You are on page 1of 6

Khoa Quản trị - Luật

Lớp Quản trị - Luật 44B_Nhóm 1

BÀI TẬP CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG LAO


ĐỘNG
Bộ môn: LUẬT LAO ĐỘNG

Thành viên:

1 Nguyễn Thị Thanh Trà 1953401020239

2 Nguyễn Thị Đoan Trang 1953401020251

3 Trương Thị Thùy Trang 1953401020257

4 Nguyễn Minh Triều 1953401020260

5 Thống Thanh Tuấn 1953401020274

6 Châu Phương Uyên 1953401020279


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
TÌNH HUỐNG 4
Người lao động và người sử dụng lao động đều xác định ông Phạm Văn vào làm
việc cho Công ty cổ phần TDHS từ năm 2001, tuy nhiên các bên chỉ cung cấp
được bản hợp đồng lao động không xác định thời hạn được ký ngày 01/5/2004.
Trên cơ sở lời khai của hai bên, tòa án xác định thời điểm bắt đầu làm việc của
ông Văn là 08/8/2001. Ngày 18/3/2011 ông Văn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc
kể từ ngày 01/4/2011. Ngày 18/4/2011 ông nộp đơn xin thôi việc kể từ ngày
30/9/2011, công ty chấp nhận cho ông thôi việc từ ngày 01/7/2011. Ông Văn cho
rằng công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên ông
khởi kiện. Phía công ty phản tố cho rằng ông Văn xin nghỉ ngày 30/9/2011 nhưng
thực tế ông Văn đã nghỉ từ ngày 19/4/2011 nên ông Văn đã đơn phương chấm
dứt hợp đồng trái pháp luật với công ty do vi phạm thời gian báo trước nên
phải bồi thường. Trong quá trình giải quyết vụ việc, ông Văn thừa nhận ông
chính thức nghỉ việc từ 01/7/2011. Phía công ty xuất trình chứng cứ chứng minh
việc không chấp nhận các đơn xin nghỉ phép và nghỉ không lương của ông Văn từ
ngày 25/4/2011 đến 30/9. Tòa án cho rằng việc ông Văn không được sự đồng ý của
công ty nhưng vẫn nghỉ việc riêng không hưởng lương là vi phạm kỷ luật lao động
chứ không phải là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó không
chấp nhận yêu cầu phản tố của phía công ty.
Yêu cầu: Giả sử bạn là luật sư của bên nguyên đơn hoặc bị đơn, hãy đưa ra các
lập luận để bảo vệ cho thân chủ của mình.
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.”
Ngày 18/4/2011 ông Văn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần TDHS nộp đơn xin thôi
việc kể từ ngày 30/09/2011 đúng pháp luật quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 BLLĐ
2019: “1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng
phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
…d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực
hiện theo quy định của Chính phủ…”
Và theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 145/2020:
“…2. Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước
như sau:
a) Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng
lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;...” Tức là báo ít nhất 120 ngày đối với
hợp đồng lao động xác định không thời hạn.
Nhưng công ty lại không làm theo đúng đề nghị của ông Văn và cho ông nghỉ việc
vào ngày 01/7/2011 mà không có lí do. Như vậy là công ty đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động là trái với pháp luật.
TÌNH HUỐNG 5
Ngày 31/7/2016, Công ty TNHH V. và bà Trương Thị Kim ký hợp đồng lao
động không xác định thời hạn số 18.03/2016/HĐLĐ/V, lương căn bản
5.000.000đ/tháng, trợ cấp đi lại 380.000đ/tháng, trợ cấp nhà trọ 400.000đ/tháng,
tiền ăn 20.000đ/ngày và trợ cấp khác là 5.700.000đ/tháng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty chi trả cho bà đầy đủ lương
và phụ cấp. Ngày 20/02/2017, bà Kim nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng
lao động số 27/2017/QĐTV-HCNS-VF của Công ty V. về việc công ty chấm dứt
hợp đồng lao động với bà. Bà Trương Thị Kim đã đến Công ty bàn giao công việc
vào ngày 21/02/2017 và chính thức nghỉ từ ngày 22/02/2017. Trước khi chấm dứt
hợp đồng lao động với bà, Công ty V. không thông báo
lý do, không báo trước cho bà 45 ngày và cũng không tổ chức họp Công đoàn.
Trong quá trình làm việc, bà Kim cho rằng bà không vi phạm hợp đồng lao động,
nội quy của Công ty cũng như quy định của pháp luật.
Công ty V. đã đưa ra lý do chấm dứt hợp đồng lao động là dựa trên sự thỏa
thuận của hai bên với sự tự nguyện nghỉ việc của bà Trương Thị Kim. Công ty V.
cung cấp chứng cứ là các thư điện tử của bà Kim gửi cho các nhân viên trong
Công ty. Tuy nhiên, tất cả các thư điện tử trên đều có cùng một nội dung là bà
Kim cảm ơn mọi người đã giúp đỡ trong thời gian làm việc, không đề cập đến việc
bà Kim tự nguyện nghỉ việc.
Sau khi nghỉ việc tại Công ty V., bà Trương Thị Kim cho rằng quyền lợi
của mình bị xâm phạm nên đã khởi kiện Công ty V. chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật và yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật lao động hiện hành.
Hỏi:
1. Công ty V đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Trương Thị Kim là đúng
hay trái pháp luật? Vì sao?
Công ty V đã chấm dứt hợp đồng lao động với bà Kim là trái pháp luật.
Vì công ty V cho rằng hai bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động nhưng lại
không cung cấp được chứng cứ chứng minh bà H tự nguyện nghỉ việc (vd: đơn xin
nghỉ việc…). Như vậy, căn cứ vào Điều 36 LLĐ 2019,  công ty V đã đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động với bà Kim trái pháp luật.
2. Theo bạn, việc Công ty TNHH V cho rằng công ty đã chấm dứt hợp đồng lao
động với bà Trương Thị Kim dựa trên trên sự thỏa thuận của hai bên với sự tự
nguyện xin nghỉ việc của bà thì công ty cần phải chứng minh bằng việc cung
cấp các chứng cứ pháp lý quan trọng nào?
Theo nhóm, việc Công ty TNHH V cho rằng công ty đã chấm dứt hợp đồng lao
động với bà Trương Thị Kim dựa trên trên sự thỏa thuận của hai bên với sự tự
nguyện xin nghỉ việc của bà thì công ty cần phải chứng minh bằng việc cung cấp
các chứng cứ pháp lý quan trọng như đơn xin thôi việc, nghỉ việc từ bà Kim. Khi bà
Kim làm đơn xin nghỉ việc gửi đến công ty V thì việc có được nghỉ việc hay không
phải được sự đồng ý từ phía công ty V. Như vậy, khi công ty V chấp nhận đơn xin
nghỉ việc của bà Kim thì đồng nghĩa với việc công ty V với bà Kim đã thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn hoặc bị
đơn, bạn hãy đưa ra những luận cứ để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của
mình.
*Bảo vệ nguyên đơn bà Kim
Thứ nhất, giữa bà Kim và công ty V không được xem là thỏa thuận chấm dứt hợp
đồng lao động vì bà Kim chưa từng gửi đến công ty V đơn xin nghỉ việc hay bất cứ
giấy tờ có nội dung tương tự và được công ty V chấp nhận đơn xin nghỉ việc.
(Khoản 3 Điều 34 LLĐ 2019)
Thứ hai, công ty V đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật khi
không có bất kỳ một lý do nào như trong luật định. (Điều 36 LLĐ 2019).
-> Do đó, việc công ty V chấm dứt hợp đồng lao động với bà Kim là trái pháp luật
và công ty V phải bồi thường các khoản theo như luật định cho bà Kim.

You might also like