You are on page 1of 11

MỤC LỤC

Bài tập số 2:.................................................................................................1


Câu hỏi 1. Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án trên ? Cơ sở pháp lý
.......................................................................................................................2
Câu hỏi 2: Có quan điểm cho rằng vụ kiện trên bắt buộc phải qua hoà
giải tại cơ sở, quan điểm của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?......4
Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của
vụ kiện trên và nêu những quy định pháp luật nội dung được áp dụng
để có thể giải quyết được vụ kiện trên?....................................................5
3.1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của vụ kiện trên....................5
3.2. Những quy định pháp luật nội dung được áp dụng để có thể giải
quyết được vụ kiện trên.............................................................................6
Câu hỏi 4: Để giải quyết được vụ án trên, nếu là Thẩm phán, theo anh
(chị), cần phải làm rõ những vấn đề gì và thu thập những chứng cứ
nào?..............................................................................................................8
Bài tập số 2:

Ngày 15/09/2015, Công ty CP Vận chuyển Minh An Tourist (đóng tại


quận 4- TPHCM) có ký Hợp đồng lao động số 01/-09/LV/09 với bà Lê Thị
Tuyết Vy để tuyển dụng bà Vy làm Giám đốc Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi
Hổ (thuộc Công ty CP Vận chuyển Minh An Tourist). Trong quá trình
được giao quản lý, điều hành hoạt động bà Lê Thị Tuyết Vy đã làm thua lỗ
liên tục qua các năm 2017 lỗ 179.114.027 đồng, năm 2018 lỗ 413.175.117
đồng và năm 2019 lỗ 1.969.339.375 đồng. Tổng cộng số lỗ là
2.561.628.519 đồng (Theo các Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 đã
được kiểm toán). Do bà Vy điều hành Công ty Phi Hổ không hiệu quả, lỗ
liên tục như đã nêu trên và nhiệm kỳ Giám đốc cũng đã hết theo quy định
tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ công ty nên Công ty đã ra quyết định điều
chuyển bà Vy từ vị trí Giám đốc xuống làm Phó Giám đốc Công ty Phi Hổ
bằng quyết định số 3/2021/ QĐ – TGĐ ngày 08/01/2021.

Sau khi nhận được quyết định, bà Vy đã không đến làm việc vì cho
rằng công ty đã không thực hiện đúng HĐLĐ đã ký với bà và cũng không
bàn giao con dấu cho công ty dẫn đến sự việc chậm trễ thanh toán lương
cho hơn 300 người lao động khiến rất đông người lao động đã kéo tới trụ
sở để đòi thanh toán lương. Trước tình hình đó công ty đã ra quyết định sa
thải bà Vy với lý do: (1) Tự ý nghỉ việc trên 5 ngày/tháng không có lý do
và (2) gây thiệt hại nghiệm trọng đến lợi ích của công ty (do không được
thanh toán lương nên họ đã bỏ mục tiêu gây ra hàng loạt Hợp đồng dịch vụ
bảo vệ của Công ty Phi Hổ bị chấm dứt).

Cho rằng các quyết định của công ty là trái pháp luật nên bà Vy đã
khởi kiện ra tòa với yêu cầu:

- Công ty phải trả lương những ngày bà không được làm việc

1
- Bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm mới

- Cộng với 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương

- Trả 45 ngày không báo trước

- Trợ cấp thôi việc

Câu hỏi:

Câu hỏi 1. Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án trên ? Cơ sở


pháp lý

Thứ nhất, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo vụ việc:

Xét thấy, giữa bà Vy và Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ là tranh chấp


xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải được quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử
dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động
mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp
luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải
qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về
trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;”

Vì vậy, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động trên.

Thứ hai, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo cấp xét
xử:

2
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự
2015:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Bởi vậy, trong trường này, tranh chấp lao động sẽ do Tòa án nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền xem xét thụ lý và giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ:

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được
xác định theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi
bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32
của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu
cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá
nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ
chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ
luật này;”

Đối với những tranh chấp về lao động, Tòa án theo lãnh thổ được xác
định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi
bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, các đương sự

3
là bà Vy và Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ có thể thỏa thuận với nhau
bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải
quyết.

Vì vậy, trong tình huống trên, Tòa án nhân dân quận 4, TPHCM
nơi Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ đặt trụ sở và Tòa án nhân dân
quận/huyện nơi bà Vy cư trú, làm việc đều có thẩm quyền thụ lý vụ án
này.

Câu hỏi 2: Có quan điểm cho rằng vụ kiện trên bắt buộc phải qua
hoà giải tại cơ sở, quan điểm của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?

Theo quan điểm của nhóm, vụ kiên trên không bắt buộc phải qua hoà
giải tại cơ sở, bởi vì việc bà Vy cho rằng các quyết định của công ty là trái
pháp luật nên bà Vy đã khởi kiện ra tòa với yêu cầu:

- Công ty phải trả lương những ngày bà không được làm việc

- Bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm mới

- Cộng với 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương

- Trả 45 ngày không báo trước

- Trợ cấp thôi việc

Đây là tranh chấp cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động,
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà không bắt buộc phải qua thủ
tục hòa giải căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử
dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động

4
mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của
pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải,
trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa
giải:

b, Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;”

Đồng thời, khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định
những trường hợp tranh chấp lao động mà không bắt buộc phải qua thủ tục
hòa giải, đó là: “a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc
về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Như vậy, xét tình huống trên Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ có quyết
định kỷ luật sa thải với bà Vy tức bà Vy là người lao động bị xử lý kỷ luật
theo hình thức sa thải. Xuất phát từ tính nghiêm trọng của tranh chấp khi
mà hoà giải phần lớn có nguy cơ không giải quyết triệt để được vấn đề
hoặc có thể mang đến những bất lợi cho bà Vy. Vì vậy, bà Vy có thể yêu
cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không cần phải thông qua thủ tục
hòa giải của hoà giải viên lao động.

Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
của vụ kiện trên và nêu những quy định pháp luật nội dung được áp
dụng để có thể giải quyết được vụ kiện trên?

3.1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của vụ kiện trên

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Tranh
chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa
các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao

5
động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh
chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp lao động thì tranh chấp lao động
bao gồm 2 loại: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập
thể.

+ Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động xảy ra giữa “cá
nhân người lao động với người sử dụng lao động”

+ Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp xảy ra giữa “tập thể lao
động với người sử dụng lao động”

Xét trong tình huống trên là tranh chấp lao động xảy ra giữa bà Vy và
Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ tức tranh chấp giữa cá nhân người lao
động với người sử dụng lao động: Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ chấm
dứt hợp đồng lao động với bà Vy vì lý do bà Vy (1) tự ý nghỉ việc trên 5
ngày/tháng không có lý do và (2) gây thiệt hại nghiệm trọng đến lợi ích của
công ty (do không được thanh toán lương nên họ đã bỏ mục tiêu gây ra
hàng loạt Hợp đồng dịch vụ bảo vệ của Công ty Phi Hổ bị chấm dứt).

Do đó có thể xác định, đây là tranh chấp lao động cá nhân.

3.2. Những quy định pháp luật nội dung được áp dụng để có thể
giải quyết được vụ kiện trên

Nhóm sử dụng BLLĐ 2019 để giải quyết vụ việc này, cụ thể như sau:
Bà Vy khởi kiện ra tòa với yêu cầu: “Công ty phải trả lương những
ngày bà không được làm việc; Bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm
mới; Cộng với 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương; Trả 45 ngày không
báo trước; Trợ cấp thôi việc” sẽ không được chấp nhận:
Theo căn cứ tại khoản 1 và 3 Điều 36 về Quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

6
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trong trường hợp sau đây:
...e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05
ngày làm việc liên tục trở lên;
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm e
khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho
người lao động”.
Đồng thời, tại “Điều 125 BLLĐ 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật
sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
…4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30
ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên
tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng…”.
Hơn nữa, theo căn cứ tại Điều 34 BLLĐ 2019 cũng đã quy định các
trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm việc “người lao động bị
xử lý kỷ luật sa thải”.
Dựa vào quy định trên thì có thể khẳng định rằng việc Công ty Dịch
vụ Bảo vệ Phi Hổ quyết định kỷ luật sa thải với bà Vy là đúng pháp luật
bởi vì:
Thứ nhất, việc bà Vy tự ý nghỉ việc trên 5 ngày/tháng không có lý do
là một trong những căn cứ áp dụng hình thức sa thải theo quy định tại Điều
125 BLLĐ 2019. Căn cứ Điều 36 Luật trên thì khi người lao động bị xử lý
kỷ luật sa thải (theo khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này) thì thuộc trường
hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, công ty xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải thì
người lao động sẽ bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không
cần phải báo trước thời gian theo quy định nêu trên.
Thứ hai, việc khởi kiện của bà Vy đòi yêu cầu là không có căn cứ. Vì
khi công ty có quyết định bổ nhiệm làm Phó Giám đốc bà Vy đã không đến
làm việc chỉ vì cho rằng công ty đã không thực hiện đúng HĐLĐ đã ký.

7
Hơn nữa, bà gây thiệt hại lớn cho công ty vì không bàn giao lại con dấu cụ
thể không thanh toán lương cho hơn 300 người lao động khiến rất đông
người lao động đã kéo tới trụ sở để đòi thanh toán lương.
Từ những lập luận trên, nhóm cho rằng việc bà Vy khởi kiện ra Toà án
đòi yêu cầu “Công ty phải trả lương những ngày bà không được làm việc;
Bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm mới; Cộng với 2 tháng tiền
lương và phụ cấp lương; Trả 45 ngày không báo trước; Trợ cấp thôi việc”
sẽ không được chấp nhận.
Câu hỏi 4: Để giải quyết được vụ án trên, nếu là Thẩm phán, theo
anh (chị), cần phải làm rõ những vấn đề gì và thu thập những chứng cứ
nào?

Là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này, cần phải làm rõ
một số vấn đề và thu thập các chứng cứ cụ thể:

Thứ nhất, việc bà Vy tự ý nghỉ việc trên 5 ngày/tháng không có lý do,


công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ cần liệt kê ngày nghỉ, thời gian nghỉ chính
xác.

Thứ hai, công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ cần cung cấp điều lệ công ty
cho cơ quan điều tra. Từ đó, cơ quan điều tra tiến hành xác minh xem điều
lệ công ty giữa Công ty Dịch vụ Bảo vệ Phi Hổ với bà Vy có điều khoản về
thời hạn ký kết hợp đồng lao động hay không? nhiệm kỳ Giám đốc cũng đã
hết theo quy định khoản 1 Điều 13 Điều lệ là chính xác hay không?

Thứ ba, minh chứng cho việc bà Vy gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi
ích của công ty.

Thứ tư, làm rõ lý do bà Vy cho rằng các quyết định của công ty là trái
pháp luật. Yêu cầu bà Vy đưa ra minh chứng chứng minh cho hành động
của bà.

8
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần hỏi rõ bà Vy việc bà Vy nghỉ là có lý
do chính đáng hay không? Nếu có lý do đó là gì?. Chứng cứ minh chứng
cho việc nghỉ của bà Vy?

You might also like