You are on page 1of 6

1.

Quy trình, thủ tục hải quan cơ bản đối với hàng hóa xuất khẩu:

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa là các công việc mà người khai hải quan và
công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa để thông quan xuất khẩu
một lô hàng. Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa bao gồm cả nghĩa vụ của cơ
quan hải quan và người khai hải quan, ứng với một nghĩa vụ mà người khai hải
quan thực hiện sẽ là một nghĩa vụ mà cơ quan hải quan phải thực hiện, các nghĩa
vụ được tiến hành nối tiếp nhau như vậy theo trình tự nhất định cho tới khi hàng
hóa được thông quan. Theo quy định của pháp luật hải quan Việt Nam, thông
thường để thông quan xuất khẩu một lô hàng, người khai hải quan và cơ quan hải
quan sẽ phải thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Người khai hải quan tiến hành khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ hải quan
và đăng ký tờ khai hải quan;

Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, phân luồng tờ khai hải quan trên
cơ sở tờ khai hải quan do người khai hải quan cung cấp;

Bước 3: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hải quan và kiểm
tra thực tế hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở phân luồng tờ khai hải quan;

Bước 4: Người khai hải quan thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí hải
quan;

Bước 5: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế,
phí và lệ phí của người khai hải quan; thu thuế, phí lệ phí hải quan; Cơ quan hải
quan tiến hành thông quan cho lô hàng xuất khẩu trên cơ sở hoàn thành nghĩa vụ
của các bên.

Đây là 05 bước cơ bản đối với quy trình, thủ tục hải quan xuất khẩu với một lô
hàng, tuy nhiên tùy theo kết quả phân luồng mà có thể phải trải qua đủ 05 bước
hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định của thủ tục hải quan. Từ những quy
trình, thủ tục để thông quan một lô hàng xuất khẩu nêu trên, dưới đây bài viết sẽ
áp dụng để làm rõ những nội dung cơ bản về thủ tục hải quan để một thương
doanh nghiệp A (một doanh nghiệp Việt Nam) thông quan xuất khẩu lô hàng gạo
đến Nhật Bản.

2. Nội dung cơ bản về thủ tục hải quan để thương nhân A xuất khẩu lô
hàng:

Như đã đề cập, thông thường để thông quan một lô hàng phải trải qua 05 bước
cơ bản. Tuy nhiên, trong tình huống này, doanh nghiệp A là một doanh nghiệp
ưu tiên, vì vậy theo quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Hải quan 2014, doanh
nghiệp A sẽ được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
tức được bỏ qua bước 3 của quy trình, thủ tục hải quan cơ bản đối với hàng hóa
xuất khẩu. Như vậy, thủ tục để thương nhân A thông quan lô hàng sẽ gồm 04
bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp A tiến hành khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ hải quan và
đăng ký tờ khai hải quan;

Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, phân luồng tờ khai hải quan trên
cơ sở tờ khai hải quan do người khai hải quan cung cấp;

Bước 3: Doanh nghiệp A thực hiện các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí hải quan;

Bước 4: Cơ quan hải quan thu thuế, phí và lệ phí hải quan từ doanh nghiệp A,
đồng thời cho phép thông quan nếu đủ điều kiện.

2.1. Khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ hải quan và đăng ký hải quan:

Đây là bước đầu tiên và quan trọng bởi nó là cơ sở để cơ quan hải quan cũng như
người khai hải quan thực hiện các bước tiếp theo của thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu. Ở bước này, nếu doanh nghiệp thực hiện khai hải quan và
chuẩn bị hồ sơ hải quan một cách đầy đủ, chính xác thì thời gian để thông quan
lô hàng của doanh nghiệp sẽ được rút ngắn, ngược lại nếu chuẩn bị chưa đầy đủ,
chính xác thì khả năng cao thời gian để thông quan đối với lô hàng của doanh
nghiệp sẽ bị kéo dài do doanh nghiệp phải bổ sung thêm các thông tin theo yêu
cầu của cơ quan hải quan. Chính vì vậy, để thực hiện bước khai hải quan và
chuẩn bị hồ sơ hải quan một cách đầy đủ và chính xác nhất, làm tiền đề tốt nhất
để thông quan xuất khẩu lô hàng gạo tấm, doanh nghiệp A cần phải lưu ý một số
nội dung sau đây: (i) Phương thức khai hải quan; (ii) Các giấy tờ cần có trong hồ
sơ hải quan; (iii) Thời gian hoàn thiện hồ sơ hải quan. Đầu tiên là về phương
thức khai hải quan: Theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014, việc khai hải
quan bằng tờ khai hải quan sẽ được thực hiện theo hai phương thức là khai điện
tử và khai hải quan giấy. Đối với doanh nghiệp ưu tiên như doanh nghiệp A, họ
có thể khai hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh. Trong hầu hết các
trường hợp, việc khai hải quan sẽ được doanh nghiệp tiến hành bằng phương
thức khai hải quan điện tử. Việc khai hải quan giấy sẽ chỉ được áp dụng trong
một số trường hợp đặc biệt như: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ
thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử; Hàng
hóa xuất khẩu là trợ cấp, hàng viện trợ nhân đạo; v.v. 1 Thứ hai là về các giấy tờ
cần có trong hồ sơ hải quan: Theo quy định tại khoản 1, Điều 16 Thông tư
38/2018/TT-BTC, bên cạnh tờ khai hải quan là giấy tờ bắt buộc thì hồ sơ hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu phải có những giấy tờ, tài liệu sau: (i) Giấy
phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: Theo quy định tại
Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân
được thành lập, đăng ký kinh doanh có thể được kinh doanh xuất khẩu gạo khi
đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cấp Giấy
1
Khoản 2, Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP
chứng nhận xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp A không có tài liệu
này, họ có thể thay thế bằng chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám
định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp
với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Y tế hướng dẫn; (ii) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo
kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về thời gian nộp hồ sơ hải quan: Theo quy định tại Điều 25 Luật Hải
quan 2014, thời gian nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau
khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất
là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi
bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện
vận tải xuất cảnh, ngoài ra, tờ khai hải quan chỉ có giá trị làm thủ tục hải quan
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký, do đó doanh nghiệp A cần chú ý để
hoàn thiện hồ sơ trong khoảng thời gian nêu trên.

2.2. Tiếp nhận, kiểm tra, phân luồng tờ khai hải quan:

Sau khi người khai hải quan tiến hành khai hải quan theo phương thức điện tử,
hệ thống sẽ tự động tiếp nhận, kiểm tra và cấp số tờ khai hải quan cho người khai
hải quan. Sau đó, hệ thống cũng tự động tiếp nhận, kiểm tra và phân luồng tờ
khai hải quan. Kết quả của quá trình này là phân luồng tờ khai thành 3 loại: 1-
luồng xanh; 2- luồng vàng; 3- luồng đỏ.2 Hàng hóa luồng xanh sẽ không phải
tiến hành bước kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa mà chuyển
tiếp tới bước kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Thông thường, hàng hóa
của doanh nghiệp ưu tiên như doanh nghiệp A sẽ được phân luồng xanh nếu
doanh nghiệp A không vi phạm pháp luật về hải quan.

2.3. Thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí hải quan:


2
Khoản 2, Điều 6 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ
Như đã đề cập, lô hàng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp A sẽ được bỏ qua bước
kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa mà doanh nghiệp
A xuất khẩu – gạo tấm cũng không phải đối tượng phải kiểm dịch, kiểm tra
chuyên ngành trước khi xuất khẩu nên doanh nghiệp A sẽ chuyển sang bước thực
hiện các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí hải quan. Về thuế, theo quy định về biểu
cam kết thuế quan của Việt Nam khi gia nhập CPTPP – Hiệp định mà Việt Nam
và Nhật Bản đều là thành viên và Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế
xuất khẩu của gạo tấm của Việt Nam là 0%, do đó doanh nghiệp A không phải
thực hiện nghĩa vụ này. Ngoài ra, hai bên doanh nghiệp cũng đã thỏa thuận hợp
đồng theo điều kiện FOB, doanh nghiệp A sẽ được giải phóng nghĩa vụ khi hàng
lên tàu do phía doanh nghiệp Nhật Bản chỉ định, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam
không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ về thuế nào khác. Về phí và lệ phí, doanh
nghiệp A sẽ phải thanh toán phí đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của
Thông tư 274/2016/TT-BTC là 20.000đ/tờ khai, ngoài ra nếu doanh nghiệp A sử
dụng các dịch vụ công khác do cơ quan hải quan cung cấp thì doanh nghiệp A sẽ
phải trả các khoản phí đó. Sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ
phí, doanh nghiệp A sẽ hoàn thành nghĩa vụ hải quan của mình.

2.4. Thu thuế, phí, lệ phí hải quan và thông quan hàng hóa:

Sau khi doanh nghiệp A đóng thuế, phí và lệ phí hải quan, hệ thống dữ liệu điện
tử sẽ kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ của người khai hải quan. Trên cơ sở nộp
phí, cơ quan hải quan sẽ tiến hành thu thuế, phí, lệ phí hải quan. Sau khi đã kiểm
tra và xác nhận doanh nghiệp A đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí
hải quan, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định thông quan cho lô hàng và hoàn
thành thủ tục thông quan xuất khẩu gạo cho lô hàng gạo tấm của doanh nghiệp
A.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam khi gia nhập CPTPP;

2. Luật Hải quan 2014;

3. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;

4. Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và
biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan;

5. Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2016 về kinh doanh xuất
khẩu gạo;

6. Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát
hải quan; Thuế xuất khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;

7. Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ tài chính


quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Hải quan và lệ phí
hàng hóa, phương tiện hàng hóa;

8. Quyết định số 1966/2015/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 10 tháng
07 năm 2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.

You might also like