You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH LUẬT

SỞ HỮU TRÍ TUỆ


1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ:
1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ:
Tài sản trí tuệ là những tài sản được tạo ra từ hoạt động tư duy (lao động trí tuệ)
của con người. Tài sản trí tuệ cũng nằm trong phạm vi khái niệm về tài sản tại Đ105
BLDS 2015. Vì tài sản trong BLDS 2015 là tài sản nói chung nên cũng bao hàm cả tài
sản trí tuệ (tài sản trí tuệ là quyền đối với tài sản do con người sáng tạo ra  là quyền tài
sản tại Đ105 BLDS 2015).
Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ: Đ4.1 LSHTT
“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng.”
VD:
- Quyền tác giả: tranh chấp quyền tác giả của bộ truyện Thần đồng đất Việt
giữa ông Lê Linh và công ty Phan Thị.
- Quyền sở hữu công nghiệp: tranh chấp về nhãn hiệu (logo) giữa công ty sx
mì ăn liền Hảo Hảo và công ty sx mì ăn liền Hảo Hạng; tranh chấp giữa
Marvel với Công ty TNHH hàng gia dụng quốc tế (ICP) đối với bộ nhãn
hiệu “X-MEN”.
1. 2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ:
5 đặc điểm:
1.2.1. Sở hữu một tài sản vô hình:
Vì đây là tài sản do trí tuệ, do suy nghĩ, do hoạt động nhận thức của con người tạo
ra nên nó là vô hình.
1.2.2. Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng:
Vì bản thân đây là tài sản vô hình nên đối với tài sản này người ta rất ít đặt ra vấn
đề về chiếm hữu nó mà khai thác nó (quyền sử dụng để tạo ra giá trị).
1.2.3. Bảo hộ có chọn lọc:
Không phải bất kỳ sản phẩm trí tuệ nào cũng được pháp luật bảo hộ mà chỉ bảo hộ
những gì phù hợp với đường lối, chính sách, định hướng của nhà nước.
1.2.4. Bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn:
Tính lãnh thổ: LSHTT của VN chỉ có giá trị trên phạm vi lãnh thổ VN nên những
đối tượng được LSHTT VN bảo hộ chỉ có giá trị ở VN, muốn được bảo hộ tại những
quốc gia khác thì phải tuân thủ theo pháp luật của QG đó (sang đó đăng ký).
Có thời hạn: Việc bảo hộ quyền shtt chỉ giới hạn trong 1 khoản thời gian nhất định.
Hết thời hạn thì công chúng có quyền sử dụng.
1.2.5. Một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí
tuệ khác nhau:
Như sản phẩm A có thể được bảo hộ bởi quyền tác giả, cũng có thể được bảo hộ
bởi quyền sở hữu công nghiệp.
2. CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ:
Có 3 nhóm đối tượng, tương ứng với sự quản lý của 3 cơ quan khác nhau:
2.1. Đối tượng quyền tác giả:
Cơ quan quản lý: Cục Bản quyền tác giả của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
CSPL: Đ3.1 và Đ4.7 LSHTT.
2.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp:
Cơ quan quản lý: Cục SHTT của Bộ Khoa học và Công nghệ.
CSPL: Đ3.2 và từ k12k23 Đ4 LSHTT.
2.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng:
Cơ quan quản lý: Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
CSPL: Đ3.3 và k26, k27 Đ4 LSHTT.

You might also like