You are on page 1of 6

CÂU HỎI THẢO LUẬN PHẦN 2

TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG


1. Hãy cho biết, ở những nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì cơ quan, tổ chức nào
có thẩm quyền và trách nhiệm đại diện cho tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích của người lao động? Công Đoàn cơ sở và Công Đoàn cấp trên cơ sở (Luật Công
đoàn)
2. Bộ luật Lao động quy định những cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động? Hòa giả viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân
(Điều 187, 191, 195) và các cơ quan trong điều 181
3. Thế nào là tranh chấp lao động cá nhân và việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được
giải quyết qua mấy bước? Khoản 1 điều 179; Điều 188
4. Thế nào là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về quyền
được giải quyết qua mấy bước? Khoản 2 điều 179; Khoản 1 Điều 192
5. Thế nào là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
được giải quyết qua mấy bước? Khoản 3 điều 179; Khoản 1 Điều 196
6. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hòa giải/ Hội đồng trọng tài lao động có phải là
bắt buộc đối với giải quyết tranh chấp lao động hay không?
* Hòa giải: là bắt buộc đối với tranh chấp cá nhân, tranh chấp về quyền và tranh chấp
về lợi ích, tuy nhiên hòa giải là không bắt buộc đối với 1 số tranh chấp cá nhân không
cần hòa giải theo khoản 1 điều 188.
* Hội đồng trọng tài lao động: là không bắt buộc, tuy nhiên nếu không thể giải quyết
tranh chấp lao động thông qua hòa giải thì có thể phải đưa ra hội đồng trọng tài (điểm
a khoản 7 điều 188, điểm a khoản 2 điều 192, điểm a khoản 3 điều 196)
7. Phạm vi thẩm quyền của hòa giải viên lao động/ Hội đồng trọng tài lao động trong việc giải
quyết tranh chấp lao động?
*Hòa giải viên lao động: 3 loại tranh chấp (Căn cứ điều 187, 191, 195)
*Hội đồng trọng tài lao động: 3 loại tranh chấp (Căn cứ điều 187, 191, 195)
*Tòa án: 2 loại tranh chấp: cá nhân và quyền (điều 187, 191) và các tranh chấp trong
điều 32 bộ luật TTDS 2015 và đc sửa đổi bởi điều 219 BLLĐ 2019
8. Tại sao Đình công không tồn tại trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung? Tại sao Đình công
không phải là quyền của cán bộ, công chức?
Trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, không có quan hệ lao động và chỉ có quan hệ
giữa cán bộ công nhân viên chức với cơ quan xí nghiệp nhà nước, quan hệ lúc đó là
quan hệ hành chính, nên không có đình công

1
Quan hệ lao động giữa cán bộ công chức với cơ quan nhà nước là mối quan hệ hành
chính, họ thực hiện, thực thi những công việc mà nhà nước giao, điều hành quyền lực
nhà nước, không có mâu thuẫn về quyền và lợi ích, nên không có quyền đình công,
9. Thủ tục đình công được tiến hành như thế nào?
Thủ tục đình công được tiến hành theo các bước theo quy định điều 200, 201, 202 với
điều kiện tổ chức đình công ở những địa điểm được phép đình công và phải tổ chức
đình công trên nền tảng lợi ích
10. Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công có phải là thủ tục giải quyết đình công
hay không?
Không. Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, xem xét thủ tục có đúng
quy định theo điều 200, 201, 202 hay không và cho phép người lao động tổ chức đình
công hay không. Thủ tục xem xét thì thiên về thủ tục chứ không giải quyết nội dung.
11. Việc Tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công có phải là thủ tục cuối cùng giải
quyết tranh chấp lao động dẫn đến đình công hay không?
Không phải là thủ tục cuối cùng. Xem xét tính hợp pháp chỉ xem xét về mặt thủ tục
chứ không giải quyết nội dung. Nếu tranh chấp về quyền mà đình công trái pháp luật,
Tòa sẽ ra phán quyết và quay trở lại các bước giải quyết tranh chấp về quyền theo quy
định: hòa giả, trọng tài, khởi kiện. Nếu tranh chấp về lợi ích thì tiếp tục thương lượng,
quay trở lại và làm theo các bước: hòa giải, trọng tài, đình công hoặc có thể đình công
lại nhưng vẫn phải qua các bước thủ tục giải quyết tranh chấp
12. Trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp về mặt thủ tục nhưng nguyên nhân của cuộc đình
công là thể hiện lợi ích chính đáng của người lao động thì giải quyết như thế nào?
Tòa tuyên bố là bất hợp pháp và quay lại làm các bước đúng thủ tục và đình công lại.
Nếu đình công đúng thủ tục nhưng đình công mãi mà không được thì phải quay trở lại
làm việc theo điều 207 BLLĐ 2019 (Không trả lương đối với người tham gia đình
công), nếu vi phạm khoản 2 điều 217 thì sẽ bị xử lý vi phạm
13. Có quan điểm cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không vi phạm pháp luật lao động thì đình công
sẽ không diễn ra” – quan điểm đó là đúng hay sai? Giải thích?
Quan điểm sai. Đình công chỉ được tiến hành đối với tranh chấp về lợi ích và nhg tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích chưa chắc là những vấn đề vi phạm pháp luật (điều
179)
14. Nếu đình công bất hợp pháp thì người lao động phải chịu chế tài gì? Tổ chức đại diện NLĐ
lãnh đạo đình công phải chịu chế tài gì? Điều 217
15. Tố tụng lao động gồm các loại hình và họat động nào? Luật TTDS 2015
16. Phân biệt “hoãn” và “ngừng” đình công? Khoản 1, 2 Điều 109 Nghị định 145

2
17. Khoảng 22h ngày 13/10/2016, Chị H làm việc tại bộ phận lĩnh liệu, trong dây truyền sản xuất
giầy da của công ty TNHH Lợi Tín Lập Thạch (Đài Loan), do đói bụng nên đã mang đồ ra ăn
thì bị cán bộ trong công ty phát hiện và dùng đế giầy đánh vào đầu bị ngất ngay tại chỗ.
Ngay sau đó, các công nhân đã đưa chị H đi cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh. Nhiều công nhân
đang làm việc trong Công ty TNHH Lợi Tín Lập Thạch bức xúc và đến 15h chiều ngày
14/10/2016, hàng nghìn công nhân dừng làm việc và đình công trước sảnh công ty. Các công
nhân cho biết: nguyên nhân dẫn đến các công nhân nghỉ việc, đình công một phần là do
người phía công ty đánh, phần khác vì mong muốn phía lãnh đạo công ty đáp ứng các mong
muốn của họ như: tăng lương, giảm giờ làm, nghỉ giữa giờ… Bởi họ làm việc liên tục từ 7h
sáng và tăng ca đến 22h đêm nhưng không được hưởng phụ cấp lao động. Ngay khi nhận
được tin báo sự việc xảy ra, các đơn vị chức năng đã tới hiện trường để giải quyết sự việc.

Hãy cho biết cuộc đình công trên có đúng pháp luật hay không? hãy giải quyết vụ việc này
theo quy định pháp luật.

*Vi phạm pháp luật từ phía NSDLĐ: 7h đến 22h không có trợ cấp,....đồng thời đánh
NLĐ gây thương tích (Điều 8) do NLĐ có vi phạm nội quy

-> 2 vụ tranh chấp: tranh chấp cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi
ích (Xuất phát từ tranh chấp cá nhân)

*Sai pháp luật do không đúng thủ tục, trình tự tiến hành

- Nếu là tranh chấp chủ yếu về quyền thì không được đình công (Khoản 2 Điều 191)

- Nếu đây là tranh chấp chủ yếu về lợi ích thì chưa qua bước hòa giải và hội đồng trọng
tài lao động (Khoản 2 điều 195)

- Không có tổ chức lãnh đạo (Điều 198)

- Không tuân theo trình tự đình công ở điều 200, 201, 202 về việc lấy ý kiến, quyết định
đình công và thông báo thời điểm đình công. Ở đây, chưa đầy 24h thì NLĐ đã tổ chức
đình công, điều này vi phạm Khoản 4 điều 201 và Khoản 3 điều 202.

*Giải quyết:

- Xử lí cuộc đình công theo điều 211

- Tách các tranh chấp ra và làm theo đúng các bước thủ tục giải quyết từng tranh chấp

3
- Ngừng đình công và hướng dẫn NLĐ tổ chức đình công lại đúng trình tự theo các điều
200, 201, 202, chú ý những trường hợp bất hợp pháp ở điều 204, và tiến hành đúng thời
điểm tại điều 199

18. Theo báo Lao động ngày 6/10/2016: 3.000 Công nhân Công ty Matrix Vinh (Nghệ An) đình
công, có nguyên nhân từ bữa cơm ca chỉ 12 nghìn. Các công nhân (chủ yếu là nữ) yêu cầu
nâng mức ăn ca từ 12 nghìn lên 15 nghìn. Qua số liệu điều tra, khảo sát tại các KCN trên địa
bàn Hà Nội và khu vực lân cận, chỉ có 5,2% CN đạt sức khỏe loại A. Có nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân từ bữa ăn ca chưa đủ chất dinh dưỡng, chưa đảm bảo vệ sinh, an
toàn. Đặc thù của CN là làm việc liên tục từ 8-10 tiếng/ngày, bữa ăn ca có vai trò hết sức
quan trọng đối với sức khỏe, tinh thần, năng suất lao động. Ngày 25.2.2016, Tổng LĐLĐ
Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 07c/NQ-BCH về “Chất lượng bữa ca của người lao
động”, nêu rõ: vẫn còn tình trạng chất lượng bữa ăn ca chưa đáp ứng nhu cầu tái tạo sức lao
động; chất lượng thực phẩm và điều kiện chế biến chưa tốt dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao; đã
xảy ra một số vụ ngừng việc tập thể do chất lượng bữa ăn ca không đảm bảo. Tuy nhiên, một
số chủ DN cho rằng bữa ăn ca là tiền của DN bỏ ra, nên không bắt buộc phải đạt ở mức nào.
Một số ý kiến cũng cho rằng hiện chưa có quy định của pháp luật, chế tài về bữa ăn ca nên
khó xử lý.

Tổ chức CĐ, người lao động có thể sử dụng “quyền phủ quyết” (đình công) để đấu tranh
nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca hay không?

Có thể sử dụng quyền đình công vì vấn đề về bữa ăn trưa là tranh chấp về lợi ích vì
đang được tập thể lao động thương lượng với NSDLĐ (Khái niệm đình công theo Điều
198) tuy nhiên phải tuân theo trình tự: hòa giải, hội đồng, đình công, tiến hành đúng
thủ tục theo điều 200, và tiến hành đúng thời điểm tại điều 199, và chú ý trường hợp
đình công bất hợp pháp ở điều 204

19. Nguyễn Văn An là công nhân lái xe cho chi nhánh của công ty cổ phần IK. Do có bất đồng
với công ty về việc công ty buộc An bồi thường một khỏan tiền theo chế độ trách nhiệm vật
chất mà An cho là không đúng quy định và sau khi Hòa giải viên lao động hòa giải không
thành, An muốn khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết. Trường hợp này An phải gửi đơn
kiện đến Tòa án nào? (Biết rằng An có địa chỉ thường trú tại quận 1 – TPHCM; Công ty IK
có trụ sử chính tại huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai và chi nhánh nơi An làm việc ở quận 3
– TPHCM). Giả định rằng sau khi tòa án xét xử sơ thẩm mà An vẫn không thỏa mãn thì An
phải làm những thủ tục gì để được xét xử phúc thẩm?

- Trường hợp này An phải gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân quận 3 – chi nhánh nơi
An làm việc, tức là bị đơn –theo điểm đ điều 32 BL TTDS 2015 được sửa đổi bởi Điều

4
219 BLLĐ 2019, điểm c khoản 1 điều 35 BLTTDS 2015 và điểm a khoản 1 điều 39
BLTTDS 2015.

- Để được xét xử phúc thẩm, An phải kháng cáo. Thủ tục kháng cáo như sau:

+ Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự (An) phải làm đơn kháng cáo. Đơn
kháng cáo phải có các nội dung: Ngày tháng làm đơn, thông tin người kháng cáo, thông tin
người bị kháng cáo, bản án bị kháng cáo, phạm vi kháng cáo, lý do kháng cáo, chữ ký hoặc
điểm chỉ của người kháng cáo (Điều 272 BLTTDS 2015).
+ Người kháng cáo (An) gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Khi gửi đơn
kháng cáo, người kháng cáo phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng
minh việc kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp.
+ Tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành xem xét đơn kháng cáo và xử lý theo quy định tại Điều
275 BLTTDS 2015.
+ Người kháng cáo (An) nộp tạm ứng án phí phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, người
kháng cáo (An) phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và phải nộp cho Tòa án biên lai thu
tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (Điều 275 BLTTDS 2015)
+ Tòa án sẽ thông báo về việc kháng cáo.
+ Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05
ngày làm việc theo quy định tại Điều 283 BLTTDS 2015

20. Một tranh chấp lao động cá nhân đã được tòa án giải quyết qua hai cấp: sơ thẩm và phúc
thẩm. Tuy nhiên đương sự là người lao động trong vụ tranh chấp vẫn chưa thỏa mãn với bản
án vì thấy trong cả hai lần xét xử, Hội đồng xét xử có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp
luật. Bạn hãy tư vấn cho anh ta những việc có thể làm để vụ án có thể được xem xét lại.
Xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu có tình tiết mới và làm thay đổi bản án thì
xét xử theo thủ tục tái thẩm.

21. Anh Huy, anh Bình, chị Cúc, Chị Mai (có địa chỉ lần lượt tại tại Quận Hai Bà trưng, Thanh
Xuân và Đống Đa - thành phố Hà Nội) có ký hợp đồng làm việc 5 năm tại Úc qua công ty
XNK LĐ Thiên Thanh có trụ sở tại quận ĐĐ - TP Hà Nội. Khi sang làm việc tại Úc, do có
bất đồng về tiền lương thực nhận và những điều kiện làm việc so với thỏa thuận trước đó với
công ty Thiên Thanh nên anh Huy, anh Bình, chị Cúc, chị Mai và công ty Thiên Thanh có
xảy ra tranh chấp. Quá bức xúc, những người lao động trên không muốn hòa giải mà muốn
khởi kiện ra Tòa án. Những người lao động có thể làm như vậy được không? họ có thể khởi
kiện đến Tòa án nào? Vì sao?

5
- Tranh chấp này là tranh chấp lao động cá nhân do đây là tranh chấp về hợp đồng lao
động giữa từng cá nhân với công ty
- Tranh chấp có thể khởi kiện thẳng ra tòa theo điểm đ khoản 1 điều 188
- Họ có thể khởi kiện sơ thẩm đến Tòa án nhân dân cấp quận theo điểm c khoản 1 điều
35 và điểm đ khoản 1 điều 32 Bộ Luật TTDS 2015 được sửa đổi bởi điều 219 BLLĐ
2019. Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo khoản 3 điều 35 Bộ luật TTDS 2015 thì
phải đưa lên Tòa án nhân dân cấp thành phố
- Tòa án nhân dân quận Đống Đa theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật TTDS 2015 vì
công ty XNK LĐ – bị đơn - có trụ sở ở quận Đống Đa.

You might also like