You are on page 1of 4

Tình Huống 1- Lao Động Chế Định VIII: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG


I. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Tình huống 11:
Cuối tháng 3 năm 2022, khoảng 2.000 công nhân Công ty TNHH Triumph
International Việt Nam không chịu vào nhà máy làm việc để phản đối doanh nghiệp
tăng lương không đúng quy trình như mọi năm. Theo các công nhân ở đây, thông
thường vào đầu năm, công ty sẽ tăng lương với mức 5% song năm nay chỉ tăng 3%.
Công nhân cho rằng mức này không đủ trang trải cuộc sống của người lao động, trong
bối cảnh giá cả thị trường ngày một tăng cao. Công ty TNHH Triumph International
Việt Nam lý giải do ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường
giảm sút dẫn đến kinh doanh gặp khó khăn, hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Hiện tại,
lợi nhuận của công ty đang rất thấp.
Công ty vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ tăng lương với mức 3%. Đối với những
người lao động đồng ý quay trở lại làm việc trong ngày hôm sau (23-3) thì sẽ không
xử lý kỷ luật, song những ngày họ không làm việc thì sẽ không được tính tiền lương
và chuyên cần. Đối với những trường hợp không quay trở lại làm việc thì công ty sẽ
tiến hành xử lý theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động là chấm dứt hợp đồng.
a. Hãy xác định loại tranh chấp lao động và chủ thể có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động trong vụ việc nêu trên?
Tranh chấp lao động được quy định tại Điều 179 BLLĐ 2019 như sau:
“1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh
giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động;
tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh
từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động
bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao
động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ
chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức
của người sử dụng lao động.

1
Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/doi-tang-luong-bat-thanh-hang-ngan-cong-nhan-o-binh-duong-ngung-
viec-tap-the-20220322204611767.htm, truy cập ngày 01/8/2022.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ
chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức
của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao
động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao
động;
c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao
động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập,
gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ
chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong
thời hạn theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định nêu trên, thì có thể phân tranh chấp lao động cá nhân và tranh
chấp lao động tập thể (tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích).
Trong tình huống, công nhân Công ty TNHH Triumph International Việt Nam
ngừng làm việc tập thể để phản đối việc Công ty chỉ tăng 3% so với việc tăng 5% như
hàng năm. Nhưng Công ty không đồng ý với ý kiến của tập thể công nhân với lý do
ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường giảm sút dẫn đến
kinh doanh gặp khó khăn, hoạt động sản xuất bị gián đoạn, lợi nhuận của công ty đang
rất thấp. Như vậy, căn cứ theo quy định về tranh chấp lao động quy định tại khoản 3
Điều 179 BLLĐ 2019 nêu trên, có thể xác định đây là tranh chấp lao động tập thể về
lợi ích.
Đối với việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
trong vụ việc này: Do xác định đây là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, căn cứ
theo quy định tại Điều 195 BLLĐ 2019, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
này bao gồm: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động. Tuy nhiên, trước
khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công
thì phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải viên lao động.
b. Tập thể người lao động ngừng việc để phản đối chính sách nâng
lương của công ty trong vụ việc trên có phù hợp với pháp luật lao động không? Vì
sao?
Tập thể người lao động ngừng việc để phản đối chính sách nâng lương của
công ty trong vụ việc trên không phù hợp với pháp luật lao động.
Trong tình huống trên, Công ty TNHH Triumph International Việt Nam đã
không làm thỏa ước lao động trước đó là tăng lương 5% hằng năm cho mỗi công nhân
do gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, tập thể
công nhân đã không đồng ý với phương án nâng lương này và yêu cầu công ty tôn
trọng thỏa ước lao động trước đó (giữ nguyên mức tăng là 5%). Phía đại diện công ty
không đồng ý và dẫn đến tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, khoảng 2000 công
nhân đã ngừng việc để phản đối.
Việc ngừng việc của tập thể công nhân có thể xem xét là đình công trái với quy
định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 198 BLLĐ 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm
thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá
trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền
thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”. Ở
đây, không đề cập đến việc tổ chức đại diện người lao động tiến hành chức đình công
hay không mà chỉ đề cập đến 2000 công nhân tự ý không chịu vào nhà máy làm việc
để phản đối chính sách.
Theo điểm e khoản 1 Điều 5 BLLĐ 2019 có quy định người lao động có quyền
đình công. Tuy nhiên, quyền đình công của người lao động chỉ được chấp nhận được
quy định tại Điều 199 BLLĐ 2019, bao gồm:
“Điều 199. Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này
để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều
188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không
ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp
không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động”.
Như vậy, tập thể người lao động tại Công ty Triumph International Việt Nam
đang ngừng việc để phản đối chính sách nâng lương của công ty là sai quy định bởi lẽ:
- Không thuộc các trường hợp được đình công quy định tại Điều 199
BLLĐ 2019;
- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo
đình công.

You might also like