You are on page 1of 7

E xin gửi lời chào đến thầy/cô và các bạn, em là Khải.

Ngày hôm nay em sẽ cùng


bạn Lê Thành Long đại diện nhóm 1 để thuyết trình về bài tập nhóm môn Luật
biển.

Nhóm chúng em gồm có 4 người bao gồm bạn Phạm Trần Kim Phượng, Lê Đình
Quang, , Long và em. Bài của nhóm chúng em được chia thành 3 phần chính, bao
gồm

1. Quy chế pháp lý của vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia và các đảo,
thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa

2. Bình luận về tính hợp pháp của hành vi tôn tạo, bồi đắp các cấu trúc địa lý
của Trung Quốc tại Trường Sa

3. Những giải pháp cho Việt Nam trước hành vi của Trung Quốc

A. NỘI DUNG

1. Quy chế pháp lý của vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia và các đảo,
thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa

1.1. Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

1.1.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Theo quy định tại Điều 33 của Công ước Luật biển năm 1982, vùng tiếp giáp
lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không
vượt quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở của QGVB.

Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, các quốc gia không có chủ quyền mà tại đây chỉ tồn
tại một số quyền chủ quyền riêng biệt và hạn chế nhằm ngăn ngừa và trừng trị đối với
những vi phạm trong 04 lĩnh vực hải quan, y tế, thuế khóa và nhập cư theo Điều 33
Công ước Luật biển năm 1982. Như vậy, hoàn toàn có thể nhận thấy rằng, ngoài 4 lĩnh
vực kể trên, thẩm quyền tài phán trong vùng tiếp giáp lãnh hải, về mặt nguyên tắc, vẫn
thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ.

Bên cạnh đó, vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời là một bộ phận của vùng đặc
quyền kinh tế; chính vì thế, tại vùng biển này đồng thời được hưởng thêm cả quy chế
của vùng đặc quyền kinh tế (hay còn gọi là “quy chế kép”). Đối với các quốc gia khác,
trong vùng tiếp giáp lãnh hải, bởi đây không phải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc

1
gia nên các quốc gia khác đều được hưởng các quyền tự do cơ bản như tự do hàng hải,
tự do hàng không, tự do đặt dây cấp và ống dẫn ngầm.

1.1.2. Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển nằm ở phía ngoài và tiếp liền với lãnh
hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở của QGVB, được đặt
dưới chế độ pháp lý riêng biệt quy định trong phần V của Công ước Luật biển năm
1982. Xét về quy chế pháp lý, đây là một vùng biển mà trong đó tồn tại song song cả
quyền chủ quyền, quyền tài phán của QGVB cũng như quyền tự do biển cả của các
quốc gia khác. Cụ thể:

* Quyền chủ quyền và quyền tài phán của QGVB được thể hiện như sau

- Điều 56 quy định, trong vùng ĐQKT, QGVB có quyền chủ quyền đối với việc
thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật cũng như
không sinh vật ở vùng nước bên trên đáy biển, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy
biển cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích
kinh tế.

- QGVB có đặc quyền trong việc cho phép xây dựng và triển khai các đảo nhân
tạo hay các công trình thiết bị trong vùng ĐQKT.

- QGVB có toàn quyền cho phép nghiên cứu khoa học biển trong vùng ĐQKT
của mình.

- Công ước Luật biển năm 1982 cũng công nhận cho QGVB quyền tài phán về
lĩnh vực bảo vệ và giữ gìn môi trường biển tại các Điều 56, 208, 210, 211

* Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế:

Trong vùng ĐQKT, tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển đều được
hưởng ba quyền tự do cơ bản, đó là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt
dây cáp và ống dẫn ngầm. Và các quyền tự do khác như quyền truy đuổi hay quyền
khám xét tàu thuyền... được áp dụng tại vùng ĐQKT trong chừng mực không làm ảnh
hưởng đến việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của QGVB.

1.1.3. Vùng thềm lục địa

2
Khoản 1 Điều 76 Công ước Luật biển năm 1982 đã quy định, thềm lục địa của
quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của
quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia cho
đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến vị trí cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần
hơn.

* Quyền của QGVB: Theo quy định tại Điều 77 của Công ước, QGVB chỉ có
những quyền chủ quyền thể hiện qua thẩm quyền riêng biệt về thăm dò và khai thác tài
nguyên thiên nhiên tại vùng này. Các quyền chủ quyền này mang tính chất đặc quyền;
nghĩa rằng không một quốc gia nào có quyền tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên
thiên nhiên ở TLĐ của QGVB nếu không được sự cho phép của quốc gia này.

QGVB không chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của TLĐ mà còn đối
với cả chính TLĐ. Điều 81, 85 Công ước quy định “Quốc gia ven biển có đặc quyền
cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì” và “quốc gia
ven biển có quyền được khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đào đường hầm,
bất kể độ sâu của các vùng nước ở nơi ấy là bao nhiêu”.

Bên cạnh đó, QGVB còn có các quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các
thiết bị, công trình trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển,
quyền tài phán về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển tương tự như trong vùng đặc
quyền kinh tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy
biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

* Quyền của các quốc gia khác:

Quy chế pháp lý của TLĐ cũng khẳng định, các quyền của QGVB đối với TLĐ
không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên
vùng nước này. Do đó, QGVB thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa
không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do biển cả của các quốc gia
khác đã được Luật biển quốc tế thừa nhận tại điều 78 Công ước Luật biển năm 1982.

. Tuy nhiên, tuyến đường đi của ống dẫn hoặc cáp cần có sự thỏa thuận của
quốc gia ven biển.. Ngoài ra, quốc gia ven biển có quyền hạn chế quyền lắp đặt hệ
thống ống dẫn ngầm của các quốc gia khác trong các trường hợp quy định tại điều 79
Công ước Luật biển năm 1982.

3
1.2. Quy chế pháp lý của các đảo, thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa

Trên thực tế về mặt thuật ngữ, người ta thường gọi Trường Sa là quần đảo, tuy
nhiên, trên phương diện pháp lý do Trường Sa không đáp ứng đủ các tiêu chí của
“quần đảo” theo Điều 46.b Công ước Luật biển 1982.. Việc hoạch định đường cơ sở
tại đây cũng không thể thực hiện tương tự như đối với quốc gia quần đảo quy định tại
Điều 46 Công ước. Các vùng biển thuộc quần đảo này phụ thuộc vào quy chế pháp lí
của các đảo và thực thể khác trong đó.

Theo Điều 121 Công ước Luật biển 1982, một đảo muốn có các vùng biển, lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ thì đảo đó phải là: một vùng đất tự
nhiên, có nước bao bọc, ở trên mặt nước khi thủy triều lên và thích hợp cho con người
đến ở hay cho một đời sống kinh tế riêng.

Quần đảo Trường Sa nằm ở khu vực Biển Đông, phần lớn là những bãi cát
không thể trồng trọt; vào khoảng chục đảo khác là do những mỏm đá tạo thành. 1 Trong
Vụ kiện Biển Đông2, Tòa kết luận rằng tất cả các thực thể trên quần đảo Trường Sa và
bãi Scarborough hoặc là bãi lúc nổi lúc chìm hoặc là đảo đá. Không có bất kỳ thực thể
nào là đảo với đầy đủ các vùng biển. Điều này có nghĩa: Một, các bãi lúc nổi lúc chìm
sẽ có quy chế pháp lý của vùng biển mà bãi đó thuộc về. Hai, không một đảo nào ở
Trường Sa có thể có vùng ĐQKT và TLĐ, mà chỉ có lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý và
vùng tiếp giáp lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Công ước có quy định về quy chế pháp lý của các thực thể thường thấy ở trên
biển, bao gồm bãi san hô (Điều 6), bãi lúc nổi lúc chìm (Điều 13), đảo nhân tạo, công
trình và kiến trúc nhân tạo (Điều 60 và 80), và đảo (Điều 121). Trong đó, bãi san hô,
bãi lúc nổi lúc chìm và đảo là các thực thể tự nhiên.

1.2.1. Quy chế các đảo

Các vùng đất tự nhiên là phần kéo dài của lãnh thổ đất liền và nhô lên trên mặt
biển được Công ước Luật biển chia thành các loại sau: 1) Quần đảo (Điều 46. b); 2)
Đảo (khoản 1 Điều 121); 3) Đảo đá (khoản 3 Điều 121); 4) Bãi cạn lúc nổi lúc chìm

1
Xem: Monique Chemillier - Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị Quốc gia,
1998.

2
Xem: The South China Sea Arbitration (The Republic of Philippines v. The People's Republic of China), https://pca-
cpa.org/en/cases/7/, truy cập lần cuối ngày 10/10/2021

4
(khoản 1 Điều 13). Như vậy, việc sử dụng các khái niệm “đảo, đảo đá, bãi cạn, cồn san
hô và bãi ngầm” thuộc quần đảo Trường Sa chỉ mang tính tương đối, không theo nghĩa
của Công ước Luật biển mà theo thói quen ngôn ngữ thông thường.

Theo quy định của Công ước Luật biển, chỉ những “vùng đất” thuộc quần đảo
Trường Sa không bị ngập dưới mực nước biển mới có hiệu lực trong hoạch định các
vùng biển. Nếu đó là bãi cạn lúc nổi lúc chìm thì có thể được sử dụng để xác định
đường cơ sở khi chúng ở cách một hòn đảo khoảng cách không vượt quá chiều rộng
của lãnh hải. Đối với những “vùng đất” cao hơn mặt biển ngay cả khi thuỷ triều lên
cao, chúng có thể được hưởng quy chế của đảo hoặc đảo đá khi không đủ điều kiện
cho người đến ở hay không có đời sống kinh tế riêng.

Đến nay, chưa có một tài liệu nghiên cứu nào xác định chính xác số lượng các
cấu trúc ở Trường Sa. Đa số các tài liệu cho rằng Trường Sa hầu như bao gồm các đảo,
đá nằm ở khu vực trung tâm Biển Đông, mỗi đảo có diện tích rất nhỏ, cằn cỗi, thời tiết
khắc nghiệt, bão tố nhiều, không thích hợp cho con người đến ở và cho đời sống kinh
tế riêng nên xung quanh các đảo này chỉ có thể có nội thuỷ và lãnh hải, không có vùng
ĐQKT và TLĐ như quy định tại khoản 3 Điều 121 Công ước Luật biển.

Như vậy, xung quanh các đảo này chỉ có thể có nội thuỷ và lãnh hải rộng 12 hải
lí, không có vùng ĐQKT và TLĐ (theo khoản 3 Điều 121 Công ước Luật biển). Đây
cũng là quan điểm của chính thức của Việt Nam về quy chế các đảo trong hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.

1.2.2. Quy chế các bãi đá ngầm, bãi cạn lúc nổi lúc chìm:

Bãi cạn lúc nổi lúc chìm không thể bị chiếm hữu, trừ trường hợp chúng nằm
trong khu vực lãnh hải của QGVB và không được xem là lãnh thổ đất liền. Do đó,
chúng không có vùng lãnh hải riêng khi nằm ngoài giới hạn của lãnh hải của một đảo
hoặc lục địa.3

Theo khoản 2 Điều 13 Công ước Luật Biển, quốc gia chỉ có thể thực hiện chủ
quyền của mình trên các bãi cạn này mà không hề có chủ quyền, quyền chủ quyền hay
quyền tài phán đối với các vùng biển bao quanh.
3
Xem: Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia v Singapore), 2008
ICJ Rep 12, các đoạn 291-9. Trong đó ICJ phân biệt Middle Rocks với South Ledge, South Ledge được phân loại là bãi
cạn lúc chìm lúc nổi; trích dẫn đi kèm với thảo luận chính thức tại Maritime Delimitation and Territorial Questions
between Qatar and Bahrain (Qatar v Bahrain), 2001 ICJ Rep 40, các đoạn 205-6.

5
Cũng theo khoản 1 Điều 13 Công ước, trong trường hợp khoảng cách giữa bãi
cạn lúc nổi lúc chìm với các đảo thuộc Trường Sa có khoảng cách bằng hoặc ít hơn 12
hải lý, ngấn nước triều thấp nhất ở trên bãi cạn có thể được dùng để vạch đường cơ sở
để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo nếu trên các bãi cạn đó có đèn biển hoặc các
công trình nổi thường xuyên. Có thể thấy rằng rất ít các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc
Trường Sa được xếp vào trường hợp này.

1.2.3. Quy chế các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo trên biển

Hiện tại, có 3 loại đảo, công trình và thiết bị nhân tạo ở trong và xung quanh
quần đảo Trường Sa và các vùng lân cận là: 1) Các thiết bị nhân tạo nổi tạm thời như
giàn khoan dầu (khi chúng không còn hoạt động, các giàn khoan này sẽ được tháo dỡ
và loại bỏ); 2) Các công trình, thiết bị nhân tạo gắn kết tạm thời hoặc vĩnh viễn với đảo
tự nhiên như đường băng sân bay; 3) Các đảo nhân tạo được xây dựng trên các loại đá
tự nhiên và các rạn san hô vĩnh cửu.4

Vấn đề quy chế của các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình nhân tạo trên biển
được quy định trong Công ước Luật biển 1982 như sau. Công ước 1982 chỉ đề cập đến
việc xây dựng các công trình nhân tạo trong vùng ĐQKT (Điều 60.1). Công ước khẳng
định các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nhân tạo không được hưởng quy chế
đảo, không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có ảnh hưởng đến việc
hoạch định lãnh hải, vùng ĐQKT hoặc TLĐ (Điều 60.8). Công ước cho phép QGVB
khi cần có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình những
khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực này, QGVB có thể áp dụng
các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo
nhân tạo, các thiết bị và công trình (Điều 60.4).

Như vậy, Công ước Luật biển năm 1982 chỉ ghi nhận hiệu lực pháp lý của một
số công trình nhân tạo nằm ngay sát và liên kết với bờ biển thành một chỉnh thể thống
nhất. Trong trường hợp xây dựng ở ngoài khơi xa bờ, những công trình này sẽ không
ảnh hưởng đến việc xác định và mở rộng các vùng biển.5

4
Xem: Keyuan Zou (2011), Tác động của các đảo nhân tạo đối với tranh chấp quần đảo Trường Sa,
http://nghiencuubiendong.vn, truy cập lần cuối ngày 10/10/2021
5
Xem: Nguyễn Toàn Thắng (2015), “Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và vấn đề
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Xây dựng các công trình nhân tạo trên Biển
Đông và tác động đối với hoà bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực, Hồ Chí Minh.

6
Một trong những vấn đề phức tạp là việc xây dựng các công trình nhân tạo trên
các bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Về mặt pháp lý, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không thể có
quy chế pháp lý của đảo, cho dù ở đó có công trình nhân tạo thường xuyên nhô trên
mặt biển. Các công trình nhân tạo được xây dựng gắn với bờ biển hoặc trên các bãi cạn
lúc chìm lúc nổi mà khoảng cách của chúng với lục địa hoặc một đảo tự nhiên không
quá 12 hải lý thì chúng có vai trò trong việc xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính
chiều rộng của lãnh hải của QGVB theo khoản 4 Điều 7 Công ước. Ngược lại, nếu
công trình nhân tạo được xây dựng ở lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ
thì QGVB chỉ được thiết lập vùng an toàn không quá 500m. Và dĩ nhiên các công trình
nhân tạo, sẽ không có bất kỳ vai trò gì trong quá trình phân định biển vì chúng không
có lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ theo quy định tại Điều 60 khoản 8.
.

You might also like