You are on page 1of 6

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN


KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: Pháp luật hải quan

HỌ VÀ TÊN : Lưu Linh Chi


MSSV : 432917
LỚP : N01

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Tháng 3/2021, thương nhân A (quốc tịch VN) ký hợp đồng bán 100 tấn gạo
5% tấm cho thương nhân B (quốc tịch Nhật Bản), với giá 520 USD/tấn. Hai
bên thoả thuận trong hợp đồng giao hàng theo FOB Hải Phòng.
Bằng kiến thức đã học, hãy phân tích nội dung cơ bản về thủ tục hải quan
để thương nhân A xuất khẩu lô hàng trên.
Giả sử thương nhân A được cơ quan hải quan phân loại là Doanh nghiệp
không tuân thủ.

NỘI DUNG
I, KIẾN THỨC LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP KHÔNG TUÂN
THỦ
1, Quy định về đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy định các
mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan theo 5 mức, mỗi người khai
hải quan được đánh giá phân loại theo một mức độ tuân thủ duy nhất, lần lượt
như sau: doanh nghiệp ưu tiên, tuân thủ cao, tuân thủ trung bình, tuân thủ thấp,
không tuân thủ.
Mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan được hệ thống công nghệ
thông tin tự động đánh giá vào 00 giờ hàng ngày tại Tổng cục Hải quan trên cơ
sở tích hợp, xử lý dữ liệu thông tin hải quan dựa trên tiêu chí quy định tại Điều
11 Thông tư này và hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về: (a) Tần suất vi phạm
pháp luật hải quan và pháp luật thuế; (b) Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật
hải quan và pháp luật thuế; (c) Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực
hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định
khác của cơ quan hải quan1. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ của

1
Khoản 1, Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo
từng mức độ tuân thủ2.
Quy định về mức độ tuân thủ của người khai hải quan nhằm phân loại đánh
giá chính xác hơn; qua đó hình thành cơ chế quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối
với người khai hải quan. Nhờ vào việc công khai mức độ tuân thủ theo quy định
mới3, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt được mức độ tuân thủ để
cải thiện mức độ tuân thủ của mình, qua đó tạo động lực khuyến khích các
doanh nghiệp hướng tới tuân thủ pháp luật hải quan xuất phát từ chính những lợi
ích mà nó mang lại cho bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ
được cơ quan hải quan áp dụng chính sách ưu tiên, ngược lại, doanh nghiệp
không tuân thủ sẽ chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát rất chặt chẽ.
Thông qua việc hỗ trợ nâng cao năng lực tuân thủ của người khai hải quan, giảm
thiểu tỷ lệ kiểm tra trong thông quan và kiểm tra sau thông quan...

2, Doanh nghiệp không tuân thủ


Theo đó, mức không tuân thủ là người khai hải quan được cơ quan hải quan
đánh giá không tuân thủ pháp luật về hải quan khi so sánh với khung tuân thủ
của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Người khai hải quan này thể hiện thái độ
không hợp tác với cơ quan hải quan hoặc có hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật, các quy định của Hải quan, không chấp hành nghĩa vụ về thuế
và/hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh theo xác nhận của cơ quan Thuế4. Tiêu chí đánh
giá người khai hải quan không tuân thủ được quy định tại Phụ lục 5 ban hành
kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.

2
Khoản 2, Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
3
Trước đây, các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp được cơ quan hải quan bảo mật thì Thông tư Quản lý rủi ro
(Thông tư 81/2019/TT-BTC) đã công khai tiêu chí, kết quả đánh giá doanh nghiệp xếp hạng của hải quan.
4
Tạp chí tài chính online, Công khai mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro trong lĩnh vực hải quan, 2021, xem tại
https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/cong-khai-muc-do-tuan-thu-muc-do-rui-ro-trong-linh-vuc-hai-
quan-336924.html.
II, QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐỂ THƯƠNG NHÂN A (DOANH NGHIỆP
KHÔNG TUÂN THỦ) XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
Tháng 3/2021, thương nhân A (quốc tịch VN) ký hợp đồng bán 100 tấn gạo
5% tấm cho thương nhân B (quốc tịch Nhật Bản), với giá 520 USD/tấn. Hai
bên thoả thuận trong hợp đồng giao hàng theo FOB Hải Phòng.
Bằng kiến thức đã học, hãy phân tích nội dung cơ bản về thủ tục hải quan
để thương nhân A xuất khẩu lô hàng trên.
Giả sử thương nhân A được cơ quan hải quan phân loại là Doanh nghiệp
không tuân thủ.
Vì thương nhân A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 100 tấn gạo cho
thương nhân B (quốc tịch Nhật Bản) nên trường hợp này sẽ áp dụng quy trình,
thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại (hàng hoá xuất khẩu theo hợp
đồng thương mại).
-

You might also like