You are on page 1of 18

Câu 1: Phân tích khái niệm quyền sở hữu trí tuệ, phân biệt với quyền sở hữu tài

sản hữu hình


Trước đây, khi LSHTT chưa ra đời thì các vấn đề về quyền SHTT được điều
chỉnh ở BLDS 1995 và 2005 và 1 số văn bản dưới luật. Đến năm 2005, LSHTT ra đời
đã khái quát các nội dung chính và quy định một cách chuyên biệt, thể hiện ở đó
những đặc trưng của quyền SHTT và cho đến nay được sửa đổi gần nhất năm 2022.
SHTT là các sáng tạo tinh thần của con người. Theo khoản 1 Điều 4 LSHTT
2005, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
và quyền đối với giống cây trồng.
Trong đó:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền
sở hữu.
(Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
*VD về tranh chấp quyền SHTT:
- Tranh chấp quyền tác giả giữa hoạ sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị
- Tranh chấp quyền SHCN về nhãn hiệu mì gói Hảo Hảo với mì gói Hảo Hạng
năm 2015

*Phân biệt với quyền SHTT với quyền sở hữu tài sản hữu hình
Quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu TS hữu hình

Khái niệm Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập Tài sản hữu hình thông
hợp các quyền đối với tài sản vô hình, thường là tài sản được biểu
là thành quả lao động sáng tạo hay uy hiện dưới hình thái vật chất,
tín kinh doanh của các chủ thể, được có thể nhìn thấy được và có
pháp luật quy định bảo hộ. giá trị đo lường cụ thể.

Đối tượng TS vô hình, là kết quả của quá trình tư TS hữu hình, có cấu tạo vật
duy sáng tạo của con người được biểu chất nhất định, con người
hiện dưới nhiều hình thức. cảm nhận thông qua các giác
Là tài sản không nhìn thấy được, quan.
nhưng trị giá được tính bằng tiền và
có thể trao đổi. Ví dụ: tác phẩm văn
học nghệ thuật, cuộc biểu diễn…

Chủ thể Tác giả + chủ SH Chủ SH

Tính hao Không bị hao mòn về mặt vật lý qua Bị hao mòn về mặt vật lý qua
mòn quá trình sử dụng. quá trình sử dụng.

Hình thái Tồn tại dưới dạng quyền tài sản và Thể hiện dưới dạng hình thái
quyền nhân thân. vật chất nhất định.

Căn cứ xác - Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác - Do lao động, do hoạt động
lập quyền phẩm được sáng tạo và được thể hiện sản xuất, kinh doanh hợp
d­ưới một hình thức vật chất nhất pháp,...
định… (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT) - Khi được chuyển quyền sở
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi hữu theo thỏa thuận hoặc
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi theo bản án, quyết định của
hình… được định hình hoặc thực hiện Tòa án, cơ quan nhà nước có
mà không gây phương hại đến quyền thẩm quyền khác.
tác giả. (Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT) - Thu hoa lợi, lợi tức.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với - Tạo thành tài sản mới do
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý - Được thừa kế
được xác lập trên cơ sở quyết định
cấp văn bằng bảo hộ; đối với nhãn
hiệu nổi tiếng, tên thương mại được
xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ
thuộc vào thủ tục đăng ký; đối với bí
mật kinh doanh được xác lập trên cơ
sở có được một cách hợp pháp bí mật
kinh doanh và thực hiện việc bảo mật
- Quyền đối với giống cây trồng được
xác lập trên cơ sở quyết định cấp bằng
bảo hộ (Khoản 4 Điều 6)

Quyền Không có ý nghĩa quan trọng, bất cứ Có ý nghĩa quan trọng,


chiếm hữu ai có khả năng nhận thức và tư duy thường trao cho chủ sở hữu
đều có thể chiếm hữu tài sản. hoặc người được chủ sở hữu
cho phép.

Quyền sử Có thể sử dụng đồng thời bởi nhiều Không thể sử dụng bởi nhiều
dụng người một cách động lập. người một cách độc lập.
=> Dễ dàng tiếp cận, dễ bị xâm hại và => Khó tiếp cận, khó bị xâm
khó phát hiện hành vi vi phạm hại và dễ phát hiện hành vi vi
phạm
Giới hạn về Chỉ được bảo hộ trong một khoảng Quyền sở hữu không bị giới
mặt thời thời gian nhất định, Hết thời hạn bảo hạn trong một khoảng thời
gian hộ, tài sản đó trở thành tài sản chung gian nhất định, trừ trường
của nhân loại, có thể được phổ biến hợp có quy định khác.
một cách tự do nà không cần bất kỳ
sự cho phép của chủ sở hữu.

Giới hạn về Chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh Không bị giới hạn về lãnh
mặt không thổ quốc gia nơi đối tượng được bảo thổ, quốc gia, trừ trường hợp
gian hộ, khi có tham gia Điều ước quốc tế pháp luật có quy định khác.
về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi
bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia
thành viên.
Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia
A thì trong phạm vi quốc gia này,
không ai được xâm phạm đến quyền
sở hữu của bạn đối với tài sản trí tuệ
đó

Đăng ký Có những quyền phải đăng ký bảo hộ - Quyền sở hữu, quyền khác
bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản là bất động
mới phát sinh quyền được bảo hộ. sản được đăng ký theo quy
Quyền tác giả thì phát sinh mà không định
cần đăng ký. (Điều 49, 86, 87, 88, 164 - Quyền sở hữu, quyền khác
Luật SHTT) đối với tài sản là động sản
không phải đăng ký, trừ
trường hợp pháp luật về đăng
ký tài sản có quy định khác.
- Việc đăng ký tài sản phải
được công khai.
(Điều 106 BLDS)

Định giá Tài sản vô hình khó khăn trong việc Tài sản hữu hình dễ dàng xác
định giá trị, chủ yếu dựa vào hàm định giá trị, chủ yếu thông
lượng chất xám, công sức, trí tuệ để qua các thuộc tính vật chất
tạo lập tài sản. cấu thành lên tài sản.

Câu 2: So sánh quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả


*Giống:
- Cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có
nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức
- Là những quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ theo quy định của
Luật sở hữu trí tuệ.
- Không được pháp luật bảo hộ nếu vi phạm 1 trong các quy định của pháp luật
hay vi phạm về đạo đức của đất nước sở tại cần đăng ký.
- Có phạm vi bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Quyền của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu sáng tạo đó
- Bảo hộ cho quyền và lợi ích của chủ thể có quyền và tránh hành vi xâm phạm
đến quyền được bảo hộ
- Những quyền này tạo sự phát triển cho ngành công nghiệp trí tuệ
*Khác:
Quyền tác giả Quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm Là quyền của tổ chức, cá nhân Là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm do mình sáng đối với sáng chế, kiểu dáng công
tạo ra hoặc sở hữu. (K2 Đ4) nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật
kinh doanh do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh. (K4 Đ4)

Đối tượng Tác phẩm văn học, nghệ thuật, Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
khoa học; đối tượng quyền liên thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
quan đến quyền tác giả bao gồm dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn
hình, chương trình phát sóng, tín địa lý.
hiệu vệ tinh mang chương trình ( Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT )
được mã hoá.
( Khoản 1 Điều 3 Luật SHTT )

Nội dung Quyền nhân thân, quyền tài sản. Quyền tài sản, trường hợp sáng
bảo hộ chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí được bảo hộ cả quyền
nhân thân.

Thời điểm Kể từ khi tác phẩm được sáng tạo - Sáng chế, kiểu dáng công
xác lập và được thể hiện dưới một hình nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu,
thức vật chất nhất định, không chỉ dẫn địa lý: Tính theo quyết
phân biệt nội dung, chất lượng, định cấp văn bằng bảo hộ.
hình thức, phương tiện, ngôn - Tên thương mại: Thời điểm sử
ngữ, đã công bố hay chưa công dụng hợp pháp tên thương mại.
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. - Bí mật kinh doanh: Từ thời
( Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT ) điểm có được bí mật kinh doanh
hợp pháp, thực hiện bảo mật.

Hình thức - Không bảo hộ về mặt nội dung, - Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng
bảo hộ bảo hộ hình thức thể hiện của sự tạo và uy tín thương mại, một số
sáng tạo; không cần phải được đối tượng phải được đánh giá và
đánh giá và công nhận. công nhận, một số đối tượng khác
- Không cần phải có văn bằng được xác định bảo hộ thông qua
bảo hộ. các vụ tranh chấp.
- Một số phải được cấp văn bằng
mới được bảo hộ (sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá,...)

Điều kiện - Tác phẩm sáng tạo được định - Sáng chế, KDCN: có tính mới,
bảo hộ hình tính sáng tạo, khả năng áp dụng
- Không gây phương hại đến công nghiệp
quyền tác giả (K2 Đ6) - Nhãn hiệu: dấu hiệu nhìn thấy
được, có tính phân biệt (Đ72)
- Tên thương mại: Có khả năng
phân biệt giữa các chủ thể kinh
doanh (Điều 76)
- Chỉ dẫn địa lý: Điều 79
- Mạch tích hợp bán dẫn: có tính
nguyên gốc, tính thương mại
(Điều 68)
- Bí mật kinh doanh: Điều 84

Thời hạn Dài hơn: thường là hết cuộc đời Ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ
bảo hộ tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm quyền tác giả (5 năm đối với
sau khi tác giả qua đời; một số KDCN, 10 năm đối với nhãn
quyền nhân thân của tác giả được hiệu, 20 năm đối với sáng chế –
bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời
phẩm, đứng tên thật hoặc bút gian tương ứng với từng đối
danh, nêu tên thật hoặc bút danh tượng). (Đ93); chỉ dẫn địa lý bảo
khi tác phẩm được công bố…) vệ vô thời hạn
(Đ27); không được gia hạn

Giới hạn Đ25 Đ133


bảo hộ

Yêu cầu về - Không bắt buộc đăng ký nên – Một số đối tượng không cần
văn bằng không cần văn bằng bảo hộ cấp văn bằng bảo hộ. (Bí mật
bảo hộ - Nếu có: Giấy chứng nhận đăng kinh doanh và tên thương mại).
ký quyền tác giả, giấy chứng – Một số phải được cấp văn bằng
nhận đăng ký quyền liên quan​. mới được bảo hộ:
Được cấp bởi Cục bản quyền tác + Bằng độc quyền sáng chế
giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và + Bằng độc quyền kiểu dáng
du lịch công nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký chỉ
dẫn địa lý, nhãn hiệu, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn
Được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ
thuộc Bộ khoa học và công nghệ.
Câu 3: Trình bày quy trình đăng ký quyền tác giả
Định nghĩa quyền tác giả:...
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ
sơ kèm theo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác
giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ
Loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả sẽ được chia thành nhiều đối tượng
khác nhau và tùy vào từng tác phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký bản quyền tác phẩm âm
nhạc hoặc phần mềm máy tính sẽ được đăng ký dưới loại hình là tác phẩm chương
trình máy tính.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu đăng ký bản quyền
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu
hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành chuẩn bị thông tin và tài liệu cần
thiết để đăng ký.
Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền tác giả (Điều 50)
Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc
chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp
hoặc ỦY QUYỀN cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ
sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Khách hàng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung
khi có nhu cầu có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở
TP.HCM và Đà Nẵng.
Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới 1 trong 03
địa chỉ nêu trên. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không cần thiết và trong trường
hợp có điều kiện, chủ đơn vẫn nên nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tới các cơ
quan nêu trên.
Bước 5: Nhận kết quả:
Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền
tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho
chủ sở hữu.

Câu 4: So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp


*Giống:
- Đều là đối tượng sáng tạo mang đặc tính kỹ thuật áp dụng trong hoạt động sản
xuất công nghiệp.
- Xác lập trên cơ sở đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ.
- Đều phải đáp ứng 3 điều kiện bảo hộ gồm: tính mới, tính sáng tạo, khả năng
áp dụng công nghiệp.
- Được cấp bằng độc quyền bởi Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và công
nghệ);
- Các quyền chung: Quyền đăng ký (Điều 86); Quyền của chủ sở hữu (Điều
123); Quyền tạm thời (Điều 131); Quyền sử dụng trước (Điều 134) Luật SHTT 2005
sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
*Khác:
Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp

Khái Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới Kiểu dáng công nghiệp là hình
niệm dạng sản phẩm hoặc quy trình dáng bên ngoài của sản phẩm
nhằm giải quyết một vấn đề xác được thể hiện bằng hình khối,
định bằng việc ứng dụng các quy đường nét, màu sắc hoặc sự kết
luật tự nhiên. (K12 Đ4) hợp những yếu tố này. (K13 Đ4)

Đối Bảo hộ bản chất của sản phẩm. Bảo hộ hình dáng bên ngoài của
tượng sản phẩm.
bảo hộ

Điều kiện - Tính mới - Tính mới


bảo hộ - Tính sáng tạo: là một bước tiến - Tính sáng tạo: Tính sáng tạo
sáng tạo, không thể được tạo ra một của kiểu dáng công nghiệp yêu
cách dễ dàng đối với người có hiểu cầu thấp hơn so với sáng chế, chỉ
biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật yêu cầu không thể được tạo ra
tương ứng một cách dễ dàng đối với người
- Có khả năng áp dụng công nghiệp có hiểu biết trung bình về lĩnh
vực tương ứng
- Có khả năng áp dụng công
nghiệp

Thời gian - Xét nghiệm hình thức: 1-3 tháng - Xét nghiệm hình thức: 01 tháng
đăng ký kể từ ngày nộp đơn - Công bố đơn: 02 tháng
- Công bố đơn 19 tháng kể từ ngày - Xét nghiệm nội dung: 07 tháng
chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không kể từ ngày công bố đơn.
có yêu cầu công bố sớm)
- Xét nghiệm nội dung: 18 tháng kể
từ ngày công bố hoặc từ ngày có
yêu cầu.

Thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn. 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có
bảo hộ thể gia hạn hai lần, mỗi lần 05
năm.

Giới hạn Trường hợp bắt buộc chuyển giao Quyền sử dụng trước: Điều 134
quyền quyền sử dụng đối với sáng chế:
Điều 145
Nghĩa vụ sử dụng sáng chế và cho
phép sử dụng sáng chế: Điều 136
và 137
Như vậy, có thể thấy trong phần lớn trường hợp, bảo hộ sáng chế luôn cần được
ưu tiên hơn, cả về khả năng bảo hộ tính sáng tạo cũng như thời hạn được bảo hộ độc
quyền. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần đánh giá chính xác rằng liệu sản phẩm của
mình có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi sáng chế đòi hỏi sản phẩm phải có
một bước cải tiến nhất định vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại đang có.

Câu 5: So sánh nhãn hiệu với tên thương mại, nhãn hàng hoá
1. Nhãn hiệu và tên thương mại
*Giống:
- Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân
biệt.
- Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
- Có khả năng phân biệt.
*Khác:

Nhãn hiệu Tên thương mại

Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để Tên thương mại là tên gọi của tổ
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chức, cá nhân dùng trong hoạt
các tổ chức, cá nhân khác nhau động kinh doanh để phân biệt
(K16 Đ4) chủ thể kinh doanh mang tên đó
=> Nhãn hiệu đại diện cho hàng với chủ thể kinh doanh khác
hóa, dịch vụ. Một nhãn hiệu có thể trong cùng lĩnh vực và khu vực
đại diện cho nhiều hàng hóa, dịch kinh doanh (K21 Đ4)
vụ của cùng một tổ chức, cá nhân. => Tên thương mại đại diện cho
thực thể (tổ chức, cá nhân). Mỗi
thực thể chỉ có một tên thương
mại và mỗi tên thương mại chỉ
đại diện cho một thực thể.

Đăng ký - Đăng ký đối với nhãn hiệu thông Không cần đăng ký
bảo hộ thường.
- Không bắt buộc đăng ký đối với
nhãn hiệu nổi tiếng

Dấu hiệu Có thể là những từ ngữ hình ảnh, Cấu tạo bởi chữ, số phát âm
biểu tượng, là sự kết hợp giữa được
ngôn ngữ và hình ảnh Gồm 2 thành phần:
Không bảo hộ những cụm từ, dấu - Mô tả
hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 - Phân biệt
Luật SHTT

VD: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk. Vinamilk cấu
tạo bởi các chữ phát âm được. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam có nhãn hiệu
Vinamilk như dưới đây. Nhãn hiệu Vinamilk được kết hợp bởi từ ngữ và hình ảnh

Số lượng Một chủ thể kinh doanh có thể Một chủ thể sản xuất kinh doanh
đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu chỉ có thể có một tên thương mại

Quyền Xác lập trên cơ sở quyết định của Được xác lập trên cơ sở chủ sở
SHCN Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn hữu sử dụng hợp pháp tên
bằng bảo hộ cho người đăng ký thương mại mà không cần thực
nhãn hiệu đó. hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở
hữu trí tuệ

Điều kiện - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới - Được bảo hộ nếu có khả năng
bảo hộ dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình phân biệt chủ thể kinh doanh
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự mang tên thương mại đó với chủ
kết hợp các yếu tố đó, được thể thể kinh doanh khác trong cùng
hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. lĩnh vực kinh doanh. Tên thương
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, mại được coi là có khả năng
dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu phân biệt phải đáp ứng các điều
với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kiện:...
khác (Điều 74 Luật SHTT) - Các trường hợp không được
- Các trường hợp nhãn hiệu không bảo hộ tên thương mại: Tên của
bảo hộ: nhãn hiệu trùng hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính
tương tự đến mức gây nhầm lẫn trị, tổ chức chính trị – xã hội,...
với hình quốc kỳ, quốc huy, biểu
tượng của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị,… (điều 73)

Phạm vi Bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Bảo hộ trong lĩnh vực và khu
bảo hộ Nam vực kinh doanh

Thời hạn 10 năm, có thể gia hạn Bảo hộ không xác định thời hạn,
bảo hộ chấm dứt khi không còn sử dụng

Chuyển Nhãn hiệu có thể là đối tượng của Chỉ có thể là đối tượng của hợp
nhượng hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng với điều
đồng chuyển quyền sử dụng kiện là việc chuyển nhượng tên
thương mại kèm theo việc
chuyển nhượng toàn bộ cơ sở
sản xuất kinh doanh
*VD: Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk. CTCP
Sữa Việt Nam chỉ có 1 tên thương mại là Vinamilk và Vinamilk chỉ đại diện cho
CTCP Sữa Việt Nam. Vinamilk phân biệt CTCP Sữa Việt Nam với các tổ chức, cá
nhân khác.
Vinamilk sản xuất nhiều sản phẩm: Probi (Sữa chua), Susu (Sữa chua), Vfresh
(Nước giải khát), GoldSoy (Sữa đậu nành),… thì Probi, Susu, Vfresh, GoldSoy sẽ là
các nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm của Vinamilk. Một nhãn hiệu có thể đại diện cho
nhiều sản phẩm. Ví dụ nhãn hiệu Vfresh đại diện cho sản phẩm Nước giải khát (bao
gồm Nước trái cây, Nước nha đam, Nước đóng chai, Nước chanh muối, Trà) của
Vinamilk, phân biệt Nước giải khát của Vinamilk với Nước giải khát của các thương
hiệu khác.

2. Nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Nhãn hiệu Nhãn hàng hoá

Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in,
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ,
các tổ chức, cá nhân với nhau. hình ảnh được dán, in, đính, đúc,
chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá,
bao bì thương phẩm của hàng hoá
hoặc trên các chất liệu khác được
gắn lên hàng hoá, bao bì thương
phẩm của hàng hoá. (K1 Đ32 LTM)

Căn cứ Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Do tổ chức, cá nhân tự trình bày
hình Văn bằng bảo hộ trên cơ sở nộp bằng nhiều hình thức trên hàng hoá,
thành Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. bao bì hàng hoá.

Nội dung Thể hiện dưới dạng chữ cái, từ Bao gồm những nội dung:
thể hiện ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả - Tên hàng hóa;
hình ba chiều hoặc sự kết hợp - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá
các yếu tố đó, được thể hiện nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
bằng một hoặc nhiều màu sắc. - Xuất xứ hàng hóa;
- Các nội dung khác theo tính chất
của mỗi loại hàng hóa.

Vị trí gắn Có thể gắn trên bao bì hoặc bất - Phải được gắn trên hàng hoá, bao
trên sản cứ vị trí nào của sản phẩm. bì thương phẩm của hàng hoá.
phẩm - Vị trí gắn là vị trí khi quan sát có
thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ
các nội dung quy định của nhãn mà
không phải tháo rời các chi tiết, các
phần của hàng hóa.
Đối tượng Hàng hoá, dịch vụ không bị Hàng hoá lưu thông trong nước,
pháp luật cấm. hàng hoá xuất khẩu, ngoài trừ:
- Bất động sản;
- Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng
hóa tạm nhập để tham gia hội chợ,
triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa
quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu;
hàng hóa trung chuyển;...

Tính chất - Là đối tượng được bảo hộ - Không phải là đối tượng được
quyền sở hữu trí tuệ dưới hình pháp luật bảo hộ.
thức cấp Văn bằng bảo hộ. - Việc ghi nhãn hàng hoá là trách
- Không bắt buộc đăng ký nhãn nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá
hiệu đối với nhãn hiệu nổi tiếng nhân lưu thông hàng hoá.
- Sử dụng cho mục đích thương - Sử dụng để bảo vệ quyền lợi của
mại người tiêu dùng.

Chức - Phân biệt hàng hoá, dịch vụ - Cung cấp thông tin về đơn vị sản
năng của các tổ chức, cá nhân với xuất, định lượng, thành phần, ngày
nhau. sản xuất, ngày hết hạn... của hàng
- Xây dựng và phát triển thương hoá.
hiệu, hướng tới giá trị về mặt - Giúp phân biệt các loại sản phẩm
kinh tế. để người tiêu dùng lựa chọn.

Luật điều Pháp luật SHTT Pháp luật TM


chỉnh
Như vậy, nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau.
Nhãn hàng hoá sử dụng để thể hiện thông tin sản phẩm còn nhãn hiệu sử dụng để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ với nhau.

Câu 6: So sánh việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và việc hủy bỏ hiệu lực
văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ
chức, cá nhân; nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng
công nghiệp; thiết kế bố trí; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; quyền với giống vật nuôi, cây
trồng. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chấm dứt hiệu lực văn bằng Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo
bảo hộ nhãn hiệu (Đ95) hộ nhãn hiệu (Đ96)

Khái niệm Chấm dứt hiệu lực VBBH là việc Hủy bỏ hiệu lực VBBH là việc kết
làm chấm dứt (không tiếp tục) thúc hiệu lực văn bằng bảo hộ.
hiệu lực văn bằng bảo hộ. Văn Văn bằng bảo hộ sẽ kết thúc như
bằng bảo hộ hết hiệu lực từ thời chưa từng được bảo hộ. Do chủ sở
điểm bị chấm dứt. Ban đầu chủ hữu không có quyền đăng ký ngay
sở hữu văn bằng đã có quyền một từ đầu hoặc do đối tượng sở hữu
cách hợp pháp với đối tượng bảo công nghiệp không đáp ứng tiêu
hộ, tuy nhiên vì một lý do nào đó chuẩn bảo hộ nhưng vì lý do nào
theo quy định nên phải chấm dứt đó mà vẫn được cấp văn bằng

Căn cứ - Chấm dứt trên cơ sở ý chí chủ - Xuất phát từ hành vi trái pháp
chấm quan của chủ sở hữu hoặc những luật hoặc lỗi của người nộp đơn
dứt/hủy bỏ vi phạm của chủ sở hữu trong tại thời điểm nộp đơn. Hoặc lỗi
việc sử dụng và kiểm soát nhãn của cơ quan thẩm định cấp văn
hiệu. Cũng có thể do yếu tố bằng bảo hộ.
khách quan. (không xuất phát từ - Đối với huỷ bỏ hiệu lực Văn
hành vi trái pháp luật của chủ sở bằng bảo hộ nhãn hiệu. Do chủ sở
hữu nhãn hiệu tại thời điểm đăng hữu hoặc đối tượng ngay từ đầu
ký nhãn hiệu). đã vi phạm hoặc không có đủ điều
- Đối với chấm dứt hiệu lực Văn kiện để đăng ký, nhưng vì lý do
bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ban đầu nào đó mà vẫn được cấp giấy
chủ sở hữu giấy chứng nhận đã chứng nhận.
có quyền một cách hợp pháp với - Cụ thể, căn cứ huỷ bỏ hiệu lực
đối tượng bảo hộ; tuy nhiên vì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể
một lý do nào đó theo quy định là do người nộp đơn đăng ký
nên phải chấm dứt. không có quyền đăng ký và không
- Có thể thấy căn cứ đối với chấm được chuyển nhượng quyền đăng
dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ ký nhãn hiệu; do đối tượng đăng
nhãn hiệu, chủ sở hữu văn bằng ký nhãn hiệu không đáp ứng các
ban đầu đã có quyền đối với nhãn điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp
hiệu và được bảo hộ một cách văn bằng hoặc do sự không trung
hợp pháp; đúng chủ thể; đúng thực của người nộp đơn. Như vậy,
trình tự theo luật định; đúng đối có thể thấy căn cứ huỷ bỏ hiệu lực
tượng được bảo hộ theo điều kiện Văn bằng thường xuất phát từ
được bộ của luật SHTT. Tuy hành vi có lỗi của người nộp đơn
nhiên, vì những lý do phát sinh đăng ký nhãn hiệu; hoặc lỗi trong
về sau, như bản thân chủ sở hữu quá trình thẩm định cấp văn bằng.
muốn từ bỏ quyền sở hữu; hay Đó chính là yếu tố khiến cho việc
chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
không nộp lệ phí duy trì hiệu lực được xem là trái với quy định của
hoặc gia hạn hiệu lực theo luật pháp luật kể từ thời điểm văn
định;… nên mới chấm dứt hiệu bằng được cấp.
lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
nhãn hiệu.

Hậu quả GCNĐKNH (Giấy chứng nhận GCNĐKNH bị mất hiệu lực kể từ
pháp lý đăng ký nhãn hiệu) vẫn có hiệu thời điểm được cấp văn bằng; do
lực từ thời điểm cấp văn bằng đó mọi giao dịch liên quan đến
cho đến khi có quyết định chấm đối tượng đều bị coi là vô hiệu.
dứt hiệu lực. Mọi giao dịch liên => Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo
quan đến đối tượng ở thời điểm hộ nhãn hiệu xóa bỏ hoàn toàn giá
trước khi chấm dứt vẫn được coi trị pháp lý của văn bằng cũng như
là hợp pháp. quyền và nghĩa vụ liên quan đến
=> Việc chấm dứt hiệu lực Văn nhãn hiệu của chủ sở hữu kể từ
bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ làm thời điểm cấp văn bằng. Văn bằng
ngừng hoàn toàn giá trị pháp lý bảo hộ nhãn hiệu sẽ hoàn toàn
của văn bằng kể từ khi văn bằng không có giá trị pháp lý kể từ thời
bị chấm dứt hiệu lực theo quyết điểm được cấp. Theo đó, mọi
định của cơ quan nhà nước có quyền và giá trị pháp lý được thiết
thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ
trước thời điểm bị chấm dứt hiệu này cũng không được ghi nhận.
lực, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Nói cách khác, mọi giao dịch của
vẫn có giá trị pháp lý. Quyền sở chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ
hữu công nghiệp đối với nhãn thể khác liên quan tới nhãn hiệu
hiệu của chủ sở hữu vẫn tồn tại từ đều bị coi là vô hiệu.
thời điểm cấp bằng. Do đó,
những giao dịch liên quan đến
nhãn hiệu trước khi văn bằng bảo
hộ nhãn hiệu bị chấm dứt vẫn
được công nhận là hợp pháp.

Thời hiệu Luật không có quy định về thời Thời hiệu thực hiện quyền yêu
thực hiện hiệu thực hiện quyền yêu cầu đối cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo
quyền yêu với chấm dứt hiệu lực. Việc chấm hộ là suốt thời hạn bảo hộ. Đối
cầu dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu thì thời hiệu này là
nhãn hiệu có thể được yêu cầu tại 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng
bất kỳ thời điểm nào khi xuất bảo hộ; trừ trường hợp văn bằng
hiện các căn cứ pháp lý dẫn đến bảo hộ được cấp do sự không
việc chấm dứt hiệu lực của văn trung thực của người nộp đơn (K3
bằng trên thực tế. Đ96)

VD VD1: A là chủ văn bằng bảo hộ Ngày 14/04/2010, A là chủ sở hữu


nhãn hiệu X. Tuy nhiên, khi hết văn bằng bảo hộ số 12345; được
thời hạn bảo hộ A không tiếp tục Cục SHTT cấp ngày 02/12/2008
nộp phí gia hạn => Chấm dứt ký hợp đồng chuyển nhượng
hiệu lực văn bằng bảo hộ. Trường quyền sử dụng nhãn hiệu cho B và
hợp này các giao dịch trước thời hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày
gian chấm dứt hiệu lực vấn được ký. Theo đó, A chuyển quyền sử
công nhận. dụng nhãn hiệu độc quyền trên
lãnh thổ Việt Nam trong một năm
VD2: T là chủ sở hữu văn bằng cho B; và B đã thanh toán cho A
bảo hộ nhãn hiệu số 11223 được toàn bộ tiền phí trong một năm.
cục SHTT cấp ngày 14/09/2012. Tuy nhiên, ngày 11/06/2010, Văn
Ngày 20/11/2016, văn bằng bảo bằng bảo hộ số 12345 bị hủy bỏ
hộ nhãn hiệu số 11223 bị chấm hiệu lực; do Đối tượng sở hữu
dứt hiệu lực do T tuyên bố từ bỏ công nghiệp không đáp ứng các
quyền sở hữu công nghiệp. Kể từ điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp
ngày văn bằng bị chấm dứt hiệu văn bằng bảo hộ. Khi đó, giao
lực; các giao dịch liên quan sẽ dịch chuyển quyền sử dụng nhãn
không phát sinh hiệu lực. hiệu trên cũng bị vô hiệu. Do đó,
Tuy nhiên, những giao dịch liên sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ
quan đến nhãn hiệu trước khi văn chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm của A cho B; cũng như không làm
dứt (trước ngày 20/11/2016) vẫn phát sinh nghĩa vụ thanh toán
được công nhận là hợp pháp theo khoản phí nhận chuyển quyền sử
quy định của pháp luật. dụng nhãn hiệu của B cho A kể từ
thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
(Về nguyên tắc, các bên phải hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận khi
giao dịch vô hiệu).
Như vậy, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là việc ban đầu chủ sở hữu văn
bằng đã có quyền một cách hợp pháp với đối tượng bảo hộ, tuy nhiên vì một lý do nào
đó theo quy định nên phải chấm dứt; còn huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là do chủ
sở hữu không có quyền đăng ký ngay từ đầu hoặc do đối tượng sở hữu công nghiệp
không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vì lý do nào đó mà vẫn được cấp văn bằng.

Câu 7: Phân tích những trường hợp bị hạn chế quyền sở hữu công nghiệp của
chủ văn bằng bảo hộ đối với sáng chế; các trường hợp giới hạn quyền tác giả
Luật SHTT không định nghĩa thế nào là “giới hạn quyền sở hữu công nghiệp”.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật này có thể hiểu một cách chung nhất về giới hạn
quyền sở hữu công nghiệp như sau:
- Giới hạn là một phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép
vượt qua.
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh.
Về nguyên tắc, các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được
pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc
quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu có bất kỳ chủ
thể nào khác muốn có được các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó đều
phải xin phép chủ sở hữu và trả tiền thù lao thông qua việc ký kết các hợp đồng
chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, hoặc họ phải
là người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật của chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các
quyền nêu trên của chủ sở hữu, xuất phát từ những lý do nhất định. Việc hạn chế
quyền này có thể theo các hướng:
Thứ nhất, Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp vẫn thực hiện các quyền
của mình nhưng lại không được hoàn toàn tự do ý chí, họ phải thực hiện quyền đó
theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bắt buộc chuyển
quyền sử dụng sáng chế)
Thứ hai, các chủ thể trong những trường hợp pháp luật cho phép được tự ý sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc quyền của người khác mà không cần
phải xin phép hay trả thù lao.
Việc phân định ranh giới giữa hành vi sử dụng hợp pháp và bất hợp pháp đối
với các đối tượng sở hữu công nghiệp là việc thiết yếu giúp cho việc nắm bắt và thực
thi pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả hơn.
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ
chức, cá nhân được trao quyền sử dụng không có quyền ngăn cấm người khác thực
hiện các hành vi thuộc các trường hợp sau: (đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí)
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu
cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích,
nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện
thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm.
+ Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp nếu quyền sử dụng này gắn với mục đích thương mại, kinh tế. Điều này khác
với quyền sử dụng tài sản hữu hình thông thường khác như nhà đất, xe cộ,.. Người sử
dụng dùng các tài sản hữu hình thông thường khác vào bất kỳ mục đích gì ( kinh
doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày,..) đều phải xin phép và trả tiền thuê cho
chủ sở hữu của những tài sản đó. Việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
không nhằm mục đích kinh doanh thì không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu
cũng như không phải xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích
duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm
thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước
đưa ra thị trường;
– Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
thực hiện thông qua việc chuyển quyền sử dụng sáng chế bắt buộc.
– Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết
kế bố trí đó được bảo hộ;
Ví dụ: A là chủ sở hữu sáng chế X đã được bảo hộ tại nước C1 và đã tiến hành
sản xuất và bán sản phẩm theo sáng chế đó trên thị trường của nước C1 với giá D1.
Sau đó, A ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế đó cho B thuộc nước C2. B đã
bán sản phẩm được sản xuất theo sáng chế X đó tại thị trường của nước C2 với giá D2
(thấp hơn giá D1).
Một công ty kinh doanh của nước C1 tiến hành nhập khẩu sản phẩm của B để
bán trên thị trường của nước mình vì giá ngành thấp hơn sản phẩm của A. Trong
trường hợp này, A không có quyền ngăn cấm việc nhập khẩu của công ty đó đối với
cùng một sản phẩm mang đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình là chủ sở hữu.
Như vậy, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp được xem như ranh giới để phân
định giữa quyền của chủ sở hữu với quyền của các chủ thể còn lại trong quá trình khai
thác và sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Đây cũng là biện pháp mà pháp
luật đặt ra để hài hòa giữa lợi ích của chủ thể quyền với lợi ích chung của toàn thể xã
hội đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
1. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp về phạm vi
Văn bằng bảo hộ được Nhà nước Việt Nam cấp theo quy định Luật SHTT Việt
Nam thì chỉ có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam, như vậy phạm vi quyền sở hữu công
nghiệp đã bị giới hạn trong lãnh thổ quốc gia, đồng nghĩa với việc quyền sở hữu công
nghiệp không được bảo vệ ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp về thời hạn
Khác với tài sản hữu hình khác, các đối tượng sở hữu công nghiệp thường được
bảo hộ trong khoảng thời gian xác định. Việc quy định thời hạn bảo hộ là cần thiết,
thời hạn bảo hộ được xác định và không được gia hạn áp dụng với sáng chế là 20 năm
tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; giải pháp hữu ích là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước: Đ133
4. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi
là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có
quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng
đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù
cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền
của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm
quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được
phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó
kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử
dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở
rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp cho phép.
5. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí: Đ134
6. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế,
Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng
quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa
bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có
các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ
đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định.
7. Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ
thuộc
Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau
đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng
sáng chế cơ bản.
Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến
quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu
sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền
sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ
sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế
phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định tại
Điều 145 và Điều 146 của Luật này.
8. Điều 131. Quyền tạm thời đối với sáng chế
Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích
thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền
thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó
chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người
đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
*Các trường hợp giới hạn quyền tác giả:
1. Giới hạn quyền tác giả là gì?
Giới hạn quyền tác giả là những hạn chế về quyền của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả hay còn được hiểu như là các ngoại lệ của quyền tác giả. Giới hạn quyền
tác giả là quy định liên quan tới việc khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn,
bảng ghi âm hình, chương trình sóng các trường hợp đặc biệt, cụ thể nhằm đáp ứng
các nhu cầu chính đáng phục vụ công tác thông tin, nghiên cứu khoa học, giảng dạy
và chính sách xã hội.
2. Các trường hợp giới hạn quyền tác giả
2.1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không
phải trả tiền nhuận bút, thù lao: Điều 25
2.2. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng
phải trả tiền nhuận bút, thù lao: Điều 26
3. Quy định về giới hạn quyền tác giả trong việc sao chép và trích dẫn tác
phẩm
Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để
cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 20 và Điều 21 của
Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
Lưu ý: Nếu tác phẩm được hình thành theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng thì các đồng
tác giả không có quyền tài sản.
Trong các trường hợp dưới đây, quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác
phẩm giữa các đồng tác giả được điều chỉnh như sau:
Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất: Các phần riêng biệt do
từng tác giả sáng tạo là không thể tách rời hoặc việc sử dụng độc lập từng phần riêng
biệt làm phương hại đến quyền lợi của các tác giả khác.
Nếu tác phẩm được coi là đồng sở hữu và không có thỏa thuận khác thì việc sử
dụng, định đoạt tác phẩm phải được sự thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu, trong
trường hợp có đồng sở hữu chết thì phải được sự thỏa thuận của những người thừa kế
hợp pháp.
Tác phẩm được coi là sở hữu chung từng phần: Các đồng tác giả sáng tạo ra tác
phẩm nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại
đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối
với phần riêng biệt đó.
4. Ý nghĩa của việc quy định giới hạn quyền tác giả
Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và lợi ích
xã hội là sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho
chính các bên. Mỗi bên sẽ phải hy sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích
chung lớn hơn, mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và
bình đẳng. Vì thế, việc quy định giới hạn quyền tác giả có các ý nghĩa sau:
Cần đảm bảo một cơ chế bảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với
các sản phẩm trí tuệ.
Cần đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi.
Đáp ứng được hai yêu cầu này, thì một quốc gia đã giải quyết tốt mối quan hệ về lợi
ích giữa tác giả, chủ sở hữu trí tuệ và công chúng, cuối cùng nhằm hướng tới mục đích bảo vệ
lợi ích cho cả hai bên để hướng tới một xã hội tri thức.
Nếu nhà nước không có cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ sở hữu trí tuệ thì
không thể khuyến khích sự sáng tạo; tuy nhiên nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giả thì có thể dẫn
đến sự lạm dụng độc quyền và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức của đông đảo công chúng,
chưa kể nếu bảo hộ quá lâu sẽ dẫn đến sự cản trở của giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
Do đó, việc giới hạn quyền tác giả đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình
bảo vệ và khai thác quyền tác giả.

You might also like