You are on page 1of 5

ĐỀ BÀI

Tháng 3/2021, thương nhân A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 100 tấn
gạo 5% tấm cho thương nhân B (quốc tịch Nhật Bản), với giá 520 USD/tấn. Hai
bên thỏa thuận trong hợp đồng giao hàng theo FOB Hải Phòng.

Anh/chị hãy phân tích nội dung cơ bản về thủ tục hải quan để thương nhân A
xuất khẩu lô hàng trên. Giả sử doanh nhân A được cơ quan hải quan phân loại là
Doanh nghiệp ưu tiên

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong tính huống trên, thương nhân A được phân loại là doanh nghiệp ưu tiên
muốn xuất khẩu 100 tấn gạo 5% tấm sang Nhật Bản theo FOB Hải Phòng. Giả
sử, lô hàng xuất khẩu không có bất cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật và thương
nhân A thực hiện khai báo theo đúng quy định pháp luật. Quy trình thủ tục hải
quan để thương nhân A xuất khẩu lô hàng theo đúng hợp đồng là:
Bước 1. Thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan cho
cơ quan hải quan.
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện
pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan thì: “1. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người
khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.”

Thương nhân A thực hiện khai hải quan trên hệ thống khai hải quan
điện tử. Hồ sơ khai hải quan bao gồm tờ khai hàng hóa xuất khẩu heo các chỉ
tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC; giấy
phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu
xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất

1
khẩu nhiều lần; 01 bản chính giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo
kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Đối với doanh nghiệp ưu
tiên như doanh nghiệp A, có thể khai hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn
chỉnh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn
chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, doanh nghiệp A
phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải
quan.

Bước 2. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý và phân luồng tờ khai hải quan
Sau khi thương nhân A thực hiện khai hải quan trên hệ thống khai hải
quan điện tử, hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn và cấp số tờ khai
hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của thương nhân A.
Tiếp đó, hệ thống khai hải quan điện tử sẽ tự động phân luồng tờ khai theo các
hình thức được quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 08/2015/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP:
“4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ
rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định kiểm tra hải quan
và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong
những hình thức dưới đây:
a) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan để quyết định thông quan
hàng hóa;
b) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải
quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin
một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra
thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Bộ Tài chính quy định cụ thể thời điểm thông báo việc kiểm tra hải quan
trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.”

2
Theo nguyên tắc phân loại rủi ro tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 13 Thông tư
81/2019/TT-BTC thì:
“1. Mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh được phân loại trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của
người khai hải quan và các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP.
2. Trong trường hợp các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP giống nhau, người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp
luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại.”
Trong tình huống trên, thương nhân A được phân loại là doanh nghiệp ưu tiên
nên được phân luồng xanh nếu doanh nghiệp A không vi phạm pháp luật về hải
quan.
Bước 3. Kiểm tra hồa sơ hải quan
Hàng hóa luồng xanh sẽ không phải tiến hành bước kiểm tra hồ sơ hải
quan và kiểm tra thực tế hàng hóa mà chuyển tiếp tới bước kiểm tra hoàn thành
nghĩa vụ tài chính theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 1966/QĐ – TCHQ.

Bước 4. Hòa thành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí

Theo quy định về biểu cam kết thuế quan của Việt Nam khi gia nhập
CPTPP – Hiệp định Việt Nam và Nhật Bản là thành viên và Luật Thuế Xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thuế xuất khẩu của gạo tấm của Việt Nam là 0%,
do đó doanh nghiệp A không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Ngoài ra, hai
bên doanh nghiệp thỏa thuận hợp đồng theo FOB nên doanh nghiệp A không
phải đóng bất kỳ thuế nào khác.

Theo khoản 2 Điều 9 Quyết định 1966/QĐ – TCHQ thì mức thu phí và lệ
phí được quy định tại Thông tư 274/2016/ TT – BTC là 20.000 đồng/ tờ khai.

3
Bước 5. Cơ quan hải quan thu thuế, phí và lệ phí hải quan, đồng thời cho
phép thông quan nếu đủ điều kiện

Sau khi doanh nghiệp A đóng thuế, phí và lệ phí hải quan, hệ thống dữ
liệu điện tử sẽ kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ của người khai hải quan. Sau
khi đã kiểm tra và xác nhận doanh nghiệp A đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về
thuế, phí, lệ phí hải quan, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định thông quan cho lô
hàng và hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu gạo cho lô hàng gạo tấm của
doanh nghiệp A.

4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hải quan 2014
2. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
3. Nghị định 59/2018/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP
4. Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết
và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,
kiểm soát hải quan
5. Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2016 về kinh doanh
xuất khẩu gạo
6. Thông tư 81/2019/TT-BTC: Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan
7. Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ tài
chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Hải
quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện hàng hóa
8. Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám
sát hải quan; Thuế xuất khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập
khẩu
9. Quyết định số 1966/2015/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 10
tháng 07 năm 2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

You might also like