
Theo quan điểm: cần có cách nhìn khác để quy định khác nhằm bao quát được hết các loại hình, đáp ứng được nhu cầu và trình độ
phát triển của XH)
2. Phân loại tác phẩm
a. Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm: (2)
- Tác phẩm gốc;
 Được tạo ra một cách độc lập không cần thông qua một tác phẩm khác.
 Có thể còn hoặc hết thời hạn bảo hộ tài sản.
- Tác phẩm phái sinh: K8 Điều 4 LSHTT
 Là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác
 Quyền tác phẩm phái sinh
 Tác phẩm phái sinh phải thực hiện theo các điều kiện:
 Hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm gốc có thể còn thời hạn (xin phép + trả tiền)
hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm.
 Hình thức thể hiện phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc (giống
bản gốc = sao chép)
 Mang dấu ấn sáng tạo của tác giả tác phẩm phái sinh – yếu tố cốt lõi.
 Còn dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh.
3. Điều kiện bảo hộ tác phẩm
- Tác phẩm là kết quả sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Tác phẩm phải được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định – thể hiện ra bên ngoài thì người ta mới bảo hộ.
- Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả (Điều 15 Luật SHTT)
- Các đối tượng không thuộc phảm vi bảo hộ quyền tác giả
 Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin: nếu thuộc phạm vi bảo hộ thì vô tình đã hạn chế việc tiếp cận thông tin của người dân
 Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn
bản đó (Mọi người dân đều có quyền tiếp cận với vbpl và có nghĩa vụ tuân theo pl, để mọi người dân tuân theo pl thì
phải đầu tư nhiều cho công tác tuyên truyền pl. Nếu giờ bảo hộ quyền tác giả, người dân nếu muốn sử dụng phải trả tiền
thì sẽ là điều vô lí bởi k ai muốn tuân theo cả)
 Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu: đáp ứng nhu cầu công chúng, phục vụ mục
đích công cộng, …

III. Chủ thể của QTG


1. Tác giả
a. Khái niệm tác giả:
- Điều 12a của Luật: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm – Chỉ là cá nhân
- K2: Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho ng khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả
b. Phân loại tác giả
- Dựa vào số lượng người sáng tạo ra tác phẩm
 Tác giả đơn nhất: Người duy nhất sáng tạo toàn bộ tác phẩm và được hưởng QTG đối với toàn bộ tác phẩm họ sáng tạo ra.
 Đồng tác giả: Điều 12a LSHTT: là từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ
được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh. (phải được bàn bạc, thảo luân)
 Trừ TH tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà ko làm phương hại đến phần của các đồng tác giả
khác hoặc luật khác có quy định khác
2. Chủ sở hữu quyền tác giả
a. Khái niệm:
- Điều 36 LSHTT: CSHQTG là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và
khoản 1 Điều 20 Luật này (Quyền tài sản + quyền công bố tác phẩm)
b. Phân loại CSHQTG
- CSHQTG đồng thời là tác giả: Điều 37 LSHTT (toàn bộ quyền nhân thân + quyền tài sản) “Tác giả sử dụng thời gian, tài
chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền
tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”
- CSHQTG không đồng thời là tác giả: Điều 39 – Điều 42 LSHTT
 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại
Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (K1 Điều 39)
 Tác giả: Quyền nhân thân
 CSH: Các quyền quy định tại (trên)
Khi lấy ví dụ thì cần tả chi tiết: Các bên có HĐLĐ, giao nhiệm vụ, trả lương, ai là tác giả, ai là CSH
 Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và
khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (K2 Điều 39)
 Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định
tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này (Điều 40: Hưởng thừa kế quyền tác giả với tác phẩm)
 Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20
của Luật này theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả (K1 Điều 41)
Ví dụ: Mua độc quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng
 Tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền
của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được
xác định thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tác giả của tổ chức,
cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng được xác định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan
 Điều 42: CSHQTG là Nhà nước
 Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sáng tạo do cơ quan sử dụng ngân sách
nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu;
Ví dụ: Đặt hàng thực hiện đề tài => Tgia: các cô. CSHQTG: Nhà Nước (làm theo NSNN)
b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên
quan cho Nhà nước;
Ví dụ: Tác phẩm “Tiếng quân ca”
c) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác
giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chết không có người
thừa kế; người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.
 Tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tác phẩm do NN đại diện CSH phải xin phép, trả tiền bản quyền cho Cục Bản
quyền tác giả thuộc Bộ VHTT và DL
 Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không thể tìm được hoặc không xác định
được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên
quan theo quy định của Luật này;
Ví dụ: Bức ảnh chỉ ghi tên tác giả (Chết), ko biết ai CSH => NN đại diện quản lý (Cục Bản quyền tác giả - Bộ VH TT và
DL)
b) Tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu
quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
Ví dụ: Tác phẩm khuyết danh: Ko có ai qly => NN
 Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu để sáng tạo tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng là đại diện Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
 Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan là đại diện Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
 Tổ chức cá nhân khai thác sử dụng tác phẩm do nhà nước đại diện chủ sở hữu phải xin phép và trả tiền bản quyền cho
cục bản quyền tác giả thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch
VẤN ĐỀ 3: NỘI DUNG, NGOẠI LỆ, GIỚI HẠN, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
I. NỘI DUNG QUYỀN TÁC GIẢ
Tồn tại song song 2 quyền: Quyền tài sản và quyền nhân thân
1. Các quyền nhân thân (Điều 19 LSHTT)
- Quyền đặt tên cho tác phẩm
- Quyền đứng tên tác phẩm
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
- Quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm
1.1. Quyền đặt tên cho tác phẩm (Khoản 1 Điều 19 LSHTT)
- Tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm do mình sáng tạo ra để cá biệt hóa tác phẩm (khoản 1 Điều 19)
- Tuy nhiên, việc đặt tên cho tác phẩm không có ý nghĩa pháp lý đối với việc bảo hộ QTG (Nghĩa là: Tác phẩm đó có được đặt
tên hay không thì vẫn được bảo hộ QTG)
- Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản (Khoản 1
Điều 20)
 TH1: Tác phẩm đã có tên
 TH2: Tác phẩm chưa có tên
*Ngoại lệ của quyền đặt tên cho tác phẩm: quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác (K1 Điều 14 nghị định 17/2023)
1.2. Quyền đứng tên trên tác phẩm (Khoản 2 Điều 19)
- Tác giả được quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm để xác định chủ thể được hưởng QTG
- Tác giả được nêu tên thât, bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
VD: Nam Cao – bút danh => Trần Hữu Tri – tên thật)
Ngoại lệ: Tác phẩm khuyết danh, tác phẩm phẩm có quá nhiều tác giả (tuy nhiên không có căn cứ pháp lý)
- Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm áp dụng cả khi tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh. Khi công
bố, sử dụng tác phẩm phái sinh phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả của tác phẩm gốc (Khoản 2 Điều 14 nghị định
17/2023)
1.3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm (Khoản 4 Điều 19)
- Quyền không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh sự và uy tín của tác giả
Ngoại lệ đối với chương trình máy tính thì được quyền chuyển giao quyền nhân thân này (Nghị định 17/2023)
Đặc điểm các quyền - Về nguyên tắc luôn gắn liền với tác giả
nhân thân quy định - Chủ yếu mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho tác giả
tại khoản 1, 2, 4 (Điều - Về nguyên tắc không thể chuyển giao và để lại thừa kế
19 Luật SHTT) - Được bảo hộ vô thời hạn theo (Khoản 1 Điều 7 Luật
SHTT)

1.4. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
- Khái niệm công bố tác phẩm:
 (Khoản 8 Điều 3 NĐ 17/2023) Là việc phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả bản sao tác phẩm dưới bất
kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý đủ để công chúng tiếp cận được tùy theo bản chất của tác phẩm
 Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm kiến trúc đươc coi là đã công bố nếu tác phẩm được đặt tại nơi công cộng với sự đồng ý
của chủ sở hữu quyền tác hỉa cho công chúng tiếp cận và có thể sao chép
VD1: Một nhạc sĩ sáng tác ra bài hát và thể hiện bài hát trước người thân gia đình => Chưa tính là công bố tác phẩm
VD2: Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng tác 1 bài hát, được ca sĩ Hà Anh Tuấn thể hiện trước 40.000 khán giả tại 1 sân vận động
=> Vẫn chưa phải là công bố: do với sự nổi tiếng của NHP và HAT thì không chỉ 40.000 người muốn nghe, mà phải phát hành
bản sao để những người khác nghe cùng nghe (ngoài 40.000 người tại sân vận động)
- Việc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, trình chiếu tác phẩm điện ảnh; đọc trước công chúng tác phẩm văn học; phát sóng
trực tiếp tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm mỹ thuật; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc chưa được coi
là công bố tác phẩm
Vì sao công bố tác phẩm là quyền nhân thân nhưng lại được phép chuyển giao và thừa kế? => Vì có những tác giả chưa kịp
công bố tác phẩm đã qua đời hoặc tác giả không có đủ điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chât skyx thuận và các kỹ năng
để thực hiện việc công bố tuy nhiên tác phẩm cần phải được công bố để công chúng có thể hưởng thụ được cá giá trị của tác phẩm
nên phải được chuyển giao và để lại thừa kế.
- Điều kiện để công bố tác phẩm (3 Điều kiện)
(i) Có việc phát hành bản sao đến công chúng
(ii) Số lượng bản sao phải hợp lý (đủ để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng) => Hiện nay chưa có văn bản quy định thế
nào là hợp lý
(iii) Được sự cho phép của Chủ sở hữu
- Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc
 TH người sáng tác không đủ lực để công bố tác phẩm => có thể thông qua người khác để công bố. (Đây là điểm khác
biệt so với quyền nhân thân khác)
- Ý nghĩa của công bố tác phẩm
 Là căn cứ để xác định tổ chức cá nhân nước ngoài được bảo hộ tại VN (K2 Điều 13 LSHTT)
 Là căn cứ để được áp dụng các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả theo Điều 25 và Điều 25a LSHTT
và áp dụng giới hạn quyền tác giả theo Điều 26 LSHTT
 Là căn cứ xác định thời hạn bảo hộ quyền tài sản theo K1 Điều 20 và quyền nhân thân theo K3 Điều 19 đối với tác
phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh (điểm a, k2 Điều 27 LSHTT)
 Việc công bố là tiền để để thực hiện các quyền tài sản và giúp công chúng tiếp cận được với tác phẩm

2. Các quyền tác giả (Điều 20 LSHTT)


2.1. Đặc điểm quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm
- Gắn liền với chủ sở hữu quyền tác giả
- Mang lại lợi ích về mặt vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả (Cho phép người khác truyền đạt tác phẩm đến công chúng)
- Được phép chuyển giao và để lại thừa kế (Khi mà tác giả không có nhu cầu khai thác giá trị hoặc khai thác không hết thì có thể
chuyển giao cho người khác với hình thức ký hợp đồng …)
- Được bảo hộ trong thời hạn xác định theo K2 Điều 27 LSHTT (Bảo hộ có thời hạn)
2.2. Các quyền tài sản (K1 Điều 20 LSHTT)
a. Quyền làm tác phẩm phái sinh
b. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chứng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghị âm ghi hình hoặc bất kì
phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chứng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời
gian và từng phần tác phẩm (Công chúng ở đây đươc hiểu là tập hợp những người không thuộc phạm vi những người thân
thích trong gia đình)
- Tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ đưới dạng chữ viết: thuyết trình, trình bày, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài
không gian nơi đang diễn ra việc thuyết trình, trình bày qua màn hình loa hoặc các thiết bị kỹ thuật tương tự
- Tác phẩm âm nhạc: làm cho công chúng cảm nhận bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu, bao gồm cả việc
cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc biểu diễn qua màn hình, loa hoặc các thiết bị kỹ thuật tương tự
- Tác phẩm điện ảnh: trình chiếu làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm thông qa các phương tiện kỹ thuật
- Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh: triển lãm, trưng bàu, trình chiếu để công chúng xem bản gốc, bản sao tác phẩm
c. Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào trừ 2
trường hợp:
- Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của luật này
- Sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoặt động của các thiết bị để truyển phát trong một mạng
lười giữa các bên thứ ba thông qua trinh gian hoặc dử dụng hợp pháp tác phẩm, khôbg có mục đích kinh tế độc lập và bản
sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại.
d. Quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối
vớ bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình trừ trường hợp:
- Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiên hoặc cho phép thực hiện việc phân phối
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào khác, bao gồn cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được
tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, CTMT (chương trình máy tính), trừ trường hợp CTMT đó không phải là
đối tượng chính của việc cho thuê như CTMT gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các
máy móc, thiết bị kỹ thuật khác
e. Quyền phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến (có dây), vô tuyến (không dây),
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo
cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn
- Truyền đạt đến công chúng là việc truyền đến công chúng tác phẩm, âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn, âm thanh, hình
ảnh hoặc sự tái hiện của âm thanh, hình ảnh được định hình trong bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện nào ngoài
phát sóng (Khoản 11a Điều 4 Luật SHTT)

II. GIỚI HẠN, NGOẠI LỆ CỦA QTG


1. Các TH ngoại lệ không xâm phạm QTG (Điều 25 và Điều 25a LSHTT)
1.1. Điều kiện áp dụng Điều 25 Luật SHTT
(i) Về đối tượng là tác đã công bố
(ii) Thuộc một trong các TH quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 25 Luật SHTT
(iii) Việc sử dụng tác phẩm không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất
hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 2 Điều 25 Luật SHTT)
(iv) Việc sao chép tác phẩm không áp dụng đối vớ tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển
tập, hợp tuyển các tác phẩm
1.2. Các TH ngoại lệ không xâm phạm QTG (Điều 25 LSHTT)
- Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này, không
áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép
- Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục
đích thương mại
- Luật mới: Điều 25a
2. Giới hạn QTG (Điều 26)
3. Thời hạn bảo hộ QTG (Điều 27 LSHTT)
- Quyền được bảo hộ vô thời hạn:
 Quyền đặt tên
 Quyền đứng tên
 Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm
- Các quyền được bảo hộ có thời hạn: Quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản
*Thời hạn bảo hộ QTG:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng
 75 năm kể từ khi tác phầm được công bố lần đầu
 Nếu chưa được công bố: trong thời hạn 25 năm kể từ khi định hình thì thời hạn là 100 năm kể từ khi định hình
- Tác phẩm khuyết danh, bảo hộ 75 năm kể từ khi công bố lần đầu tiên, nếu thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ tính
như tác phẩm được bảo hộ theo nguyên tắc đời người
- Tác phẩm được bảo hộ theo nguyên tắc đời người. Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Tác
phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi đồng tác giả cuối cùng chết.
- Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ
VẤN ĐỀ 4: QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
1. Khái niệm quyền liên quan (K3 Điều 4 LSHTT)
- Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ
tinh mang chương trình được mã hóa
 Cuộc biểu diễn: biểu diễn tác phẩm, quyền của người biểu diễn, hoặc người tổ chức ra đứng ra đầu tư các cuộc biểu diễn
đó.
 Bản ghi âm, ghi hình.
VD: Tổ chức phát hành băng đĩa, băng nhạc => hãng đĩa: CD, DVD, ….
 Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá: tổ chức, cá nhân.
VD: Nhà Đài VTV chương trình phát sóng của họ, VTV sẽ là chủ sở hữu với chương tình phát sóng

2. Đặc điểm về quyền liên quan (5)


- Hoạt động của chủ thể quyền liên quan chủ yếu là hành vi sử dụng tác phẩm thể hiện dưới 3 dạng cơ bản:
 Biểu diễn tác phẩm => Hành vi sử dụng tác phẩm
 Sản xuất bản ghi âm, ghi hình => Bản ghi các tác phẩm, các cuộc biểu diễn tác phẩm => Hành vi sử dụng tác phẩm
 Phát sóng tác phẩm
 Tuy nhiên hành vi sử dụng của chủ thể quyền liên quan có đặc điểm riêng:
 Về mục đích sử dụng: nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của người khác và thu lợi ích vật chất từ việc sử dụng này
 Về tính chất sử dụng tác phẩm: hoạt động sử dụng tác phẩm được coi là nghề nghiệp của chủ thể
 Về cách thức sử dụng: để đưa tác phẩm đến công chúng, chủ thể phải sử dụng các kỹ năng và các phương pháp (VD: phải
rèn luyện như các ca sĩ, ...)
- Đối tượng của quyền liên quan có tính nguyên gốc => tính nguyên gốc được thể hiện 2 khía cạnh như sau:
 Dấu ấn riêng của chủ thể quyền liên quan: đối tượng phải thể hiện dấu ấn năng lực sáng tạo riêng, nỗ lực đóng góp độc lập
của các chủ thể. Ví dụ: để tạo ra buổi biểu diễn, ca sĩ phải đầu tư trí tuệ để đưa ra sản phẩm đó
 Quyền liên quan chỉ phát sinh đối với các đối tượng được tạo ra lần đầu tiên
- Quyền liên quan được bảo hộ trong thời hạn nhất định (Điều 34 LSHTT)
 Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn: quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm (50 năm) tính từ
năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
Ví dụ: 1/1/2000: Ca sĩ Mỹ Linh biểu diễn tại Cung văn hoá và cuộc biểu diễn đã được định hình => 24h ngày 31/12/2050: hết
thời hạn bảo hộ
- Nội dung của quyền liên quan được bảo hộ là các quyền tài sản, duy nhất người biểu diễn có quyền nhân thân (Điều 30 và 31
LSHTT)
- Quyền liên quan chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả => Gây phương hại thế nào, trong TH
nào? Mang tính chất nhất định

3. Đối tượng của quyền liên quan (Điều 17 LSHTT)


a. Cuộc biểu diễn: được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tiêu chí quốc tịch: cuộc biểu diễn do công dân VN thực hiện tại VN hoặc nước ngoài
- Tiêu chí nơi thực hiện hành vi: cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại VN
- Tiêu chí điều ước quốc tế: cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà VN là thành viên => Tuỳ từng trường hợp,
liệu cuộc biểu diễn giữa các quốc gia đó có quy định về điều ước quốc tế khum? Giữa VN và nước kia có tồn tại có điều ước
nào không?
b. Bản ghi âm, ghi hình - được bảo hộ nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau đây
- Tiêu chí quốc tịch: bản ghi âm, ghi hình của nhà xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
VD: Có thể cuộc biểu diễn của ca sĩ nước ngoài thuê các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình người VN => vẫn được bảo hộ tại VN
- Tiêu chí điều ước quốc tế: bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà
VN là thành viên
c. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp
sau:
- Tiêu chí quốc tịch: chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh của tổ chức phát sóng có quốc tịch VN
- Tiêu chí điều ước quốc tế: chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà
Vn là thành viên
4. Chủ thể quyền liên quan
a. Người biểu diễn (Điều 29 LSHTT)
- Người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu cuộc biểu diễn thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
- Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì người biểu diễn được hưởng các
quyển nhân thân quy định tại K2 Điều 29; chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn được hưởng các quyền tài sản quy định tại
K3 điều này.
b. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đông thười là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình đó thì được hưởng các quyền
tài sản quy định tại Điều 30 LSHTT
c. Tổ chức phát sóng
- Tổ chức phát sóng đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng có các quyền tài sản đối với chương trình
phát sóng theo Điều 31 LSHTT

5. Giới hạn, ngoại lệ của quyền liên quan


a. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan => luôn luôn không nhằm mục đích thương mại
- Việc sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không được mâu thuẫn với việc khai thác bình
thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây thiệt hại
b. Giới hạn quyền liên quan: Điều 33 Luật SHTT
- Tình huống: A là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ca khúc “Mẹ tôi”. Ông B tổ chức buổi biểu diễn có thu vé vào cửa tiến
hành thuê ca sĩ C hát ca khúc của ông A. Ông D ghi âm, ghi hình buổi biều diễn và phát hành CD ra thị trường. E
Xác định tư cách chủ thể và nghĩa vụ của các bên trong tình huống này.
 A là Tác giả (K1 Điều 12a LSHTT) đồng thới là chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 37) nên A được hưởng toàn bộ quyền
nhân thân (Điều 19 LSHTT) và quyền tài sản (Điều 20 LSHTT)
 B là Chủ sở hữu cuộc biểu diễn, theo K1 Điều 29 thì B được hưởng quyền tài sản (K3 Điều 29 Lshtt)
 C là người biểu diễn (K1 Điều 16 Lshtt) theo K1 Điều 29 thì C được hưởng quyền nhân thân (K2 Điều 29) và tiền thù lao
từ B
 D là chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình (Điểm b K1 Điều 44 LSHTT) nên D được hưởng quyền tài sản theo Điều 30
LSHTT
 E là tổ chức sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại theo Điểm b K1 Điều 33
Nghĩa vụ của các bên:
 B phải xin phép và trả tiền cho A vì biểu diến tác phẩm trước công chúng (K2 Điều 20)
 B thanh toán tiền thù lao theo thỏa thuận cho C
 D phải xin phép và trả tiền cho A vì biểu diễn tác phẩm trước công chúng (K2 Điều 20)
 E không phải xin phép nhưng phải trả tiền cho A, C, D (Điểm b K1 Điều 26, Điểm b K1 Điều 33)
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Khải niệm quyền sở hữu công nghiệp (K4 Điều 4 LSHTT)
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:
- Sáng chế
- Kiểu dáng công nghiệp (VD thiết kế bao gói của bánh trung thu)
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (chip và ic trong các thiết bị điện tử)
- Nhãn hiệu (omo, ariel, vì dân)
- Tên thương mại
- Chỉ dẫn địa lý (VD nước mắm Phú Quốc, cafe Buôn Ma Thuật)
- Bí mật kinh doanh (VD bí quyết tẩm ướp gà rán KFC)
 Do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
 2 bộ phận cấu thành:
- Quyền tổ chức cá nhân đối với 7 gạch “+” ở trên
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Câu hỏi: Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh có phải đối tượng quyền shcn? Không => chỉ là bộ phận cấu thành => chỉ
dẫn thương mại do các chủ thể cạnh tranh không lành mạnh

2. Phân loại các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
a. Căn cứ vào tính sáng tạo
- Các đối tượng mang đặc tính sáng tạo: sáng chế (giải pháp kỹ thuật), kiểu dáng công nghiêp (thiết kế hình dáng bên ngoài của
sản phẩm), thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (bản mạnh điện tử) và bí mật kinh doanh
- Các đối tượng mang tính chỉ dẫn thương mại: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
b. Căn cứ trình tự, thủ tục xác lập quyền (K3 Điều 6 LSHTT)
- Các đối tượng phải đăng ký để được bảo hộ: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
- Các đối tượng xác lập quyền trên cơ sở thực tiễn sử dụng: nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh
c. Căn cứ vào thời hạn bảo hộ (Điều 93 LSHTT)
- Các đối tương đc bảo hộ trong thời hạn xác định và không được gia hạn: sáng chế (được bảo hộ 20 năm kể từ ngày nộp đơn),
giải pháp hữu ích được bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn), thiết kế bố trí
- Các đối tượng được bảo hộ trong thời hạn xác định và có thể gia hạn: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
 Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp văn bằng, kéo dài
hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, được gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm
 1/1/2000: ông X nộp đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp
 3/4/2002: ông X được cấp văn bằng bảo hộ
 1/1/2005: hết hiệu lực (lần 1)
 Xin gia hạn lần 1 thì đến 1/1/2010: hết hiệu lực (lần 2) => nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng nhưng phải gia hạn ngay sau
khi hết hạn lần 1.
 Xin gia hạn lần 2 thì đến 1/1/2015: hết hiệu lực toàn bộ.
 Lí do thời hạn bảo hộ: Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể sáng tạo, tạo cơ hội cho công chúng tiếp, sử dụng và khai thác
các đối tượng sáng tạo
VD: Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ 15 năm => SAI, vì kiểu dáng công nghiệp không được bảo hộ tự động 15 năm mà muốn
gia hạn thì phải làm thủ tục xin gia hạn.
 Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp
đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm
 Nhãn hiệu: là dấu hiệu gắn liền phân biệt hàng hoá, gắn với hàng hoá và tạo nên uy tín kinh doanh trên thị trường => Việc bảo
hộ nhãn hiệu được giai hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. (10 năm kể từ ngày đầu tiên, muốn gia hạn thêm thì làm lại thủ
tục gia hạn, mỗi lần 10 năm) => (tiến hành kiểu dáng đó làm nhãn hiệu => không yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo).
- Các đối tượng được bảo hộ trong thời hạn xác định và không được gia hạn: (3) sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí
- Các đối tương được bảo hộ trong thời hạn xác định và có thể gia hạn (2) nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
- Các đối tượng được bảo hộ không xác định thời hạn (4) nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh
 NHNT được bảo hộ cho đến thời điểm không còn được bộ phận công chúng liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt
Nam
 TTM (tên thương mại) được bảo hộ cho đến thời điểm không còn được sử dụng trong kinh doanh;
 BMKD (bí mật kinh doanh) được bảo hộ cho đến thời điểm không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ;
 Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp (Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT). Tuy nhiên,
GCN sẽ bị chấm dứt hiệu lực khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó hoặc CDĐL (chỉ dẫn địa lý) của nước ngoài
không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ. (Điểm g K1 Điều 95)
VẤN ĐỀ 7: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ CÁC ĐỐI TƯỢNG MANG ĐẶC TÍNH SÁNG TẠO
I. SÁNG CHẾ
1. Khái niệm (K12 Điều 4 LSHTT)
- Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng tính ứng dụng các
quy luật tự nhiên.
- Về bản chất: Là giải pháp kỹ thuật (cách thức, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề xác định)
VD: Cần giải quyết vấn đề nước Hồ Gươm bị ô nhiễm nặng => Sáng chế: giải pháp kỹ thuật là máy lọc nước, thiết bị, chất lọc
nước giú hồ Gươm sạch lại. Còn việc tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác xuống hồ
- Về hình thức: dưới 2 dạng
 Sản phẩm:
 SP dưới dạng Vật thể: dụng cụ, máy móc, linh kiện
 Chất thể: các hợp chất (VD: paracetamol; polime; công thức sản xuất thuốc, mỹ phẩm, nước hoa, ...)
 Vật liệu sinh học: gen động vật, gen thực vật, biến đổi gen
 Quy trình (VD: quy trình chuyển hóa từ nước mặn thành nước ngọt; quy trình công nghiệp sử lý rác thải)
- Về chức năng: để giải quyết một vấn đề xác định
- Về cơ sở tạo ra sáng chế: ứng dụng các quy luật tự nhiên

2. Điều kiện bảo hộ sáng chế (Điều 58 LSHTT)


- Bằng độc quyền sáng chế: đáp ứng 3 điều kiện
 Tính mới (Điều 60)
 Trình độ sáng tạo (Điều 61)
 Khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 62)
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích:
 Tính mới
 Không phải hiểu biết thông thường
 Có khả năng áp dụng công nghiệp
Phân biệt cơ chế bảo hộ của sáng chế và giải pháp hữu ích: điều kiện bảo hộ; thời hạn bảo hộ
a. Tính mới (Điều 60)
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc trường hợp:
 Thứ nhất:
 Bị bộc lộ công khai
 Bộc lộ dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác
 Bộc lộ ở trong nước hoặc nước ngoài (phạm vi)
 Bộc lộ trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên (nếu sáng chế được hưởng quyền ưu tiên)
 Thứ hai: bị bộc lộ trong đơn đăng kí sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố
vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng kí sáng chế đó.
 Thời điểm để so sánh tính mới của sáng chế:
 Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối
với đơn nộp theo điều ước quốc tế.
 Ngày ưu tiên (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) (Điều 91 LSHTT)
VD ngày ưu tiên: Ngày 01/01/2010 công dân Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế A tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
=> Ngày 01/04/2010, công dân Pháp cũng nộp đơn đăng ký chính sáng chế A đó tại cơ quan sở hữu trí tuệ của Pháp. =>
Ngày 05/04/2010 công dân Việt Nam đó mới nộp đơn đăng ký sáng chế này tại Pháp. => Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
thì đơn của công dân Pháp nộp ở Pháp sẽ hợp lệ (vì đơn nộp sớm hơn tại Pháp). Tuy nhiên trong trường hợp này công dân
Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đã nộp sớm hơn tại Việt Nam (nộp ngày 01/01/2010). Do đó, đơn
của công dân Việt Nam nộp ở Pháp sẽ được tính là ngày 01/01/2010 và đây cũng là ngày ưu tiên
 Trường hợp ngoại lệ sáng chế không bị coi là mất tính mới: (Khoản 3 Điều 60) Sáng chế không bị coi là mất tính
mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này hoặc người có được thông tin về
sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp
tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
 Quy định trên cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ
sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không
phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
b. Trình độ sáng tác (Điều 61)
- Sáng chế là một bước tiến sáng tạo.
- Sáng chế không được tạo ra dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng (ko phải ai cx tạo
ra được)
c. Khả năng áp dụng công nghiệp
- Đối với sáng chế dạng sản phẩm: có thể chế tạo, sản xuất hàng loạt
- Đối với sáng chế dạng quy trình: có thể áp dụng lặp đi lặp lại và thu được kết quả ổn định

3. Đối tượng không được bảo hộ là sáng chế (Điều 59)


i. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
ii. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh
doanh; chương trình máy tính;
iii. Cách thức thể hiện thông tin;
iv. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
v. Giống thực vật, giống động vật;
vi. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
vii. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật

II. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP


1. Khái niệm (K13 Điều 4)
- Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường
nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản
phẩm phức hợp,

2. Điều kiện bảo hộ


a. Có tính mới (Điều 65)
- Kiểu dáng công nghiệp khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng
văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên) của đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp.
- Kiểm tra tính mới của kiểu dáng công nghiệp: so sánh kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp đối chứng (kiểu dáng
công nghiệp trùng lặp/tương tự gần nhất tìm được trong quá trình tra cứu thông tin) để tìm ra những điểm khác biệt
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới:
 Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố.
 Kiểu dáng công nghiệp được công bố trong các trường hợp sau:
 Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký.
 Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định công bố dưới dạng báo cáo khoa học.
 Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại
cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức
b. Có tính sáng tạo
- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết
trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
c. Có khả năng áp dụng công nghiệp
- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm
có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

3. Đối tượng không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp


- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có (VD chiếc đinh ốc, ...)
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp (vd ngôi nhà, ...)
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

III. THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN


1. Khái niệm (K15 Điều 4)
- Cấu trúc ko gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn
2. Điều kiện bảo hộ
- Tính nguyên gốc:
 Thiết kế bố trí là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
 Tại thời điểm được tạo ra, chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn
biết đến một cách rộng rãi
- Tính mới thương mại:
 Thiết kế bố trí chưa được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới trước
ngày nộp đơn đăng ký.
 Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể
từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này hoặc người được
người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

3. Đối tượng không được bảo hộ


- Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
- Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn

IV. BÍ MẬT KINH DOANH


1. Khái niệm (K23 Điều 4 LSHTT)
- Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
- Các loại thông tin:
 Bí quyết khoa học, kỹ thuật: Công thức chế tạo sản phẩm, bản mô tả sản phẩm, đồ án, dữ liệu …
 Thông tin thương mại: Danh sách khách hàng, chiến lược kinh doanh, quảng cáo …
 Thông tin tài chính: Cơ cấu giá, báo cáo tài chính

2. Điều kiện bảo hộ (Điều 84)


- Không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được
- Có giá trị thương mại: Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người
không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó
- Tính bảo mật: Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ
dàng tiếp cận được

3. Đối tượng không được bảo hộ


- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý Nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh
VẤN ĐỀ 8: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CÁC LOẠI NHÃN HIỆU
I. KHÁI NIỆM NHÃN HIỆU
1. Khái niệm: Khoản 16 Điều 4 LSHTT
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
 Vì thị trường có rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, tạo ra nhãn hiệu để phân biệt HH của công ty này với công ty khác, …
VD: Nhãn hiệu dịch vụ: ngân hàng; vận tải: Vinbuss; hàng không: Vietjet, …
- Các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu:
 Nhãn hiệu chữ: chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ, ngữ (một cụm từ) …
VD: NOKIA, SONY, … nhãn hiệu số: thuốc lá 555, 333, … Bitis – nâng niu bàn chân Việt
 Nhãn hiệu hình: hình vẽ, hinh ảnh, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều) mà không có từ ngữ
VD: Hình xe: của thương hiệu ToYoTa – sản xuất ở Nhật (thiết kế xe ô tô), chai nước (nhãn hiệu ba chiều)
 Nhãn hiệu kết hợp: kết hợp hình và chữ
VD: Honda (hình: cánh chim, chữ: Honda), Microsoft (chữ và hình ô cửa sổ bay)
 Nhãn hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa, bắt đầu được bảo hộ 14/1/2022 (Điều khoản thi hành, mục đích:
đáp ứng gia nhập, điều kiện thương mại quốc tế mới)
 Nhãn hiệu mùi: nước hoa (Chanel), quả bóng tennis,
 Nhãn hiệu chuyển động: xe Lambor
Đây là nhãn hiệu quy định thế giới (2 nghiêng)
- Chức năng: dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
II. CÁC LOẠI NHÃN HIỆU
1. Nhãn hiệu tập thể
- Khoản 17 Điều 4: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu
đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó
 Sự khác biệt của nhãn hiệu thông thường – 1 cá nhân, tổ chức: phân biệt nhóm hàng hoá dịch vụ của nhóm thành viên
đó với các tổ chức khác (nhiều người trong tổ chức đó)
VD: Hiệp hội rượu vùng cao Mẫu sơn của tỉnh Lạng Sơn: những hộ kinh doanh mà cung cấp được rượu đạt chuẩn khi tham gia
hội rượu này thì khi đưa sản phẩm ra goài thị trường sẽ được gắn nhãn hiệu “mẫu sơn”
- Chủ sỡ hữu: tổ chức được thành lập hợp pháp (hiệp hội và các hợp tác xã....)
- Chủ thể sử dụng: thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức đó
- Tổ chức xây dựng quy chế chung về việc xử dụng nhãn hiệu và các thành viên có quyền sư dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch
vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn (điều kiện bắt buộc) đó

2. Nhãn hiệu chứng nhận


- Khoản 18 Điều 4: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức
cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
VD: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Sữa bò Ba Vì
- Chủ sở hữu: tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính của hàng hóa dịch vụ vớ điều kiện không sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ đó (K4 Điều 87 và K1 Điều 121)
- Chủ thể sử dụng: mọi chủ thể kinh doanh có sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn đã đặt ra về các đặc tính

3. Nhãn hiệu nổi tiếng


- Khoản 20 Điều 4: Là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam
VD: Apple: 355, amazon: 350, Google: 263, Microsoft: 184, … mệnh giá tỉ đô
- Tiêu chí đánh giá (Điều 75)
Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng: Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc
tất cả các tiêu chí sau đây
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc thông qua quảng cáo;
VD: Khảo sát những người liên quan có biết đến k
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
VD: Dựa vào số liệu: Nhà phân phối, hệ thống cửa hàng, …
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ
đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
VD: Sản xuất liên tục, không gián đoạn, … giải thưởng như thế nào, ngừoi tiêu dùng tín dụng
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
VD: Máy đo đường huyết trong máu: ONE TOUCH ULTRA, …/Để khảo sát: thì vào những người tiêu dùng liên quan: bệnh viện
=> bệnh nhân, bác sĩ, các cửa hàng trang thiết bị y tế, hiệu thuốc, …
- Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điểm a K3 Điều 6
LSHTT)
- Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ không xác định thời hạn, cho đến thời điểm không còn được bộ phận công chúng liên quan
biết đến rộng rãi trên lãnh thổ VN
- Cơ chế bảo hộ đối với việc đăng ký (Điểm i K2 Điều 74 LSHTT)
- Cơ chế bảo hộ đối vớ việc sử dụng (Điểm d K1 Điều 129 LSHTT)
Tình huống
- 1. Đăng ký một đoạn nhạc tự sáng tác như đoạn nhạc của vinaphon làm nhãn hiệu => được
- 2. Đăng ký dấu hiệu hình cán cân công lú cho dịch vụ tư vấn pháp luật => không được
- 3. Đăng ký dấu hiệu “cà phê Buông Ma Thuật” cho sản phẩm cà phêcos nguồn gốc từ Buôn Ma thuật làm nhãn hiệu => Về
nguyên tắc là không được bảo hộ vì đây là dấu hiệu chỉ nguồn góc xuất xứ của hàng hóa. Tuy nhiên có thể được bảo hộ nếu
đăng ký nhãn hiệu tâp thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chứng minh là nhãn hiệu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trước
ngày nộp đơn đăng ký theo Điểm đ K2 Điều 74 LSHTT. Nếu đăng ký dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý cho sản phẩm không xuất
sứ từ khu vực địa lý đó thì không được bảo hộ là nhãn hiệu theo K5 Điều 73 LSHTT vì dấu hiệu có tính chất lừa dối gây nhầm
lẫn cho người tiêu dùng về xuất sứ địa lý

III. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU


1. Điều kiện 1: Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được (chữ, hình ảnh, chữ - hình) hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện
được dưới dạng đồ hoạ (Điều 72.1) => giới hạn phạm vi đối tượng được bảo hộ
2. Điều kiện 2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của
chủ thể khác (Điều 72.2 và Điều 74) => đề cập chức năng để phân biệt
 Nhóm 1: Từ điểm a đến điểm đ: dấu hiệu không có khả năng tự phân biệt
 Nhóm 2 là các trường hợp còn lại: dấu hiệu không có khả năng phân biệt trong mối liên quan đến nhãn hiệu khác
VD: Điểm e: Tương tự về cấu trúc, về cách phát âm, về cách trình bày và về ý nghĩa
Ví dụ Aquavina: nước giải khát với Aquanfina: nước giải khát
Dấu hiệu trùng cho hàng hóa, dịch vụ tương tự
Dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn và sử dụng cho hàng hóa dịch vụ tương tự
3. Điều kiện 3: Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ là nhãn hiệu (Điều 73) => rơi vào trường hợp này loại trừ
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt
- Nhãn hiệu được tạo thành từ một, một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ
nhận biết, dễ ghi nhớ;
- Không thuộc các trường hợp loại trừ theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT
- Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu (Điều 73)
VẤN ĐỀ 9: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
I. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm tên thương mại
- Khoản 21 Điều 4: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
- Bản chất: Tên gọi tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
- Chức năng: dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh
- Khái niệm tên thương mại:
 Lĩnh vực kinh doanh: một mảng của nền kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của
mình để thu lợi
 Khu vực kinh doanh: là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc danh tiếng.

2. Cấu tạo tên thương mại


- Tên thương mại gồm 2 thành phần:
 Thành phần mô tả: bao gồm các thông tin về hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh, xuất xứ địa lý, … liên quan đến chủ
thể kinh doanh
 Có thể nhiều doanh nghiệp có thành phần mô tả giống nhau
 Thành phần phân biệt: tên riêng – dấu hiệu để phân biệt các chủ thể kinh doanh với nhau
 Dấu hiệu phân biệt chủ thể
Ví dụ: Công ty TNHH sơn AkzoNobel Việt Nam
- “Công ty TNHH”: thành phần mô tả loại hình tổ chức
- “Sơn”: thành phần mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- “AkzoNobel Việt Nam”: thành phần phân biệt (tên riêng)
Ví dụ: Công ty Cổ phần Thuốc lá Thăng Long
- “Công ty cổ phần”: thành phần mô tả chủ thể kinh doanh
- Thuốc lá: thành phần mô tả loại hình kinh doanh
- Thăng Long: tên riêng

3. Thời điểm xác lập quyền đối với tên thương mại
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó (Điểm b
Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)
 1 doanh nghiệp có thể nhiều tên thương mại (nhưng chỉ có 1 tên đăng kí kinh doanh)
 Quyền đối với tên TM chỉ được xác lập khi được đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình huống: Công ty X đã được cấp phép đầu tư dự án “Nhà máy dệt Hà Trung”. Tên gọi “Nhà máy dệt Hà Trung” đã được
công ty X sử dụng trên thực tế trong hoạt động đầu tư như giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Theo anh chị, việc sử dụng của
Công ty X có làm phát sinh QSHCN đối với tên thương mại “dệt Hà Trung” hay không?
- Chưa phát sinh quyền đối với tên gọi này (do tên thương mại nhằm phân biệt đối với các đối tượng khác trong lĩnh vực và khu
vực kinh doanh)
- Phải được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh rồi thì mới phát sinh quyền
Nêu ví dụ tên thương mại bánh kẹo tại Việt Nam
- Công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
- Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
- Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
- Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội

4. Điều kiện bảo hộ


- Điều 76 LSHTT: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
 Khả năng phân biệt: Điều 78 LSHTT, đáp ứng các điều kiện sau:
 Chứa thành phần tên riêng, trừ trừ trường hợp đã biết đến rộng rãi do sử dụng (Ngoại lệ)
 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng
lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được
bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng;
Ví dụ:
- Nhãn hiệu Shiseido thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Shiseido được bảo hộ tại Việt Nam cho nhóm 03 từ năm 1992. Năm
2010 có doanh nghiệp đặt tên là: Công ty TNHH hóa mỹ phẩm Shiseido. Tên của doanh nghiệp đó không được bảo hộ là tên
thương mại.
- Chỉ dẫn địa lý chè san tuyết Mộc Châu được bảo hộ năm 2001. Năm 2005, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lấy tên là
Công ty TNHH thương mại Chè San Tuyết Mộc Châu. Tên của doanh nghiệp không được bảo hộ là tên thương mại.

5. Đối tượng không được bảo hộ tên thương mại:


- Điều 77 LSHTT: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo
hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Tình huống:
Công ty Cổ phần Vincom đã sử dụng tên gọi này từ ngày 26/01/2005 cho dịch vụ tài chính; tiền tệ; bất động sản. Công ty này đã
hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Công ty Cổ phần tài chính và bất động sản Vincon được thành lập vào ngày 05/6/2007 trong lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động
sản và hoạt động vào tháng 9/2007 tại Hà Nội.
Tên Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon có được bảo hộ là tên thương mại không?
Trả lời:
*Khẳng đinh phạm vi quyền được hưởng của công ty số 1 (Vincom):
- Đối tượng đc bảo hộ: Tên thương mại “Công ty CP Vincom”, lĩnh vựa kinh doanh …, Khu vực KD: Trên toàn lãnh thổ VN
- Đối tượng này dc bảo hộ khi đáp ứng đk bảo hộ theo Điều 76, 77, 78 LSHTT
- Căn cứ xác lập quyền đối với tên TM: Điểm b K3 Điều 5 LSHTT (26/1/2005)
- Chủ sở hữu của tên TM: Theo K2 Điều 121 LSHTT
- Ndung quyền mà CSH đc hưởng: K1 Điều 123 LSHTT
- Thời hạn bảo hộ: K xác định thời hạn, dc bảo hộ cho đến thời điểm còn dc sd trong hoạt động kinh doanh (Đang hoạt động)
*Tên gọi của công ty Vincon ko được bảo hộ là tên TM: Vì k có khả năng phân biệt theo Điều 76 và K2 Điều 78 LSHTT, cụ thể
là:
- Tên gọi: CTCP mô tả hình thức pháp lý, tài chính bđs mô tả lĩnh vực KD, Vincon – tp tên riêng tương tự gây nhầm lẫn với
Vincom về cấu trúc (trùng nhau 5/6 ký tự), trật tự sắp xếp các ký tự giống nhau. Về cách phát âm: đều phát thành 2 âm, trùng
nhau âm đầu là Vin còn âm sau trùng “co”
- Lĩnh vực KD: Cùng là dịch vụ tài chính, bất động sản có chung đối tượng KH, kênh phân phối
- Khu vực KD: Vincom dc bảo hộ trên toàn lãnh thổ VN, Vincon trên toàn Hà Nội
 Vincon không được bảo hộ là tên TM
- K2 Điều 129: Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

II. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ


1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý
- Khoản 22 Điều 4 LSHTT: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc (01/6/2001), Nón lá Huế - sản phẩm thủ công mỹ nghệ (19/7/2010), Mật ong bạc hà Mèo Vạc
(01/03/2013)

2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý (2)


- Điều 79 LSHTT
 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thỏ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ
dẫn địa lý;
Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc thì phải sản xuất ở Phú Quốc
 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
2.1. Điều kiện 1
- Sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi
toàn bộ hoặc một số công đoạn chính trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và duy trì
tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn.
Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc => được coi đáp ứng điều kiện 1 nếu gắn chỉ dẫn địa lí tại Phú Quốc => quy trình chính mắm PQ:
ảnh hưởng quyết định chất lượng của sản phẩm (các bước: do nguồn nguyên liệu, do nguồn nước, ủ cá, thời gian ủ => quyết định
đến tính chất của nước mắm PQ). Còn về đóng nhãn, chai thì không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.2. Điều kiện 2 (có 2 nhu cầu)
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu. chất lượng, định tính của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và
các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp
 Đặc tính khác biệt so với khu vực khác, tính chất này phải đánh giá được (chỉ tiêu đánh giá: độ đạm, độ mặt, chất bảo quản, …)
- Có mối liên hệ phụ thuộc giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm với các điều kiện địa lý của nơi xuất xứ. =>
điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tạo nên sự khác biệt đó
 Điều kiện địa lý được thể hiện ở 2 yếu tố:
 Yếu tố tự nhiên, nhiệt dộ, độ ẩm, lượng mưa, lượng ánh sáng mặt trời, áp suất không khí …; các điều kiện thủ văn như
nguồn nước, sông ngòi… điều kiên đại hình như đồi núi, trung du … hoặc các điều kiện về đất đá, khoáng chất…
 Yếu tố về con người: các kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt, kinh nghiệm truyền thống, quy trình sản xuất … được lưu truyền và
kế thừa qua nhiều thế hệ.
Ví dụ: Chả mực Hạ Long => Khi đăng ký
- Đặc trưng khác: hình tròn, …
- Mùi thơm đặc trưng: vị mặn đậm, ngọt tự nhiên, giòn, dai, chắc, …

3. Đối tượng không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Điều 80)
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1.[91] Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt
Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử
dụng;
3.[92] Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có
ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về
nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Tình huống: Ngày 11/8/2001, Cục SHTT cấp cho Công ty Hữu Hoa GCNDKNH số 3456 bảo hộ nhãn hiệu "Hạ Long" cho
sản phẩm chả mức. Chả mực có mùi thơm đặc trưng, vị mặn đậm, ngọt tự nhiên, giòn, dai, chắc và bùi của Công ty đã
được người tiêu dùng ưa thích và biết đến rộng rãi. Khi nhận thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm này, tháng 6 năm
2006, UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ha Long" cho sản phẩm chả mực. Ngày 20/10/2008,
UBND nhận được thông báo từ chối từ Cục do trùng với nhãn hiểu được bảo hộ của Hữu Hòa Là luật sư tư vấn cho UBND
tỉnh, anh chỉ sẽ đề xuất những phương án nào để đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý.
Trả lời: Cần phải phân biệt cụ thể sản phẩm của 2 bên => Thiết kế bao gói để làm sao cho người ta phân biệt được.
VẤN ĐỀ 12: XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Điều 72 Nghị định 65/2023
- Đáp ứng 4 yếu tố:
 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
 Hành vi bị xem xét xảy ra tại VN
 Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHCN và không phải là người dc pháp luật hoặc cơ quan
có thẩm quyền cho phép
 Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét
Vi phạm pháp luật SHTT Xâm phạm quyền SHTT
- Là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà - Là hành vi do các chủ thể khác tiến hành xâm phạm các quyền và
nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: - Hành vi không phải do chủ thể quyền tiến hành hoặc không phải
- Vi phạm quy định về thủ tục xác lập quyền SHTT là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền SHCN - Xâm phạm độc quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công
=> Theo quy định nhãn hiệu được đăng kí thì mới được sử dụng R nghiệp (không thuộc trường hợp giới hạn quyền SHCN);
trong vòng tròn *Cơ sở xác định hành vi vi phạm
- Vi pham quy định về hoạt động đại diện SHTT; quản lí tập thể; - Không gian bảo hộ
- Vi phạm trong hoạt động giám định SHTT: tiết lộ thông tin, lợi - Thời gian
dụng hoạt động giám định để trục lợi - Nội dung

Ví dụ: Một công ty bên Trung Quốc A có đăng kí sáng chế liên quan tới thiết bị, phụ tùng xe máy, dùng tiết kiệm xăng cho xe. Có một
công ty ở VN thường nhập khẩu công ty A vào VN, có kí hợp đồng và chuyển giao cho họ SH sáng chế này. Công ty B là chủ sở hữu
sáng chế. Sau đó, công ty B này thấy có công ty C cũng là một nhà nhập khẩu xe máy, xe máy đó có sử dụng sáng chế từ công ty A.
Công ty B có thể yêu cầu cơ quan chức năng VN …?
Câu hỏi: Có đang bảo hộ tại VN không? Còn thời hạn bảo hộ tại VN không?
- Nội dung: Khoản 5, Điều 124: sử dụng nhãn hiệu ….
- Căn cứ chung xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN (Điều 5 NĐ 105/2006/NĐ-CP) – hành vi xâm phạm quyền SHCN khi đáp
ứng đồng thời: …
- Quyền xác lập qua đăng kí:
 Văn bằng bảo hộ (hoặc đăng kí quốc tế);
 Chứng cứ chứng minh việc sử dụng (phạm vi bảo hộ).
- Quyền xác lập qua sử dụng:
 Nhãn hiệu nổi tiếng;
 Tên thương mại;
 Bí mật kinh doanh.
=> Điều 126 – 127 – 128
- Nguyên tắc xác định hành vi xâm phạm:
 Đối tượng được bảo hộ có quyền trong phạm vi được bảo hộ: Đối tượng nào có phạm vi bảo hộ đó
 Không thuộc trường hợp giới hạn quyền SHCN
 Trường hợp xung đột quyền: theo nguyên tắc giải quyết xung đột: Nghị định 103 – Điều 17: tôn trượng quyền được xác lập
trước (quyền của chủ thể nào xác lập trước thì bảo vệ)
=> Ví dụ: Có xâm phạm quyền

2. Hành vi xâm phạm quyền SHCN


- Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
- Hành vi xâm phạm quyền đói với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
2.1. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
a. Khẳng định phạm vi quyền được bảo hộ của chủ sở hữu nhãn hiệu
- Đối với nhãn hiệu thông thường
 Quyết định cấp văn bằng bảo hộ (GCNĐKNH của Cục SHTT)
 Quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại VN (do cục SHTT ban hành và áp dụng đối với các chủ thể
nước ngàoi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Vn theo hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu) từ ngày 01/07/2006.
 Nếu trước 01/07/2006 thì có giấy xác nhận nhãn hiệu đang được bảo hộ tạo Vn do cục SHTT hoặc tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới cấp
- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Cung cấp chứng cứ chứng minh nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rỗng rãi
trên lãnh thổ VN theo các tiêu chí tạo Điều 75 LSHTT.
*Lưu ý: Nên tra cứu xem đối tượng bị cho là xâm phạm có đang được bảo hộ là đối tượng nào khác của quyền sở hữu trí tuệ hay
không
b. Hành vi xâm phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
c. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chủ thể được chủ sở hữu cấp phép và không
thuộc trường hợp được pháp luật cho phép (Chú ý: Điểm h K2 Điều 125)
d. Có yếu tố xâm pham trong đối tượng bị xem xét và thuộc một trong các đối tượng trong các trường hợp quy định tại K1
Điều 129 LSHTT

You might also like